(Nguồn ảnh: internet) |
TÍN NGƯỠNG TRẢ NỢ TÀO QUAN
*
(Tác giả Vũ Quế Lâm) |
Tào quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ tào
quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ.
Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ tào quan chính
là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho.
Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài” Thượng Án Giám Sát
Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”. Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy)
những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi
vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt.
Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi
học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở
(Kinh) và tiền (tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số
tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như
quy định ở Lục Thập Hoa Giáp (áp dụng cho cả nam và nữ). Ở đây nói thêm rằng:
Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như
trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh
độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập
khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau.
Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành
tựu, đắc quả, thì
vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải
luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên
coi như được xóa nợ.
Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể
đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm,
thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để
tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí
được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả
lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan.
Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn
có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh,
tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu
trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải
nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả.
Nhưng cũng tùy trường hợp nợ
phải trả và không phải trả
Ví dụ :
- Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành
(theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên
cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.
- Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp
khác, đều phải trả nợ vì tu tập không thành. Với những người này nếu không trả
nợ Tào Quan thì thường bị hao tài tốn của, công danh bất thành, làm việc gì
liên quan đến tiền bạc cũng bị thất bát, thâm hụt…
Người kiếp này (hiện tại) nợ
Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp:
1. Sau khi chết: vong tiếp tục được đi học, tu tập và lại
được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập đắc thành quả,
được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.
2. Sau khi chết: vong được đi học, tu tập và lại được
Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập không xong do nghiệp
quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, thì do nợ Tào Quan
quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.
*
VŨ QUẾ LÂM (tên thật: Nguyễn Quế Lâm) giới thiệu
Địa chỉ: Thôn Thanh Thủy, xã Đông Xuân,
huyện Sóc Sơn, tỉnh Hà Nội.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 21.04.2017.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét