(Nguồn ảnh: internet) |
BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ
“NGHIÊNG”
CỦA LA THỤY
*
NGHIÊNG
Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?
La Thụy
(Tác giả Châu Thạch) |
Đọc được bài thơ “Nghiêng” rất hay của nhà
thơ La Thụy, Châu Thạch tôi nổi máu văn chương cũng muốn viết đôi dòng cảm nhận
của mình. Thế nhưng thấy trên diễn đàn đã có nhiều bài bình luân về nó, mình có
viết nữa cũng bằng thừa. Thôi thì chơi trội một chút, bình các bài bình viết về
bài thơ ấy. Nói chữ “bình” cho oai thế thôi, chứ thật ra con dế hèn mọn nầy chỉ
xin có đôi lời bày tỏ cảm giác của mình khi đọc các bài bình mà thôi, mục đích
cũng là gáy bá vơ, góp một chút âm thanh trong hương thơm của hương đồng cỏ nội
dưới anh trăng nghiêng của nhà thơ La Thụy.
Trước hết, xin trích một vài câu mà nhà thơ
Trần Mai Ngân đã cảm nghĩ về bài thơ “Nghiêng” của La Thụy.
(Nhà thơ Trần Mai Ngân) |
“Ở trên
tầng cao tôi đọc bài thơ NGHIÊNG của nhà thơ La Thụy.
Qua khung cửa sổ trước mặt tôi là con trăng
trắng toát và rất tròn đầy”
“Tôi
nhìn ánh trăng đăm đắm và cảm thấy “chông chênh rơi mất ánh trăng thề” xa
xưa...”
“Bài thơ NGHIÊNG của nhà thơ La Thụy chỉ với
ba mươi chữ trong một tứ mà đã làm tôi thao thức đêm nay!
Đêm NGHIÊNG cùng tôi và ánh trăng buồn tháng
Chạp!”
Bài thơ “Nghiêng” của La Thụy đã làm cho một
người tỉnh táo trước ánh trăng tròn đầy như Trần Mai Ngân cũng thấy “đêm
nghiêng theo cùng tôi” .
Dưới cái đầu đề “Bài thơ “Nghiêng” cúa La Thụy
cùng tôi dưới anh trăng tháng chạp” nhà thơ Trần Mai Ngân đã cảm tác
nên một bài thơ không vần khác. Bài thơ không vần nhưng mượt mà như vầng trăng
nghiêng trút ánh sáng xuống trần gian, để người đọc cảm nhận trọn vẹn ánh trăng
trong thơ La Thụy. Trần Mai Ngân đang đứng trước ánh trăng trắng toát và tràn
đây, thế nhưng bài thơ Nghiêng đã gieo
vào hồn chị kỷ niệm của “ánh trăng thề”
một thời trong quá khứ. Vậy thì trăng hiện tại tròn và đẹp, trăng thề trong quá
khứ cũng rất tròn và đẹp. Sự “chông chênh
rơi mất ánh trăng thề” và “Đêm
NGHIÊNG cùng tôi và ánh trăng buồn tháng chạp” chỉ là sự cảm nhận trong tâm
hồn của chị.
Chỉ một vài câu bình thơ ngắn, Nhà thơ Trần
Mai Ngân đã diển đạt đến thăng hoa cái nghiêng của trăng quá khứ mà La Thụy đã
thổ lộ trong thơ.
(Nhà thơ Phạm Đức Nhì) |
Bây giờ xin mời đến với “Đọc bài thơ “Nghiêng” cúa La Thụy”
do nhà thơ Phạm Đức Nhì phóng bút.
Trước hết tôi xin trích một vài câu trong bài
bình luận nầy:
“Với
tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay.”
“Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi
hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.”
“Có thể nói Nghiêng của La Thụy là bài thơ
phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa
độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía
hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng
sâu núi thẳm.”
“Cảm xúc từ tầng 1 (câu chữ) và tầng 2 (thế
trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật sảng khoái khi bài thơ -
lúc ấy cũng là bản nhạc - đi đến giai kết hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ
“thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài
thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.”
“Tóm lại, Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng
hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ”.
Sau đây tôi xin chép lại comment của hai cây
bút có uy tín, ít thấy khen ai trên diễn
đàn facebook đã viết dưới bài bình thơ
trên:
Trùng
Dương: “Hay, bình thơ rất nhẹ ,giống như những lời tâm sự
của anh gởi cho La Thụy trút nỗi niềm tâm đắc ý nội,tâm ngoại. Lâu lâu đọc một
đoản bút thật xúc động lâng lâng như một khúc nhạc mà chưa viết ra được thành
âm giai. Trân trọng,”
Lê Liên: “Thật
tuyệt từ bài thơ tới bài bình. Cảm ơn nhà thơ và nhà bình thơ vì đã chia sẻ cảm
xúc cho bạn thơ. Chúc hai anh thật nhiều sức khỏe và sáng tác thật nhiều ạ.”
(Nhà thơ La Thụy) |
Nếu ta trực tiếp đọc toàn bộ bài bình thơ của
nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì, ta sẽ thấy ở đó lần lượt những nhận xét xát
thực, bằng lời văn có tiếng thơ nhiều âm giai như nhạc sĩ Trùng Dương đã viết.
Nếu nói Trần Mai Ngân viết cảm xúc trong nội tâm mình khi đọc bài thơ “Nghiêng”
thì Phạm Đức Nhì viết suy nghiệm trong nội tâm mình về bài thơ ấy. Suy nghiệm
ấy được trình bày bằng thuật ngữ và dưới bút pháp thi ca. Đọc bài thơ của La Thụy rồi đọc bài
bình thơ của Phạm Đức Nhì, ta không phải mở lòng mà ta con mở trí để hiểu sâu
xa thi pháp trong bài thơ mà tác giả đã xử dụng tài tình.
Bây giờ, xin mời bước qua bài bình thơ thứ
ba, bài “Cảm nhận về bài thơ “Nghiêng” của La Thụy”. Bài viết của Nguyên
Lạc.
Ở bài nầy Châu Thạch xin trình bày từng phần
để dễ hiểu hơn.
(Nhà thơ Nguyên Lạc) |
1 - Nguyên lạc viết: “Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi:
Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc”
Từ xưa đến nay sách vở thường cho biết cái
tôi chính là cái cá tính, cái bản chất vốn có của mỗi người. Có người xem cái
tôi của mình quá lớn, có người lại tự ti về cái tôi của mình. Người thì có cái
tôi nghiêng vê lý trí, người lại có cái tôi nghiêng về tình cảm. Người bình
thường thì phải giữ cái tôi sao cho hài hòa, không nghiêng bên nào quá. Khi cảm
xúc lấn áp lý trí hay khi lý trí lấn áp cảm xúc trong một con người thì không
phải là hai cái tôi trong con người đối nghịch lấn áp nhau mà là cái tôi của
chính người đó diễn biến theo chiều tích cực hay tiêu cực mà thôi. Vậy cho nên
trong con người không có hai cái tôi bao giờ.
2 - Nguyên Lạc viết
“Chỉ có
"xỉn" rượu và do đó "xỉn tình đời" mới nghiêng ngả, chông
chênh. Và do đó TRĂNG nghiêng theo, đổ sầu vào lòng tác giả. Phải không?
Đây là "cơn hứng" (phút xuất thần)
của tác giả khi "xỉn rượu" đầy tâm tư, nhớ TÌNH, ĐỜI. Rượu giải phá
"thành sầu" nhưng được không? Hay là càng sầu thêm.”
Bài
thơ “Nghiêng”
là bài thơ viết về sự hồi ức một quá khứ lâu dài mà tác giả vì một lý do gì đó
đã để trôi đi những hương vị ngọt nào của một cuộc tình. Bài thơ “Nghiêng”
không viết về tác giả nổi “cơn hứng”,
“xỉn rượu” làm cho “nghiêng ngã”, “chông chênh” như nhà bình thơ đã nói ở trên. Cái chữ “Ai từng” cho ta thấy là tác giả nhớ về
quá khứ chứ không phải hiện tại. Câu thơ “Chắt
lắng hết hương mê’ cho ta thấy một hành động chậm chạp, chắt cho lắng hết
chớ không phải là đổ ào đi. Vậy thì ý nghĩa của câu thơ là tác giả đã tự tay
mình chao nghiêng “bình tình yêu” và chắt đi cái hương vi mê ly cho bằng hết.
Câu thơ đó chứng tỏ tác giả đang ân hận về những gì mình trong quá khứ đã làm
cho cuộc tình phải cạn yêu đương.
Có thể thi nhân viết bài thơ trong khi say
nhưng chủ đề của bài mà thi nhân muốn nói là hồi ức và ân hận. Người bình thơ
phải đồng cảm với diển biến xảy ra trong chiều sâu tâm hồn tác giả chứ không
phải làm lạc chủ đề cúa bài thơ, đưa chủ đề của bài thơ qua một lảnh vực khác
không ăn nhập gì cả. Người bình có thể đề cập đến cái say của tác giả nhưng
phải đặt ở phần phụ, phần nói thêm để diễn đạt sâu thêm về bài thơ mà thôi. Ở
đây nhà bình thơ viết về cái say, cái xỉn mà hoàn toàn bỏ qua chủ đề chính của
bài thơ là tưởng nhớ và ân hận. Hơn nữa bài bình thơ khi khen chỉ khen chung
chung, không biết cái hay của bài thơ ở chổ nào, ở câu thơ nào, ở ý nào hay ở
tứ thơ nào cả.
3 - Nguyên Lạc viết:
“một bài thơ hay phải có ba yếu tố: vần, nhạc và họa” “Thơ không có vần, nhạc,
họa cũng giống như bộ xương thịt đã mát hết. Ai có thể ôm ấp, làm tình với bộ
xương”
“Tuy
nhiên về vần, theo chủ quan, cách ngắt dòng của La Thụy chưa hoàn toàn đạt”
“Theo tôi câu 4 ngắt dòng như thế này thì
tuyệt, ̣xin ghi lại bài thơ
1. Ai từng chao nghiêng
2. Chắt lắng hết hương mê
3. Chừ hoài niệm
3.' Len lỏi ngoằn ngoèo
4. Trong ký ức
5. Tình xưa hẹn ước
6. Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?”
Đọc Phạm Đức Nhì ở trên ta thấy ông đã công
nhận “Nghiêng” là một bài thơ trọn vẹn gây cảm xúc từ tầng 1(câu chữ) cho đến
tầng 2 “thế trận”, nghĩa là ngoài những cái hay khác thì bài thơ được gieo vận
hợp lý mà tài hoa. Thế nhưng Nguyên lạc nói ngược lại hết.
Nhà bình thơ Nguyên Lạc nói “một bài thơ hay phải có ba yếu tố: vần, nhạc và họa” “Thơ không có vần, nhạc,
họa cũng giống như bộ xương thịt đã mát hết. Ai có thể ôm ấp, làm tình với bộ xương”
Thế rồi nhà bình thơ lại nói: “Tuy nhiên về vần, theo chủ quan, cách ngắt
dòng của La Thụy chưa hoàn toàn đạt”
Vậy là nhà bình thơ Nguyên Lạc gián tiếp nói
thơ La Thụy như bộ xương thịt đã mất. Nếu không mất hết thì bài thơ cũng giống
như một thân thể cháy sém lòi xương ra rồi.
Thế rồi nhà bình thơ Nguyên Lạc còn làm thầy
dạy tác giả La Thụy chỉnh sửa thơ nữa chứ:
“Theo
tôi câu 4 ngắt dòng như thế này thì tuyệt, ̣xin ghi lại bài thơ
1. Ai từng chao nghiêng
2. Chắt lắng hết hương mê
3. Chừ hoài niệm
3.' Len lỏi ngoằn ngoèo
4. Trong ký ức
5. Tình xưa hẹn ước
6. Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?”
Nhà thơ La Thụy, một cây bút được nhiều thi
hữu ái mộ, không bậc đàn anh cũng có tầm cỡ trên văn đàn. Thế nhưng Nguyên Lạc
đã bày cho ông ấy làm thơ. Đó là một thái độ trịch thương. Thế nhưng nhà phê
bình thơ cũng bày sai trật quá đổi, chưa nói là ấu trỉ vô cùng.
Bài thơ “Nghiêng” là một bài thơ tự do, chữ
và vần không bó buộc khắt khe lắm. Tuy thế dầu là thơ tự do cũng phải có lúc
trầm lúc bổng. lúc dồn đập lúc du dương.
Xin hảy đọc bài thơ nghiêng của La Thụy:
NGHIÊNG
Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?
La Thụy
Người biết ngâm thơ hay không biết ngâm thơ,
cứ thử ngâm to bài thơ nầy lên. Ta sẽ sẽ thấy câu thơ “Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” làm cho âm điệu bài thơ ở chổ nầy
ngân lên. Âm vọng của nó sẽ truyền tải đến ta sự thiết tha trong lòng tác giả. Nay người bình biểu cắt câu thơ “len lỏi
ngoằn ngoèo trong ký ức” thành hai câu “Len
lỏi ngoàn ngoèo/ Trong ký ức” lập tức làm cho cả bài thơ thành một bài vè
hoặc một bài lô tô vậy.
Người bình cho rằng câu thơ nầy không ăn vận
với câu trên nhưng thật ra nó ăn câu trên ở yêu vận.
Tóm lại bài bình của Nguyên Lạc không nói
được gì cho bài thơ cả ngoài việc cho người đọc thấy tác giả say và xỉn và
chếnh choáng mà thôi. Đem câu “Dục phá
thành sầu tu dụng tửu” vào đây để biện luận cho lời bình chỉ là phá thêm
cho bài thơ hay mất đi nhiều ý nghĩa thâm thúy, vô biên và quyến luyến.
Châu Thạch xin cảm ơn quý vị đã đọc bài viết
thật dài ./.
Mời thư giãn với nhạc phẩm ANH CÒN NỢ EM
của Anh Bằng, thơ Phan Thành Tài, qua tiếng hát Quang Dũng:
*.
CHÂU THẠCH
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 20.02.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét