THEO BỐN MÙA
Luận về Âm Dương Ngũ Hành và ứng dụng Âm Dương Ngũ Hành trong luận giải tử
vi thì theo thiển nghĩ của người viết, tác giả Đặng Xuân Xuyến đã viết khá kỹ và tương đối đầy đủ. (Mời đọc: http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2015/11/tim-hieu-ve-nguyen-ly-cua-ngu-hanh-tac.html) Vì thế, trong phạm vi bài
viết này, người viết chỉ đề cập đến việc ứng dụng Ngũ Hành vào tử vi theo bốn mùa, soạn theo bài viết của tác giả
Thiên Kỷ Quý, làm tài liệu tham khảo thêm cho mọi người khi tìm hiểu về Ngũ
Hành.
A. HÀNH MỘC
1. Hành
Mộc của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, mùa Xuân mới bắt đầu nên khí lạnh
vẫn còn, phải dùng Hỏa (lửa) để sưởi ấm khí Thủy (nước), để dưỡng căn cơ của
Mộc non; có thể dùng Thổ nhưng không được quá nhiều, Kỵ nhất bị Kim làm tổn
thường mầm non của Mộc.
2. Mộc
của tháng Hai: Khí của tháng Hai, khí lạnh bắt đầu dịu bớt nên có Hỏa là quý, thứ đến là
Thủy, hoặc có thể dùng Thổ để điều tiết, Kỵ Kim khắc mầm non của Mộc.
3. Mộc
của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Dương khí bắt đầu nóng nên cần phải có Thủy, nhưng Thủy,
Hỏa cần phải dung hòa thích nghi. Nếu Mệnh trong lá số thiếu khí Hỏa, thì Hỉ
Kim (mừng gặp được Kim); trên nguyên tắc Kỵ gặp Kim quá mạnh.
4. Mộc
của tháng Tư: Khí của tháng Tư, khí Hỏa bắt đầu vượng mà khí Mộc bắt đầu suy, nên Hỉ
Thủy nhuận căn (mừng gặp Thủy để tưới nhuần gốc mộc), kỵ gặp nhiều Hỏa, nhưng
bất hỉ táo Thổ (gặp đất khô không hay), nếu Thổ ướt thì vô hại. Mừng gặp được
Kim để tạo thành nguồn nước (vì Kim sinh Thủy).
5. Mộc
của tháng Năm: Khí của tháng Năm, khí Hỏa cực thịnh gốc khô lá già, rất cần nhiều Thủy để
dưỡng gốc (Mộc). Kỵ Hỏa vượng ví như tự thiêu mình, Thổ ít thì được, Thổ nhiều
biến thành tai họa. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước, nên Mộc của
tháng Năm phải nghiêng về điều Hậu (điều tiết khí hậu).
6. Mộc
của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí tuy suy nhưng khí nóng còn vượng, song Kim khí
bắt đầu thịnh. Tiết (Tiểu Thử) của tháng Sáu Hoả (nhiệt), Thổ (khô) vẫn còn
táo, nhiệt, Hỉ gặp Kim, Thủy (mừng gặp Kim, Thủy) để tưới nhuần đất (Thổ).
7. Mộc
của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí còn rất ít, Kim thì đang vượng nhưng Mộc đã
trưởng thành, phải dùng Dương Kim để gọt đẽo thành khí dụng. Tuy nhiên, Kỵ Kim
quá mạnh, trường hợp nầy Hỉ gặp Hỏa (mừng gặp Hỏa để chế bớt Kim), nhưng tốt
nhất gặp được Mộc để phụ Hỏa, Kỵ Thủy diệt Hỏa.
8. Mộc
của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Âm Kim cực vượng, Hỏa khí đã chết, Kim vượng thì Mộc đã
Suy, Hỉ Hỏa lại gặp Mộc, vì khí hậu bắt đầu hàn (lạnh) tối qúy có Hỏa điều thân
(Mộc); nếu Mộc mà gặp Thủy sinh thì thành cường vượng (vì Kim sinh Thủy để Thủy
sinh Mộc), Thủy, Mộc nhiều thì Hỉ Kim (mừng gặp Kim để chế bớt Mộc).
9. Mộc
của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Hỏa khí đã nhập Mộ, Kim khí đến hồi suy, hàn (lạnh)
nhiệt thì điều hòa thích nghi. Mộc của tháng chín đã tiêu tàn, khí Mộc lại yếu
nên thích Hỉ Thủy sinh trợ, mà gặp thêm Mộc. Nếu Thủy sinh trợ đúng lúc, thì
khả dĩ lấy Hỏa. Tối Kỵ Thổ Tinh khắc Thủy, lại Kỵ Kim quá mạnh.
10. Mộc
của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh,
Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng
sách.
11. Mộc
của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì
Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim,
Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
12. Mộc
của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn
(lạnh), Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất
định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng
nên.
B. HÀNH HỎA
1. Hỏa
của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng
Sinh, Thủy khí đã Bệnh, Hỏa rất mừng (HỈ) gặp Thủy, Mộc rất mừng (HỈ) gặp Kim
để tiết khí. Hỉ (mừng) Mộc gặp Thủy trợ giúp nhưng không được qúa vượng.
2. Hỏa
của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Thủy khí đã Tử, Hỉ
Thủy (mừng gặp được Thủy), lại thích (Hỉ) Kim sinh Thủy để . Nhưng không thích
Thủy quá mạnh, khắc Hỏa.
3. Hỏa
của tháng Ba: Khí của tháng, Ba Mộc khí đã Suy, Hỏa khí Quan Đới, Thủy khí nhập Mộ, nên
lấy Thủy để dùng (dụng Thần), nếu Thổ nhiều thì Hỉ Mộc để chế bớt hay tiết
giảm, Hỏa mạnh thì Hỉ (mừng gặp) Kim, Thủy.
4. Hỏa
của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Bệnh, nên Hỉ Thủy để tránh
tự thiêu đốt lấy mình, nếu gặp Mộc tương trợ thì sinh nguy (vì Hỏa sẽ trở nên
quá vượng), nếu không có Thủy mà gặp Thổ thì Thổ sẽ trở thành quá khô nên vô
ích, nếu lại gặp thêm Mộc tương trợ thì càng nguy.
5. Hỏa
của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Mộc khí đã Tử, Kim khí thì Mộc Dục,
Hỏa của tháng Năm cực vượng, tối Hỉ gặp Kim, Thủy, nếu gặp Thổ ngăn Thủy, thì
Kỵ Mộc tương trợ Hỏa.
6. Hỏa
tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy, Mộc khí vào Mộ, Kim khí thì Quan Đới,
Thủy khí ở Dưỡng, tháng Sáu vẫn còn nóng nên cũng Hỉ (mừng gặp) Thủy để đắc
dụng, thứ đến là Kim (vì Kim sinh Thủy), Kỵ gặp Thổ mà không có Thủy, tệ nhất
là gặp Hỏa và Thổ vì Hỏa và Thổ quá nóng quá khô.
7. Hỏa
tháng Bảy: khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí Bệnh, Thủy khí Tràng Sinh,
Mộc khí đã Tuyệt, nên Hỏa khí của tháng Bảy đã thối dần, Hỉ (mừng gặp) Mộc trợ
giúp, Kỵ gặp Thủy khắc sẽ thành tai họa, nếu Thổ quá nhiều sẽ thoát khí Hỏa,
còn Kim quá nhiều sẽ mất thế của Hỏa (vì Kim sinh Thủy khắc Hỏa), nếu gặp được
Hỏa thì có lợi.
8. Hỏa
tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Hỏa khí đã Tử, Thủy khí thì Mộc Dục,
Mộc khí vào Thai, nên Hỏa khí của tháng Tám đã gần tàn, được Mộc sinh Hỏa là
cực sáng, Kỵ Thổ nhiều và Thủy khắc thì thế (khí thế) của Hỏa sẽ lâm nguy!
9. Hỏa
của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ, Kim khí đã Suy,
Mộc khí vào Dưỡng, Hỏa khí của tháng Chín đã tàn, tối Kỵ gặp Thổ, Hỉ Mộc khắc
Thổ trợ Hỏa, Hỉ gặp lại Hỏa.
10. Hỏa
của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Hỏa khí đã Tuyệt, Kim khí thì Bệnh,
Mộc khí đã Tràng Sinh, Hỏa khí của tháng Mười đã tuyệt tích, Hỉ Mộc Sinh vì
được cứu, Kỵ gặp Thủy khắc là tai ương, gặp Hỏa thì lợi, hoặc gặp Thổ chế Thủy
thì vinh.
11. Hỏa
của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí vào Thai, Thủy khí Đế
Vượng, Mộc khí Mộc Dục, nên Hỏa của tháng Mười Một cũng tuyệt tích, Hỉ gặp Mộc,
Hỏa, Kỵ gặp Kim, Thủy.
12. Hỏa
của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, Hỏa khí vào Dưỡng, Thủy khí đã
Suy, Thổ là hàn Thổ hay Thổ ướt, Mộc khí thì Quan Đới, nên Hỏa của tháng Mười
Hai Thiên hàn Địa lạnh, Hỏa thế cực yếu, Hỉ Mộc, Hỏa trợ, Thổ nhiều thì bất Hỉ,
Kỵ Kim, Thủy.
C. HÀNH THỔ
1. Thổ
của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Hỏa khí Tràng Sinh, Mộc khí Lâm
Quan, Kim khí vào Bệnh, nên Thổ của tháng Giêng Thổ hàn (khí lạnh) đang giảm,
khí thế cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, Kỵ Mộc khắc chế thái quá, Kỵ Thủy tràn
lan, Hỉ Thổ phù trợ. Được Kim chế Mộc là cát tường, nếu Kim đa (nhiều) thì khí
Thổ bị Bệnh.
2. Thổ
của tháng Hai: Khí Thổ của tháng Hai, Hỏa khí Mộc Dục, Mộc khí Đế Vượng, Kim khí vào Tử,
nên Thổ của tháng Hai khí thế vẫn cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, gặp Thổ tỷ
trợ là tốt, gặp Mộc nhiều thì Hỉ Kim chế Mộc.
3. Thổ
của tháng Ba: Khí Thổ của tháng Ba, quý Thổ đương Lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc
khí vào Suy, Thủy khí thì nhập, Hỉ Hỏa sinh phù, nếu quý Thổ quá vượng lại Kỵ
gặp Mộc chế Thổ, vì Thổ Trọng thì Mộc bị gãy, nên Thổ vượng thì cần Kim để hoá,
Hỏa thái Vượng thì Hỉ Thủy chế Hỏa.
4. Thổ
của tháng Tư: Khí Thổ của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Kim khí Tràng Sinh, nên Thổ của
Nhật, Nguyệt, tối Kỵ Thổ táo (khô), được Thủy nhuận tưới là tốt (Hỉ Thủy), Mộc
trợ Hỏa thì viêm (quá nóng) dù Thủy khắc cũng vô hiệu, nên lấy Kim để sinh Thủy
chế Mộc là tốt.
5. Thổ
của tháng Năm: Khí Thổ của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Thủy khí vào
Thai, nên Thổ của tháng Năm Hỏa, Thổ qúa nóng quá khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ,
Kỵ Mộc trợ Hỏa thương thân (Mộc khắc Thổ, và Mộc sinh Hỏa thì Thổ trở thành táo
khô), lại Kỵ Hỏa, Thổ khô táo.
6. Thổ
của tháng Sáu: Khí Thổ của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy nhưng vẫn còn nóng, Thủy khí vào
Dưỡng, Kim khí Quan Đới, nên Thổ của tháng Sáu khí thế vẫn còn táo khô, vẫn Kỵ
Hỏa trợ thành táo khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ.
7. Thổ
của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí vào Bệnh, Thủy khí thì Tràng
Sinh, nên Thổ của tháng Bảy, Thổ suy Kim vượng, Kỵ nhiều Kim sẽ cướp mất khí
của Thổ (vì Thổ bị tiết khí), Hỉ Hỏa phù Thổ và chế Kim, được Thổ tỷ trợ là cực
tốt, nếu Mộc nhiều vẫn Hỉ Kim chế Mộc.
8. Thổ
của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, vẫn
là Thổ Suy, Kim vượng, nếu hàn (lạnh) khí trở thịnh lại càng Hỉ Hóa chế Kim và
sinh Thổ, Hỉ Thổ tỷ trợ.
9. Thổ
của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ
nhưng Thổ vượng đắc Lệnh, Kỵ gặp Hỏa để sinh Thổ, phải lấy Giáp Mộc để tiết khí
Thổ, lại Hỉ Thủy tưới nhuận Thổ.
10. Thổ
của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy Khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, Hỏa khí đã Tuyệt,
nên Thổ của tháng Mười ngoài thì lạnh ở trong thì ấm, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, Mộc
nhiều trợ Hỏa thì vô hại, gặp Thổ tỷ trợ là tốt.
11. Thổ
của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một rất lạnh, Thủy khí Đế Vượng, Kim
khí đã Tử, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, nếu Thủy thái quá thì lấy Thổ khắc Thủy, Thổ quá
vượng thì lấy Mộc tiết Thổ và trợ Hỏa, lại kỵ Kim sinh Thủy.
12. Thổ
của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, trời lạnh đất cống, tối Hỉ Hỏa
làm ấm thổ, Thổ nhiều thì Hỉ Mộc tiết khí Thổ và gặp Hỏa. Kỵ Thổ tỷ trợ, tuy
nhiên, nếu chỉ gặp Thủy mà không có Hỏa và không có Mộc thì Hỉ Thổ chế Thủy.
D. HÀNH KIM
1. Hành
Kim của tháng Giêng: Khí Kim của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng
Sinh, Kim khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Giêng tánh nhu mà thể nhược (yếu),
khí hàn (lạnh) chưa hết, nên lấy Hỏa sưởi ấm Kim là thượng sách, nhưng sợ Thổ
nhiều sẽ vùi lấp Kim, Thủy thịnh tất tăng hàn (lạnh) và lại đoạt mất khí Kim,
còn Mộc vượng thì Kim bị tổn khí, Kim bị mẽ, gãy. Nếu được Kim tỷ trợ phụ giúp
là tốt.
2. Hành
Kim của tháng Hai: Khí Kim của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc
Dục, Kim khí vào Thai, Thủy khí đã Bệnh, nên Kim của tháng Hai vẫn suy nhược,
Kỵ Thổ lấp Kim không thể sinh Kim, vẫn Hỉ Hỏa để cướp khí của Mộc và được Kim
phù trợ.
3. Hành
Kim của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Quý Thổ đang nắm lệnh (vượng), Hỏa khí
Quan Đới, Mộc khí đã Bệnh, Kim khí vào Dưỡng, nên Kim khí của tháng Ba cũng Kỵ
Thổ qúa trọng vì có thể lấp mất Kim, nên Hỉ dùng Mộc để chế Thổ, và Hỏa để sưởi
ấm Kim.
4. Hành
Kim của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Suy, Kim
khí Tràng Sinh, nên Kim của tháng Tư hình, chất chưa hoàn bị, khí thể vẫn còn
nhu nhược, vì Kim mới Tràng Sinh nên không sợ Hỏa, và Hỉ Thủy tưới nhuận, nhưng
Kỵ Mộc trợ Hỏa tổn thương Kim, gặp Kim phù trợ thì lại mạnh thêm, gặp Thổ mỏng
thì tốt, nếu Thổ hậu (dày, sâu) thì lấp mất ánh sáng của Kim.
5. Hành
Kim của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục,
Mộc khí đã Tử, nên Kim của tháng Năm tính chất vẫn còn mềm, Kỵ Hỏa qúa mạnh, Hỉ
Thủy chế Hỏa để bảo tồn thân (Kim), tối Kỵ Thổ chế Thủy, Hỉ Kim tỷ trợ.
6. Hành
Kim của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí vào Suy, Kim khí Quan Đới,
Mộc khí nhập Mộ, Qúy Thổ đang nắm lệnh, nên Kim của tháng Sáu Kỵ Thổ táo,
nhiệt, Hỉ Thủy nhuận Thổ để sinh Kim, bất Hỉ Thổ táo sinh Kim vì Thổ trọng sẽ
lấp mất Kim, cũng Hỉ Kim tỷ trợ để sinh Thủy.
7. Hành
Kim của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí đã Bệnh, Kim khí Lâm Quan,
Mộc khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Bảy khí vượng mà lại cứng, bén, cần Hỏa
trui rèn để thành khí cụ, nếu không Hỏa mà có Thủy thì Kim thanh Thủy tú (tối
Hỉ), còn được nhiều Thổ tu bôi thì Kim bị vẩn đục, không tốt, nếu gặp Kim trợ
thì trở thành quá cương sẽ gãy.
8. Hành
Kim của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục,
Hỏa Khí đã Tử, nên Kim của tháng Tám đương lệnh cực vượng, Kỵ Kim tỷ trợ, Hỉ
Thủy tiết khí Kim, Hỏa lại luyện Kim, Mộc lại trợ Hỏa cũng nên.
9. Hành
Kim của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí nhập
Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Kim của tháng Chín Kỵ gặp Thổ vì có thể Thổ nhiều
quá sẽ lấp mất Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tiết khí Kim, tối Kỵ gặp
Thổ, và Kỵ Hỏa sinh Thổ.
10. Hành
Kim của tháng Mười: Khí của tháng Mười, khí hậu biến hàn (lạnh), Kim khí vào
Bệnh, Thủy khí Lâm Quan, nên Kim của tháng Mười nếu Thủy thịnh thì Kim sẽ bị
chìm, Hỉ Thổ chế Thủy, Hỏa lại sưởi ấm Kim và trợ Thổ, cũng Hỉ Kim tỷ
trợ.
11. Hành
Kim của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã
Tử, nên Kim của tháng Mười Một ở vào mùa Đông hàn, bất Hỉ Thủy hàn, Hỉ Hỏa sưởi
ấm Kim, nên dùng Mộc tiết khí Thủy và trợ Hỏa để sưởi ấm Kim, nếu Thủy quá
vượng thì cần Thổ để ngăn Thủy.
12. Hành
Kim của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thổ lệnh lại
đương quyền, Thổ ướt nhiều và dày, Thủy khí nhập Suy, Kim khí vào Mộ, nên Kim
của tháng Mười Hai có thể bị Thổ ượt nhận chìm, Hỉ Hỏa giải lạnh và sưởi ấm
Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ và trợ Hỏa, Kỵ Kim hàn thủy lạnh.
E. HÀNH THỦY
1. Hành
Thủy của tháng giêng: Khí Thủy của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Thủy khí đã
Bệnh, khí hàn lạnh vẫn còn, chưa hết, nên Thủy của tháng Giêng Hỉ Kim sinh phù,
nhưng không thích Kim nhiều quá, nếu Thủy vượng thì cần Mộc mới huy nạp được
thế, và cũng cần Hỏa để sưởi ấm Thủy, Hỉ Thổ chế Thủy vượng.
2. Hành
Thủy của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Thủy khí đã Tử, nên
Thủy của tháng Hai, rất Hỉ gặp Kim để sinh Thủy và khắc chế Mộc, nếu Thủy vượng
nên có Thổ để ngăn Thủy.
3. Hành
Thủy của tháng Ba: Khí Thủy của tháng Ba, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí đã
Suy, Thủy khí nhập Mộ, nên Thủy của tháng Ba hình thể khô dần, Hỉ Mộc tiết Thổ,
và Kim là nguồn sinh, khí hậu vẫn còn hơi lạnh, Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, lấy Mộc
làm dụng thần, nếu Thủy ít thì cũng Hỉ Thủy đến tỷ trợ, Kim trợ sinh
Thủy.
4. Hành
Thủy của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Thủy khí đã Tuyệt,
Kim khí Tràng Sinh, nên Thủy của tháng Tư đã gần Tuyệt, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim
lại trợ Thủy.
5. Hành
Thủy của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Thủy khí vào Thai,
Kim khí Mộc Dục, nên Thủy của tháng Năm Kỵ nhập táo, nhiệt chi hương, Hỉ Thủy
tỷ trợ, và Kim là nguồn sinh.
6. Hành
Thủy của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Thổ lệnh đương quyền, Hỏa khí đã Suy,
Kim khí Quan Đới, Thủy khí nhập Thai, nên Thủy của tháng Sáu Kỵ Thổ trọng ngăn
Thủy, và Hỏa trợ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy tỷ trợ và Kim là nguồn sinh, Mộc đến
tiết Thổ.
7. Hành
Thủy của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Thủy khí Tràng
Sinh, Hỏa khí nhập Bệnh, nên Thủy của tháng Bảy Kim vượng Thủy tướng, trong
ngoài thông suốt, được Kim trợ Thủy thì thanh khiết, nếu gặp Thổ vượng thì Thủy
bị vẩn đục, nếu Thủy đa Hỉ Mộc để tiết khí, cũng Hỉ Thổ để ngăn nước, và gặp
được Hỏa.
8. Hành
Thủy của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục,
Hỏa khí vào Tử, nên Thủy của tháng Tám thế của Thủy bắt đầu vượng, Hỉ Mộc tiết
thế của Thủy, Hỉ Hỏa khắc Kim hộ Mộc, đồng thời sưởi ấm Kim và Thủy.
9. Hành
Thủy của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí vào
Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Chín tuy Quan Dới nhưng, Qúy Thu Thổ
vượng ngăn Thủy, nên Hỉ Mộc tiết Thổ, Kim lại sinh Thủy.
10. Hành
Thủy của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh,
khí hậu biến hàn (lạnh), nên Thủy của tháng Mười thế Thủy cực thịnh, Hỉ Hỏa để
sưởi ấm, Mộc tiết kỳ thế, nếu Thủy vượng thì nhờ Thổ để ngăn Thủy.
11. Hành
Thủy của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã
Tử, khí hậu cực hàn, nên Thủy của tháng Mười Một Thủy khí cường hàn (lạnh), Hỉ
Hỏa sưởi ấm Thủy, Mộc tiết kỳ thế.
12. Hành
Thủy của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thủy khí đã
Tuyệt, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Mười Hai vì
Thổ trọng và lạnh (cống), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thổ, Mộc lại tiết Thổ, nếu lấy Kim thì
cũng cần Hỏa sưởi ấm Kim để sinh Thủy.
*.
ĐÀO ANH DŨNG
Địa chỉ: Thị tứ Phùng Hưng, xã Phùng Hưng,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Email: anhdungdao131@yahoo.com.vn
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 09.01.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét