MỜI ĐỌC:

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

TÍNH NỮ Đ­ẦU TIÊN CỦA TRẺ TRAI - Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh (Hải Dương)


TÍNH NỮ "Đ­ẦU TIÊN"

CỦA TRẺ TRAI

*

(Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh)

Suốt thời kỳ sống trong tử cung, rồi đồng nhất với mẹ mình ngay sau khi sinh, cậu bé trai chỉ có thể phát triển được khi trở thành trái ngược với cái mà nó đã khởi thuỷ. Tính chất nguyên sơ nữ (Prôt féminite) của trẻ sơ sinh đã được các chuyên gia đánh giá khác nhau. Đối với người này, tính chất ấy tạo thuận lợi cho sự phát triển của các cô gái và làm thiệt thòi cho sự phát triển của các cậu trai. Đối với người khác tính chất ấy có lợi cho cả hai giới.

Theo Frard tính nguyên sơ nữ vốn không tồn tại, cô bé phải vượt qua nhiều chướng ngại hơn cậu bé trai. Ông cho rằng "tính nam là phương thức nguyên thuỷ, tự nhiên, của nhận dạng giống trong hai giới và rằng nó sinh ra từ quan hệ đầu tiên về đối tượng đồng tính luyến ái giữa cô bé và bà mẹ.

Stoller lại trách cứ Frend đã bỏ qua quãng đời đầu tiên rất sớm, quy nạp bởi sự hoà hợp được sinh ra từ sự cộng sinh giữa mẹ và em bé. Bởi vì người phụ nữ chấp nhận tính nữ của mình một cách sơ cấp và không phản đối, nhận dạng giống của họ được bám rễ chắc chắn hơn là nhận dạng của đàn ông. Sự đồng nhất trước khi biết nói này đã gia tăng sự sáng tạo tính nữ của họ. Ở cậu con trai lại trở thành một chướng ngại phải vượt qua. Điều này có nghĩa nếu cả con trai và con gái đều phải trải qua những chặng đường như nhau về sự chia tách và cá nhân hoá, thì riêng cậu bé trai lại gặp phải những khó khăn mà cô bé gái không gặp.

Stoller đã nghiên cứu những trường hợp chuyển giới tính nam, ông thấy những mối hiểm nguy khi có sự cộng sinh quá mức giữa con trai và người mẹ. Người mẹ càng kéo dài sự cộng sinh này - tương đối bình thường trong những tuần đầu hay những tháng đầu - thì tính nữ càng có nguy cơ xâm nhập vào hạt nhân của nhận dạng giống. Ông cũng nói thêm rằng người ta vẫn gặp quá trình này ở những mức độ ít hơn trong hầu hết việc, mẹ nuôi con, có lẽ đó là nguồn gốc những nỗi lo sợ tính đồng tính luyến ái ở nam đậm hơn là ở nữ. Chỉ khi nào cậu bé trai có thể tự tách ra khỏi tính nữ và tính cái của mẹ mình mà không có vấn đề gì thì cậu ta mới có khả năng phát triển "cái nhân dạng giống muộn hơn mà chúng ta gọi là tính nam". Đến lúc đó cậu ta mới nhìn mẹ mình trên danh nghĩa một đối tượng bị tách rời và mang tính luyến ái khác giống. Như vậy có thể gặp nguy hiểm do sự gắn bó ban đầu và sâu sắc với người mẹ.

Bàn về ảnh hưởng của người mẹ tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ trai - người đàn ông sau này, nhất là người đàn ông đồng tính, tác giả Đặng Xuân Xuyến đã viết:

Nghiên cứu về người đồng tính, các nhà tâm lý kết luận: Đời sống tình cảm của người đồng tính nam thường chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ và mang nhiều tính nữ. Còn người đồng tính nữ thường chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người bố và mang nhiều tính nam. Đây chính là điểm cơ bản đầu tiên của người (đàn ông) đồng tính.

Chúng ta đều biết, sự hình thành và phát triển tính nam của người đàn ông không chỉ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa truyền thống, với những chuẩn tắc khắc nghiệt, mà còn chịu sự chi phối sâu sắc của huyền thoại tình mẫu tử. Sự đối đầu giữa khuôn mẫu người đàn ông truyền thống với huyền thoại tình mẫu tử, trong nhiều trường hợp đã làm méo mó, biến dạng tâm sinh lý và giới tính của người đàn ông khi trưởng thành. Thuyết bản năng mẫu tử, hay còn gọi huyền thoại tình mẫu tử, đã "hợp thức hóa việc loại trừ người cha", "tăng cường sự cộng sinh giữa mẹ và con trai", làm cho "tính nữ nguyên sơ" trong  bé trai bị kéo dài, dẫn tới sự phát triển lệch lạc về tâm sinh lý và giới tính, cản trở và triệt tiêu tính nam của người đàn ông đang hình thành trong đứa trẻ. Chính vì vậy mà người Anh, một thời gian khá dài đã phản đối gay gắt sự “độc nhất” của người mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé trai. Elisabeth Badinter, giảng viên triết học trường Polytechnique (Pháp) cũng nhấn mạnh: Lý thuyết bản năng mẫu tử đã gây tha hóa và tội lỗi đối với phụ nữ, và tỏ ra tàn hại đối với trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ em trai. Qua nghiên cứu nhiều công trình khoa học và các tác phẩm văn học (hơn 3.000 tác phẩm văn học và thân thế các danh nhân nổi tiếng), bà đưa ra kết luận: Trong số những người đàn ông đồng tính, rất nhiều người sống gần gũi với mẹ và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ. Bà khuyến cáo: Hãy để bé trai thường xuyên gần gũi và chịu ảnh hưởng từ người bố, sẽ giúp bé trai thuận lợi cho việc phát triển tâm sinh lý người đàn ông của đứa trẻ.

Trong các công trình nghiên cứu về tính nam của người đàn ông, Giáo sư Elisabeth Badinter đều cảnh báo sự thái quá trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé trai của các bà mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển tính cách đàn ông của các bé trai sau này. Tất nhiên, sự “độc chiếm yêu thương” bé trai của các bà mẹ - như chúng tôi đã trình bày trong mục - Người đàn ông trẻ con - không thể hoán đổi bé trai từ người dị tính sang đồng tính, mà chỉ là một trong những căn nguyên “mở đường” cho sự phát triển từ khuynh hướng tình dục đồng tính sang hành động đồng tính ở các bé trai. Đây là điều mà các bà mẹ cần lưu tâm khi chăm sóc và nuôi dưỡng bé trai yêu quý của mình..’’ (GIỚI TÍNH VÀ GIỚI TÍNH THỨ BA, Hậu Thanh Bình tuyển chọn, trang 135, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, 2006)

Nếu như mối quan hệ đồng tính luyến ái mẹ - con gái trong những tháng đầu mới sinh chỉ có thể làm tăng thêm cảm thức về nhân dạng ở những cô gái, thì ở cậu bé trai phải làm tất cả để thủ tiêu những xung động nguyên sơ nữ của mình. Ứng xử mà xã hội xác định là nam tính bao gồm những thủ đoạn" tự vệ: Như sợ phụ nữ, sợ biểu lộ bất cứ tính nữ nào kể cả dưới hình thức âu yếm, tính thụ động hay cả sự chăm chút cho người khác, và chắc chắn là sợ bị một người đàn ông khác thèm muốn. Theo Stoller từ mọi thứ sợ này là thái độ của người đàn ông bình thường: "tỏ ra nghiêm khắc thô lỗ, ồn ào, thích tham chiến; ngược đãi và sùng bái phụ nữ; chỉ tìm bạn bè ở đàn ông, ghét những người đồng tính; nói năng thô lỗ, gièm pha những công việc của phụ nữ. Nhiệm vụ hàng đầu đối với một người đàn ông là: Không được là một người đàn bà".

Đối lập với quan niệm của Stoller coi tính nữ đầu tiên như một sự thiệt thòi, thì những phụ nữ, những nhà tâm lý học lại xem nó như như một cái lợi lớn cho các chú bé trai. Bởi vì sự cộng sinh mẫu tử có lợi cho cả hai giới, nó là nguồn gốc của những tình cảm về nuôi dưỡng về sự trìu mến, về sự gắn bó ở con người thanh niên tương lai. Nó được gắn kết vào những ứng xử tích cực và nồng ấm, chúng là chất mật ngọt của những quan hệ con người sau này. Và nếu chú bé có điều bất hạnh đã có một bà mẹ "lạnh nhạt" thì khi thành niên cậu ta sẽ là kẻ không có khả năng để biểu lộ những tình cảm sơ cấp này, rồi cậu ta sẽ nuôi dưỡng một mối hận thù với bản thân và đối với phụ nữ không thể dập tắt nổi.

----------------

(Trích từ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI VÀ NHỮNG HỆ LỤY

 của Nguyễn Thị Lan Anh ; Nhà xuất bản Thanh Hóa - 2008)

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Vài cảm nhận khi xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl

- Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl

- Tản mạn chuyện giới tính của “sao”l

- Tản mạn chuyện nghệ danh của các “sao” Việtl

- Kỷ niệm khó quên thời là lính văn nghệl

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

"CÔ" SƯỚNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

NGUYỄN THỊ LAN ANH

Địa chỉ: Khu Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão

thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Email: nguyenthilananh80@yahoo.com

 

 

 

 

 

..............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 18.01.2016.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét