(Nguồn ảnh: internet) |
ĐỌC ‘CHIỀU LOANG BẾN
VẮNG’
- THƠ TRƯƠNG ĐÌNH ĐĂNG
Ta thành bến vắng giữa chiều hoang
Bất chợt thuyền em ghé muộn màng
Sóng nước vỗ về ru dỗ mạn
Hoàng hôn đỗ bóng tím chiều loang.
Bất chợt thuyền em ghé muộn màng
Sóng nước vỗ về ru dỗ mạn
Hoàng hôn đỗ bóng tím chiều loang.
Như là quán trọ miền biên lộ
Kèo cột liêu xiêu cũng gọi nhà
Lữ khách buông màn đêm lỡ độ
Thả hồn ru dỗ mộng phồn hoa .
Kèo cột liêu xiêu cũng gọi nhà
Lữ khách buông màn đêm lỡ độ
Thả hồn ru dỗ mộng phồn hoa .
Kể từ hôm ấy thuyền quen lối
Hẹn mỗi thu về mỗi lại qua
Bến cũ giờ rơi chùm phượng cuối
Ta ngồi bổi hổi ngóng trời xa.
Hẹn mỗi thu về mỗi lại qua
Bến cũ giờ rơi chùm phượng cuối
Ta ngồi bổi hổi ngóng trời xa.
Lá đã sang mùa thu tiết báo
Núi xanh rừng thẳm áo thay màu
Bến xưa hoang hoải chiều hư ảo
Nhạc sóng xao bờ dạo nỗi đau.
Núi xanh rừng thẳm áo thay màu
Bến xưa hoang hoải chiều hư ảo
Nhạc sóng xao bờ dạo nỗi đau.
Thuyền đi bắc lạch về nam ngạn
Bến dẫu tàn thu một chốn chờ
Ví có ngày kia thuyền rã mạn
Bến buồn khắc chạm ván vào thơ.
Bến dẫu tàn thu một chốn chờ
Ví có ngày kia thuyền rã mạn
Bến buồn khắc chạm ván vào thơ.
*
Ngày 26 tháng 07.2019
TRƯƠNG ĐÌNH ĐĂNG
LỜI BÌNH:
Lang Trương vốn không giỏi bình thơ. Hôm nay may mắn đọc được bài thơ hay
quá, bài Chiều Loang Bến Vắng của
nhà thơ Đình Đăng, nên viết đôi điều cảm nhận.
Phàm vạn vật trong vũ trụ, không có gì thoát khỏi quy luật nghiệt ngã của
thời gian. Đời người cũng vậy, hết ban mai sẽ lại đến hoàng hôn. Đây cũng chính
là thời điểm để tác giả mở đầu bài thơ:
Ta thành bến vắng giữa chiều hoang
Không gian và thời gian trong câu mở đầu gợi lên một khung cảnh hư ảo, cô
liêu, cứ tưởng sẽ dần trôi vào quên lãng. "Bất chợt" điều kỳ diệu
đến, thổi bùng lên sức sống, để vạn vật bỗng chốc nên thơ:
Bất chợt thuyền em ghé muộn màng
Một con thuyền ghé bến là rất đỗi bình thường. Nhưng thuyền lại đến đúng
vào thời khắc ít mong chờ nhất, làm cả không gian như bừng lên sức sống, tựa
đốm lửa sắp lụi tàn lại bùng cháy giữa đêm đông.
(Tác giả Lang Trương) |
Ngay ở hai câu mở đầu, tác giả đã đưa ta đến với hình ảnh ẩn dụ rất quen
thuộc trong văn học: Thuyền và bến. Motip thường thấy là: Thuyền, chàng lãng tử
hào hoa phiêu du theo sóng nước Hải hồ. Bến, nàng thôn nữ thơ ngây son sắt và
thủy chung:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Ở đây, tác giả lại sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ấy theo một cách rất riêng,
tạo ra một cặp thuyền bến hoàn toàn trái ngược:
Bến: Chàng lãng tử đã chán mùi dâu bể.
Thuyền: Nàng giai nhân phiêu bạt giữa dòng đời.
Và sự gặp gỡ của đôi tài tử, giai nhân ấy không vồ vập, cuồng nhiệt như
thủơ thanh xuân, mà đằm thắm, dịu dàng, nồng nàn mà cũng rất da diết:
Sóng nước vỗ về ru dỗ mạn
Hoàng hôn đổ bóng tím chiều loang.
Người đọc có thể cảm nhận được, chỉ ở đúng thời khắc đó, không gian đó,
hoàng hôn mới phủ choàng lên đôi lứa yêu nhau một màu tím diệu huyền, một màu
tím của sự nhớ nhung, thủy chung và son sắt.
Khổ thơ thứ hai là sự so sánh độc đáo. Sau khi hóa thân làm bến đỗ, trải
qua bao năm tháng phong trần, tác giả lại có dịp soi bóng mình trong ánh mắt
giai nhân:
Như là quán trọ miền biên lộ
Thả hồn ru dỗ mộng phồn hoa.
Người đời xây nên bai ước vọng, suốt cả cuộc đời theo đuổi những ước vọng
ấy, nhưng có mấy ai tìm được bến đỗ bình yên cho cuộc đời mình.
Thật bất ngờ, con thuyền em đã từng phiêu du qua biết bao bờ bến, lại tìm
thấy một chốn bình yên nơi quán trọ cũ kỹ bên đường nơi miền biên tái kia.
Trong cõi bình yên riêng tư đó, đôi lứa bắt đầu xây mộng ước. Tác giả đã rất
tài hoa khi sử dụng ngôn ngữ. Mộng ước mà người đời kỳ vọng ấy, cũng chỉ là
"mộng phồn hoa". Đẹp đấy, nhưng không có thực giữa cuộc đời. Không ai có thể dùng lý trí để kiểm soát trái tim
mình. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống, là đặc ân mà Tạo Hóa riêng ban
cho mỗi chúng ta.
Kể từ hôm ắy thuyền quen lối
Hẹn mỗi thu về mỗi lại qua
Bến cũ giờ rơi chùm phượng cuối
Ta ngồi bổi hổi ngóng trời xa.
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chùm hoa phượng xuất hiện trong khổ thơ
này.
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua bâng khuâng, xao xuyến của tuổi học
trò, những đam mê, rung động đầu đời. Tình yêu không có tuổi! Người từng trải,
kẻ ngây thơ, người sắp kề bên miệng lỗ hay kẻ ngập ngừng thả bước vào đời, niềm
rung động trong tim nào khác chi nhau!
Mùa thu, mùa của thi ca, mùa của hẹn hò, là mùa tựu trường, mùa của nỗi nhớ
nhung. Một ánh mắt, một tà áo cũng khiến tim ai loạn nhịp.
Khi chùm hoa phương cuối mùa rơi xuống, là lúc tim ta thắp lên ngọn lửa
tươi hồng, cũng là dấu hiệu cho thấy trời đã chớm sang thu:
Lá đã sang thu mùa tiết báo
Lá xanh rừng thẳm áo thay màu
Trời sang thu thì rừng xanh thay lá. Đó là luật của tự nhiên. Trong khổ thơ
trên tác giả dùng cụm từ "Áo thay màu" khiến ta mơ hồ nhận ra có điều
gì đó không bình thường trong quy luật ấy: Thuyền đã không trở lại bến xưa!
Không còn mạn thuyền để "sóng nước vỗ về ru dỗ" nữa. Thay vào đó
là những con sóng xô đập vào bờ, tạo ra khúc nhạc đớn đau, cứa vào tim người
đọc:
Bến xưa hoang hoải chiều hư ảo
Nhạc sóng xô bờ dạo nỗi đau.
Đến đây, ta cứ ngỡ như tác giả sẽ oán trách người xưa, phụ bạc, phũ phàng.
Nhưng không, thay chơ lời oán trách lại là lời biện minh cho viêc thuyền không
trở lại bến cũ theo lời hẹn ước, là di dòng đời đưa đẩy, nào phải ai đó thay
lòng:
Thuyền đi bắc lạch về nam ngan
Bến cũ tàn thu một chốn chờ.
Đọc hai câu này, tôi lại nhớ đến lời biện minh của chàng Kim, vỗ về mười
lăm năm lưu lạc của nàng Kiều:
Rằng nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay.
Yêu nhau, hiểu nhau như thế nên bến xưa vẫn chung tình son sắt, chờ đợi đến
"tàn thu " để góp nhặt chút tình em rớt lại, vỡ ra từ mạn thuyền,
chắp nối, hiến dâng cho đời một áng thơ hay:
Ví có ngày kia thuyền rã mạn
Bấn buồn khắc chạm ván vào thở.
Nghệ thuật không phải miêu tả cảm xúc, mà là khơi gợi nên cảm xúc. Tâm hồn
người yêu thơ giống như một cung đàn câm nín, chờ đợi những ngón tay người nghệ
sĩ khẽ chạm vào nó, để bật tuôn những dòng thác âm thanh.
Chiều Loang Bến Vắng là bàn tay tài hoa đó. Đọc hết bài thơ mà cám xúc
trong lòng vương vấn mãi không thôi.
Cám ơn tác giả Đình Đăng, với một áng thơ tình đã đạt đến độ hoàn mỹ, êm
đềm mà sâu lắng, đắm say và tha thiết, da diết và cũng rất nồng nàn.
Thi ca là tinh hoa của ngôn ngữ. Lang Trương tôi đang dùng cái thô thiển để
miêu tả cái tinh túy, cảm nhận sâu sắc sự bất lực của mình. Mong rằng lời bình
thô lậu trên đây không làm tác giả cau mày.
Đại thi hào J.W.Goethe từng nói "Hãy đánh chết chúng đi, nhà phê bình
văn học, cái thằng khốn!"
*.
LANG
TRƯƠNG
Địa chỉ: 931 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu,
thành
phố Đà Nẵng
Điện thoại: 098.907.73.61
.
……………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn gửi ngày 04.03.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét