ĐẠI HỘI NHÀ
VĂN,
Ở TRONG CŨNG
LẮM ĐIỀU HAY...
*
Vẫn biết rằng văn chương là thú chơi tao nhã vui
là chính, chẳng thế mà Hội Nhà văn giờ tổng số lên đến gần một ngàn hai trăm
NHÀ, toàn những cây bút nổi tiếng ngang tầm thời đại, trong đó có tác giả đã
từng được ông chủ tịch đích thân làm văn bản đề nghị Viện Hàn lâm Thụy Điển
trao giải Nobel.... (Tác giả Đặng Văn Sinh)
Bravo nền văn học xứ ta. Chắc chỉ năm, mười năm
nữa, danh sách hội viên đạt ngưỡng hai ngàn. Một đất nước có nhiều nhà thơ là
đại phúc cho dân tộc. Điều đó là đương nhiên, không cần phải bàn.
Và, trong nhiều cái vui như in được sách hay đươc
giải thưởng, cái vui không thể bỏ qua là đi dự Đại hội. Tôi cũng có cái may là
được tham gia liên tục ba Đại hội. Và quả thật, mỗi kỳ 5 năm một lần này có lắm
điều hay.
Nhớ nhất là Đại hội VIII năm 2010. Đây là Đại hội
toàn thể. Các hội viên không phải sát phạt nhau bằng lá phiếu bầu, và cũng
chính vì thế, chuyện ân oán giang hồ cũng không có cớ để loại trừ đối thủ bởi
lòng đố kỵ. Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ ba chuyện, nhỏ thôi nhưng cũng đáng bàn.
Năm ấy, Đại hội tổ chức ở hội trường Học viện
Chính trị quốc gia (Cầu Giấy). Đại biểu lưu trú nhiều nơi, trong đó có nhà
khách Hùng Vương. Xe đưa xe đón có cả xe cảnh sát hú còi dẹp đường, tiền hô hậu
ủng long trọng lắm. Không ít nhà văn vênh mặt lên cho là mình rất quan trọng.
Tối hôm đầu tiên, nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú từ Hà Tĩnh ra, rủ tôi sang uống trà.
Vừa bước vào phòng, chạm ngay một ông có gương mặt sát xương, da ngăm ngăm, tôi
chào, ông chỉ khẽ nhếch mép. Đến khi Nguyễn Ngọc Phú giới thiệu, ông ta là cựu
chủ tịch Hội và cựu giám đốc sở văn hóa, mặt ông ta càng vênh vác theo kiểu mục
hạ vô nhân. Xin nói ngay, ông ta từng đi Thanh niên xung phong rồi sau này học
trường viết văn Nguyễn Du, đã xuất bản nhiều thơ và mấy tập tiểu thuyết nhưng
hầu như chẳng ai nhớ được bài nào.
Vào Đại hội, sau bản báo cáo tràng giang đại hải
với hàng loạt ngôn từ có cánh của ông Chủ tịch thì đến tiết mục tham luận. Tất
cả tham luận đều phải được Đoàn Chủ tịch duyệt trước. Mở đầu là một giáo sư
(không tiến sĩ) - (Giáo sư Phong Lê) - từng ngồi ghế Viện trưởng nhưng không
biết ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đây cũng chính là một trong hai yếu nhân
thấm nhuần sâu sắc tinh thần học phiệt, thực hiện thành công việc tước bằng
thạc sĩ của cô giáo Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) ở Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà
Nội.
Bài tham luận đã được đăng toàn văn trên tạp chí
Văn Nghệ Quân Đội với nội dung hình như là “bốn thế hệ nhà văn kế tiếp nhau” cỡ
vài ngàn chữ. Đại biểu đã nhiều lần bị ngài giáo sư này tra tấn, khiếp quá, nên
khi ông ta vừa bước lên bục thì ở dưới cử tọa đã vỗ tay từng nhịp một. Biết là
có chuyện nhưng ông ta dại, nói vào micro “hễ vỗ tay là tôi xuống đấy”. Ai dè,
như một cử chỉ trêu người, pháo tay bỗng rộ lên, lúc đầu còn nhẹ sau dồn dập
từng nhịp cứ như là động thái tống diễn giả khỏi diễn đàn. Có lẽ giận quá mất
khôn, vị giáo sư vơ đám giấy tờ, tụt một chân khỏi bục. Lúc ấy, Trần Đăng Khoa
ngồi Đoàn Chủ tịch vội nắm áo diễn giả “Bác cứ đọc đi”. Thế là ông ta lại đọc,
giọng khúc chiết, âm lượng lớn làm cho mấy chiếc loa rít lên. Đại biểu ngồi
dưới vãi linh hồn, có vị phải lấy tay bịt tai. Nhưng thật trớ trêu, mới chỉ
được hai ba phút, tiếng vỗ tay lại nổi lên, nhẹ thôi nhưng rào rào đồng loạt
theo nhịp, rất dài cứ như có nhạc trưởng cầm chịch. Kiểu vỗ tay ấy cánh giang
hồ gọi là vỗ tay đểu. Lúc ấy, ông giáo sư không còn đủ can đảm đọc thêm một từ
nào nữa, mặt hầm hầm, rời khỏi bục, bước những bước năng nề về chỗ ngồi.
Như có điềm chẳng lành, sáng hôm ấy, nhà văn nổi
tiếng Nguyễn Quang Sáng từ Sài Gòn ra được một đồng nghiệp tặng chai rượu ngoại
nhưng lại bị ăn một cái tát trước đám đông quan khách, chẳng biết vì lý do gì.
Buổi tối, nhà văn Trần Chinh Vũ, đi loạng quạng thế nào ngã gẫy chân phải vào
bệnh viện...
-------
Đại hội này có nguyên thủ quốc gia đến dự, còn Ủy
viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo chỉ đạo từ đầu đến cuối.
--------------
Mời
nhấp chuột đọc các lời comment trên facebook Đặng Văn Sinh:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=377391897047983&id=100043315261505
Mời thư giãn với nhạc phẩm V
của Thanh Sơn, qua tiếng hát Quang Linh:
ĐẶNG VĂN SINH
Địa chỉ: nhà văn, giáo viên nghỉ hưu -
An Bình, Nam Sách, Hải Dương.
.
........................................................................................
- Cập nhật từ email:
datinh_1974@yahoo.com gửi ngày 21.11.2020.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét