(Nguồn ảnh: internet) |
ĐẾN VỚI BÀI THƠ
“GIỖ MẸ CÚNG CHAY”
CỦA ĐẶNG ĐÌNH HỒNG
GIỖ
MẸ CÚNG CHAY
Tết qua rồi. Kỵ mẹ
cũng tới nơi
Xuân bước vội, buồn
vui chưa kịp cũ
Con tất tả, xứ
người về làm giổ
Mẹ xa rồi con thân
phận mồ côi
Mái nhà xưa, ôi
biết mấy ngậm ngùi
Chiếc xà gỗ tiếng u
mê mọt đục
Đòn gánh tre gác
sau hồi hoen mốc
Tuổi thơ tôi chốc
lát bổng len về
Như thoảng nghe
váng vất tiếng ầu ơ
Góc vườn cũ gió lật
nhiêng tàu chuối
Nắng trong vườn
thơm mùi chanh mùi ổi
Lá cọ xòe, như tay
mẹ chao nghiêng
Mẹ có về trong nghi
ngút khói nhang?
Con đơm bát cơm
đầy, lòng hiếu đễ
Những món tịnh
chay, đơn sơ có thế.
Con dùng sao, con
cúng mẹ như vầy
Xưa cha cúng ông
độc một bát cháo ngô
Ngày giáp hạt, thứ
quý nhất có thể
Vái hương xong mắt
mẹ chan chứa lệ
“Chút tâm thành chỉ
có thế thôi cha!”
Đám giổ bây giờ,
mời khách khứa gần xa
Chaú chắt mẹ cũng
về đông đủ cả
Cái thời buổi, chút
của ăn của để
Mâm cỗ đầy, đủ các
món cao sang
Con sát cho mình
cơm cúng mẹ vừa xong
Ăn thừa mẹ, con
thấy lòng ấm lạ
Công dưỡng dục,
thâm ân chưa đền trả
Nghĩa sinh thành,
sâu nặng đợi kiếp sau
Đời vô thường, đầy
ly biệt thương đau
Ngày hôm nay rồi sẽ
thành quá khứ
Nhưng tình mẹ vĩnh
hằng như thạch trụ
Đứng bên đời, kiên
nhẫn đợi chờ con./.
*
ĐẶNG
ĐÌNH HỒNG
(Tác giả Nguyễn Xuân Dương) |
LỜI BÌNH:
Không phải riêng tôi khi đọc bài thơ GIỖ MẸ CÚNG
CHAY nước mắt cứ nhạt nhòa, mà tôi tin
tất cả những đứa con mồ côi mẹ trong cõi đời này đều
thấy mắt mình rưng
rưng lệ. Hình tượng người mẹ mà Đặng Đình Hồng khắc
họa không có gì lớn
lao vĩ đại mà nó vô cùng gần gũi thân thương vì
vậy nó có sức nặng
ám ảnh. Đứa con bé bỏng của mẹ - vâng rất bé bỏng
vì có đứa con nào
không bé bỏng trong lòng mẹ. Đứa con ấy lưu lạc xa
quê vừa phải ăn một
cái tết tha hương giờ lại tất tả về quê một vùng
quê nghèo khổ để
giỗ mẹ.
“Tết qua rồi, Kỵ mẹ cũng tới nơi
Xuân bước vội, buồn
vui chưa kịp cũ
Con tất tả, xứ
người về làm giổ
Mẹ xa rồi con thân
phận mồ côi”
Khổ thơ cứ chan đầy nước mắt trong ta. Thời gian
cứ vùn vụt trôi đi còn buồn vui thì
chưa kịp cũ. Nói vậy thôi chứ những đứa con lưu lạc
xa quê ấy thì có
được bao niềm vui khi tất tả quay về quê cũ. Chỉ có
nỗi buồn cứ nêm
chặt cùng với hành trang. Trở về lại ngôi nhà
tuổi thơ nơi đã sinh ra anh và nuôi anh khôn lớn
thành người. Biết
bao kỷ niệm gắn với cuộc đời của mẹ:
“Mái nhà xưa, ôi biết mấy ngậm ngùi
Chiếc xà gỗ tiếng u
mê mọt đục
Đòn gánh tre gác
sau hồi hoen mốc
Tuổi thơ tôi chốc
lát bổng len về”
Về đến nhà cảm giác hụt hẫng đầu tiên đó thân
phận của đứa con côi cút và rồi những ký ức
của tuổi thơ cứ len về. Đứa con dùng từ “LEN” chứ
không dùng những từ
to tát. Len tức là nó có thể chui sâu vào trong
mọi ngõ ngách của
tâm hồn. Về lại nhà xưa không vui mà chỉ ngậm ngùi.
Những thi ảnh, âm
thanh ở đây cái gì cũng gợi cho ta cảm giác cũ càng,
hiu quạnh. Kỷ niệm
cứ chồng lên kỷ niệm len về:
“Như thoảng nghe váng vất tiếng ầu ơ
Góc vườn cũ gió lật
nhiêng tàu chuối
Nắng trong vườn
thơm mùi chanh mùi ổi
Lá cọ xòe, như tay
mẹ chao nghiêng”
Tha hương gần trọn đời người mà tiếng mẹ ru như
còn văng vẳng. Đặng Đình Hồng thật tài
hoa khi đưa vào đây những thi ảnh tưởng như đơn sơ
nhưng nó lại có sức
ám ảnh.Tàu chuối của mẹ thì gió cứ lật nghiêng, Lá
cọ xòe ra như tay
mẹ như dáng mẹ nghiêng nghiêng trong những tháng năm
mưa gió bão bùng.
“Mẹ có về trong nghi ngút khói nhang?
Con đơm bát cơm
đầy, lòng hiếu đễ
Những món tịnh
chay, đơn sơ có thế.
Con dùng sao, con
cúng mẹ như vầy”
Tôi không biết hoàn cảnh của Đặng Đình Hồng nhưng
đọc khổ thơ này hình như đã có một điều
gì đó chưa hẳn là nghèo khổ nhưng chắc chắn anh là
người ăn chay niệm
phật. Vì thế mới có tựa đề bài thơ Giỗ mẹ cúng chay
và bây giờ “Con
dùng sao con cúng mẹ như vầy” Đứa con ở đây thật vô
cùng hiếu đễ và
cũng thiết tha mong muốn hương hồn của mẹ hiểu cho đứa
con đang bị lưu đày
giữa cõi trần ai cần tẩy rửa cho hết bụi trần. Một
mai kia khi về bên
mẹ con chay tĩnh sạch trong để hầu hạ mẹ trong cõi
vĩnh hằng. Đứa con
nhớ lại những năm tháng đói nghèo lam lủ:
“Xưa cha cúng ông độc một bát cháo ngô
Ngày giáp hạt, thứ
quý nhất có thể
Vái hương xong mắt
mẹ chan chứa lệ
“Chút tâm thành chỉ
có thế thôi cha!”
Còn bây giờ:
“Đám giổ bây giờ,
mời khách khứa gần xa
Chaú chắt mẹ cũng
về đông đủ cả
Cái thời buổi, chút
của ăn của để
Mâm cỗ đầy, đủ các
món cao sang”
Đọc khổ thơ dưới đây ta càng nghĩ nhiều về tinh
mậu tử. Thông thường bát cơm cúng nguội
lạnh cứng khô chả mấy ai ăn bát cơm đó nhưng đứa
con Đặng Đình Hồng
lại sát bát cơm cúng mẹ vì ở đó đã thấm đẫm đã hội
tụ hương hồn, mồ
hôi nước mắt của mẹ cả một đời lam lủ vì con:
“Con sát cho mình cơm cúng mẹ vừa xong
Ăn thừa mẹ, con
thấy lòng ấm lạ
Công dưỡng dục, thâm ân chưa đền trả
Nghĩa sinh
thành, sâu nặng đợi kiếp sau”
Kiếp này chưa đền trả anh hy vọng đến kiếp sau
đền trả. Vâng chỉ là hy vọng còn có kiếp
sau không thì người trần mắt thịt chúng ta đâu biết.
Âu đó cũng là một
niềm hy vọng để tự an ủi. Tất cả tinh lực,
hồn khí của thi nhân dồn tụ vào khổ thơ cuối. Chỉ cần
bốn câu thơ ấy thôi
Đặng Đình Hông đã tạo tác ra pho tượng đài bất tử
về người mẹ trong
thế giới thi ca:
“Đời vô thường, đầy ly biệt thương đau
Ngày hôm nay rồi sẽ
thành quá khứ
Nhưng tình mẹ vĩnh
hằng như thạch trụ
Đứng bên đời, kiên
nhẫn đợi chờ con./.”
Viết đến đây tôi cũng như Đặng Đình Hồng đã khóc
cạn dòng nước mắt.
Con xin lạy mẹ vạn lần. Chỉ mong rằng kiếp sau
con sẽ đền ơn công bác mẹ sinh thành./.
Mời thư giãn với nhạc phẩm MẸ TÔI
của Trần Tiến, qua tiếng hát Tùng Dương:
*
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Địa chỉ: Nhà số 7 Đường Thành Cổ,
Phường Vệ An - Thành phố Bắc Ninh
Email: nguyenxuanduong1940@gmail.com
Điện thoại: 0167.224.23.92
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 15.08.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét