MỜI ĐỌC:

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

NGHĨ VỀ MỘT NGHI VẤN ĐẠO VĂN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU - Tác giả: Trần Kiêm Đoàn (Hoa Kỳ)

(Nguồn ảnh: internet)
NGHĨ VỀ MỘT NGHI VẤN ĐẠO VĂN
VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
*
LỜI PHI LỘ:
Dầu cụ Nguyễn Du có nghĩ ra cuộc đời Kiều thì cũng chẳng làm cho cụ nổi danh được nếu thơ cụ dỡ ẹt. Cụ nổi danh là nhờ thơ của cụ. Bây giờ dùng miệng lưởi gian xảo đạo của người ta làm của mình thì cũng chẳng làm cho cụ nổi danh thêm, vì cụ đã ngồi chỗ cao chót vót rồi. Thế nhưng con cháu mà lấy gia tài của người khác nói là của cha ông mình rồi cướp về cho mình là đồ vô lại, làm điếm nhục ông bà mình chớ có hay ho gì đâu.
Thương cho ai vì một chút háo danh mà quên cả điều phải trái.
Ngợm người muốn kiếm chút danh
Cảo thơm đem chém treo ngành mà chơi
Sử văn đã chép trăm đời
Nay đem đảo ngược bằng lời ngô nghê
Khuyên ai chớ có làm hề
Danh thì không đến, người chê kẻ cười.
(CHÂU THẠCH)

Thưa Anh Nguyên Lạc,
(Tác giả Trần Kiêm Đoàn)
Là một thầy giáo dạy Văn chương Việt Nam nhiều năm ở quê nhà và dạy Xã Hội, Tâm Lý tại quê người, tôi cũng có nỗi uất ức như các anh khi bình giảng Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Khi nói đến các Đại Thi Hào lừng lẫy của nhân loại như Shakespeare, Dickinson, Poe, Homer, Tagore… thì người ta nghĩ ngay đến sự vĩ đại của nội dung tư tưởng và ngôn ngữ thi ca trong những tác phẩm bất hủ của người nghệ sĩ thiên tài. Nhưng khi chúng ta nhắc đến Thi hào Nguyễn Du của đất nước mình thì bỗng chững lại vì sự ám ảnh của “con ma” Thanh Tâm Tài Nhân được xem là tác giả gốc của Truyên Kiều. Bởi vậy, các anh đang hợp sức đánh động một “Nghi Án Văn Học Sử” bằng cách chứng minh rằng: Thanh Tâm Tài Nhân “ăn cắp văn - đạo văn” truyện Kiều của Nguyễn Du chứ không phải trường hợp ngược lại là Nguyễn Du đã dùng nội dung của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tác Đoạn Trường Tân Thanh.
Thời cận đại và hiện đại từ trước năm 1930 đến bây giờ, tính ra đã có hàng trăm tác giả viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chưa có ai đặt ra nghi án là Thanh Tâm Tài Nhân đã “đạo” tác phẩm thi ca Đoạn Trường Tân Thanh để viết thành cuốn tiểu thuyết văn xuôi Kim Vân Kiều truyện.
Tôi cũng rất háo hức khi nghe tin các anh, toàn là những tác giả thơ văn có bề dày và có những công trình nghiên cứu văn chương nghiêm túc đáng kính nể, đang cố gắng chứng minh nguyên tác Truyện Kiều là của cụ Nguyễn Du.
Tôi hết sức phân vân khi rất muốn theo quý anh để nói lên lòng tự hào dân tộc và thi hào Nguyễn Du là tác giả toàn vẹn của truyện Kiều. Nhưng sau những cố gắng đi tìm những chứng liệu thuyết phục để hỗ trợ các anh thì thật tình là tôi tìm chưa ra. Có lẽ bởi “văn chương tự cổ vô bằng cớ” chăng?
Mới toan nhập cuộc thì những ý tưởng “mơ màng theo thói quen” đã ùa đến, liệt kê không hết. Đại khái như:
- Ngay cái tên ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH thì hầu như đã có sự xác định rằng: Xin kể câu chuyện buồn đứt ruột (là Truyện Kiều) bằng một tuồng chữ mới (là chữ Nôm, là Tân Thanh). Tân Thanh mới chính là linh hồn sáng tạo của nhà thơ.
- Vốn chữ Nôm là tiếng nói đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, nên bài văn Tế Cá Sấu tương truyền là viết bằng chữ Nôm đầu tiên của Hàn Thuyên thì đã có hình ảnh cá lớn, sông nước biển trời của Việt Nam. Thơ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Lê Thánh Tôn… cũng chứa đầy tên tuổi và hình ảnh và lối diễn đạt đậm tính thuần Việt như Đèo Ngang, Đánh Đu, Miếu Vợ Chàng Trương… Nhưng suốt cả Đoạn Trường Tân Thanh, hình ảnh lại rặt thuần túy của Trung Hoa. Từ Hội Đạp Thanh trong Tiết Thanh Minh, đến Lầu Ngưng Bích… khi nói về cảnh và những Sở Khanh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư… khi nói về tình thì Tàu rặt là Tàu. Và, có dịp mấy lần du lịch Trung Quốc, thăm các địa danh có nhắc nhở trong truyện Kiều thì quả nhiên là rầt xứng hợp với lối nhìn và lối cảm xúc của những người Tàu bản xứ. Hình như không có một chút bóng dáng Việt Nam nào.
Những lúc đó tôi lại chạnh lòng chợt nghĩ đến truyện Kiều, đến Thi hào Dân tộc Nguyễn Du là con rồng uốn lượn, là cánh phượng hoàng trong ngôn ngữ, trong “Tân Thanh”, trong kết cấu chữ Nôm, trong linh hồn tiếng nói của dân tộc.
- Về thời điểm sáng tác truyện Kiều có thuyết nói cụ Nguyễn Du viết truyện kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói cụ viết trước khi đi sứ Tàu, khoảng cuối Lê, đầu Tây Sơn. Thuyết cho rằng Cụ viết truyên Kiều trước khi đi sứ Trung Quốc được nhiều người chấp nhận vì sau chuyến đi sứ trở về, Cụ đã liễu ngộ về cái KHÔNG của đạo Phật:
Ngã độc Kim Cang thiên biến linh,
Kim Cang vô tự thị chân kinh.
(Nghìn lần ta đọc Kim Cang,
Kim Cang chân thật là trang không lời).
Với một tinh thần đạt đạo như thế, Cụ làm sao còn đánh động được mọi nguồn mạch cảm xúc vi tế tinh anh và tài hoa để xây dựng nên một truyện Kiều “Ta Bà Thế Giới” đầy những biến cố và ngõ ngách nhân sinh đến như thế.
Nếu chưa đặt chân đến Trung Nguyên làm sao Cụ có thể xây dựng một bản đồ địa lý 15 luân lạc của nàng Kiều đầy ngõ ngách, chính xác và trùm khắp đến như vậy.
Thưa quý Anh, tôi rất ngại ngùng làm chùn bước chân “hành hương văn học” của các anh trong lúc nầy. Nhưng vì các Anh đã “điểm danh” tôi phải nói lên ý kiến của mình nên tôi chỉ có thể nói lên những điều chân thực nhất trong suy nghĩ và tâm cảm của mình.
Tuy rất thương quý và trân trọng cuộc hành trình (cũng lắm gian khổ phải không?) của các anh xuất phát từ tình cảm và tự ái dân tộc, nhưng tôi chỉ có thể im lặng theo dõi. Và nếu cần, tôi chỉ xin đưa ra một đôi điều phản diện. Các anh mạnh mẽ phản biện và “la” tôi, nếu tôi chắp tay ghi nhận thì cũng đồng nghĩa là các anh đã thành công bước đầu trong “the War of Literature” – Văn Chiến – nầy rồi đó, quý bạn hiền ạ.

               
          
-----------------------
Bình luận của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Nam (Chủ nhiệm web Bông Tràm):
Thật tình từ khi nghe thầy cô giảng những câu Kiều trên ghế nhà trường và cho đến tận mãi bây giờ, tôi vẫn luôn nghĩ cụ Nguyễn phóng tác Kiều từ truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng điều đó không quan trọng, với tôi Kiều vẫn sáng chói những lời thơ, lấp lánh con chữ mà chỉ có thể là Nguyễn Du với tài năng của mình, đã cho nước Việt một áng thơ bất hủ, rạng rỡ nền thi ca Việt Nam. Một câu chuyện đời bình thường của một tác gia bình thường, qua tay Nguyễn Du nó bỗng chốc vụt chói loà ngôn ngữ thi ca, và nhờ Kiều người ta mới biết đến một gã Thanh Tâm Tài Nhân vô danh. Như vậy có cần phải hàm hồ lấy được, quy chụp cái gã vô danh kia. Đừng làm chuyện tào lao thưa các ông.


Mời thư giãn với nhạc phẩm THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT
của Đức Trí, lời Hà Quang Minh, qua tiếng hát Mỹ Tâm:
              
*.
Sacramento, Mạnh Thu 2019
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Địa chỉ: Saramento, California, Hoa Kỳ.
Email: trankiemdoan@gmail.com





…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ email truongvantran@hotmail.com gửi ngày 27.08.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.   

2 nhận xét:

  1. Vu Nho
    Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Gần đây, cuốn sách của nhà nghiên cứu Đài Loan Trần Ích Nguyên, chuyên gia về tiểu thuyết Minh, Thanh ( đã được dịch và công bố ở Việt Nam) cũng chỉ ra ảnh hưởng của Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm Tài Nhân viết ảnh hưởng đến Nhật Bản và Việt Nam. Từ xưa đến nay không ai nghi ngờ việc Nguyễn Du dựa vào truyện TQ để viết Truyện Kiều. Nhưng toan tính chứng minh Thanh Tâm Tài Nhân "đạo văn" của Nguyễn Du thật khó thuyết phục!

    Trả lờiXóa
  2. Ông Nguyên Lạc này làm nhiều chuyện tào lao quá. Danh tiếng đâu không thấy chỉ thấy tai tiếng. Khổ, già rồi mà cạn nghĩ quá.

    Trả lờiXóa