NGÀY THƠ
VIỆT NAM
NGHĨ MÀ HỔ
THẸN
*
Từ vài trăm năm trước, thơ bước
vào đời sống văn học là trăn trở phận người, là hào khí chống giặc, là tình yêu
lứa đôi, là triết lý sống... Thơ đã trở thành thi ca và được coi là nữ hoàng
của mọi thể loại văn học, nó mang đầy hào quang, ánh sáng mỹ học và thơ tồn tại
được bằng chính sự sáng tạo của nó. Thế nhưng thơ hôm nay không còn tiếp tục sự
sáng tạo vốn có ấy, mà nó ê a cái cũ, nó ca tụng cái không còn đáng ca tụng, nó
như con tắc kè thay màu da khi cuộc sống tác động lên nó. Thơ đang chạy theo
hướng danh và lợi, hai thứ vốn rất xa lạ với thơ, vì thế mà làm mất dần đi niềm
yêu “Thơ” trong lòng bạn đọc. Bây giờ, người người làm thơ dẫn đến tình trạng
làm người đọc “bội thực về thơ”, có nhà văn phải thốt lên rằng: “Bạn đến chơi nhà, làm ơn dép và thơ để ở
ngoài”… Tôi càng thấm thía câu nói của nhà thơ Xuân Diệu: “Cả nước làm thơ cả nước xách bị đi ăn mày”. (Tác giả Đỗ Huy Tấn)
Nói vậy thật tội cho thơ, thật
có lỗi với các nhà thơ chân chính và những người làm thơ vô tư trong sáng vì
niềm say mê với thơ. Thơ “chín” vẫn được thấm sâu trong lòng người đọc. Như bài
thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không
anh” của cô giáo Trần Thị Lam (Hà Tĩnh), đâu cần in phát hành, đâu cần
loa phường, thậm chí đâu cần Hội Nhà văn ghi nhận đánh giá nó vẫn nằm sâu trong
tim hàng triệu bạn đọc.
Mười lăm năm nay, cứ đến ngày
Rằm tháng Giêng là các nhà thơ Việt Nam được dịp trổ tài thơ phú. Ngoài việc
khoe thơ mình, các “Nhà” còn trưng bày thơ của các thi hào, thi sĩ nổi tiếng
trong nền thi ca Việt Nam thuộc những thế kỷ trước. Ngày Rằm tháng Giêng mới
đây Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trọng thể Ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, Hà Nội với chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng đất nước” đã thu
hút hàng nghìn người gồm các nhà thơ, nhà văn, người yêu thơ và những người
hiếu kỳ đến để hòa vào không khí mùa xuân và tình yêu thi ca. Nhưng không hiểu
sao Hội Nhà văn Việt Nam là hội nghề nghiệp, là nơi hội tụ chữ nghĩa, vậy mà họ
làm ăn tắc trách và cẩu thả đến mức không thể chấp nhận được. Đó là những sai
sót đến nực cười như:
Các nhà thơ hậu sinh đã nhầm
hai câu thơ để đời trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du viết: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ,
vén mây giữa trời” thì họ viết thành “Đời
còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời". Nhầm như thế
là chổng đít vào thơ rồi còn gì nữa.
Nhưng buồn cười nhất là quả
“râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cụ thể là trên một số tấm pano to tổ bố chảng với:
- Ảnh chân dung cụ Phan Thanh
Giản được ghi là cụ Nguyễn Khuyến
- Chân dung “Vạn thế sư biểu” Chu Văn An bị ghi
là Cao Bá Quát
- Thi nhân Hàn Mặc Tử bị đeo
kính, khoác thêm cái áo mang tên Yến Lan
Ngay cả ông Chủ tịch Hội Hữu
Thỉnh còn sống mạnh khỏe, hôm đó còn đọc thơ Lý Đợi thế mà ảnh chân dung của
ông trên một panno lại viền khung thẫm đen như cái tờ cáo phó…
Đọc hai câu thơ trên một tấm
vải đỏ hình đuôi nheo được thả lên trời của nhà thơ Trần Anh Trang:
“Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót
Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ”.
Dù là người ngoại đạo về thơ
văn, nhưng quả thật tôi không hiểu các “Nhà” cảm nhận thế nào mà lại tuyển chọn
hai câu thơ này, có lẽ đầu óc các “Nhà” đang “rất có vấn đề” đấy ạ. Người đọc
nếu họ bảo các “Nhà” là “dân gay gay” chắc cũng không quá lời. Nghe nói nhà thơ
Vũ Quần Phương rất chăm chú đọc hai câu thơ trên, tủm tỉm cười rồi lẩm bẩm:
“Nhà thơ ôm vợ nhớ thuyền”.
Quả là hai câu thơ rất thú vị
để miêu tả đến cảnh “ông nọ bà kia” làm tôi chợt nhớ chuyện Trạng Quỳnh:
Chuyện rằng một số người quen
biết Trạng cũng muốn được “hưởng chút ấm nhà chúa”, nên mới nhờ cậy. Trạng bèn
làm như thế này:
“Tối đến, Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông
nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.
Lúc ấy đã quá nửa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà
kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến
tính mạng.
Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà
tóc gáy, cứu chữa các ông gần đến sáng mới tỉnh. Trời tảng sáng, nhìn rõ mặt
người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:
- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!
Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở
nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến
cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh "ông nọ bà kia" hệt như thế.
Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:
- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!”.
Cũng tại các ông các bà đến nhờ
cậy mới bị Trạng Quỳnh chơi sỏ, mà ra nông nỗi “ông nọ bà kia”. Kể lại chuyện
này để thấy hai nhà thơ đáng kính đang yên ổn dưới suối vàng, chẳng trêu tròng
ai bỗng bị các “Nhà” hậu sinh đầu óc “rất có vấn đề” chơi cho một vố đau điếng
“thơ ông Hàn cắm mặt ông Lan”. Thật chẳng ra làm sao cả.
Theo tôi lãnh đạo Hội Nhà văn
và toàn bộ Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam vừa qua cần trở lại Văn Miếu làm lễ tạ
tội với các bậc thi hào của dân tộc thì mới phải đạo.
Mời thư giãn với
nhạc phẩm TẾT QUÊ HƯƠNG
của Minh Vy, qua tiếng hát Cẩm Ly:
*.
Chí Linh, tháng 12-2017
ĐỖ HUY TẤN
Địa chỉ: Bến Tằm, Chí Linh, Hải Dương.
Facebook: Tấn Đỗ Huy
........................................................................................
- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com
ngày 29.11.2020.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét