7 CHUYỆN LY KỲ VỀ
SINH
ĐÔI Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
*
1. Ly kỳ chuyện "sinh đôi, tử
đôi" và cây mít lạ ở làng quê ven sông Đáy, Hà Tây
Theo Văn Bình/ĐSPL
Từ xưa cho đến nay, vấn đề sinh tử là một lẽ tự nhiên ở
đời. Song, câu chuyện về "sinh đôi, tử đôi" thì có lẽ chỉ có ở làng
Đinh Xuyên (xã Hòa Nam, huyện ứng Hòa, TP.Hà Nội).
Tại làng quê có lịch sử trên 2.000 năm nằm ven dòng sông
Đáy này, các cụ cao niên chiêm nghiệm, đúc kết và kể lại câu chuyện "sinh
đôi, tử đôi" như một nét riêng biệt, khác lạ vốn đang hiện hữu trong đời
sống của làng quê mình. Câu chuyện đó được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ
khác, gắn liền sự tích hai vị Thành Hoàng làng được nhân dân tín vọng, tôn thờ.
Chuyện "sinh
đôi, tử đôi" và cây mít lạ ở đình
"Sinh đôi, tử đôi" là câu chuyện được các cụ
cao niên làng Đinh Xuyên kể lại, gắn liền với sự tích hai anh em sinh đôi có
tên là Phạm Thông và Phạm Nhu được nhân dân suy tôn làm Thành Hoàng làng. Theo
Ngọc phả và các đạo sắc phong còn lưu giữ tại đình làng Đinh Xuyên, hai ngài
Phạm Thông, Phạm Nhu là anh em sinh đôi, con của cụ Trần Thị Lan (quê làng Đinh
Xuyên) lấy chồng về Hải Dương. Vào ngày 12/1 năm Bính Thân, cụ Trần Thị Lan
sinh đôi được hai người con trai, đặt tên là Phạm Thông và Phạm Nhu. Khi các
ông đã lớn, do ở Hải Dương có biến cố nên hai ông được đưa về quê ngoại (làng
Đinh Xuyên) ở với cậu ruột là tướng công Trần Kiên. Được cậu dạy dỗ, văn võ
thao lược, cùng nhau chiêu mộ quân sỹ và triệu tập được hàng nghìn trai tráng,
hai ông lập ra hai trận địa ở đầu và cuối làng Đinh Xuyên (ở vị trí quán Ngược
và quán Xuôi ngày nay) tập luyện võ nghệ.
Vào năm 40, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, hai ông
mang theo số quân chiêu mộ được đi theo phù hai Bà đánh đuổi quân Đông Hán,
giành thắng lợi và bà Trưng Trắc xưng Vương. Ba năm sau (năm 43), nhà Đông Hán
sai Mã Viện mang 50 vạn quân sang đánh nước ta. Để ngăn bước tiến quân của
giặc, gìn giữ và bảo vệ non sông, người anh chiến đấu hết mình với một lòng
trung quân ái quốc nhưng do chênh lệch về lực lượng, quân ta thua trận. Tại cứ
điểm, địa bàn xung yếu Tây Hồ (Hồ Tây - Hà Nội ngày nay), người anh hy sinh.
Sau đó, người em đã tuẫn tiết theo anh, gieo mình trên dòng Hát Giang (sông Đáy
- Hà Nội ngày nay) để thể hiện chí khí của mình. Cảm động trước khí tiết và ân
đức to lớn của hai ngài, dân làng Đinh Xuyên phong hai ngài là Thành Hoàng làng
và lập hai quán để thờ phụng. Quán Ngược thờ người em là Phạm Nhu, quán Xuôi
thờ người anh là Phạm Thông.
Cùng với câu chuyện về sinh đôi - tử đôi, trong làng còn
kể câu chuyện về cây mít lạ, bên trong có hai lõi. ông Lê Nguyên Bá, một sỹ
quan quân đội hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật về hưu kể lại:
"Cách đây trên 20 năm, tôi được nghe cụ Nguyễn Hà Bạn là một cao niên
trong làng kể rằng: Đình làng Đinh Xuyên ngày nay mới được xây dựng lại cách
đây trên 300 năm. Trước, đình nằm ở ven dòng sông Đáy, do mùa mưa nước tràn vào
trong đình nên các cụ mới bàn nhau chuyển đình vào giữa làng, tại vị trí đầu
xóm Ngũ Phúc, cạnh đường liên tỉnh 21B ngày nay. Khi đình được xây dựng lại,
dân làng làm một pho tượng thờ ngài Nguyễn Quang (tức Đức Thánh Cả, vị Thành
Hoàng đầu tiên của làng), còn tại quán Xuôi làng Đinh Xuyên thờ người anh là
Phạm Thông và quán Ngược thờ người em là Phạm Nhu thì lúc bấy giờ không có
tượng thờ mà chỉ được thờ tưởng vọng, thờ bài vị.
Một thời gian sau, khi thấy trong đình có cây mít to cao,
tán lá xòe xanh tốt, các cụ trong làng mới bàn nhau, đốn cây mít xuống để làm
pho tượng thờ cho người anh là Phạm Thông trước. Nhưng khi cưa cây mít sát gốc
rồi hạ xuống, cắt gọt cái đoạn giữa để làm tượng, thì lạ thay, bên trong cây
mít có hai lõi: Phần lõi nằm ngoài ôm lấy lõi phía trong, bởi vậy các cụ trong
làng mới bảo: "Em thì nằm trong vòng tay anh, anh nằm bên ngoài ôm ấp lấy
em" và sau đó, làng cho người tạc tượng hai ngài.
Khi tạc xong, pho tượng của người em có mặt mũi rất đẹp,
nên khi các thầy tự cao tay tập trung hô thần nhập định thì ngài nhận ngay. Còn
người anh thờ ở quán Xuôi thì không hiểu lý do vì sao hay tại vì tượng của ngài
tạc không đẹp bằng người em nên ngài không nhận (?). Đến khi cúng đi cúng lại
nhiều lần, có một vị pháp sư bảo: "Chúng tôi là người trần mắt thịt, ai
biết mặt mũi các ngài là như thế nào! Biết các ngài xấu hay đẹp thế nào mà tạc.
Các ngài được dân yêu mến, con cháu muốn có nơi để thờ cúng, tôn nghiêm nên có
lòng tạc tượng để tôn thờ. Thế anh thương em phải ôm lấy em, các ngài nhận lấy
rồi mặt mũi có như thế nào để cho con cháu thờ phụng, chứ làm gì mà giận. Khi
nói xong, lạ thay, pháp sư gieo âm dương và được ngay!".
Thực hư câu chuyện
lạ
Từ câu chuyện về "sinh đôi, tử đôi" và cây mít
lạ có hai lõi ở đình, ông Lê Nguyên Bá đã chiêm nghiệm và khẳng định là có và
"rất linh ứng". Nhưng thực hư thế nào thì đó vẫn là một ẩn số, bởi
không có một bảng thống kê nào về các trường hợp "sinh đôi, tử đôi"
trong làng. Các cụ Nguyễn Thế Chất, Vũ Đức Như..., khi được hỏi về chuyện
"sinh đôi, tử đôi" trong làng cũng đều khẳng định là có, nhưng trường
hợp cụ thể thì không nhớ được.
Ông Lê Nguyên Bá cho biết thêm: "Từ khi lập làng đến
nay, trải qua biết bao thế hệ, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau câu
chuyện về "sinh đôi, tử đôi" là như thế. Nhưng sinh đôi thì có, còn
tử đôi trong làng thì không phải là con cháu trong một gia đình mà là người
trong làng. Chuyện sinh đôi tại làng Đinh Xuyên là ý người ta muốn nói tới hai
anh em Phạm Thông, Phạm Nhu. Còn tử đôi là nói đến chuyện người dân trong một
làng và đến bây giờ thì nó vẫn đúng".
Ông Bùi Văn Lịch (Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn
Đinh Xuyên) chia sẻ: "Trong làng từ trước đến nay có nhiều trường hợp sinh
đôi, như anh em Nguyễn Hà Chiến và Nguyễn Hà Công (con ông Nguyễn Hà Tiến) sinh
năm 1976; cặp sinh đôi một trai một gái năm 1984 Nguyễn Đình Tráng và Nguyễn
Thị Dòng (con ông Nguyễn Đình Tế, xóm Tam Đăng); cặp sinh đôi năm 1988 Nguyễn
Hà Chung và Nguyễn Hà Thành... Về hiện tượng tử đôi trong làng nhiều lắm, như
ngày 15/5 âm lịch, cụ Nguyễn Hà Đới qua đời thì ngày hôm sau lại có ông Đinh
Trung Thành qua đời. Còn các trường hợp tử đôi khác, mặc dù tôi làm trong ban
tang lễ ở làng nhưng cũng không nắm được".
Nói về chuyện "sinh đôi, tử đôi" và cây mít hai
lõi trong làng, ông Nguyễn Khắc Cự (Trưởng thôn Đinh Xuyên) nói: "Từ trước
đến nay, tôi đã nhiều lần nghe các cụ nói về chuyện này nhưng vẫn chưa hiểu hết
được thế nào là "sinh đôi, tử đôi". Còn chuyện về cây mít hai lõi
liệu có đúng như các cụ trong làng thường nói hay không thì tôi không biết. Các
cụ truyền miệng như thế thôi, chứ tôi chưa thấy có một văn bản nào ghi chép về
vấn đề này. Tôi chỉ biết rằng, tại hai quán của làng hiện có tượng thờ của ngài
Phạm Thông và Phạm Nhu được làm bằng gỗ mít. Về chuyện "sinh đôi, tử
đôi", tôi chỉ hiểu rằng, sinh đôi là do một mẹ sinh ra cùng ngày, cùng
tháng, cùng năm; còn tử đôi là khi trong làng có một người chết thì sau đó vài
ngày và muộn nhất là 5 đến 7 ngày lại có một người chết tiếp theo...".
Một điển tích thú
vị!
Câu chuyện "sinh đôi, tử đôi" làng Đinh Xuyên
đã tồn tại nhiều đời nay được truyền khẩu từ đời này sang đời khác và cho đến
tận ngày nay. Về chuyện sinh đôi, ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ vùng quê
nào, nhưng câu chuyện về tử đôi thì có lẽ chỉ có ở làng Đinh Xuyên, gắn liền
với sự tích hai vị Thành Hoàng làng được nhân dân tín vọng, tôn thờ. Câu chuyện
đó mãi là một điển tích thú vị, một nét đẹp văn hóa tồn tại từ xa xưa của một
làng quê có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến nằm bên dòng sông Đáy này.
2. Mối liên hệ tâm linh kỳ dị giữa các cặp
sinh đôi
Theo PV/Helino
Các cặp sinh đôi về cơ bản chẳng khác nào “song trùng”
của nhau, vừa có vẻ ngoài giống hệt, vừa có mối liên hệ tâm linh không thể chia
cắt.
1. Cặp sinh đôi câm
lặng
Jennifer và June Gibbon sớm trở thành cái tên được rất
nhiều người dân Anh biết tới, vì đã giết chết một người phụ nữ, khiến cả hai cô
gái đều được chẩn đoán là tâm thần thái nhân cách và gửi tới bệnh viện tâm thần
lớn nhất ở Anh. Chúng được gọi là cặp sinh đôi câm lặng, vì không bao giờ nói
chuyện với bất kỳ ai ngoài với chị em của mình, thậm chí sử dụng một ngôn ngữ
riêng tự phát minh ra.
Mối quan hệ của cặp sinh đôi này rất phức tạp và khiến nhiều
nhà tâm lý học đau đầu. Chúng thường tìm cách giết chết người còn lại, Jennifer
từng cố siết cổ June, và June đáp trả bằng cách đẩy Jennifer khỏi một cây cầu.
Khi lớn lên, các hành vi này không biến mất.
Cặp sinh đôi nhận ra chúng không thể sống bình thường
chừng nào người kia còn tồn tại, nên Jennifer đã đồng ý là người chết. Ngay khi
vừa được chuyển tới một bệnh viện nhỏ hơn, Jennifer đột ngột qua đời vì một cơn
đau tim bí ẩn. June tiếp tục sống, có thể trò chuyện và thậm chí là lập gia
đình.
2. "Lây
nhiễm" cơn điên cho nhau
Hai chị em sinh đôi Ursula và Sabina Eriksson được ghi
nhận là không có tiền sử bệnh tâm thần, sống rất hạnh phúc cùng gia đình. Một
ngày, khi Ursula đi từ Mỹ tới Ireland để thăm chị, không hiểu vì lý do gì, cả
hai đều lên xe bus tới London, giữa đường bị tài xế đuổi xuống.
Những hành động của cặp sinh đôi đã được một chương trình
của đài BBC khi ấy đang trong quá trình sản xuất ghi lại. Cảnh sát tới vào lúc
hai cô gái tỏ ra bình tĩnh hơn, cho tới khi Ursula đột ngột bứt ra lao mình vào
đầu một chiếc xe tải. Vài giây sau đó, Sabina làm điều tương tự. Không ai bị
thương quá nặng, thậm chí vẫn còn tấn công được cảnh sát và liên tục nói
"Tôi không có thật." Sau khi được cảnh sát thả ra vài ngày kế tiếp,
Sabina đã giết chết một người đàn ông rồi nhảy xuống khỏi một cây cầu cao 13
mét, tuy nhiên, cô vẫn sống sót.
Lý giải cho hiện tượng này, các nhà tâm lý học tin rằng
cặp sinh đôi bị ảnh hưởng từ nhau, một người phát điên sẽ thôi thúc người còn
lại có hành vi tương tự.
3. Tới khi cái chết
chia cắt chúng ta
Ở Phần Lan, năm 2002 có một người đàn ông 72 tuổi đã bị
đâm chết bởi một chiếc xe tải trong lúc đang đạp xe trên đường cao tốc. Cảnh
sát đã sớm có mặt để điều tra, ngay sau đó nhận được tin báo một vụ tai nạn
mới. Một người đàn ông 72 tuổi khác vừa bị đâm chết bởi xe tải, trong lúc đang
đạp xe trên cùng con đường ấy, cách hiện trường tai nạn ban đầu chỉ vài cây số.
Sau khi cảnh sát kiểm tra lại thông tin để chắc chắn mình
không nhầm lẫn, họ nhận ra hai người đàn ông chính là một cặp sinh đôi.
4. Martha Burke và
người em sinh đôi.
Dẫu không hề mắc bệnh hay gặp chấn thương vào khoảng thời
gian ấy, năm 1977, một ngày Martha Burke bỗng cảm giác như bụng mình vừa bị cứa
làm đôi bởi một miếng kim loại sắc. Cơn đau sống động tới không tưởng, và vào
đúng thời điểm ấy, người em gái của cô đã qua đời bởi một tai nạn máy bay.
Một lát sau, cô đã nhận được cuộc gọi thông báo về cái
chết của em gái. Martha tin rằng cảm giác đau đớn cô thấy hôm ấy hẳn cũng chính
là cơn đau thể xác mà em gái phải chịu trước khi chết. Dẫu chuyến bay bị rơi
nằm ở nửa bán cầu bên kia, sự nối kết giữa hai chị em vẫn không hề yếu đi.
3. Ly kỳ vùng đất có 50 vợ chồng sinh đôi ở
Đồng Tháp
Theo Hoàng Nga/An
ninh Thủ đô
Ở ấp nhỏ ở Đồng Tháp này, hầu hết phụ nữ khi có bầu đều
sinh đôi, có người muốn còn đến ấp sinh đôi xin ở nhờ.
Sinh 2 lần được 4
đứa con
Ấp được hưởng “đặc ân” này ấp Phước Khánh (xã Phước Hưng,
huyện An Phú, An Giang). Bà Trần Thị Lan, người đầu tiên trong ấp sinh
đôi cho biết: “Không nhớ rõ ràng
nữa nhưng lâu lắm rồi. Phải đến hơn nửa thế kỷ. Ngày đó tôi mang bầu 9 tháng
rưỡi mới hạ sinh. Ngày sinh phải đưa đi bệnh xá mổ một lúc ra hai đứa trẻ luôn.
Đứa nào cũng bụ bẫm và rất khỏe mạnh. Hàng xóm thấy hiếu kỳ nên đến vây kín cả
ngôi nhà để thăm hỏi và xem mặt hai đứa bé”.
Sau ca sinh đôi của bà Lan, nhiều cặp vợ chồng khác ở ấp
Phước Khánh cứ có bầu là sinh đôi. Chị Nguyễn Thị Chúc vui mừng cho biết: “Tôi chỉ sinh có hai lần mà được tới 4 đứa
con. Vui hơn nữa là một lần sinh hai trai, một lần sinh hai gái nên đều có nếp
có tẻ cả. Ấp nhỏ này có trên 100 hộ dân nhưng có tới hơn 50 cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ đều sinh đôi cả”.
Khi mới chỉ có một vài cặp sinh đôi mọi
người cũng coi là chuyện bình thường. Thế nhưng khi gần như cả ấp đều sinh đôi
thì mọi người đều bất ngờ. Có người còn đi mời cả thầy bói về xem thổ nhưỡng
xem có điềm gì chẳng lành hay không. Ông Trần Văn Toàn một trong những người
già nhất ấp cho biết: “Khi thấy mấy cặp vợ chồng con cháu của tôi đều sinh đôi
cả. Những đứa trẻ sinh đôi lại to mập một cách khác thường nên tôi cũng hơi lo.
Chính vì thế mà đi mời thầy cúng thổ địa.
Nhưng sau đó vài tháng khi mang các cháu đi khám ở bệnh
viện bác sỹ bảo phát triển rất tốt và bình thường nên mới hết lo ngại”. Bà Lụa,
người có con gái có hai lần hạ sinh đều là hai cặp con trai thì cho hay: Trước
kia cái thời chúng tôi lập gia đình có bói cũng không ra một cặp sinh đôi trong
cả cái xã này ấy chứ đừng nói trong ấp này. Hiện tượng sinh đôi chỉ bắt đầu
nhiều lên khoảng từ năm 1990 đến nay thôi. Cứ trung bình mỗi năm có 5 đến 7 cặp
sinh đôi.
Bí ẩn từ nguồn nước
giếng?
Trước kia vào những năm 1980 khi chưa có hiện tượng sinh
đôi, đa số người dân ấp Phước Khánh chủ yếu đều dùng nước múc từ sông
suối, ao hồ để sử dụng. Thế nhưng từ năm 1990 trở lại đây người ta bắt đầu sử
dụng hoàn toàn nước sinh hoạt từ những chiếc giếng tự đào. Mọi điều kỳ diệu
cũng bắt đầu từ đó.
Bà Lan cho rằng: “Trong xã này chỉ duy nhất có mình ấp
này là nước giếng không hề có vị mặn hay lợ như nơi khác. Giếng chỉ cần đào sâu
xuống chừng 5m là có nguồn nước trong vắt và tuôn chảy quanh năm. Đặc biệt hơn
nữa, nhiều người dân ở đây chỉ thích để nguyên nước lạnh vừa múc từ giếng lên
uống và như thế sẽ có cảm giác mát và ngọt hơn. Bao nhiêu năm vẫn thế, chẳng
xảy ra ngộ độc hay nguy hại sức khỏe gì cả. Đặc biệt nước vào những ngày trời
lạnh thì lại nóng ấm lên một cách khác thường”.
Ông Nguyễn Huy Tường nhớ như in ngày đứa con ông chuyển
từ TP. Hồ Chí Minh về và ngay lập tức hai năm sau sinh được hai đứa con trai bụ
bẫm để nối dõi tông đường. Ông Tường bảo: “Dòng
họ nhà tôi vốn hiếm con trai nên được mỗi một thằng duy nhất. Nó lên TP. Hồ Chí
Minh sinh sống và lập nghiệp từ năm 18 tuổi. Nhưng khi cưới vợ xong trông mong
mòn mỏi mà vẫn không thấy vợ chồng nó sinh con. Gần 10 năm sau ngày cưới vẫn
vậy. Lo quá tôi bắt chúng nó về quê làm việc. Lạ thay, về quê uống nước giếng
và ăn rau trong vườn tự trồng nửa năm sau thì con dâu tôi mang bầu. Vui hơn nữa
là ngày sinh nó sinh một lúc hai đứa con trai”.
Cũng theo ông Tường hầu hết những ca sinh đôi ở đây khi
mang bầu người phụ nữ thường trải qua 9 tháng rưỡi đến 10 tháng mới hạ sinh. Bà
Lan đoán định rằng: “Có thể do cùng lúc cơ thể người phụ nữ phải nuôi hai bào
thai cùng một lúc nên thời gian mang thai cũng lâu hơn bình thường. Đây cũng là
điều có thể hiểu được, không có gì là lạ lẫm lắm. Uống nước giếng của ấp mình
riết rồi thành quen nên khi đi xa hay đến nơi khác nhiều người dân ở đây vẫn
mang theo vài lít nước giếng theo.
Bà Hảo, một thương lái ở huyện An Phú cho biết: “Tôi quê
ở ấp này nhưng điều kiện buôn bán có khi đi mấy ngày mới về, uống nước ở nơi
khác cứ thấy nó nhạt nhẽo thế nào ấy nên mỗi lần đi buôn chuyến dài ngày tôi
đều mang theo mấy lít nước giếng ở quê đi theo để uống. Uống nước nơi khác
không chịu được. Ngay cả nước tinh khiết đóng chai đôi khi cũng không thích
bằng nước giếng này”.
Những nhầm lẫn vì
quá giống nhau
Từ những cặp sinh đôi của ấp, cũng có nhiều chuyện dở
khóc, dở cười vì nhầm lẫn do anh chị em sinh đôi quá giống nhau. Chẳng hạn như
chuyện của chị Trần Thị Thanh. Qua thư từ, chị Thanh ở Cần Thơ yêu anh Nguyễn
Văn Tiến ở ấp Phước Khánh. Do điều kiện xa xôi cách trở nên hai người rất ít có
điều kiện gặp nhau. Khi anh Tiến có quyết định chuyển công tác xuống Bạc Liêu
có tâm sự và nói rõ với Thanh hai năm sẽ quay về và cưới nhau. Nhưng một lần
tình cờ đến Phước Khánh chị Thanh thấy anh Tiến vẫn ở Phước Khánh nên chị nghĩ
người yêu thay lòng đổi dạ và lừa dối, chị rất đau buồn và thất vọng. Tới ngày
anh Tiến về phép đến thăm chị thì mọi chuyện mới được vỡ lẽ. Người chị Thanh vô
tình gặp hôm ấy là người em song sinh của Tiến.
Lại có một trường hợp nhầm lẫn khác cũng khốn khổ vì đánh
ghen nhầm người yêu của mình. Năm 2009, chị Nhung ở Cần Thơ yêu một người đàn
ông tên Nam ở Phước Khánh khi hai người đang chuẩn đi đăng ký kết hôn thì bỗng
Nhung thấy người em sinh đôi của Nam đi với bạn gái mình, Nhung quả quyết đó là
Nam nhưng người thanh niên này giải thích mãi chị cũng không hiểu. Người bạn đi
cùng em song sinh của Nam còn bị Nhung đánh ghen cho một trận cho tới mãi khi
cả hai anh em cùng có mặt thì Nhung mới tin chị đã nhầm lẫn em chồng là chồng
sắp cưới của mình.
Khi nghe đề cập về những chuyện nhầm lẫn này, anh Bùi
Quang Trực, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Phước Khánh tâm sự: “Cái ấp này là độc đáo nhất xứ miệt vườn này đó. Nguồn nước thì chưa ai
lý giải chính xác được nhưng những chuyện thú vị quanh các cặp sinh đôi này thì
nhiều lắm. Chính vì thế mà tạo nên nét đặc biệt cho vùng đất này”.
Xin ở nhờ để được
sinh đôi
Cưới chồng năm 2007 nhưng chị Mai Thị Hoa ở Tân Uyên
(Bình Dương) đến tận năm 2010 mà vẫn không thể sinh con. Khi đi khám bác sỹ chị
được chẩn đoán không bị mắc bệnh vô sinh nhưng sinh khó. Đặc biệt nếu sinh
nhiều lần thì càng khó khăn hơn. Khi biết có người họ hàng ở “ấp sinh đôi” mách
nước chuyển về đó ở một thời gian xem có thể sinh đôi được hay không. Ban đầu
chị lưỡng lự và không tin điều đó sẽ thành hiện thực. Nhưng rồi nghĩ đến lời
nhắc nhở của bác sỹ nên chị cùng chồng chuyển về nhà người thân ở xã Phước Hưng
ở một năm. Trong một năm đó, chị đã mang bầu và sinh đôi hai con gái.
Không giấu được niềm vui, chị tâm sự: “Ngày sinh bác sỹ kêu mổ. Mổ xong thấy hai
đứa con khỏe mạnh, hạnh phúc như không thể có gì diễn tả nổi”. Hóa ra có
những điều không thể phân định rõ ràng được như chuyện về đây sống nhờ để được
sinh đôi ấy. Chị Thảo, một người kinh doanh bận rộn ở Đồng Tháp khi lấy chồng
muốn sinh một lần được hai đứa con luôn nên ngay sau khi cưới chị đã xin gia
đình cho chuyển về ở nhà người quen ở xã Phước Hưng và rồi ước muốn của chị đã
thành sự thật.
Chị Thảo kể rằng: “Sinh
con đòi hỏi rất nhiều thời gian và công phu mà vợ chồng tôi đều có công việc
bận rộn nên muốn được sinh một lần luôn cả hai đứa. Ý tưởng chuyển về “ấp sinh
đôi” sống nhờ sau khi cưới ban đầu thấy cũng ngồ ngộ nhưng sau rồi cũng quyết
định. Dù từ đây qua Đồng Tháp đi làm xa hơn tới 50km nhưng khi ước muốn thành
sự thật thì niềm vui như xóa hết đi mọi nhọc nhằn”.
4. Sửng sốt những câu chuyện ly kỳ về các
cặp song sinh ở Việt Nam
Vân Khánh/Theo
VietNamNet
Chúng tôi từng đề cập đến những trường hợp sinh đôi hi hữu
trên thế giới khiến người đọc ngạc nhiên. Nhiều độc giả bán tín bán nghi những
câu chuyện đó không có thật hoặc cho rằng chuyện lạ ở đâu đó chứ Việt Nam không
có.
Tuy nhiên, thực tế nước ta cũng đã có những câu chuyện
rất đặc biệt về các cặp song sinh. Tintuconline mời độc giả cùng điểm
lại:
Hai anh em
song sinh cưới hai chị em song sinh cùng một ngày
Trường hợp hai cặp song sinh ở Ngọc Hiển (Cà Mau) nên
duyên vợ chồng và cùng tổ chức lễ cưới vào ngày 12/5 vừa qua đang khiến người
dân trong vùng và dư luận cả nước xôn xao. Rất nhiều người thích thú và hiếu kỳ
tìm hiểu về đám cưới độc nhất vô nhị này.
Cặp sinh đôi Lê Ngọc Huyền, Lê Huyền Trân (18 tuổi) giống
nhau như hai giọt nước, thậm chí đến lúc yêu, lúc cưới họ cũng muốn chọn lấy
một cặp sinh đôi.
Hai anh em sinh đôi là Châu Diễm Kỳ, Châu Diễm Phong (22
tuổi) cũng giống nhau như tạc, từ nhỏ tới lớn, hai người luôn bên nhau như hình
với bóng, trùng hợp nhau kỳ lạ đến mức đều cùng béo lên hoặc gầy đi.
Điều kỳ diệu là qua mai mối, hai anh em Kỳ - Phong cùng
đem lòng yêu hai chị em Huyền – Trân và sau 5 tháng tìm hiểu, họ đã quyết định
tiến đến hôn nhân cùng một ngày.
Mặc dù, 2 cặp đôi rất giống nhau, người ngoài mới gặp khó
có thể phân biệt được họ nhưng những người trong cuộc thì cho biết vẫn nhận ra
nhau dễ dàng. Chú rể Kỳ cho biết, anh và vợ mình, cô dâu Lê Ngọc Huyền đều có
gương mặt tròn, trong khi em trai Phong và cô dâu Trân thì có mặt dài hơn. Bên
cạnh đó, màu tóc của cậu vàng, của em trai đen. Cô dâu Huyền thấp hơn cô dâu
Trân một cm và Huyền luôn đeo chiếc vòng bên phải, còn em gái đeo bên trái...
Cặp song sinh cùng mẹ nhưng khác bố
Trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác cha là vô cùng hiếm gặp
mà theo các nhà khoa học xác suất xảy ra rất thấp, chỉ khoảng 1/13.000 khi một
người phụ nữ quan hệ với hai người đàn ông trong cùng một chu kỳ và hai trứng
được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.
Hiện nay trên thế giới cũng mới chỉ ghi nhận một vài
trường hợp như vậy. Chính thế sự việc của cặp song sinh ở Hòa Bình được phát
hiện vào đầu năm nay đã đặc biệt thu hút được quan tâm của dư luận, báo chí
trong nước và thế giới.
VietNamNet đã phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Lê Đình Lương,
Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam về trường hợp này. Theo đó, ông Lương cho
biết, hai vợ chồng ở Việt Nam đã chịu nhiều áp lực từ phía các thành viên gia
đình khi họ cho rằng hai đứa trẻ tuy sinh đôi nhưng không hề giống nhau: một
đứa trẻ có tóc dày và xoăn trong khi bé còn lại tóc mỏng và thẳng.
Chính vì vậy, gia đình đã quyết định đi làm xét nghiệm
ADN và phát hiện ra một sự thật “bàng hoàng” rằng hai em bé sinh đôi này khác
bố. Khả năng một trong 2 em bé bị đánh tráo sau sinh cũng đã bị loại bỏ bởi
Trung tâm Công nghệ và phân tích di truyền Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và
chứng minh cặp sinh đôi đó là cùng một mẹ. Tuy nhiên. người chồng 34 tuổi, đến
từ tỉnh Hòa Bình, lại chỉ là bố của một đứa trẻ mà thôi.
Anh em song sinh chào đời cách nhau... 1 tháng
Trường hợp hi hữu này xảy ra vào năm 2014 với chị Lù Thị
Biên (28 tuổi, dân tộc La Chí, ở xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang).
Do ở vùng miền núi, biên giới xa xôi nên chị Biên cũng
như nhiều thai phụ khác ít có điều kiện siêu âm để kiểm tra thai nhi. Vì thế dù
mang thai đôi nhưng chị Biên không biết.
Ngày 4/5/2014, chị Biên sinh một bé trai nặng 2.3 kg, thế
nhưng sau 10 ngày sau, chị vẫn thấy bụng to, nặng như trước... 12 ngày sau, chị
lặn lội ra Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoàng Su Phì siêu âm và hết sức sửng sốt
khi bác sĩ kết luận, trong bụng chị Biên còn một thai nhi nữa. Trở về nhà, ngày
4/6 - sau 30 ngày từ khi sinh bé trai, chị Biên tiếp tục trở dạ sinh thêm một
bé gái. Đến nay sức khỏe ba mẹ con chị Biên đều tốt.
Câu chuyện này được Giám đốc Trung tâm Dân số Kế hoạch
hóa Gia đình huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, bà Hà Thị Thúy khẳng định là
chuyện rất kỳ lạ nhưng chính xác.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa
Hoàng Su Phì, trường hợp song thai của sản phụ Biên là khác bọc ối, bánh rau
riêng nên dù một thai nhi được sinh ra trước 13 ngày rồi, thai nhi còn lại
trong bụng vẫn phát triển bình thường.
Cặp sinh đôi ra đời nhờ mang thai hộ
Cặp sinh đôi này là hai bé trai đã chào đời tại bệnh viện
Từ Dũ vào ngày 16.3. Cha mẹ 2 em bé ngụ ở Khánh Hòa. Cả hai vợ chồng còn trẻ,
cưới nhau nhiều năm mà không có con, chạy chữa 5 năm không có kết quả. Đi khám
thì phát hiện người vợ bị dị tật bẩm sinh không có tử cung, bất sản một phần
trên âm đạo, không có kinh nguyệt nhưng hai buồng trứng vẫn phát triển bình
thường.
Người mang thai hộ là chị N.T.M (34 tuổi) cũng ngụ ở tỉnh
Khánh Hòa, là chị họ của cha em bé. Được biết, chị M. đã có chồng và 2 con.
Bệnh viện đã chọc hút 6 trứng của người vợ, mang thụ tinh với tinh trùng của
người chồng. Cả 6 trứng đều thụ tinh tốt và trở thành 6 phôi. Bệnh viện tiến
hành chuyển 3 phôi vào tử cung người mang thai hộ. Sau 4 tuần, kết quả siêu âm
cho thấy người mang thai hộ mang song thai.
Sản phụ được theo dõi, chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Đến tuần thứ 35, sản phụ vỡ ối và được mổ lấy thai thành công. Hai bé trai mặc
dù sinh non ở tuần thai thứ 35 nhưng đều có sức khỏe tốt, một bé nặng 1,9kg và
bé 2,1kg.
Việt Nam có cả làng “sinh đôi”?
Đó là “làng sinh đôi” ở ấp Hiệp Hưng, xã Hưng Lộc, huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 60km.
Vào thời điểm năm 2012, cả làng đã có gần 70 cặp song sinh, nhưng đến nay khoa
học vẫn chưa lý giải được điểm lạ này do đâu.
Có những câu chuyện huyền bí hoặc được thêu dệt xung
quanh những cặp song sinh giống nhau đến kỳ lạ, có nhiều người truyền miệng
rằng người cư ngụ ở làng được thần báo mộng, được thần linh ưu ái, nhưng cũng
có dư luận cho rằng, đó là do nguồn nước ở trong làng.
Theo những người dân trong làng, hiện tượng sinh đôi của
làng xuất hiện cách đây khoảng gần 40 năm. Ban đầu chỉ có vài cặp sinh đôi,
nhưng hiện tượng này bắt đầu xuất hiện nhiều vào những năm 1990 và đã trở thành
hiện tượng truyền thống của một giai đoạn vào những năm 2003 – 2004.... Các cặp
song sinh, dù cùng giới hay khác giới, cũng đều khỏe mạnh, dễ nuôi, chăm ngoan,
học giỏi và rất yêu thương nhau...
Trao đổi với ông Ngô Thành Nhân - Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân xã Hưng Lộc xung quanh về chuyện lạ này, ông Nhân cho biết: hiện tượng song
sinh ở ấp Hưng Hiệp cho đến nay vẫn đang được nghiên cứu. Cũng từng có một đoàn
bác sỹ Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã về lấy mẫu nước xét nghiệm
nhưng cũng không thấy kết luận gì cụ thể nên tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán, chưa
có cơ sở chứng minh.
5. Chuyện kỳ bí về những ngôi làng sinh đôi
nổi tiếng thế giới
Theo Nguyên Bách/Phunuvietnam
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn gốc
tỷ lệ sinh đôi cao đột biến tại những nơi này nhưng tất cả đều nằm trong vòng
bí ẩn khó lý giải.
Velikaya Kopanya:
Ngôi làng 122 trẻ song sinh
Với tổng số dân chưa đến 4.000 người nhưng ngôi làng
Velikaya Kopanya nằm ở khu vực Zakarpattia Oblast, miền Tây Ucraina, có tới 61
cặp sinh đôi. Cho đến tận bây giờ, giới khoa học vẫn chưa thể đưa
ra lời giải thích là tại sao nơi này hầu hết phụ nữ đều đẻ song sinh.
Trên thực tế, sinh đôi không phải là điều đáng ngạc nhiên
nhưng trong cùng một ngôi làng lại có tới 122 trẻ song sinh thì
chắc hẳn phải là một hiện tượng kỳ lạ. Do đó, sách kỷ lục Ucraina và sách Kỷ
lục thế giới đã ghi nhận ngôi làng kỳ lạ này bởi số lượng cặp song sinh tại đây
nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Bà Maria Chorba (77 tuổi) là một trong những người có
người chị sinh đôi cao tuổi nhất tại ngôi làng. Bà cho biết, hiện
tượng sinh đôi ở ngôi làng này không phải chỉ mới xuất hiện gần đây mà có từ
rất lâu. Bản thân gia đình bà Maria cũng có 3 cặp sinh đôi trong số những đứa
cháu của mình.
Điều đáng nói là những cặp sinh đôi này vẫn luôn cảm nhận
được mọi việc của nhau giống như có thần giao cách cảm, thậm chí còn “nhạy” hơn
những cặp sinh đôi bình thường khác trên thế giới. Năm 2007, sau khi bà Anna,
chị gái bà Maria đã chuyển ra khỏi làng được một thời gian, bà Maria vẫn cảm
nhận được những trận ốm của người chị gái và biết được lúc bà Anna qua đời.
Bà Maryana Savka, ủy viên Hội đồng địa phương cho biết:
“Số lượng cặp sinh đôi đột nhiên tăng lên vào năm 2004. Từ đó đến nay, mỗi năm
có thêm 3 đến 4 cặp song sinh chào đời”. Những người dân ở đây tin rằng chính
“nguồn nước thiêng” trong làng, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của mọi người, là
thứ đã giúp phụ nữ đẻ song sinh nhiều đến vậy. Một điều lạ nữa là cũng ở vùng
đất này, số lượng bò sinh đôi cao.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu và xét nghiệm
nguồn nước nhiều lần mà không phát hiện bất cứ điều gì kỳ lạ trong nguồn nước,
ngoại trừ việc nước rất sạch. Cũng nhờ đó, có rất nhiều người sống xung quanh
khu vực chấp nhận đi xa chỉ để lấy được nước này về sử dụng.
Ngôi làng Valikaya Kopanya trở nên nổi tiếng và nhiều cặp
vợ chồng hiếm muộn đã tìm tới đây để xin nguồn nước uống. Một người đàn ông
phải đi tới 50km cho biết, anh cũng sẽ mua nếu người dân có kinh doanh nguồn
nước này.
Ở ngôi làng này hiện chủ yếu là những cặp sinh đôi đang ở
tuổi đến trường. Những cặp sinh đôi này thường ăn mặc áo quần giống nhau khiến
cho các giáo viên gặp nhiều khó khăn để phân biệt. Danila và Dmitro là 2 trong
số nhiều đứa trẻ sinh đôi trong làng.
2 em giống hệt nhau đến mức người ta phải phân biệt bằng
vết chàm trên má. Thế nhưng khi đi học, giáo viên vẫn thường nhầm lẫn tên của 2
cậu bé. “Khi cô giáo trả vở bài tập, cô thường bị nhầm giữa hai anh em cháu”,
Dmitro nói.
2 ngôi làng đặc biệt
ở Ấn Độ
Ngôi làng Mohammedpur Umari ở miền Bắc Ấn Độ có 6.000
nhân khẩu nhưng không có trường học hay bệnh viện. Tuy nhiên, làng này đã gây
ngạc nhiên cho bất cứ người nào biết đến nó khi chỉ với 6.000 dân mà có hơn 100
cặp sinh đôi. Thậm chí, nhiều con bò cái của làng Mohammedpur Umri cũng sinh
nghé con song thai.
Theo cư dân sống tại đây, nguyên nhân của hiện tượng đặc
biệt này là do môi trường và lối sống của làng. Hiện tượng kỳ lạ này đã giúp
ngôi làng trở nên nổi tiếng, bất chấp việc đi lại khó khăn và cơ sở hạ tầng
thiếu thốn, mỗi năm, làng Mohammedpur Umri tiếp đón rất đông du khách và nhà
khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới. Giới nghiên cứu muốn tìm hiểu nguyên
nhân đằng sau hiện tượng trên nhưng cho đến nay mọi thứ vẫn là 1 bí ẩn.
Còn tại ngôi làng Kodinhi thuộc bang Kerala (miền Nam Ấn
Độ) vẫn luôn là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu khi ở đây có tới 250 cặp
sinh đôi trên tổng số 2.000 hộ gia đình. Năm 2008, trong số 300 trẻ sơ sinh ở
làng thì có 15 cặp sinh đôi. Trong vòng 5 năm tiếp theo, tổng cộng có 60 cặp
sinh đôi ra đời và tỉ lệ tăng dần theo mỗi năm.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân của làng, ông Mustafa Shaikh
cho biết cặp chị em sinh đôi nhiều tuổi nhất hiện nay đã 70 tuổi. Không chỉ
những phụ nữ là dân gốc ở làng mới sinh con sinh đôi mà nhiều phụ nữ ở nơi khác
đến lấy chồng ở đây và ở lại cũng sinh đôi. Bà Pathuty, một trong hai chị em
sinh đôi 70 tuổi vui vẻ nói: “Điều này là do trời ban thôi, khoa học không giải
thích được đâu. Làng chúng tôi bắt đầu có các cháu bé sinh ba và sinh tư nữa
cơ”.
Từ mấy năm trước, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ
nhiều cơ quan, tổ chức của 3 nước Ấn Độ, Đức và Anh đã bắt đầu thu thập thông
tin, số liệu về các trường hợp sinh đôi của làng, kể cả nghiên cứu mã gene di
truyền DNA của họ để tìm ra lý do số lượng các ca sinh đôi ngày càng tăng. Cho
đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phân tích số liệu thu thập được
mà chưa tìm ra được kết luận gì.
Thị trấn Mặc Giang -
“Mỏ vàng du lịch” của Trung Quốc
Nằm vắt ngang chí tuyến Bắc, phân định ranh giới một vùng
ở Vân Nam, nơi rừng mưa nhiệt đới xen kẽ với nhiều cánh rừng cao nguyên ôn hoà
và khô cằn, phần lớn cư dân ở Mặc Giang là người dân tộc thiểu số Hà Nhì. Họ là
những người trồng trà đầu tiên trên thế giới và từng xây ruộng bậc thang bao
phủ toàn bộ vùng núi cách đây 1.300 năm.
Ngoài những đặc điểm địa lý và văn hoá độc đáo đó, Mặc
Giang còn trở nên đặc biệt vì có tỷ lệ sinh đôi cao hơn 25% so với mức trung
bình của thế giới. Ở đây có cặp giếng cổ nổi tiếng nắm giữ bí mật về các cặp
sinh đôi...
Tương truyền rằng nếu gia đình nào uống nước từ hai giếng
cổ thì gia đình đó sẽ có nhiều con sinh đôi. Khi chính sách một con kéo dài
suốt 3 thập kỷ qua ở Trung Quốc thì việc các gia đình có con sinh đôi có vị thế
xã hội cao hơn được xem trọng.
Vì thế, mặc dù nằm trong khu vực ít người biết đến ở phía
Tây Nam Trung Quốc, Mặc Giang trở nên nổi tiếng khi đón nhận nhiều người về đây
mong xin được nước giếng cổ để uống với khao khát sinh nhiều cặp song sinh hơn.
Ngoài ra, Mặc Giang đã tận dụng đặc điểm kỳ lạ này để khai thác du lịch, góp
phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
6. Câu Chuyện Ly Kỳ Về Luân Hồi Chuyển Kiếp
Vốn xuất thân là tiến sĩ nổi tiếng của ngành điều trị tâm
lý Mỹ, Ian Stevenson đã từng làm việc tại các bệnh viện danh tiếng và giảng dạy
ở nhiều trường đại học, ông cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị về mặt tâm lý, tâm linh thế nhưng đến năm ông 48 tuổi, ông lại từ bỏ
các lĩnh vực mà mình đã có được vị trí vững chắc trong giới khoa học đó để
theo đuổi, điều tra và nghiên cứu về lịch âm dương và những điều kỳ bí của
phương Đông. Khi được hỏi về lý do thì ông nói là theo kinh nghiệm trong việc
trị liệu tâm lý trong nhiều năm cho ông thấy, cá tính của nhiều bệnh nhân không
hề liên quan gì đến tính chất di truyền hay là môi trường giáo dục, và ông cho
rằng đó là do tiền kiếp.
Nhằm phục vụ cho nghiên cứu,ông đã cất công khảo sát các
“bằng chứng sống về luân hồi”, ông đã vận dụng các kiến thức và các phương pháp
chuyên môn về sử học, luật học, tâm lý học cũng như các quy luật trong tướng số
của phương Đông, trực tiếp tìm và gặp gỡ nhân vật và nhân chứng, tìm các tài
liệu (báo chí, nhật ký, báo cáo, giấy khai sinh, hồ sơ bệnh án…). Từ con
số rất lớn trong những trường hợp luân hồi từng được khảo cứu, ông đã viết lên
nhiều bài khảo luận đăng báo và xuất bản 5 cuốn sách chuyên về lĩnh vực này.
Những trường hợp có thật dưới đây đều đã được Ian
Stevenson khảo cứu, mà điểm chung của những người đó là những người đã chết khi
đầu thai đã “đánh tiếng” sự trở lại của mình bằng những dấu vết trên cơ thể của
đứa bé mới ra đời.
Cặp song sinh nhà Trương - Trung
Quốc
Tháng 5 năm 2000, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, một chiếc xe
hơi mất lái lao thẳng lên vỉa hè đã đâm chết Trương Đại Lâm 11 tuổi, và Trương
Bảo Đông 6 tuổi. Không thể nào chấp nhận được việc đã mất đi cùng một lúc 2 đứa
con, Trương Hồng Lỗ luôn tin rằng, hai đứa bé nhất định sẽ đầu thai lại làm con
ông, dù vợ ông chưa bao giờ tin điều đó.
Khi vợ ông mang thai lại vào đầu năm 2002, ông quả
quyết vợ sẽ sinh đôi dù cho bác sĩ khẳng định chỉ sinh một. Rất kỳ lạ là,
đã có 2 bé trai đã cùng ra đời vào ngày 4.10 năm đó, ông đặt tên cho hai đứa
con là Trương Nghệ Băng và Trương Trạch Đào. Ông giật mình khi phát hiện Băng
cũng có một vết bớt trên trán gần sống mũi, hệt như vết sẹo do ngã của bé Lâm
đã mất và cả cũng như bé Đông, bé Đào cũng có một nốt ruồi màu nâu ở vùng thắt
lưng trái.
Khi nghiên cứu sâu về trường hợp này, tiến sĩ Ian đã lấy
mẫu xét nghiệm để xác định chính xác xem cặp song sinh này cùng trứng hay khác
trứng. Kết quả là: Hai bé trai này được tách ra từ một hợp tử duy nhất, điều đó
nghĩa là có cùng một “bản sao di truyền” với nhau. Tuy là thế, trên người bé
Đào lại không có vết bớt hay nốt ruồi nào cả, còn 2 dấu hiệu này ở Băng thì
giống hệt người anh quá cố về cả kích thước, hình dáng lẫn vị trí.
Tuy hai vợ chồng chưa bao giờ nói với các con về
những người anh đã chết, nhưng Băng và Đào, trong thời gian từ 2 đến lúc 4
tuổi, lại hay nhắc đến 2 người anh của chúng là Lâm và Đông. Chúng nhận ra ngay
những món đồ chơi cũ của hai anh và chơi một cách thành thạo, quen thuộc, dù đó
là lần đầu tiên trông thấy.
Đến lúc chúng học viết, Băng ngay từ lần đầu đã cầm bút
thành thạo như người anh đã quá cố ở tuổi 11, còn Đào thì không được như thế.
Tiến sĩ Ian Stevenson đã theo dõi trường hợp này suốt 12
năm và khẳng định, Băng và Đào quên dần chuyện tiền kiếp của mình, và đến năm
2014 thì hai cậu bé không còn nhắc gì về chuyện này nữa.
Còn các bạn nghĩ sao về câu chuyện ly kỳ trên? Liệu có
thể tin câu chuyện luân hồi chuyển kiếp này là có thật không hay đơn giản chỉ
là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi? Tất cả mọi thứ hiện tại đều chỉ có thể là
phỏng đoán vì chưa có bằng chứng khoa học chính xác nào về chuyện này cả!
7. Ly kỳ về câu chuyện cặp tình nhân cùng
nhảy núi tự tử, sau đó đầu thai làm anh em song sinh
Câu chuyện từng làm rúng động dư luận một thời về vụ cặp
tình nhân nắm tay lên núi tự tử ở An Giang sau đó không lâu thì đầu thai làm
anh em song sinh. Và nguyên nhân về cái chết còn khiến nhiều người lạnh sóng
lưng hơn.
Có một số người sẽ tin có chuyện nhân quả hay linh hồn
chết đi sẽ đầu thai chuyển thế, nhưng có một vài người cho rằng đây là câu
chuyện viễn vông và làm sao xảy ra được giữa xã hội này. Nhưng câu chuyện dưới
đây sẽ khiến nhiều người phải nửa tin nửa ngờ về những góc tâm linh mà mãi khoa
học vẫn chưa có lời giải đáp.
Tự vẫn vì lời thề... trả xác
Cách đây hơn 20 năm, ở vùng 7 núi An Giang có lưu truyền
một câu chuyện đầy tính nhung huyền. Câu chuyện được bắt đầu từ một gia đình
đang sinh sống gần khu vực núi Cấm. Gia đình có người con trai tên là Nguyễn
Quốc Nam thường gọi là Nhôm (người cùng bạn gái nắm tay tự tử).
Năm anh Nhôm khoảng 10 tuổi, anh mắc bệnh sốt xuất huyết,
mặc dù nhà nghèo nhưng ba mẹ anh cũng ráng chạy vạy khắp nơi chữa mà mãi anh
vẫn không hết bệnh. Rồi bố mẹ anh nghe nói một nhà dòng ở Thốt Nốt có một ma sơ
già phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho nhiều người, mà thuốc rất linh nghiệm,
nên mẹ anh bèn đưa con tới và anh được cứu chữa tận tình.
Thấy đứa bé èo ọt, ốm yếu, vị ma sơ già có nói “Thằng bé ốm yếu, bệnh hoạn nhiều quá, khó
nuôi. Tôi trị hết bệnh, bà cho nó cho tôi để tôi nuôi”. Thế là mẹ anh Nhôm
đồng ý vì thấy con mình khó nuôi mà nghe mọi người khuyên là cho chùa thì bệnh
sẽ thuyên giảm. Rồi vị ma sơ già liền lấy giấy viết tay nhận con. Sau đó, anh
Nhôm trở về nhà và hoàn toàn bình phục.
Sau gần 7 năm sau, anh Nhôm cũng trưởng thành thành một
thiếu niên 17 tuổi, lại ngoan hiền, hiếu thảo. Vì nhà gần chùa nên anh thường
đến chùa làm công quả, tụng kinh. Nhưng lạ thay cũng từ đó, mỗi đêm anh Nhôm
đều mơ thấy có một vị nữ tu sĩ già cầm thòng lọng tròng vào cổ kéo đi. Giấc mơ
đó cứ ngày ngày ám ảnh khiến anh không yên giấc.
Anh Nhôm vội kể cho mẹ nghe về giấc mơ kỳ lạ, rồi người
mẹ vô cùng hốt hoảng nhớ về lời hứa cho con năm xưa, phải chăng vị ma sơ già đã
chết nay về đòi mạng con mình. Mặc dù anh Nhôm vẫn sớm hôm tụng kinh, niệm Phật
nhưng giấc mơ đó cứ mãi ám ảnh anh, rồi trong một hôm anh đứng giữa bàn thờ thề
rằng: "Cho tôi 10
năm để tôi làm tròn chữ hiếu rồi sẽ trả cái xác này cho người đã cứu tôi”.
Bức thư tuyệt mệnh và lời hứa trả
xác
Từ sau lời thề trả xác đó, thì giấc mơ kia đã không bám
lấy anh Nhôm nữa. Rồi cuộc sống của Nhôm trở lại bình thường, sau đó anh có gặp
cô thiếu nữ tên Phương là con của một phú hào giàu có ở Phong Điền - Cần Thơ.
Không lâu sau, cả 2 nảy sinh tình cảm lúc nào không hay biết. Mặc cho gia đình
Phượng ngăn cấm vì không môn đăng hộ đối, nhưng cô gái nhất quyết đòi lấy anh
Nhôm cho bằng được, cô có thề rằng nếu không lấy được anh Nhôm cô sẽ tự tử.
Nhưng rồi định kiến xã hội cũng khiến Nhôm và Phượng chia
xa, anh Nhôm thì lên núi tìm chốn ẩn tu còn chị Phượng thị bỏ đi biệt xứ vì
nghe tin anh Nhôm không muốn lấy mình.
Nhưng mối tình đầu trong tim cô gái trẻ cứ thổn thức nên
cô quyết quay về tìm gặp người yêu lần cuối. Lúc gặp được Nhôm và nghe anh giải
thích về bức thư từ hôn năm xưa chỉ là gỉa mạo thì Phượng nguyện cùng Nhôm đi
đến chân trời góc biển.
Sau đó anh Nhôm nói bạn gái mình rằng anh có cái hẹn “trả
xác” sau 10 năm và thời hạn đó đã đến, bây giờ anh phải lên núi Cấm để thực
hiện lời thề. Trước khi đi, Nhôm gửi lại cho dì Hai một bức thư nhưng căn dặn,
khi nghe “tin” của anh thì hãy lấy ra đọc. Anh Nhôm đi ngày 12/4/1997 âm lịch
thì 3 ngày sau, mọi người hay tin anh cột tay cùng người yêu nhảy núi.
Cặp tình nhân chuyển thế đầu thai
làm anh em song sinh?!
Sau khi hay tin, ba anh Nhôm là ông Nguyễn Văn Chiến lập
tức lên núi Cấm nhận xác con trai. Còn gia đình cô gái thì tuyệt nhiên không
đến, thương tâm trước mối tình bạc phận của đôi trẻ, nên ba anh Nhôm quyết định
chôn xác đôi tình nhân chung một huyệt ngay dưới chân núi Bà Đội Ôm - tỉnh An
Giang.
Sau cái chết thương tâm của cặp tình nhân, cả khu vực núi
Cấm gần như xôn xao về thông tin đôi tin nhân tự tử cùng nhau vì không môn đăng
hộ đối. Khi đó ở Vồ Ông Bướm cũng thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Có gia
đình anh Nguyễn Văn Sơn là cha của cặp song sinh sau này được cho rằng là
chuyển thế đầu thai của cặp tình nhân cùng tự tử.
Chân dung ông Nguyễn Văn Sơn là ba
của cặp song sinh
Theo nhiều lời đồn, vào ngày 15/04/1997 vợ anh Sơn mới
mang thai được gần 3 tháng. Anh Sơn kể lại: “Khi dẫn vợ lên đỉnh Bồ Hong ngắm cảnh, tôi chỉ cho vợ, chỗ này là nơi
đôi tình nhân cột tay nhau nhảy xuống vực tự tử nè. Vợ tôi nhìn theo cánh tay
tôi chỉ, rồi chợt rùng mình và bụng đau dữ dội. Tôi nghĩ do vợ mang bầu, leo
dốc gây đau bụng nên tôi đưa vợ về nhà. Đến ngày 21/9/1997 (âm lịch) vợ tôi
sinh tại bệnh viện huyện Tri Tôn. Tôi mừng quýnh vì là con trai đầu lòng. Bác
sĩ đã cắt nhau, tắm rửa cho đứa bé, thì bất ngờ xuất hiện 1 cánh tay trẻ sơ
sinh khác “ló” ra… Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo còn một đứa nữa, là song sinh,
nhưng đứa còn lại nằm ngang nên phải mổ mới bắt ra được. Đến khi mổ ra là 1 bé
gái. Chính bác sĩ trước đó cũng không hề biết là vợ tôi mang song thai”. (Theo
ĐKN)
Theo anh lời Sơn, lúc vợ anh mới sinh, bác sĩ đã kêu vợ
chồng anh lại chỉ cho những đặc điểm kì lạ trên cơ thể các con. Trên cánh tay
của bé gái có một dấu vết hằn khuyết trên da (như bị một sợi dây cột siết) và
có nốt “ruồi son” to tướng, mà nhìn kĩ thì giống như một cục máu bầm hơn. Còn
bé trai thì bị móp phía sau đầu và bên phải có một nốt rùi đen.
Đối chứng những dấu hiệu đó với xác cô gái từng nhảy núi
tự tử cùng anh Nhôm thì nhiều người không khỏi ngạc nhiên về sự trùng hợp đáng
sợ này. Được biết, lúc đem xác cặp tình nhân lên an táng thì cánh tay người con
gái bị mối gút dây dù, mà họ đã dùng để buộc tay nhau lại trước khi nhảy xuống,
in khuyết sâu một lỗ, cô gái gãy xương, mất máu mà chết. Còn người con trai thì
bị vỡ đầu ở phía sau bên phải.
“Chính tay ba tôi
liệm, chôn cất hai đứa nó, nên ổng nhớ rõ đặc điểm cả hai lúc mất. Bởi vậy, khi
nhìn thấy cặp sinh đôi 1 trai – 1 gái là thằng Đ. và con Kh. (con của anh Sơn),
ba tôi nhận ra những dấu hiệu lạ thường. Và ông tin rằng 2 đứa bé đó chính là
do con trai và người yêu nó “đầu thai” chuyển thế”, theo lời anh Lem -
anh trai ruột cuả Nhôm.
Lỳ kỳ chuyện bé trai tìm về nhà cũ
Được biết con anh Sơn khi được gần 5 tuổi thì từng 2 lần
nhờ cha mình dẫn về "nhà cũ", điều này khiến anh Sơn vô cùng ngạc
nhiên. Rồi anh Sơn cũng thuận ý chở con về nhà theo sự hướng dẫn của cậu bé.
Mặc dù là lần đầu đi, nhưng bé Đ giống như thuộc nằm lòng mọi con đường đến nơi
mà cậu bé gọi là căn nhà lớn của cậu.
Sau khi đến nơi, cậu vội chạy vào buồng nằm như là nhà
của mình, rồi khi cậu bé được 15 tuổi cậu lại nhờ ba chở đến nhà "mẹ
lớn" để lấy bức thư tuyệt mệnh gì đó. Đúng là khi đến nơi, có một bức thư
tuyệt mệnh được anh Nhôm để lại, cậu bé Đ đem về giữ đến giờ và xem như báu
vật.
Bức thư tuy có nhiều lỗi chính tả (do anh Nhôm chỉ học
tới lớp 6) nhưng lời lẽ, ý tứ trong thư thì sâu sắc. Phần lớn bức thư được viết
theo thể thơ, mà theo gia đình thì anh Nhôm đọc nhiều kinh Phật nên sau đó cứ
“xuất khẩu thành thơ”. Bức thư đề ngày 5/4/1997 (âm lịch), viết trên 4 mặt giấy
carô đã sờn cũ. Nhôm kể về những việc chưa làm được, điều còn bận tâm và xin
lỗi người thân vì sự ra đi của mình.
Hiện nay hơn 20 năm đã trôi qua, nhưng câu chuyện về cặp
tình nhân tự tử cùng nhau rồi cùng đầu thai chuyển thế khiến nhiều người hoang
mang và nửa tin nửa ngờ về câu chuyện luân hồi chuyển thế. Và sau bao lời đồn
thổi thì cặp đôi song sinh cũng có cuộc sống yên bình bên gia đình.
Mời thư giãn với nhạc
phẩm TRÊN ĐỈNH PHÙ VÂN
của Phó Đức Phương, qua tiếng hát Mỹ Linh:
-
ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -
(Bài viết không thể hiện quan điểm của trang
Đặng Xuân Xuyến)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét