(Tạo hình vợ chồng A Phủ trong Điện ảnh Việt Nam)
|
A PHỦ 7 NĂM “CHUYỂN GIỚI”
LÀM DÂU GẠT
NỢ
*
(Tác giả Kiều Mai Sơn) |
Chàng trai A Phủ trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài đã được
chuyển giới để “làm dâu gạt nợ” nhà
thống lí Pá Tra. Chỉ đến khi bạn đọc Báo Nông Nghiệp Việt Nam phát hiện, phản
ánh và Báo Nông Nghiệp Việt Nam đưa thông tin này thì Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam mới chỉnh sửa.
Nguyên văn câu hỏi đó như sau: “Ấn
tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A
Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra). Bút
pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?”
(trang 15).
Qua tìm hiểu, Phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam phát hiện thêm, thì ra
chi tiết A Phủ “làm dâu gạt nợ” tồn
tại trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 (tập 2) suốt 7 năm, từ 2008 đến
2015, mà Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam không hề phát hiện ra, dù cơ quan này
hàng năm đều có đội ngũ hùng hậu đọc biên tập tái bản.
Lý giải về việc này, Ban Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có
văn bản trả lời Báo Nông Nghiệp Việt Nam như sau: “Về việc biên tập tái bản sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
thực hiện theo Luật Giáo dục và Luật Xuất bản”.
Theo Ban Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam thì sách giáo
khoa được biên soạn bởi các tác giả do Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn.
Bản thảo sách giáo khoa sau khi được Hội đồng Quốc gia thẩm định
thông qua, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ban hành. Nhìn chung
là sách giáo khoa cần giữ ổn định để học sinh dùng được nhiều năm,
ngoại trừ khi có những thay đổi về khoa học, về kinh tế, xã hội cần điều chỉnh
cập nhật.
“Theo Luật Xuất bản, hằng năm Nhà
Xuất bản Giáo dục Việt Nam đều tổ chức biên tập tái bản theo quy trình xuất bản
sách giáo khoa. Đội ngũ làm công tác biên tập là biên tập viên chuyên ngành,
Trưởng Ban biên tập, Phó Tổng biên tập/Tổng biên tập để chỉnh sửa nhỏ về chính
tả, trích dẫn, kĩ thuật,.. Trong trường hợp phát hiện sai sót lớn thì trình Hội
đồng Quốc gia thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép chỉnh sửa”, Ban Tổng biên
tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết.
Về nội dung bạn đọc có dẫn ra một chi tiết
“làm dâu gạt nợ” (sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai) tồn tại
trong sách giao khoa một số năm (từ năm 2015 đã sửa thành làm công
gạt nợ), Ban Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phân trần: “Đây là
một sai sót đáng tiếc. Vì thế, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã kiểm tra các
khâu trong quy trình biên tập, tùy theo mức độ sai sót của cá nhân, tập thể để
kiểm điểm và áp dụng các hình thức kỉ luật theo quy định của công tác xuất bản”.
Lý giải của Ban Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho thấy: “Trong quá trình biên tập - xuất bản,
dù sách giáo khoa bị sai sót do bất cứ nguyên nhân nào thì Nhà Xuất
bản Giáo dục Việt Nam đều nhận thấy rất đáng tiếc, cần rút kinh nghiệm và nhận
rõ trách nhiệm của mình trước người dùng sách là các thầy cô giáo và các
thế hệ học sinh. Chính vì vậy, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam rất biết ơn các
thầy cô giáo, các em học sinh, bạn đọc đông đảo góp ý để Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam có cơ sở trình Hội đồng Quốc gia thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép chỉnh sửa sao cho ngày càng hoàn thiện hơn”.
Công tác biên tập sách giáo khoa nói riêng,
biên tập sách báo nói chung là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ,
nhưng theo Ban Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, cũng khó tránh khỏi những sai sót nhất
định. “Nhiều khi biên tập viên đã rất cố gắng nhưng do những nguyên nhân khác
nhau mà chưa phát hiện hết, còn để lỗi nào đó. Rất mong bạn đọc, các đồng
nghiệp biên tập báo chí có thể thấu hiểu, chia sẻ”, Ban Tổng biên tập Nhà
Xuất bản Giáo dục Việt Nam bày tỏ.
|
Mời thư giãn với nhạc phẩm ĐỂ MỊ NÓI CHO MÀ NGHE
của Thịnh Kain2 - Kata Trần, qua tiếng hát Hoàng Thùy Linh:
*
KIỀU MAI SƠN (tên thật: Kiều Văn Khải)
Địa chỉ: Tòa soạn báo Nông Nghiệp Việt Nam
14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
.
......................................................................................................
- Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn gửi ngày 28.10.2019
- Bài đã đăng trên Báo Nông Nghiệp
Việt Nam ngày 25 tháng 10.2019.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét