NHÀ THƠ NGUYỄN VŨ TIỀM
về bài thơ XUÂN HÀN của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyên văn chữ Hán:
阮秉謙
春寒
十二韶光春一團
一天料峭送餘寒
輕陰借雨侵花易
殘雪因風墜柳難
繡闥佳人低玉帳
香街醉客促金鞍
還建自有神功在
已播陽和滿祭繁
Phiên âm: Nguyễn Bỉnh Khiêm
XUÂN HÀN
Thập nhị thiều
quang xuân nhất đoàn
Nhất thiên liệu
tiễu tống dư hàn
Khinh âm tá vũ xâm
hoa dị
Tàn tuyết nhân
phong trụy liễu nan.
Tú thát giai nhân
đê ngọc trướng
Hương nhai túy
khách xúc kim an
Toàn kiền tự hữu
thần công tại
Dĩ bá dương hòa mãn
tế bàn.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa:
Mười hai vầng sáng,
xuân tròn đầy một mối,
Ngày se lạnh tiễn
chút rét cuối cùng còn lại
Trời mát mẻ, mưa dễ
thấm vào bông hoa,
Tuyết tan vì có gió
khó đậu vào nhành liễu
Người đẹp trong
phòng gấm rủ thấp màn ngọc,
Đường phố hương thơm ngát, khách say giục vội ngựa quý đóng yên vàng.
Xoay chuyển càn
khôn nhờ công phu của tạo hóa.
Đã đưa khi ôn hòa
trải khắp cả thế gian!
Nguyễn Vũ Tiềm dịch thơ:
XUÂN LẠNH
Mười hai vầng sáng
một nơi này
Tiễn chút lạnh thừa
buổi sớm nay
Mưa phùn dễ thấm
nhuần hoa thắm
Tuyết nhẹ tươi sao
nhánh liễu gầy
Người đẹp trong nhà
lay trướng ngọc
Khách say giục ngựa
thoát hương vây
Vũ trụ xoay vần mầu
nhiệm quá
Dương hòa khí tỏa
khắp trời mây.
Bài phân tích của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã thấu tình đạt lý, tôi
muốn bàn
với nhà thơ về bản dịch thơ của ông. Nói chung bài dịch đã lột tả được ý
tứ của Trạng Trình. Không đến nỗi như Đỗ Trung Lai, Vương Trọng không biết chữ
Hán dịch bừa dịch ẩu, dịch sai cơ bản, thêm thắt lung tung ý kiến chủ quan của
mình, rồi dịch thơ rất kém gây tai hại vô cùng cho độc giả.
(Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm) |
Dịch Đường thi, nhất là “Thất ngôn, bát cú” thì hết hết chú ý đến vần điệu
và đối ý, đối lời. Nhất là hai câu đề (Mở đề). Mở đề của Nguyễn Bính Khiêm:
Thập nhị thiều
quang xuân nhất đoàn
Nhất thiên liệu
tiễu tống dư hàn
(Mười hai vầng sáng, xuân tròn đầy một mối,
Ngày se lạnh tiễn chút rét cuối cùng còn lại)
Nguyễn Vũ Tiềm dịch thơ:
Mười hai vầng sáng
một nơi này
Tiễn chút lạnh thừa
buổi sớm nay
“Xuân nhất đoàn” mà dịch “Một nơi này” là sai nghĩa. “Tống dư hàn” mà dịch
“Tiễn chút lạnh thừa” là không hay. Nên dịch “Tiễn chút lạnh còn” thì hay hơn.
“Nhất thiên” (Một ngày, ngày trời) không thể dịch sớm nay được. Buổi sớm nay
có thể là: 今晨 hoặc上午
Một vấn đề quan trọng là: Trong “Thất ngôn, bát cú có bốn các cặp: Đề,
Thực, Luận, Kết thì hai cặp bắt buộc phải đối là “Thực” (câu 3, 4),
“Luận” (câu 5, 6)! Đối được cả bốn cặp khó người đối được. Duy có bài Đăng Cao
của Đỗ Phủ mới là tuyệt đỉnh, còn ngoài ra không bắt buộc đối các cặp khác như:
(1,2) và (7,8).
Xét trên thì hai cặp đối mà Nguyễn Vũ Tiềm dịch đều sai luật đôi:
Mưa phùn dễ thấm
nhuần hoa thắm
Tuyết nhẹ tươi sao
nhánh liễu gầy
“Dễ thấm” câu trên thất đối với “tươi sao” câu dưới. Chữ “nhuần” thất
đối cới chữ “nhánh” câu dưới.
Tiếp:
Người đẹp trong nhà
lay trướng ngọc
Khách say giục ngựa
thoát hương vây
Hai chữ “trong nhà” câu trên thất đối với hai chữ “giục ngựa” câu dưới; hai
chữ “trướng ngọc “ thất đối với hai chữ “hương vây” câu dưới.
Các tác giả khác dịch các cặp đối này rất chỉnh chu:
Bản dịch thơ của Lô Công:
“Ngày rợp mưa phùn
hoa dễ thấm,
Tuyết tan gió phất
liễu khôn rơi.
Nhà vàng người đẹp
thầm buông trướng.
Phố vắng làng say
vội giục roi,”
Bản dịch thơ của Đất Văn Lang:
“Nắng nhạt mưa bay
hoa hớn hở
Tuyết tàn liễu rũ
gió lang thang
Giai nhân cửa gấm
buông rèm ngọc
Tuý khách đường
thơm thúc ngựa vàng”
Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar:
“Dễ thấm cánh hoa
nhờ mưa nhẹ
Khó rơi nhành liễu
bởi tuyết tan
Cửa đẹp giai nhân
buông trướng ngọc
Phố hương khách
rượi soạn yên vàng”
Xin có đôi lời góp ý chân thành với nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm!
*.
Hà Nội,
ngày 10.01.2017
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng
Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của
tác giả gửi qua email ngày 16.02.2017
- Bài viết thể hiện
quan điểm của tác giả, không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét