(Chùa Đá, thôn Đỗ Hạ, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên ; Nguồn: Đặng Xuân Xuyến) |
CÁC BAN TRONG ĐIỆN THỜ
THÁNH MẪU
Có 9 ban thờ trong
điện thờ thánh mẫu. Tuy nhiên các đền chỉ thờ một số ban. Các ban thường không
thờ đủ các vị thánh.
1. Ban
thờ ngọc hoàng thượng đế
(Chính điện tại chùa Ngọc Hoàng ở thành phố Sài Gòn) |
Ngọc Hoàng, vị
Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ. Đứng hai
bên ngài là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu
2. Ban
thờ tam tòa thánh mẫu và tứ phủ thánh mẫu
(Nguồn ảnh: internet) |
Tứ Phủ Thánh Mẫu gồm:
Mẫu đệ nhất Thuợng
Thiên mặc áo đỏ
Mẫu đệ nhị Thuợng
Ngàn mặc áo xanh
Mẫu đệ tam Thoải
phủ mặc áo trắng
Mẫu Địa
3. Ban
thờ Ngũ Vị Tôn Quan
Ngũ vị Vương Quan,
các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích, màu sắc võ phục thì tuỳ thuộc các
vị thần ở các phủ như:
Quan đệ nhất thượng
thiên mặc áo đỏ
Quan đệ nhị Thượng
ngàn mặc áo xanh
Quan đệ tam Thoải
phủ mặc màu trắng
Quan đệ tứ khâm Sai
( còn gọi là Quan Giám sát)
Quan đệ ngũ Tuần
Tranh ( còn gọi là Quan Tuần)
Quan đệ Tam và Quan
đệ Ngũ đều thuộc Thoải phủ, dòng Long Vuơng Bát Hải.
4. Ban
thờ tứ phủ chầu bà
Tứ phủ Chầu bà là
hầu cận của Tứ phủ Thánh mẫu. Tứ phủ chầu bà gồm mười hai vị cai quản khắp trên
rừng dưới nước, khắp bốn phương tám hướng trên đất Việt Nam ta.
Chầu Đệ Nhất hoá
thân của Mẫu Thuợng Thiên.
Chầu Đệ
Nhị- Bà là hóa thân của Mẫu đệ nhị của chúa. Bà là hình mẫu của dân ta
trên cõi thượng ngàn. Chầu Đệ Nhị hoá thân của Mẫu Thuợng Ngàn, vị Thánh
thống soái trong các hàng Chầu, cai quản vùng núi non, sơn cuớc. Khi giáng trần
bà mặc sắc phục Mán, màu xanh, đặc trưng cho Nhạc phủ. Chầu bà hạ sinh vào giờ
dần ngày Mão tháng giêng năm Thân.
Chầu Đệ Tứ.
Chầu Lục – gốc
người Nùng ở Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Chầu bảy Kim
Giao. Chầu Bảy vốn là người Mọi, chầu giáng thế để giúp dân. Chầu hạ sinh vào
gia đình ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên,
Chầu bát hay gọi
là Chầu Tám thượng ngàn, Bát nàn đại tướng Đông Nhung
Chàu chín
– Chầu bà vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh
Hóa, làm phúc giúp dân.
Chầu Muời gốc nguời
thổ, tương truyền đã có công giúp Lê Lợi đánh tan quân Liễu Thăng, trấn ải Chi
Lăng, được thờ ở Đồng Mỏ(Lạng Sơn).
Chầu bà bản đền
– Bản Đền công chúa hay Thủ điện công chúa
Chầu Bé ở Bắc
Lệ(Lạng Sơn) là công chúa là con gái người Nùng ở Hữu Lũng Lạng Sơn, bị
giặc cưỡng bức đã hòa mình xuống sông Bắc Lệ.
5. Ban
thờ thập vị quan hoàng
Có mười vị Quan
Hoàng và ban thờ Quan Hoàng thường thờ 3 vị sau:
Ông Hoàng
Bơ
Ông Hoàng Bẩy
Ông Hoàng Muời
Khi các ông giáng
đồng, các Ông Hoàng có phong cách gần giống các Quan lớn, tuy nhiên có phần
phong nhã, vui tươi hơn.
6. Ban
thờ thập nhị vương cô
Thập nhị Vuơng cô,
từ cô Cả (Cô Đệ Nhất) đến cô thứ 12 (Cô Bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và
các Chầu. Tuy nhiên, khi giáng đồng các Cô có thể hoá thân vào vai trò khác
nhau của Tứ Phủ.
Cô Đệ Nhất là thị
nữ của Mẫu Thuợng Thiên, mặc rất đẹp.
Cô Đôi là thị nữ
của Mẫu Thuợng Ngàn, khi giáng trần với hai bông hoa cài trên mái tóc.
Cô Bơ (Ba) thuộc
thuỷ phủ rất nổi tiếng với y phục màu trắng, thắt lung hồng , múa điệu chèo đò.
Cô chữa bệnh cứu nguời bằng cách ban nuớc uống, nhưng cũng có thể gieo bệnh nếu
kẻ nào đó làm trái ý Cô.
Cô thứ Tư là thị nữ
của Chầu Đệ Tứ.
Cô Năm thuộc Chầu
Đệ Ngũ, nhưng cũng có khi đuợc hoá thân là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn hay
Thuợng Thiên, cô thuờng xuất hiện trong các bữa tiệc.
Cô Sáu phủ Thuợng
Ngàn, ăn mặc áo chàm, đeo túi hoa, tóc cài hoa rừng, lung thắt con dao nhỏ, đi
hái thuốc chữa bệnh cứu nguời.
Cô Bảy
Cô Tám
Cô Chín là thị nữ
của Mẫu Thuợng Ngàn, giáng trần cô nói tiếng Mán, tiếng Muờng, cô múa đuốc soi
đuờng, thêu hoa trên vải. Cô cai quản Đền Sòng Sơn (Lạng Sơn), là một nữ thần
rừng rất linh thiêng.
Cô Chín ngự tại đền
Chín Giếng – Sòng Sơn
Cô Mười ngự tại
Đồng Mỏ – Lạng Sơn
Cô Mười Một
Cô thứ Muời Hai còn
gọi là Cô Bé Bắc Lệ, Cô Bé Thuợng Ngàn, đền thờ cô ở Bắc Lệ.
7. Ban
thờ thập nhị vương cậu
Thập nhị Vuơng cậu,
là những nguời chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh. Nguời ta
không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, họ là các phụ tá của các
Ông Hoàng. Thuờng thì, lần lên đồng nào cũng có giá Cậu Bơ và Cậu Bé. Đó là các
giá đồng với tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng
nghịu của trẻ con, kèm theo các điệu múa lân hay múa hèo khá sôi nổi.
8. Ban
thờ quan ngũ hổ và ông lốt
Quan ngũ Hổ và Ông
Lốt( Rắn ), nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu. Phía trên
điện thờ chính, có hình tuợng đôi Bạch Xà vắt ngang.
Trong quan niệm dân
gian, Hổ là vị chúa cai quản vùng rừng núi, còn Rắn là thần ở nơi sông nuớc. Hổ
thuờng đuợc vẽ năm con hổ màu sắc khác nhau, trong đó Hoàng Hổ (Hổ vàng) trấn
phuơng Trung tâm (địa khu), Hắc Hổ (Hổ đen) trấn phuơng Bắc (Thuỷ khu), Bạch
Hổ(Hổ trắng) trấn phuơng Tây(Kim khu), Xích Hổ ( Hổ đỏ ) trấn phuơng Nam (Hoả khu),
Thanh Hổ (Hổ xanh) trấn phuơng Đông (Mộc khu). Trong thờ Mẫu Tứ Phủ hay trong
tín nguỡng dân gian, hình tuợng Hổ là biểu tuợng cho sức mạnh thiêng liêng, có
thể trừ diệt ma tà, trấn giữ các phuơng, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền.
9. Ban
thờ vương phụ vương mẫu
Vương Phụ Vương Mẫu
( Lê Thái Công và Thái Bà ) và các vị Tổ Tiên Sinh ra Thánh Mẫu. Là những nguời
có công sinh thành ra Thánh Mẫu khi Ngài giáng xuống trần gian.
*
ĐỖ VIỆT PHƯƠNG
Địa chỉ: Khu tập thể đóng tàu Bạch Đằng
Ngã tư An Dương, Lê Chân, Hải Phòng.
Email: dovietphuong118@yahoo.com.vn
.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 13.11.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét