(Nguồn ảnh" internet) |
DUYÊN VÀ NỢ
*
(Tác giả Đào Văn Bình) |
Trong
kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện
duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng:
Tục
truyền Tháng Bảy mưa ngâu.
Con
Trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền.
Một
rằng duyên hai là rằng nợ.
Sợi
xích thằng ai gỡ cho ra.
Chức
Nữ con Trời, chuyên ngồi dệt lụa trong cung cấm mà lấy phải anh chàng chăn trâu
thì đúng là chướng duyên hay nợ từ kiếp trước. Rồi chuyện Chử Đồng Tử và Tiên
Dung Công Chúa. Tiên Dung Công Chúa con Vua Hùng thứ 18 đáng lý ra phải lấy một
hoàng tử đẹp trai mới gọi là lương duyên chứ. Thế tại sao lại lấy một anh chàng
nhà nghèo không có khố để mang? Cái này rõ ràng là nợ và làm vua cha buồn lòng.
Thế
nhưng Tiên Dung Công Chúa là người thông minh tuyệt vời và hiểu rằng đời này
làm gì có sang hèn. Công chúa con vua, vua bị truất phế, ngày mai ra chợ bán
rau là lẽ thường. Còn Chử Đồng Tử lại là một Phật tử cho nên hai người đã biến
nợ thành mối lương duyên , đẹp lòng cả vua cha, đẹp lòng nhân gian và còn lưu
truyền mãi tới ngày nay.
Nhân
gian thường không hiểu trong Duyên có Nợ và trong Nợ có Duyên cho nên đã tách
biệt Duyên và Nợ. Theo dân gian thì:
1) Nợ là gặp nhau, lấy
nhau để đem lại khổ đau, phiền não cho nhau, chẳng hạn như: Mắng chửi, đánh
đập, ghen tuông, hành hạ nhau, phá nát tài sản. Nếu là con cái thì lêu lổng,
trộm cướp, nghiện ngập xì-ke ma túy, cuối cùng ngồi tù làm khổ cha mẹ, anh chị
em. Nợ có nhiều thứ như:
-
“Nợ đồng lần” là nợ từ thế hệ này sang thế hệ kia. Thí dụ: Ông bà phải nuôi cha
mẹ chúng ta. Cha mẹ chúng ta phải nuôi chúng ta. Rồi chúng ta phải nuôi con.
Con chúng ta lại phải nuôi cháu chúng ta. “Nợ đồng lần” cũng có nghĩa là nợ
truyền kiếp từ đời này sang đời kia. Thú thực mà nói, ngày nay sau khi học
Phât, nhìn thấy cô gái mang thai tôi thương cảm vô cùng. Có con thì vui
đó, nhưng biết bao trách nhiệm, bao gian nan, bao cực nhọc để nuôi con. Khi con
khôn lớn chưa chắc đã báo đáp công ơn cha mẹ. Đúng là “nợ đồng lần” của kiếp
người.
-“Nợ
đời” tức là phải nai lưng ra phục vụ cho đời vô cùng cực nhọc. “Nợ đời”cũng có
nghĩa là “kiếp người phải thế”. “Kiếp tằm phải nhả tơ” cũng nằm trong ý này.
-“Nợ
áo cơm”. Đã sinh ra thì phải sống. Muốn sống phải có áo cơm. Muốn có áo cơm
phải làm việc vất vả, buông ra thì chết, giống như món nợ vậy. Bình minh
vừa ló dạng, con chim phải rời tổ để đi kiếm ăn. Nhìn cánh chim bay lượn
trên trời chúng ta ước ao được như chim nhưng có biết đâu nó đang hối hả để
kiếm mồi, không có miếng ăn thì chim sẽ đói và chết. Loài vật cũng “nợ áo cơm”
như chúng ta.
2) Duyên là gặp nhau để đem
lại sự tốt đẹp và hạnh phúc cho nhau. Duyên có “lương duyên” và “duyên trời”.
Trai gái lấy nhau gọi là “kết duyên”.
-Tuy
nhiên cũng có những thứ duyên không tốt như “vô duyên”. “Ăn nói vô duyên” tức
nói lạc lõng không ăn nhập gì tới chuyện đang bàn.
-Rồi
“vô duyên đối diện bất tương phùng”. Vô duyên ở đây có nghĩa là không tâm đầu ý
hợp, không cùng một tần số, chỏi lại nhau. Khi đã “vô duyên” rồi thì, ngồi cùng
bàn, ở cùng phòng, ăn cùng mâm cũng không thèm nói chuyện với nhau. Còn
xa tít mù khơi nếu tâm đầu ý hợp thì gọi điện thoại, gửi điện thư, lời nhắn
liên miên, tâm sự cho thỏa thích.
-Rồi
“vô duyên” còn có nghĩa là không thích, không mến, không hấp dẫn. Chẳng hạn như
nói, “Tôi vô duyên với đá bóng.” Điều này có nghĩa là dù tôi đã tập đá bóng
nhiều lần nhưng cuối cùng đá bóng không phải là sở trường, sở thích của tôi.
-Còn
“có duyên” tức là không đẹp lắm nhưng nhìn dễ ưa, dễ mến. “Ăn nói có duyên” là
ăn nói vui vui mà hợp lòng người.
-“Có
duyên” còn có nghĩa là thích, thích hợp, gắn bó. Chẳng hạn như nói, “Tôi có
duyên với Phật pháp.” tức Phật pháp hợp với tôi, dù chỉ nghe qua một vài lần
tôi đã hiểu và tin theo.
-Duyên
còn có nghĩa là “do run rủi”, do tình cờ mà gặp nhau, do hoàn cảnh đẩy đưa.
Thí dụ: Cùng đi thi, cùng gặp nhau trong một chuyến du lịch, trong một tiệc
cưới, trong một ngày hội, cùng học một trường. Cụ Nguyễn Khuyến trong bài thơ
khóc Cụ Dương Khuê đã gọi chuyện hai người kết bạn với nhau là “duyên trời” qua
câu thơ, “Trong cơn gặp gỡ biết đâu duyên trời”.
-Có
một thứ duyên rất tức cười là “duyên con bò”. Tức gặp nhau thì mừng rỡ, thương
mến, nhưng sau đâm ra cãi cọ nhau tối ngày, xung đột rồi chia tay.
-Rồi
“duyên kiếp” tức do số phận lôi kéo phải ăn ở với nhau suốt đời nhưng không ưng
ý. Trong các bản nhạc Bolero ủy mị thường thấy người ta khóc than “duyên kiếp
bẽ bàng” rồi có khi “duyên thừa” nữa!
-Rồi
“duyên phận” là người ta thì tốt, còn mình thì hẩm hiu, như lấy phải chồng xấu,
chồng nghèo, vợ xấu vợ nghèo.
-Duyên
còn có thể định nghĩa là “điều kiện”hoặc “hoàn cảnh bên ngoài” để hai sự kiện,
hai cá nhân gặp gỡ và tác động vào nhau. Trong hóa học có thể gọi “duyên” là
chất xúc tác. Trong Đạo Phật có Thập Nhị Nhân Duyên để giải thích mọi nguyên do
của khổ đau, sinh tử luân hồi và vạn pháp trong cõi Ta Bà này.
-Rồi
phước duyên có nghĩa là trong cuộc đời này gặp tai nạn, khổ đau, bất ưng muốn
tự tử chết cho rồi, may gặp thiện tri thức, tăng/ni chỉ bảo cho, bỗng đại ngộ,
thay đổi cả cuộc đời và tìm thấy hạnh phúc.
Theo
quan niệm của người đời thì duyên là duyên, nợ là nợ và không thể nào nợ thành
duyên. Chẳng hạn không có chuyện chủ nợ đến đòi nợ lại vui vẻ, tha thứ cho con
nợ. Nếu không trả nợ thì phải truy tố ra tòa hoặc có thể mướn sát thủ đòi nợ
thuê để thanh toán.
Thế
nhưng theo Đạo Phật thì: Nếu trong sinh đã có tử, trong vui đã có
buồn, trong ngày đã có đêm, thì trong duyên đã có nợ và trong nợ đã
có duyên. Tất cả đều do Tâm mình mà ra. Thí dụ:
-Một
đôi trai gái xứng đôi vừa lứa lại, đẹp đẽ, giàu có, danh vọng, yêu nhau say
đắm, rồi lấy nhau, đám cưới linh đình như đám cưới của hoàng gia. Báo chí,
truyền hình loan tải, cả triệu triệu thanh niên thiếu nữ thèm khát. Đây đúng là
duyên trời, là hạnh phúc tuyệt vời của thế gian. Thế nhưng chỉ vài năm hay vài
tháng đã đưa nhau ra tòa rồi ly dị vì không chịu nổi nhau do: Lối sống khác
nhau, sở thích khác nhau, món ăn khác nhau, bạn bè giao du khác nhau, cách nuôi
dạy con cái khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau. Bà tối ngày trưng diện,
sơn móng tay, quần áo mới mặc một lần đã quăng bỏ, giày dép, túi xách, nữ trang
sắm không biết mệt… và cả trăm thứ khác nhau khiến cãi cọ liên miên, coi nhau
như thù địch và… chia tay. Như vậy câu chuyện tình khởi đầu là lương duyên, trong chớp nhoáng đã
biến thành nợ. Trong Tam Quốc Chí, ba anh em Lưu-Quan-Trương gặp nhau tâm
đầu ý hợp kết nghĩa đệ huynh để mưu đồ đại sự, đúng là duyên trời. Thế nhưng
cam kết “đồng sinh, đồng tử” không thể nào thực hiện được đã biến duyên trời
thành món nợ vô cùng rắc rối, phá hỏng sự nghiệp của Lưu Bị khi Quan Vân Trường
bị Lữ Mông chém đầu. Nếu Lưu Bị không cất quân báo thù cho Quan Vân Trường theo
lời van xin, thúc ép của Trương Phi thì là kẻ bất nghĩa, phản lời thề. Mà cất
quân đánh Đông Ngô thì vô cùng bất lợi, tai hại cho đại cuộc. Cho nên trong đời
này chúng ta chớ vội mừng khi gặp mối lương duyên và chớ vội buồn khi chúng ta
gặp “của nợ”. Quỷ Vô Thường của cuộc sống này sẽ biến Nợ thành Duyên và Duyên
thành Nợ trong chớp nhoáng.
-Một
đôi trai gái do hoàn cảnh éo le nào đó đã phải lấy nhau, thật không ưng ý, đúng
là của nợ. Thế nhưng người vợ hay người chồng do được biết tới Phật pháp đã
thực hành hạnh yêu thương và nhẫn nhục để biến thực tại không ưng ý thành hạnh
phúc. Họ biết chịu đựng nhau, biết giúp đỡ, an ủi và hiểu nhau…cuối cùng thì
hai người đã tìm thấy hạnh phúc. Tôi đã có dịp xem một chương trình truyền hình
trên đài Fox News lớn nhất nước Mỹ. Khi họ hỏi một người đàn bà Mỹ khá
thành công là tại sao bà luôn luôn sống hạnh phúc. Câu trả lời đơn giản và đầy
bất ngờ là, “Tôi hạnh phúc là vì tôi không tranh cãi hay xung đột với chồng
tôi. Hễ ông ấy thích cái gì thì tôi thích cái nấy.”
Bạn
ơi,
Chúng
ta có vạn cách để làm cho người ta ghét mình.
Và
chúng ta cũng có cả ngàn cách để người ta yêu thương, quý trọng mình.
Vậy
thì,
Trong
đời này,
Nếu
may mắn có Duyên rồi thì hãy củng cố và giữ gìn Duyên ấy.
Hạnh
phúc không phải là chuyện tự nhiên hay trên trời rơi xuống.
Mà
do nỗ lực, cảnh giác, vun đắp từng ngày.
Xin
bạn nhớ cho,
Cái
gì cũng có thể bị Quỷ Vô Thường lấy đi.
Cho
nên phải uyển chuyển để đối mặt với nó.
Còn
nếu như bạn mắc Nợ,
Thì
xin bạn công bằng mà trả nợ.
Nhưng
hãy trả bằng hạnh nhẫn nhục và vị tha.
Bạn
sẽ từ từ sẽ biến Nợ thành Duyên.
Qua
câu chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung Công Chúa,
Nếu
bạn là con gái của đại gia,
Lấy
phải anh chàng nghèo xơ xác.
Chưa
chắc đó là nợ,
Mà
có thể là mối lương duyên.
Còn
bạn hào hoa, đẹp trai, học giỏi.
Lấy
phải “cô bé lọ lem”.
Coi
chừng đó lại là mối tình hoa mộng.
Bởi
vì biết đâu trong đời bạn “lên voi xuống chó”.
Mà
“cô bé lọ lem” đó vẫn còn yêu bạn.
Thì
đây chính là người tình chung thủy tuyệt vời.
Thế
thì,
Duyên
và Nợ cùng chung một thể.
Do
tâm mình biến hiện mà thôi.
Khi
bạn yêu thì đó là duyên.
Khi
bạn ghét và không ưng thì đó là nợ.
Nếu
bạn hiểu được như thế.
Thì
bạn sẽ hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Hãy
tạm ví dòng sông tuợng trưng cho khổ đau.
Người
không biết bơi nhảy xuống đó là cuộc tự sát.
Còn
đối với người biết bơi lại là cuộc tắm mát nhẹ nhàng.
Bạn
ơi,
Pháp
Phật sẽ giúp bạn,
Biến
nợ thành duyên,
Biến
khổ đau thành hạnh phúc.
Bạn
hãy tin như thế.
*
Calfornia ngày 22/1/2019
ĐÀO VĂN BÌNH
Địa chỉ: Tiểu Bang California, Hoa kỳ.
Email: daovanbinh@sbcglobal.net
.
.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..………
- Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn gửi ngày
02.04.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét