BÀI THƠ “HOA
NHÀI” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀ NHỮNG CẢM NHẬN
*
HOA NHÀI
- Mến tặng H.H.Ph
-
Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa
hoa nhài
Hoa bình dị
Tôi mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.
Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay
đổi sắc màu
Vẫn bình dị những
đóa nhài nho nhỏ
Và tôi cười
Hờ hững ngó mây
trôi.
Rồi một chiều cô
không đến thăm tôi
Một ngày đông hoa
nhài không nở
Tôi ngơ ngẩn bên
thiếp hồng để ngỏ
Ngó mây trời tôi đếm
bâng quơ
Tôi trách cô vội
bước sang đò
Không thương nhớ
những cánh nhài nho nhỏ
Thấm trong tôi hương
nhài nỗi nhớ
Tôi trách mình hờ
hững ngó mây trôi.
*.
Đại học Văn Hóa Hà Nội 1990
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
TÌNH YÊU GIẢN DỊ, TINH KHIẾT TRONG “HOA NHÀI”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN(Tác giả Nguyễn Anh Tuấn)
Đọc bài thơ Hoa
Nhài của Đặng Xuân Xuyến, tâm trí tôi chợt hiển hiển lại mồn một câu
chuyện xưa… Và nó như một lối mở ban đầu giúp tôi bước vào thơ anh. Điều trùng
hợp lạ kỳ đầu tiên là Đặng Xuân Xuyến cũng từng học Đại học Văn hóa như cô gái
tôi đã kể! Theo năm sáng tác ghi dưới, và qua giọng thơ, tôi đoán lúc này tác
giả mới ngoài 20 tuổi. Đó là cái tuổi của mơ mộng, của tình yêu theo kiểu
Puskin: nếu người mà ta yêu say đắm bỏ đi lấy chồng, thì cầu cho người tình mới
sẽ yêu em như tôi đã từng yêu! Nhưng điều thú vị hơn cả, là ý tứ bài thơ đã
được triển khai tựa một bộ phim câm kinh điển của “Vua hài Sác-lô” - Ánh sáng thành phố (City Lights): một gã
lang thang có tâm hồn cao thượng tình cờ gặp và đem lòng yêu một cô gái mù bán
hoa, cứ mỗi lần có xe sang đỗ tới, gã lại bước đến mua cô gái mù, mua một bông
hoa, khiến cô có ấn tượng đó là một người hào hoa và giàu có… Ở đây lại là một
cô gái, đem theo một đóa hoa nhài mỗi lần tới thăm người cô quý thương. Nhưng
tấm lòng chân thật, giản dị của cô, cùng đóa hoa cũng giản dị và “vô danh”,
không có trong “từ điển của Tình yêu” đó đã được đáp lại bằng sự “hờ
hững” của chàng trai. Chỉ tới khi, cô gái và “những đóa nhài nho nhỏ
bình dị” không xuất hiện nữa, chàng trai mới chợt thấm thía sự quen thuộc
đáng yêu của chúng, mới thấy tiếc đến “ngơ ngẩn”… Và khi “cô vội bước
sang đò”, anh đã trách cô đã vội vã, đã “không thương nhớ những cánh
nhài nho nhỏ”; nhưng thực ra là anh đã tự trách mình, giận dỗi với bản
thân, để tới câu kết là một lời thở dài buồn bã, sự tiếc nuối vời vợi:
Thấm trong tôi hương nhài nỗi nhớ
Tôi trách mình hờ hững ngó mây trôi.
Cái độc đáo của bài thơ là sự khéo léo và tinh
tế lồng ghép và tượng hình hóa vẻ đẹp thầm kín giản dị của tấm lòng cô gái với
vẻ đẹp của hoa nhài – một vẻ đẹp mà nếu sống vội vã, xốc nổi, thực dụng sẽ
không bao giờ nhận ra, không bao giờ hiểu nổi. Nhà thơ mượn hoa nhài trong hành
động thầm lặng của cô gái để cảnh báo cho mọi người - trong đó có chính anh, về
cách nhìn đối với những giá trị thực của tình cảm cùng cách ứng xử cần có đối
với chúng. Đừng để tới khi những vẻ đẹp, những giá trị quý báu hàng ngày đến
với ta nhưng vuột khỏi tay ta bởi sự vô tình vô cảm, ta mới ngẩn ngơ, giật mình
tiếc nuối, than thở như chàng trai trong bài thơ!
------------
(Trích từ HOA NHÀI
VÀ NHỮNG VUI BUỒN QUANH HOA NHÀI của Mai An Nguyễn Anh Tuấn)
*.
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
Mai An NGUYỄN ANH TUẤN
Địa chỉ: Phố Thái Hà,
quận Đống Đa, Hà Nội
Email: tranthanhban1956@gmail.com
Điện thoại: 091.217.49.47
MẤY KHÁM PHÁ THÚ VỊ VỀ BÀI THƠ "HOA NHÀI"
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Đọc bài thơ "Hoa Nhài" của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến tôi nghĩ chắc
nhiều người không chú ý đến chi tiết tả hoa nhài của nhà thơ, vì thế sẽ không
thấy được chủ ý của tác giả. Cũng như tôi, mấy lần trước đọc bài thơ “Hoa Nhài” đã không phát hiện ra
chi tiết thú vị này.
Khổ thứ nhất bài thơ, tác giả để chàng trai rất
thờ ơ khi nhắc đến đóa hoa Nhài (tượng hình tình yêu cô gái dành cho chàng
trai) của cô gái:
"Cô mang theo một đóa hoa Nhài"
Sang khổ thơ thứ 2, tác giả cho chàng trai đã có
những chú ý tới cô gái qua chi tiết miêu tả hình ảnh bông hoa cô cầm theo kỹ
hơn: "đoá Nhài nho nhỏ", qua đó thể hiện tình cảm của chàng
trai dành cho cô gái đã có phần gần gũi hơn, thân mến hơn:
"Vẫn bình dị những đóa Nhài nho nhỏ"
Nhưng sang đến khổ thơ thứ 3 thì tác giả lại để
chàng trai buồn bã buông lời trách cứ cô gái:
"Không thương nhớ những cánh Nhài nho nhỏ"
Từ "một đóa Nhài", đến "đóa
Nhài nho nhỏ", rồi "những cánh Nhài nho nhỏ", là tỉ
lệ thuận tình cảm của chàng trai với cô gái: từ thờ ơ đến để ý, rồi chú ý, quan
tâm và yêu.
Điểm đặc biệt nữa ở bài thơ "Hoa Nhài" là tác giả đã sử
dụng câu thơ bậc thang để diễn tả tâm trạng, tình cảm của chàng trai với cô gái
ở những câu cuối của 3 khổ thơ.
Từ thờ ơ, thậm chí có phần coi thường tình cảm
của cô gái ở khổ thơ đầu:
"Tôi mỉm cười.
Nhìn mây bay
Hờ hững."
Đến sự chú ý, quan tâm, thích thú tới cô gái ở
khổ thơ thứ 2.
"Và tôi cười.
Hờ hững ngó mây trôi."
Rồi tới khổ thơ thứ 3, khổ thơ kết thúc bài thơ
thì không còn câu thơ bậc thang.
Từ 3 bậc thang, xuống 2 bậc thang, rồi đến không
còn bậc thang để diễn tả tâm trạng, tình cảm từ thờ ơ, hững hờ đến thích thú,
rồi yêu của chàng trai với cô gái. Khoảng cách tình cảm của chàng trai với cô
gái cứ ngắn dần, ngắn dần đến không còn khoảng câch qua từng lần giảm bậc thang
trong 3 khổ thơ.
Thêm một điểm thú vị nữa là ở bài thơ "Hoa Nhài", tác giả đã cho
chàng trai cười 2 lần và 2 nụ cười đó nếu không chú ý thì người đọc cũng sẽ dễ
bỏ qua chi tiết thú vị này.
Lần thứ nhất: "Tôi mỉm cười."
là nụ cười kiêu ngạo, có chút khinh dễ khi lần đầu chàng trai nhận ra tình cảm
cô gái dành cho mình.
Lần thứ hai: "Và tôi cười." là
nụ cười thẹn thùng, thích thú, có ý chờ đợi cô gái của chàng trai mặc dù chàng
trai vẫn còn tạo "ra vẻ" giữ chút "xa cách" với cô gái.
Tất cả từ cách tiếp cận đóa hoa Nhài, đến nụ
cười của chàng trai và cách dùng câu thơ bậc thang đều đồng nhất sự phát triển
tình cảm của chàng trai với cô gái: từ thờ ơ, lạnh nhạt đến thân thiện, quan
tâm, rồi yêu.
Đó là những điểm khá thú vị trong bài thơ "Hoa Nhài" của nhà thơ Đặng
Xuân Xuyến.
*.
Hà Nội, 18 tháng 8 năm 2020
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể
Tổng công ty 319
quận Long Biên, thành phố Hà
Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
TÌM TÂM Ý TRONG THƠ
- Cảm nhận khi đọc bài thơ HOA NHÀI của nhà thơ Đặng
Xuân Xuyến -(Tác giả Trần Thị Hồng Châu)
Để cảm nhận được TÂM Ý mà
tác giả muốn gửi gắm vào thơ thật không hề dễ chút nào! Rõ ràng mình vừa nhận
ra ý bài thơ là thế này, định chia sẻ với bạn đọc. Vậy mà khi đọc được những
cảm nhận của mọi người thì lại ra ý khác. Nhiều cảm nhận đâu có phải là lèng
èng. Nó là của những nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận... Cảm nhận của họ đã làm
cho bài thơ được cất cánh, làm cho bạn đọc hiểu sâu thêm về mọi khía cạnh chìm,
nổi trong bài thơ. Lý lẽ của họ có sức thuyết phục được rất nhiều bạn đọc và
xoay chuyển được cả cảm nhận chớp nhoáng của tôi về bài thơ đang định vung ra,
lại đành thu hồi, hạ bút...
Vì điều này mà tôi không
những chỉ mê đọc thơ mà còn rất rất ghiền đọc tất cả những câu COM, bài BÌNH,
bàì CẢM... cho thơ. Không những để tôi hiểu sâu hơn về bài thơ, mà còn cân, đo,
đong, đếm xem bản thân còn sức cảm thụ được bao nhiêu.
Bữa qua đọc được bài thơ
HOA NHÀI của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ đã làm hỉ, nộ, ái, ố trong tôi
nhảy ra khua khoắng, hành hạ… Tôi định viết ra như mọi khi để được trở lại
trạng thái tĩnh lặng, thi lại đọc được hai bài cảm nhận thật là hay của Mai An
Nguyễn Anh Tuấn và Vũ thị Hương Mai thế là lại mất tự tin, lại thấy đầu óc mình
già nua cổ hủ không còn nhiều xúc cảm để thẩm thấu thơ…
Nhưng rồi Hương Mai lại
khích lệ - cô muốn biết cảm nhận của tôi như thế nào?
Ừ thì cứ viết ra! Chắc
anh chàng nhà thơ Đặng Xuân Xuyến này chả cưới bà già này đã đem bài thơ ra mà
cấu xé đâu.
HOA NHÀI
- Mến tặng H.H.Ph -
Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa hoa nhài
Hoa bình dị
Tôi mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.
Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay đổi sắc màu
Vẫn bình dị những đóa nhài nho nhỏ
Và tôi cười
Hờ hững ngó mây trôi.
Rồi một chiều cô không đến thăm tôi
Một ngày đông hoa nhài không nở
Tôi ngơ ngẩn bên thiếp hồng để ngỏ
Ngó mây trời tôi đếm bâng quơ
Tôi trách cô vội bước sang đò
Không thương nhớ những cánh nhài nho nhỏ
Thấm trong tôi hương nhài nỗi nhớ
Tôi trách mình hờ hững ngó mây trôi.
*
Đại học Văn Hóa Hà Nội
1990
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
(in trong tập CƯỠNG XUÂN ; Nhà xuất bản Hội Nhà
Văn 2017)
Vừa đọc xong bài thơ,
trong đầu tôi đã nghĩ ngay - Úi dà dà!!! TÂM Ý của anh chàng nhà thơ Đặng Xuân
Xuyến là muốn nói về THÁI ĐỘ ĐÓN NHẬN TÌNH CẢM NÓI CHUNG VÀ TÌNH YÊU NÓI RIÊNG
CỦA CON NGƯỜI VỚI NHAU TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY đây mà! Thế là tôi hết suy, lại
diễn…
Bằng thủ pháp hoán dụ, ẩn
dụ nhà thơ rất khéo léo chọn lọc 2 hình ảnh rất điển hình để dàn trải cho TÂM Ý
mình, là cô gái thì MANG HOA NHÀI. Chàng trai thì NHÌN MÂY.
HOA NHÀI nhỏ bé, bình dị
không hề có độc tính... Hương thơm của nó bền lâu ngay cả khi đã khô héo. Khi
ta ngửi mùi thơm lại rất dễ chịu làm dịu sự căng thẳng cho trí não. Từ ngàn xưa
ông cha ta đã biết được tác dụng này mà đem ướp vào trà để uống, phơi khô cho
vào túi để dưới gối, đeo bên mình…
Hình ảnh hoa nhài trong
bài thơ có thể là thực: Thực là thường ngày cô gái sống, cô làm quen với mọi
người rất đơn sơ không hào nhoáng và ngay cả khi cô đến để trao cho chàng trai
tình yêu của mình cô cũng chỉ gắn một bông hoa nhài trên tóc, trên áo thay cho
đồ trang sức bằng vàng, bạc, kim cương... lấy hương nhài thoang thoảng, tinh
khiết thay cho nước hoa mùi thơm sực nức mà bao cô gái khác thường dùng.
Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa hoa nhài
Hoa bình dị
…
Hoa nhài cũng là hình ảnh
hoán dụ cho hình thức, tính cách, tâm hồn cô gái…
Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay đổi sắc màu
Vẫn bình dị những đóa nhài nho nhỏ
Cô gái như bông hoa nhài
hiền dịu, thanh cao... Cô đem đến cho người đàn ông cô yêu hương thơm ngọt
ngào, êm dịu… Cô điển hình cho những con người BÌNH DỊ
MÂY luôn ở trên cao khó
với, dễ biến đổi... hình ảnh mây ở đây ẩn dụ cho tình yêu mà chàng trai luôn
tìm kiếm.
Và tôi đã suy diễn theo
thủ pháp sắp xếp từ ngữ mà tác giả Đặng Xuân Xuyến đã dùng để phán xét về thái
độ đón nhận của chàng trai khi cô gái đem sự BÌNH DỊ đến như thế nào?
Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa hoa nhài
Hoa bình dị
Tôi mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.
Mới làm quen, thấy cô gái
bình dị cái mỉm cười của chàng cũng chỉ là xã giao. Thái độ hờ hững chưa bộc lộ
ngay. Chàng còn nhìn, còn theo dõi tình cảm của cô gái trao cho chàng... Khổ
thơ đầu từ "hờ hững" ngắt xuống dòng sau hình ảnh "nhìn mây
bay".
Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay đổi sắc màu
Vẫn bình dị những đóa nhài nho nhỏ
Và tôi cười
Hờ hững ngó mây trôi.
Suy diễn đến khổ thứ 2
thực sự xúc cảm trong tôi trào dâng mạnh. Thương, quá thương! Ghét, rất ghét!
Thương cho người con gái
đã trao nhầm tình cảm. Cô bền bỉ yêu, luôn đem đến những điều tốt lành cho
chàng trai…
Còn chàng trai đã không
nhận biết được đâu là tình cảm chân thành, tốt đẹp… còn cưới ra tiếng, cưới
nhạo báng, tỏ thái độ hững hờ ngay, chối bỏ tình cảm của cô... ở khổ này từ
"hững hờ " trước và dính liền với hình ảnh "ngó mây trôi"
Và rồi cái giá tất yếu
phải trả cho thái độ hờ hững đó là gì? Hãy xem anh ta than thở trong sự nuối
tiếc
Rồi một chiều cô không đến thăm tôi
Một ngày đông hoa nhài không nở
Tôi ngơ ngẩn bên thiếp hồng để ngỏ
Ngó mây trời tôi đếm bâng quơ
Tôi trách cô vội bước sang đò
Không thương nhớ những cánh nhài nho nhỏ
Thấm trong tôi hương nhài nỗi nhớ
Tôi trách mình hờ hững ngó mây trôi.
Vậy đó! Lỗi lầm của chúng
ta trong cuộc sống thường là không nhận biết được ngay giá trị thật của tình
cảm. Chỉ đến khi mất rồi mới thấy nó đẹp, nó tốt… thể nào?. Để rồi thương nhớ,
tiếc nuối…
Bài thơ là một bài học có
mang chút tính triết lý nhưng không cứng ngắc. Nó cũng như một bông hoa nhài
nho nhỏ thơm ngát mà TÂM Ý của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến trao cho đời.
Xin giới thiệu đến bạn
đọc!
*.
Đức Quốc, 02 tháng
11/2020
TRẦN THỊ HỒNG CHÂU
Địa chỉ: Meissner Str 316a,
01445 Radebeul,
Garmany (Cộng hòa Liên
bang Đức).
Email: hongt4368@gmai.com
Điện thoại: 004915256432988
Mời thư giãn với
nhạc phẩm TÂM SỰ NÀNG XUÂN
của Hoài Linh, qua tiếng hát Như Quỳnh:.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét