(Bà Nguyễn Phương Hằng ; Nguồn ảnh: internet) |
CHỬI RỦA QUA
CÁI NHÌN
TÂM LÝ HỌC
Mấy
hôm nay, ở các quán cà phê Sydney, đồng hương người Việt hay nhắc đến chị
Nguyễn Phương Hằng, CEO và phu nhân của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ nhân của khu du
lịch Đại Nam. Chị ấy nổi lên như là một hiện tượng truyền thông. Người khen thì
nhiều, nhưng người không tán thành cách nói của chị ấy cũng không phải ít (dù
họ đồng ý với chị ấy). Trong cái note này tôi sẽ đọc sách tâm lí học (tôi không
phải là nhà tâm lí học nghen) và lí giải rằng cách nói của chị ấy là ... bình
thường.
Hiện tượng truyền thông
Phải
công nhận rằng internet và các trạm truyền thông xã hội đã cho ra đời hàng loạt
ngôi sao truyền thông đại chúng. Chị Nguyễn Phương Hằng là một ngôi sao như
thế. Theo những người theo dõi các kênh thông tin của chị ấy, buổi livestream
đêm 25/5 thu hút hơn 230,000 người xem trực tiếp. Tổng số người theo dõi chị ấy
trên các kênh lên đến 500,000 người. Vẫn theo những người này, đây là con số mà
các đài truyền hình chánh thống chỉ mơ đến! Nếu vậy thì đúng là một hiện tượng.
Trong
cộng đồng, có người khen nhưng cũng có người không tán thành cách nói của chị
ấy. Không ít người trong giới gọi là 'trí thức' trách rằng chị ấy có cách nói
chuyện mà người có học tử tế không nói như thế. Điều này có lẽ đúng, vì trong
một xã hội văn minh, người ta kì vọng mọi người đối xử với nhau một cách lịch
thiệp, và những chữ mang tính chửi bới không có trong đối thoại.
Nhưng
trong thực tế thì chúng ta không bao giờ có một xã hội lí tưởng như thế. Thực
tế cho thấy ở bất cứ nơi nào cũng có những người ăn nói bỗ bã, khó nghe, lệch
lạc. Ngay cả trong giới tinh hoa (chánh trị gia, doanh nghiệp, khoa bảng) cũng
có những người nói năng không tử tế với nhau. Do đó, chửi rủa trở thành một chủ
đề nghiên cứu của giới tâm lí học và khoa học xã hội, kể cả giới ngôn ngữ học.
Câu
hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao một CEO với cách nói 'mạnh' của chị Phương
Hằng lại có thể thu hút sự chú ý của hàng triệu người? Một số nhà bình luận
nghĩ rằng số lượng người theo dõi chị ấy nói chuyện là tín hiệu về một sự thất
bại của nền dân trí, ý nói rằng nếu dân trí cao thì chẳng ai theo dõi những bài
nói chuyện như thế.
Nhưng
tôi thấy ý đó không mấy thuyết phục, vì như nói trên, ngay cả trong giới
'elite', cách nói mạnh như chị ấy khá phổ biến. Giới chánh trị gia Úc đằng sau
truyền hình họ ăn nói rất ... kinh khủng. Có khác chăng là họ giấu diếm không
cho công chúng nghe cách nói lưu manh của họ, còn chị Phương Hằng thì bộc lộ
hết những cảm xúc nóng giận của chị ấy trước công chúng.
Có
người giải thích rằng chị ấy nói về một vấn đề đang gây bức bối trong quần
chúng nhưng họ không có cơ hội và phương tiện để bày tỏ. Công chúng nhìn thấy
những kẻ lừa đảo trong xã hội, những bê bối trong giới showbiz, nhưng họ không
có gì để bày tỏ ý kiến, và những gì chị Phương Hằng nói chính là nói giùm họ.
Không chỉ đơn giản nói gìum họ, mà chị ấy còn có khả năng truyền cảm hứng qua
những câu nói mang tính 'triết lí đường phố' mà giới gọi là 'trí thức' không
thể nào có khả năng diễn đạt như chị ấy.
Những
người không ưa giới truyền thông quốc doanh thì càng hâm mộ chị Phương Hằng. Họ
thấy chị ấy là một người có bản lãnh và thành thật. Chị ấy sẵn sàng thú nhận
rằng mình đã sai trong quá khứ, đã tin người và bị người gạt; chị ấy khoe của
có lí do nhưng không màu mè; chị ấy không nói leo hay nịnh hót ai. Nội dung chị
ấy truyền đạt, theo họ, là một cái tát như trời giáng vào hệ thống truyền thông
quốc doanh.
Cũng
có người nói rằng vì giới tinh hoa và tự cho mình là 'trí thức' ghanh tị với sự
chi phối của chị ấy! Tôi thì nghi ngờ cách giải thích này. Tôi nghĩ chúng ta
phải đọc sách để hiểu hơn về phong cách diễn đạt của chị ấy.
Cách nói Phương Hằng
Tôi
đã nghe nhiều bài nói chuyện trước đây và những 2 buổi livestream mới đây của
chị ấy. Tôi thấy hình như có sự thay đổi về cách nói trong thời gian gần đây.
Trong các bài nói chuyện nghiêm chỉnh trước đây (như trả lời phỏng vấn) thì chị
ấy tỏ ra rất chuyên nghiệp. Những lần trước đây, chị ấy xuất hiện trên mạng xã
hội với cách nói rất chuẩn mực, hoàn toàn không có chữ nào có thể xem là thô
cả.
Những
cách nói 'mạnh' chỉ mới xuất hiện trong thời gian vài tuần qua mà thôi. Đó là
cách nói mà thỉnh thoảng chị ấy chêm vào những chữ như “mẹ” hay “mẹ mày”, “cà
chớn”, v.v. Có khi bà xưng là “tao” và kẻ đối phương là "nó", “mày”,
“đám”, “lủ”, v.v. Cũng có những chữ có thể nói là chửi thẳng vào đối tượng.
Có
lẽ các bạn đang hỏi: vậy tôi nghĩ gì về chị ấy? Tôi giải thích sao về những lời
nói mà có người cho là người có học không bao giờ nói?
Tôi
phải công nhận, có khi ngưỡng phục, trí thông minh của chị ấy. Chị ấy nói
chuyện suốt nhiều giờ mà không cần dùng note. Lời nói rạch ròi, lí luận logic,
cách trình bày dễ hiểu. Chị ấy có khả năng nhớ những dữ kiện và con số một cách
chính xác. Không cần biết chị ấy học vấn cỡ nào, nhưng những tố chất đó cho
thấy rõ ràng chị ấy không phải là một người phụ nữ tầm thường.
Thật
vậy, chị ấy có thể ứng khẩu với các câu hỏi trong các buổi phỏng vấn một cách
rất tự nhiên. Chị ấy nói về những lầm lẫn cá nhân trong quá khứ, về thành đạt
và hư dốn của con cái, chị ấy thậm chí còn tự khen mình đẹp! Những ứng khẩu của
chị ấy chỉ có thể mô tả là thông minh. Rất thông minh. Không hề trốn tránh câu
hỏi, mà đi thẳng vào vấn đề. Có khi còn trích dẫn những câu nói của các danh
nhân mà hình như chẳng có sách vở bên cạnh.
Nếu
so với các nữ (và cả nam) chánh trị gia ở trong nước, chị Phương Hằng hơn xa xa
xa lắm.
Còn
cách nói? Trước hết, cần phải định danh cái cách nói của chị ấy. Cần phải phân
biệt giữa chửi thề (swear) và rủa sả (curse). Cách nói của chị Phương Hằng
không phải là dạng chửi thề. Nhưng chị ấy có cách nói có chêm vào những lời
chửi rủa, tức theo tiếng Anh là xếp vào nhóm 'curse'. Những chữ như “mẹ” hay
“mẹ mày”, “cà chớn”, “mày”, “đám”, “lủ”, v.v. là rủa sả, không phải chửi thề.
Nói
như ông Gordon Ramsay (có lẽ là người nấu ăn nổi tiếng nhứt nhì thế giới) mới
là chửi thề. Các bạn thử xem qua một số video clip ông ấy khi nổi nóng vì món
ăn dở hay quá dở là ông ấy có khi tuông ra những lời chửi thề (F) thật sự. Chị
Phương Hằng chưa bao giờ chửi thề. Chị ấy dùng chữ rủa sả.
Dĩ
nhiên là cả hai cách nói rủa sả và chửi thề đều không phải là cách nói của
người chuyên nghiệp, càng không phải là cách nói trước công chúng của một CEO.
Một CEO có thể chửi thề trong phòng họp (tôi thấy hoài) nhưng họ giấu cảm xúc
đó trước công chúng. Điều đáng nói ở đây là chị ấy không giấu cảm xúc đó.
Tại sao người ta rủa sả?
Lí do thứ nhứt: chửi rủa làm cho
người ta bớt đau.
Các
nhà tâm lí học giải thích rằng đó là phản ứng của người bị tổn thương. Khi chúng
ta đi đường và vấp phải một tảng đá làm đau điếng, chúng ta thường thốt hơn
những câu như “Bà cha thằng nào ngu đến nổi để cục đá ở đây. Mẹ nó!” Thật vậy,
một số nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng chửi rủa có hiệu ứng làm cho người chửi
cảm thấy bớt đau đớn trong tâm. Trong một nghiên cứu thú vị, nhà nghiên cứu hỏi
các tình nguyện viên khi một cây búa đập vào ngón tay, người thốt lên câu chửi
có độ đau thấp hơn người thốt lên những chữ trung dung. Chẳng những giảm đau,
chửi còn làm tăng năng lực vận động cơ thể [1, 2].
Chiếu
theo cách giải thích này, chúng ta có thể đoán rằng chị ấy chêm vào những chữ
rủa sả trong livestream là vì chị ấy bị đau. Đau vì nghĩ mình bị lường gạt, vì
mất tiền, vì bị người khác chửi mình một cách vô cớ. Từ nỗi đau đó chị phản ứng
bằng những ngôn từ nguyền rủa. Đó là một phản ứng rất tự nhiên.
Lí do thứ 2: người chửi là người thành thật.
Người
Việt chúng ta có câu "đầu môi chót lưỡi" để chỉ những kẻ nói năng thì
hay lắm, nhưng lòng dạ thì không thật. Ngược lại, những người có khi dùng ngôn
ngữ vụng về, thậm chí chửi bới lại là những người chúng ta nên tin.
Thật
vậy, một số nghiên cứu khác còn cho thấy mối liên quan giữa chửi rủa và tánh
thành thật. Chẳng hạn như nghiên cứu trên tập san về tâm lí xã hội [3] cho thấy
những người chửi rủa ít nói dối và ít gian dối hơn những người tỏ ra lịch sự!
Người
chửi rủa là những người sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của họ với người khác. Nhiều
người vì nhiều lí do muốn giấu diếm cảm xúc của mình. Do đó, theo các nhà tâm
lí học, chửi rủa có thể xem là một thước đo của cảm xúc thật.
Các
nhà nghiên cứu lí giải rằng những người nói dối dùng nhiều năng lượng của bộ
não và phải suy nghĩ để nói dối, nhớ lời nói dối. Nhưng những người nói thật
thì có khi họ quên trước quên sau, nhưng họ nói tương đối nhanh và không cần bộ
sàng lọc nào cả. Đây chính là cách nói của chị Phương Hằng.
Lí do thứ ba: người chửi là
người thông minh và giàu ngữ vựng.
Nhiều
người trong giới 'trí thức' nghĩ rằng những kẻ chửi là do thiếu ngữ vựng. Rất
sai. Ngược lại, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những kẻ giàu ngữ vựng lại là
những người có nhiều cách chửi [4].
Tôi
nghĩ chị Phương Hằng là một người như thế: giàu chữ. Vì giàu chữ hay do đọc
nhiều, nên chị mới thốt lên những câu nói có thể nói là rất 'triết lí đường
phố' và có khi chơi chữ nữa chớ [5].
Tóm
lại, tôi đồng ý là chị Nguyễn Phương Hằng quả là một hiện tượng truyền thông.
Chị ấy là người rất thông minh, người đã nói lên và nói dùm cho những gì công
chúng muốn nói, chị ấy làm được cái điều mà những kẻ tự xem mình là 'trí thức'
không làm được. Ngôn ngữ của chị ấy có thể khó nghe đối với nhiều người muốn
giấu cảm xúc, nhưng lại là rất bình thường đối với những người bình thường, và
theo như tâm lí học thì những chữ rủa sả đó nói lên nỗi đau, nhưng cũng thể
hiện trí thông minh xã hội ('social intelligent') và cái tánh thành thật của
chị ấy.
_____
[1] https://www.sciencedaily.com/rel.../2009/07/090713085453.htm
[2] https://www.keele.ac.uk/.../Stephens%20PSE%20Author...
[3] http://journals.sagepub.com/.../10.1177/1948550616681055
[4] https://www.sciencedirect.com/.../pii/S038800011400151X...
[5] Những câu nói của Nguyễn Phương Hằng
Nói về thế thái:
1. Sự thật không sớm thì chiều, không mai thì mốt cũng lòi ra.
2. Chúng ta ai cũng bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa.
3. Dĩ vãng dơ dáy dễ gì giấu giếm.
4. Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về.
5. Đánh tráo khái niệm, tạm ứng niềm tin.
6. Khi hết phước thì cuộc đời đổ như Domino.
7. Phải biết chân lý ở đâu, đừng để bị đưa vào chân tường
8. Những nơi không an toàn là những nơi mà nguy hiểm nhất.
9. Im lặng là vàng còn tôi nói ra là kim cương nè
10. Nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy, đừng thấy hào quang mà
tưởng vinh quang.
Nói về cá nhân:
11. Chị không muốn nhiều chuyện nhưng mà chuyện nhiều nên chị phải
nói.
12. Tôi không thở bằng lá phổi của người khác, không sống dựa vào
đàn ông.
13. Công ty trách nhiệm hữu hạn một mình tao.
14. Ngay cả việc làm bản thân bớt đẹp tôi cũng không làm được.
15. Người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt.
16. Tiền trong não của mình chớ không phải trong túi người khác.
Rủa sả:
17. Người của công chúng là phải đi vào lòng người, chớ đừng đi vào
lòng đất
18. Nó đụng thì mình phải chạm, nó cảm thì mình phải xúc, nó muốn
sụp thì mình phải cho đổ luôn!
19. Ngu nhất mà tưởng mình khôn nhì.
20. Thần điêu đại bịp.
21. Em nói cho ra đích, em công kích cho ra chuyện.
*.
NGUYỄN
VĂN TUẤN
Địa chỉ: Viện Nghiên cứu Y
khoa Garvan
thành phố Sydney, Australia
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ email: quanboyman1992@yahoo.com.vn
ngày 06.06.2021.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét