MỜI ĐỌC:

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

LAN MAN VÀ CHUYỆN ĐÀN CỪU - Thơ Đặng Xuân Xuyến

(Chủ nhiệm Website Văn Đàn Việt: Vũ Đình Ninh, người thứ 3 từ phải qua ; Nguồn ảnh: internet)
Đàn cừu
Im lặng
Cúi xuống
Nhai...
Đống rơm trước mặt oải mùi.
................................................................
Lan man và chuyện đàn cừu
- Thân tặng anh Vũ Đình Ninh
Chủ nhiệm Website Văn Đàn Việt -

I.
Tôi đặt cược đời mình
Bằng nụ cười nhếch mép
Bằng vòm ngực lép kẹp
Bằng căn phòng mốc meo ướt nhép
Bằng cót két tiếng giường ọp ẹp
Bằng cả tiếng ngủ mơ chóp chép...
Tôi kỳ vọng quá nhiều!
Tôi đặt cược quá nhiều!
Hình như...

II.
Đàn cừu
Ngoài kia...

Con đầu đàn vừa bị hóa kiếp
Cả đàn chết khiếp
Lẩy bẩy
Chen đẩy
Vào chuồng
Ông chủ oang oang
Bà chủ nhẹ nhàng
Đàn cừu
Im lặng
Cúi xuống
Nhai...

Đống rơm trước mặt oải mùi.

             Mời thư giãn với nhạc phẩm NỖI LÒNG NGƯỜI THA HƯƠNG
              của Duy Mạnh, qua tiếng hát Duy Mạnh:


LỜI BÌNH NGẮN của nhà thơ Đỗ Anh Tuyến:

Bài thơ Lan man và chuyện đàn cừu cũng viết theo trường phái siêu thực, khước từ sự chú giải, phân tích theo lối thủ cựu, được chua dòng chữ: tặng nhà thơ Vũ Đình Ninh, chủ bút trang Văn Đàn Việt. 
Bài thơ gồm 2 khổ. Khổ đầu là phân cảnh, là tâm trạng của những con người thuộc tầng lớp lao động, thuộc lớp dưới nhưng lại chiếm số đông trong xã hội, vất vả, cơ cực mà vẫn phải chịu cảnh đói nghèo, lam lũ... Với khát khao, mơ ước tương lai được tươi sáng, tốt đẹp hơn, “tôi” - nhà thơ, và số đông trong xã hội - đã không ngừng phấn đấu, không ngừng tin tưởng, để rồi “tôi” phải cay đắng thốt lên: “Hình như”... Câu “hình như...” nghe chua xót, tắc nghẹn nơi cuống họng làm tái tê, rức buốt nỗi lòng. Một tứ thơ “lạ” và mới.
Sang khổ 2, nhà thơ tiếp tục câu chuyện của mình nhưng “lan man” chuyện khác, chuyện của đàn cừu: 
Đàn cừu
Ngoài kia... 
Cấu trúc bài thơ thay đổi. Cấu trúc đoạn thơ cũng thay đổi: 
Con đầu đàn vừa bị hóa kiếp
Cả đàn chết khiếp
Lẩy bẩy
Chen đẩy
Vào chuồng
Ông chủ oang oang
Bà chủ nhẹ nhàng
Đàn cừu
Im lặng
Cúi xuống
Nhai... 
Cách ngắt câu thành nhiều nhịp để diễn tả sát từng cung bậc tâm trạng: khiếp sợ, cam chịu,... của “đàn cừu”, tượng trưng cho những kẻ bị trị, cùng với cách sử dụng ngôn ngữ “cũ mới nương nhau”, đã đẩy bài thơ lên tầm cao.
*.
Hà Nội, 19 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
..






. ........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét