(Nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh) |
NGUYỄN ĐĂNG
ĐIỆP
BỐC THƠM HỮU
THỈNH
*
"Hữu
Thỉnh và quá trình đổi mới thi ca"
Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 06 tháng 7
&8.2014
- Vụ lợi
- Không vì học thuật
Đỗ Hoàng
(Nhà thơ Đỗ Hoàng) |
Hữu Thỉnh và Nguyễn Đăng Điệp, tôi đã phản biện
quá nhiều và cũng một mình nói giữa sa mạc trước một biển người văn chương mậu
dịch, tem phiếu đông rinh rích (chứ của Paul Nguyễn Hoàng Đức) làm sao không bị
phản ứng. Có kẻ chuyên nâng bi cho HữuThỉnh khích bác tôi: "Ông làm vừa vừa không thì thành anh Chí"
(Chí Phèo)
Định không viết bài nữa, nhưng đọc Nguyễn Đăng
Điệp bốc thơm HữuThỉnh - "Hữu
Thỉnh và quá trình đổi mới thi ca" thì thấy rất vụ lợi, không vì
học thuật mà sai rất nhiều thứ từ cảm nhận thơ, nhận định đánh giá một tác giả,
một tác phẩm, trào lưu văn học... rất vô duyên nên
lại phải lên tiếng!
Nguyễn Đăng Điệp xuất thân học Đại hoc Sư phạm Hà
Nội II Xuân Hòa, về Viện Văn học, lấy được bằng "tiến sĩ" rồi lên đến
chức Viện trưởng Viện Văn học (!) Còn Hữu Thỉnh tôi
đã viết nhiều về ông. Hữu Thinh
là một người "vi thi lập thân" (tiến thân bằng thơ), lại không có tài
thơ "lấy khéo léo" thay thơ nên mắc "tứ chứng thi y" (sáo,
dở, nhạt, nhắng), "xảo ngôn nịnh sắc, tiện sỉ nhân" (lựa lời nịnh
gái, kẻ không đàng hoàng), thơ như chum nước, nhỏ giọt sữa nghe chua chua không
biết mùi gì...
Nguyễn Đăng Điệp, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Văn
học mà bình văn thế này: "Khi Hữu
Thỉnh cất lên "Lời thưa" mở đầu cho tập thơ "Thư mùa đông":
"Tôi vẫn thường hay lẩn với mồ hôi/ Xin bạn cứ hình dung một mảnh đời lấm
láp"...người đọc lập tức nhận thấy sự thay đổi trong giọng điệu nghệ thuật
thơ anh! Cái chất giọng ru vỗ, ngột ngào mang tính sử thi trong "Đường tới
thành phố" và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua
chát, đau đời. Đặt trong hành trình sáng tạo thi ca của Hữu Thỉnh, sự chuyển
đổi này hết sức cần thiết, nhất là khi "Đường tới thành phố "của anh,
cùng với "Những người đi tới biển" của Thanh Thảo xuất hiện trước đó
vài năm được coi là những trường ca hay nhất của nền thơ chống Mỹ".
Đúng là bình văn theo kiểu học trò phổ thông.
Nhận định như thế chứng tỏ Nguyễn Đăng Điệp không thẩm được thơ, không biết
đánh giá nhận định chân tính của một tác giả, một thời điểm văn học, một trào
lưu văn học. Kiến văn rất thấp. Hoặc giả có biết nhưng vụ lợi bẻ cong ngòi bút
của mình!
Hữu Thỉnh không có câu thơ nào hay, hai câu trích
sau:
"Tôi vẫn
thường hay lẩn với mồ hôi
Xin bạn cứ hình
dung một mảnh đời lấm láp "...
thì quá chung chung, quá ư là dở!. Tôi lẩn với mồ
hôi lúc nào? Làm sao lại lẩn với mồ hôi? Mồ hôi mình hay mồ hôi người khác? Câu
trên đã không rõ ràng, câu tiếp nhạt nhẽo,vô bổ!
Thế mà Nguyễn Đăng Điệp vịn vào hai câu thơ dở
này bôi trơn: "Người đọc lập tức
nhận thấy sự thay đổi trong giọng điệu nghệ thuật thơ anh" Cái chất
giọng ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong "Đường tới thành phố"
và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua chát, đau
đời.
Đấy là một nhận định sai. Hữu Thỉnh và cả một thế
hệ thơ chống Mỹ viết theo mệnh lệnh người cầm quyền đến người viết dở nhất, kém
nhất không một ai có cái "giọng điệu
ru vỗ" như Nguyễn Đăng Điệp phát hiện! Hữu Thỉnh viết thuộc loại
"sáo, dở, nhạt, nhắng" nhưng cũng không có cái "ru vỗ" ấy!
"Ta đứng trong
chiến hào
Bỗng thấy mình cao
lớn!"
(Hữu Thỉnh - Âm vang chiến hào)
Tuy hô khẩu hiệu quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh,
những Nguyễn Đăng Điệp không thể tìm ra chỗ "ru vỗ" nào!
Không chỉ thơ chống Mỹ Việt
Nam mà thơ chiến
trận thế giới, dù bài hát ru đi
nữa cũng không hề có "ru vỗ":
"Thúc chân lên
ngựa bồi hồi
Tay mang vũ khí
thành người chiến binh"
(Bài hát ru Cô dắc - Bằng Việt dịch)
Giọng "ru vỗ", Nguyễn Đăng Điệp bốc
thơm Hữu Thỉnh, hóa ra hạ thấp Hữu Thỉnh. Thơ Hữu Thỉnh viết ngoài sa trường
thua cả ả vừa đẻ con trong hầm tránh máy bay vừa viết thơ nựng con với giọng
"ru vỗ". Ngay ngồi trong quán rượu người ta cũng không nịnh thối như
thế. Hữu Thỉnh tuy chỉ có viết dở, tấu hài, sáo, nhạt., nhắng.. chứ không phải
ả đàn bà làm thơ mà ru vỗ! Đã ru thì có vỗ trong đó rồi, nói ru vỗ cho lạ tai
nhưng nó giống như mụ già mặc váy đứng đái!
Rồi lại nhận định, thẩm định,đánh giá khôngchính
xác tiếp: "Đường tới thành phố " của anh, cùng với "Những người
đi tới biển" của Thanh Thảo xuất hiện trước đó vài năm được coi là những
trường ca hay nhất của nền thơ chống Mỹ". Tôi nghĩ, ngay phe thắng cuộc
cũng không đánh giá như thế này. Chứ cả một dân tộc Việt điêu linh, tan nát
ba,bốn chục năm chiến tranh,ai lại phong tặng những tác phẩm cố động tán dương
những thứ nhạt nhẽo lên ngôi vị cao như thế!
Trường ca hay nhất trong chống Mỹ nhìn ở nhãn
quan phe chiến thắng thì chỉ có Chim Chơ-rao của Thu Bồn:
"Mẹ thường
khen hàm răng con đẹp
Hé môi cười ánh
sáng cười theo
Con đã cà rồi, hàm
răng ngà ngọc
Khố trần, một ống
bương đèo"....
Tiếp đến "Ở làng Phước Hậu" của Trần Vũ Mai, nữa là "Đất nước hình tia chớp" của Trần Mạnh Hảo. "Đường tới thành phố"của Hữu Thỉnh, "Những người đi tới biển" của
Thanh Thảo còn khuya! Hãy đợi đấy!
Trường ca "Đường tới thành phố" của Hữu Thỉnh
thì yếu kém toàn diện! Một tựa đề rất phản cảm. Tựa đề và nội dung học Tàu Ô -
lấy nông thôn bao vây thành thị, ăn cướp thành thị! "Đường tới thành phố" của Hữu Thỉnh kể lể dài dòng văn tự, con
cà con kê, nuóc ốc, lôi thôi lếch thếch cả nội dung, cả nghệ thuật câu chữ. Nó
tụng ca một cách võ biền vâm sức của thằng anh trấn lột thằng em, dùng súng đạn
lấy hết nhà cửa, ruộng vườn, vợ con chúng nó! Không sót một thứ gì:
"Ti vi, quạt
điện, bàn là
Búp bê, quần áo,
đất, nhà bát cơm".
Thế mà Nguyễn Đăng Điệp cho nó hay nhất thời
chống Mỹ(!) Hay kể từ dưới lên trên (!)...
Qua đó ta thấy năng
lực thẩm thơ của Nguyễn Đăng Điệp là con Zê rô!
(Không điểm)
Nguyễn Đăng Điệp bốc thơm tiếp:
"Cái
chất giọng ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong "Đường tới thành
phố" và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua chát,
đau đời." Nghe có mùi các bể mắm bà con Ngư Thủy, Quảng Bình bị nước
mưa và rắn, chột chui vào chết lâu
ngày, thối hoắc, thối hinh!
Một người như Hữu Thỉnh nhờ khéo léo, mẹo vặt từ
anh lính binh nhì lên lảnh đạo đứng đầu bảng văn nghệ làm sao có chất giọng "ưu tư, chua chát, đau đời". Sến hết
sức!
Cha ông nói: "Diện bất sầu, tâm bất quảng" (Mặt không buồn, lòng không
rộng). Người như Hữu Thỉnh, mặt lúc
nào cũng tươi hơn hớn như trúng vé số độc đắc, như cô gái hát chèo trên sân
khấu làm sao mà có ưu tư, chua chát, đau đời!
Từ khi tập viết lúc trẻ đến khi về già, Hữu Thỉnh
chỉ có một điệu đàn: tấu, hài, tò he! Chấm hết!
Thời trẻ:
"Hội diễn hôm
nay rất là vui
Đại đội trưởng thế
mà duyên
Tưởng cô binh trạm
vào chúc tết
Cới bỏ khăn choàng
chính trị viên"
(Âm vang chiến hào)
Thời già:
"Có đám mây
mùa hạ
Vắt nửa mình sang
thu"
(Sang thu)
Nhại:
Có chàng trai một
tạ
Vắt nửa mình sang
em"
Hữu Thỉnh trước sau là anh tấu , hài, tò he...
làm gì, có gì, mà có quá trình"đổi mới thi ca" (!)
Trong bài viết bốc thơm "Hữu Thỉnh và quá trình đổi mới thi ca",
Nguyễn Đăng Điệp nịnh thối gần đến 8000 chữ nhưng toàn một mùi thum thủm! Những
câu thơ trích ra để nịnh đều là những câu dở, trừ mấy câu này tàm tạm nhưng cũng
ảnh hưởng cóp ý Nguyễn Bính:
"Một mình một
mâm cơm
Ngồi bên nào cũng
lệch
Chị chôn tuổi xuân
trong má lúm đồng tiền"
"Hồn trinh
chôn chặt chân giường
Em còn cho chị lược
gương làm gì"
(Nguyễn Bính)
Có bản chép: "Hồn trinh ôm chặt chân giường"
Còn ngoài ra thơ trích không chấp nhận được:
"Tôi thường bị
đâm gai của hoa hồng xua đuổi
Với hạnh phúc tôi
đứng ngoài song cửa
Với chia tan tôi là
khúc ca buồn..."
"Tôi ngôi
buồn, tôi đếm ngón tay
Có mười ngón tay
đếm đi, đếm lại"
...
"Những chùm
quả bình yên
Rơi xuốn triền núi
vắng
Trời muốn nói câu
gì
Ngó ta
Rồi im lặng"
...
"Tôi hay héo
như nước
Tôi hay buồn như
cây"....
Bẻ đốt ngón tay, đếm ngón tay ở trong trường hợp
nào chứ, mà thường là phái yếu họ mới có động tác này:
"Thôi em đừng
bẻ đốt ngón tay
Nước mắt thì dễ lây
mà rừng thì lặng quá"
(Phạm Tiến Duật)
Còn ông đực rựa ngồi bẻ đốt ngón tay, tay đếm ngón tay trong đời thực đã vô duyên, nói
chi trong thơ ca!
Nguyễn Đăng Điệp tán dóc:
"Thơ Hữu Thỉnh về sau có cách nói ngỡ như là
quanh quẩn "Tôi ngồi buồn, tôi đếm ngón tay/ Có mười ngón tay đếm đi, đếm
lại". Những ai vội vàng rất có
thể bỏ qua nó. Nhưng ngẫm ra những câu thơ không đâu ấy giấu sau nó cái tâm
trạng chú thể trữ tình. Phải loay hoay bối rối thế nào đó mới có cái tư thế kỳ
lạ ấy." Nguyễn Đăng Điệp tan tiếp: "Hữu Thính đặc biệt là người nhạy cảm với thân phận. Thơ anh nói nhiều
với thân phận buồn nhiều, vui ít nhưng ở đó
luôn luôn ẩn chứa những vẻ đẹp cao cả sau nhiều lặng lẽ hy sinh."
Nghe thối hoắc!
Kim Thánh Thán cho rằng tình cảm là linh hồn của
thơ ca. Thánh Thán cho rằng khi làm thơ, không chỉ quan tâm tình cảm nông sâu,
mà còn là độ bao quát rộng hay hẹp. “Làm
thơ không chỉ viết ra những điều từ trái tim mình, mà là nói hộ cho những người
có cùng tâm trạng với mình. Nói lên tâm tư của mình thì có thể làm ngòi bút
mình rơi lệ; nói được tâm trạng của những người giống mình, thì có thể làm cho
người đọc thơ của ta rơi nước mắt” (7).
Trong khi cả dân tộc Việt xơ xác, đói nghèo kiệt
cùng hậu chiến 1975:
"Năm Mậu Ngọ
mất khoai
Năm Kỷ Mùi tàn lúa
Bao thuyền nhân xạc
xài
Chết làm mồi cho
cá!"
(Đỗ Hoàng)
"Các em thất
tiết nhiều hơn trước
Bộ mặt nào cũng nhuốm
phong sương"
(Bùi Chí Vinh)
Trong thời điểm sau 1975, "tẩy binh mã (rữa
khí giới)
"Nhà nông mong
cho mưa nắng thuận hoà.
Khắp nơi, chim bố
cốc giục gieo mạ xuân,
Lính sông Kỳ hãy về
đi đừng chần chờ,
Thiếu phụ thành Nam
nhớ chồng, buồn mơ nhiều...
Sao có tráng sĩ kéo
sông Ngân xuống,
Rửa sạch dao mác,
mãi mãi không dùng"
Trong khi cả dân tộc chết chìm như thế, thì Hữu
Thỉnh lên Đà Lạt ngồi viết trường ca "Đường tới thành phố" tụng ca lấy nông thôn bao vây
thành thị, tụng ca thằng anh trấn lột thằng em" tráng một tí
đói nghèo của phe chiến thắng:
"Thành phố đã hiện
ra trước mắt các quân đoàn
Treo rộn rực bao
điều trong ánh điện
Nghe sột soạt chút
gì như kỷ niệm
Qua khu vườn vừa
giáp mặt đầu tiên
Xe đang qua những
cây số cuối cùng
Nối thành phố và
con đường mang tên Bác"
Viết tréo hoe cánh ngỗng như thế có ai rơi nước
mắ!
Một việc nịnh thúi của Nguyễn Đăng Điệp rất bốc
mùi là tán dương bài thơ "Hỏi".
"Hỏi
là một thi phẩm xuất sắc của Hữu Thỉnh. Đây là bài thơ có cách xây dựng tứ lạ
và mới. Theo sự quan sát của tôi, cho dù còn có ai kia cho rằng bài thơ này
phảng phất hơi hướm của "Tây", nếu có ảnh hưởng thì đó là phần nhiều
lối ảnh hưởng song song thay vì ảnh hưởng trực tiếp. Quan trọng hơn, dường như
đến nay trong thơ Việt hiện đại chưa ai dựng tứ kiểu này. Sức hút lớn nhất của
"Hỏi" nằm ở nghệ thuật tổ chức cấu trúc và cách vận dụng thủ pháp
trùng điệp của thi ca." Viết thế thì bằng
chửi cha Hữu Thỉnh ăn cắp cho xong việc!
Hữu Thỉnh
Hỏi
- Tôi hỏi đất: Đất
sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao
nhau.
Tôi hỏi nước: Nước
sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy
nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống
với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào
nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người
như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người
như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với
người như thế nào?
- Người sống với
người như thế nào?
Nữ thi sỹ Đức Christa Reinig
Thượng đế đã làm ra mặt trời
Thượng đế đã làm ra
mặt trời
Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói:
- Tôi ở bên em.
Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả
lời tôi
Mặt trời nói:
- Tôi ở bên em.
Tôi gọi các vì sao
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói:
- Chúng tôi ở bên
em.
Tôi gọi con người
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - và im
lặng
Không ai trả lời
tôi.
Quang Chiến dịch
(Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 6-2002) (*)
Chúng tôi xin được in lại bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh và bài “Thượng đế đã làm ra mặt trời” của nữ
thi sỹ Đức Christa Reinig để bạn đọc tham khảo. Bài thơ của Christa Reinig được
công bố năm 1964, trong một tập thơ đoạt giải văn chương Bremen của Đức. (Theo lời chú trên mạng)
Thật ra bài "Hỏi" là bài cóp py 100% của bài “Thượng đế đã làm ra mặt trời” của nữ thi sĩ Đức mà văn đàn la ó một thời. Hữu Thỉnh cố chối quanh nhưng làm sao chối
được!
Thứ nhất tầm tư duy người Việt chưa có đẳng cấp
ấy. Anh mới tư duy 12 giờ làm sao anh có tư duy 24 giờ? Có tập thơ ăn cắp tư
duy 24 giờ được Hữu Thỉnh cho giải. Thứ hai Hữu Thỉnh chuyên gia "ăn
vặt" thơ. Hồi chiến tranh, Hữu Thỉnh làm thơ sau anh em khác nên anh em có
bài thơ nào hay Hữu Thỉnh làm na ná như vậy.
Nguyễn Duy có "Bầu trời vuông", Hữu Thỉnh cũng làm "Bầu trời trên giàn mướp"; Hoàng Nhuận Cầm có bài "Tiếng chim trên đồi chốt", HữuThỉnh lại làm bài "Chợ chim"; Phạm Tiến Duật có bài "Nghe em hát", Hữu Thỉnh viết ngay "Đêm liên hoan"... Có điều bài của anh em rất hay, bài Hữu Thỉnh vô cùng dở!
Nguyễn Duy có "Bầu trời vuông", Hữu Thỉnh cũng làm "Bầu trời trên giàn mướp"; Hoàng Nhuận Cầm có bài "Tiếng chim trên đồi chốt", HữuThỉnh lại làm bài "Chợ chim"; Phạm Tiến Duật có bài "Nghe em hát", Hữu Thỉnh viết ngay "Đêm liên hoan"... Có điều bài của anh em rất hay, bài Hữu Thỉnh vô cùng dở!
Bài "Hỏi"
nên đánh lờ đi, kẻo "xấu chàng
hổ ai".
Nguyễn Đăng Điệp chỉ có kiến thức đọc, kiến thức
nghe lỏm, nhưng không có thần văn, cái tâm lại không trong sáng, vụ lợi. Bởi vì
có bài bốc thơm này Hữu Thỉnh mới cho Điệp giải thướng Hội Nhà văn năm đó.
Nguyễn Đăng Điệp viết ra những dòng in tốn giấy, tốn mực, tốn tiền Nhà nước trả
nhuận bút cho tác giả!
Mời thư giãn với nhạc phẩm THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO
của Đỗ Lộc, qua tiếng hát bé Bảo Khương:
*.
Hà Nội,
quảng năm 2014 - 2015
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản của
tác giả gửi qua email ngày 10.12.2016
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét