(Nhà thơ Mã Giang Lân thứ 2 từ phải sang trái ; Nguồn ảnh: internet) |
MÃ GIANG LÂN
DÙNG VÉ GIẢ ĐI TÀU THƠ
*
Đỗ Hoàng: Nhóm rượu chúng tôi
gồm có tôi, Nhà văn Lê Sơn, nhà văn Vũ Nho, nhà thơ Trần Hậu, nhà văn Lã
Thanh Tùng…thường hay kéo ra quán Bà Tình ở đường Đại Cồ Việt gần trụ sở bộ
Giáo Dục, hay quán đậu phụ mắm tôm đường Triệu Việt Vương, các quán có rượu có
lòng lợn nhâm nhi.
Hôm vừa qua đến lượt nhà văn Vũ Nho chịu chi. Vũ Nho
vừa viết cho bạn mình đồng tiến sỹ Ấn tượng Mã Giang Lân in trên báo mạng và in
cả tạp chí Thơ.
Tôi nói vui: - Mà Giang Lân hai lần dùng vé giả đi
tàu thơ.
Vũ Nho cười hết cỡ, tiếp: - Không phải, anh ta đi lậu vé.
Đi lậu vé cũng rất hay. Không phải chi Mã Giang Lân
mà rất nhiều người đi lậu vé.
Tôi gật đầu đồng ý và giữ lý mình: - Lậu vé cũng ông
nội, ông cố vé giả.
(Nhà thơ Đỗ Hoàng) |
Thơ Mã Giang Lân từ lâu mọi người quên khuấy rồi,
không mấy ai biết đến ông, dù cả trong văn giới. Vừa rồi Hội Nhà văn Việt Nam
tặng giải cho cuốnNhững lớp sóng ngôn từ nên
mới xôm trò. Người ta lại tìm Mã Giang Lân để đọc.
Hơn 40 năm trước, Mã Giang Lân được giải ba báo
Văn Nghệ năm 1969 – 1970 vơi bài thơ Trụ cầu Hàm Rồng. Đó là bài thơ
thuộc dòng tuyên truyên cổ động viên trong thời chiến chống Mỹ, nó thấp thơ cổ
động viên của Phạm Tiến Duật tới vạn lần.- Phạm Tiến Duật đoạt giải nhất năm
đó. Phạm Tiến Duật tuy nằm ở hậu phương nhưng vẫn có mác bộ đội Trường Sơn. Còn
Mã Giang Lân là anh sơvin chay, như nhiều người khác ở trong hầm, ngủ trên
giường, ngoài hậu phương hô hào đánh giặc.
Bài Trụ cầu Hàm Rồng là một bài rất kém thi pháp
– nghệ thuật thơ, nó còn thua xa bài về Rau má phá đường tàu Thanh Hóa. Bài vè
Rau má còn được các nhà giáo dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc trước đây (nay là học
viện Hồ Chí Minh) làm dẫn chứng cho bài học Logic học hoặc các phép quy nạp,
diễn dịch…
Cái cầu con gọi là
cầu bố
Mấy cây lô nhố mà
gọi là rừng…
Bài Trụ
cầu Hàm Rồng ca ngợi một chiều, nói lấy được.
Trụ cầu Hàm Rồng
Đạn hai mươi
ly bắn thủng xi măng
Bom tấn ép bẻ cong
cột sắt
Tên lửa nổ thép già
thành nước
Trụ cầu Hàm Rồng
chỉ làm bằng cốt sắt xi măng
Tinh mơ giặc ném
bom
Tên lửa tầm xa
phóng vội
Không ngày nào bọn
cướp trời không tới
Không đêm nào bình
yên
Cứ thế suốt bốn
năm
Trụ cầu Hàm Rồng
chỉ làm bằng cốt sắt xi măng
In xuống dòng
sông
Là màu đỏ lá
cờ
Như mặt trời mới
mọc
Là lửa hàn nở trên
từng thanh sắt
Những nụ cười công
nhân
Những khẩu pháo
phòng không
Một niềm đợi
giặc
Các chiến sĩ cất
cao tiếng hát
Mênh mông
In xuống dòng
sông
Là những đoàn tàu
vận tải
Những đoàn xe
chuyên cần nhẫn nại
Cứ thế suốt bốn
năm
Trụ cầu Hàm Rồng
chỉ làm bằng cốt sắt xi măng
Trụ cầu ung dung
đứng đó
Bọn giặc lái bị bắt
qua đây cúi đầu run sợ
Cứ thế suốt bốn
năm
Trụ cầu Hàm Rồng
chỉ làm bằng cốt sắt xi măng
*
1969
Bài thơ trên đã nhận giải ba cuộc thi thơ báo Văn
nghệ (1969-1970)
Mã Giang Lân là giáo sư văn học mà không hề
học cách nói của ông cha về nghệ thuật thơ ca - nói một hay mười:
Ước gì sông rộng
tày gang
Bắc cầu giải yếm
cho chàng sang chơi
(Ca dao)
Trụ cầu Hàm Rồng vừa giả tứ, giả tình, vừa tuyên
truyền nặng nề, ca ngợi khập khiễng. Nó là một thứ thơ gượng, giả, sến, sơ
sài…nở rộ trong chiến tranh chống Mỹ.
Mã Giang Lân đã cầm cái vé giả này lên tàu Thơ và
ngồi yên ôn ba bốn chục năm nay.
Trụ cầu bằng sắt thép xí măng thì bom Mỹ không
phá được là lẽ đương nhiên, việc không cần phải bàn.Trụ cầu dải yếm, trụ cầu
quần lót, trụ cầu rau má Mỹ không phá nỗi Thanh Hóa, Việt Nam mới là thần
thánh!
Nếu Trụ cầu Hàm Rồng có thể viết như thế này thì
dễ thuyết phục hơn:
Hàm Rồng con gái
đảm đang
Trụ cầu dải yếm
trói chàng Giôn xơn
Hàm Rồng con gái
căm hờn
Trụ cầu quần lót mồ
chôn Huê Kỳ
Hàm Rồng phụ nữ gan
lỳ
Trụ cầu Rau Má mãi
ghi sử vàng!
Sau đó Mà Giang Lân viết nhiều về quê mình nhưng
đều là cách viết của người đứng ngoài cuộc nhìn vào với cái nhìn cũng không ra
tình cảm, cũng không ra nhạt nhẽo với nhiều kiểu viết không thuyết phục, có thể
là nhiều người không tin được:
Tôi thao thức trong
ngôi nhà đang thao thức
Cánh đồng vụ gặt
Bàn tay tôi còn đậm
hơi bùn
(Mùa trăng trong
tập Một tình yêu như thế)
Chưa nói đến những câu trên kia không phải thơ,
những câu nói quá bình thường, không nói là tầm thường. Mà cách nói vống lên
không ai tin được. Anh có thao thức
thật không? Bằng chứng nào cho biết anh thao thức thật?
Bàn tay anh còn đậm
hơi bùn thật không? Bằng chứng đâu? Ảnh hoặc dầu vân tay?
Một ông Mỹ ở bên Mỹ
có thể viết những câu như thế. Một người học tiếng Anh 5 tiết có thể viết như
thế.
Sau khi viết những câu thơ mà người nước ngoài
học một tiết tiếng Việt làm thơ Việt thì Mã Giang Lân lại viết những câu dài
ngoằng, dài ngoẳng (câu trên dưới 14 từ) như cái lúc lắc của con trâu đi lỉa gỗ
mấy ngày trong rừng cứ tè ra không dứt.
Bội thu những trận
mưa tầm tã đêm qua
Bội thu những ngày
chói chang không một làn mây không một ngọn gió
Bội thu những cánh
đồng khô cằn đòng đòng lấp lóa
Bội thu những tiếng
cười héo hắt chiều hôm
(Gọi mùa màng)
Bội thu người ta thường dung chi cánh đồng lúa
được mùa, quá nữa thì bội thu tiếng cười, bội thu niềm vui, chứ ai lại đi viết
bội thu những trận mưa tầm tã, bội thu tiếng cười héo hắt chiều hôm. Viết đã
không có tí gì gọi là chất thơ, lại rất phản cảm, vừa vô tình hỡi ai, vừa lạnh
nhạt, vừa không đúng văn chương, văn cảnh chút nào.
Mà Giang Lân cố viết mới không ra mới, cố hiện đại
không ra hiện đại và khi viết cũ thì eo ôi cũ như
hoang mạc trái đất:
mới sớm ra chợt
giật mình
chợt mây, chợt gió,
chợt thình lình thu
(Thu năm 2013) - In trên tạp chí
Thơ số 1&2 năm 2014
Trong viết lục bát duùg từ láy là một nghệ thuật,
gieo vần chữ đầu từ láy cũng nâng lên một bước nghệ thuật. Dùng lưu lượng vừa
phải thì hay, dùng nhiều thì nó thành xiếc chữ. Việc này không mới. Trong Sơ
kinh tân trang của Phạm Thái và trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, hai
cụ đều dùng nhưng dùng rất ít:
Buồng không lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh
(Đoạn trường tân
thanh – Nguyễn Du)
3254 câu lục bát mà Nguyễn Du chỉ dùng độ một hai
lần.
Bài Thu của Mã Giang Lân chỉ 16 câu lục bát mà
dùng đến gần hết lượt:
bây giờ đăm đắm một
điều
còn bao thu nữa có
nhiều nhặn không…
(Thơ đã dẫn)
*
Tôi gặp nhà thơ Mã Giang Lân hai lần, một lần
tham dự cuộc bào về luận án tiến sỹ của một nghiên cứu sinh. Ông ngồi trên ghế
người chấm điếm. Tôi nhớ trên ghế ấy có Hà Minh Đức, Phương Lưu nữa . Một luận
án tiến sỹ không phải Giấy mà là Tiến sỹ Bò đúng nghĩa. Các giáo sư lừng danh
đều cho điểm 9 và 10 giống như các giám khảo cho điểm Bước nhảy Hoàn vũ hôm nay
vậy(!)
Thời ấy giáo viên, giáo sư gì cũng khó khăn, thôi
thì một cách làm thêm không đến nỗi tội tàn. Nhưng thật tội tàn là cái anh Tiến
sỹ Bò ầy được cất nhắc nhờ có tầm vế giả Tiến sỹ ấy vào cơ quan lãnh đạo Văn
học. Không nói thì cũng biết rồi! Cũng như bên thơ, có nhiều kẻ làm phi thơ ca
đoạt được giải thơ được bổ sung vào cơ quan quản lý văn nghệ thì nguy hại không
thua các tiến sỹ bò bên thầy Lân!
Lần thư hai tôi gặp Giáo sư Mã Giang Lân ở một
cuộc hội thảo văn học nào đó. Ông nói với tôi và
một vài nhà thơ đứng quanh:
- Mình làm mảng thơ hiện đại, các anh có thơ gửi
cho mình kẻo mình không tìm đọc hết được.
Tôi rất cảm kích lời nói của ông.
Và tôi quan sát ông trong khoảng đứng rất gần.
Giáo sư Lân vóc người gọn nhỏ, hơi mảnh khảnh. Gương mặt hiền lành, có tâm. Ở
ông toát lên sự đức độ, khiêm nhường của một nhà thơ và một người làm nghiên
cứu khoa học giáo dục. Nhiều người dạy học lâu năm hoặc ở ngành giáo dục đều có
dáng dấp này!
Tôi quên khuấy đi không gửi thơ cho ông. Sau đó
đọc trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn thấy ông khen nhiều người nhưng tôi không
thích ông khen một câu thơ không ra thơ, tế không ra tế, phú chẳng là phú của
một tác giả nữ. Thôi khen chê thi muôn vẻ, thích thì khen, không thích thì chê,
nhưng phải đúng. Câu thơ không phải thơ mà khen thì nguy hại vô cùng.
Ông khen như vậy nên ông mới viết Những lớp sóng ngôn từ như vậy. Tập thơ của ông không thể gọi là thơ, nó là một
loại Vô lối - phi thơ ca đang thịnh hành chúng ta nên bỏ quên trên văn
đàn và trong trí nhớ. Mã Giang Lân đã vô tình hoặc không vô tình hai lần dùng
vé giả đi tàu Thơ.
*.
Hà Nội,
ngày 05.04.2014
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng
Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
..........................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 17.12.2016
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét