(Nguồn ảnh: internet) |
VẮC XIN TRUNG QUỐC -
TIN HAY
KHÔNG TIN?
*
TRUNG QUỐC THỪA NHẬN
VẮC XIN KÉM HIỆU QUẢ
(Tác giả: Nhật Đăng)
TTO - Giám đốc Trung tâm phòng chống và
kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc Cao Phúc cho rằng vắc xin ngừa COVID-19
của nước này không có hiệu quả quá cao và đề ra hai phương án khắc phục.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Thành Đô (Trung Quốc),
ông Cao Phúc khẳng định các loại vắc xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc hiện nay
"không có tỉ lệ ngăn ngừa quá cao".
Người đứng đầu CDC Trung Quốc cho hay đang đánh giá
hai phương án nhằm xử lý vấn đề này, theo South China Morning Post.
Thứ nhất, điều chỉnh liều lượng, khoảng cách giữa các
lần tiêm chủng hoặc tăng số lượng liều tiêm lên.
Thứ hai, trộn vắc xin, sử dụng các công nghệ khác
nhau. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc không khuyến khích trộn các loại vắc xin
khác nhau.
Các chuyên gia y tế nhìn chung thống nhất rằng việc
trộn các loại vắc xin COVID-19 có thể là phương án an toàn, và một số thử
nghiệm lâm sàng đang được thực hiện tại Anh cũng như các nước khác nhằm xem xét
hiệu quả của cách làm này.
Đây là lần đầu tiên một nhà khoa học hàng đầu của
Trung Quốc công khai thảo luận về hiệu quả tương đối thấp của các loại vắc xin
ngừa COVID-19 của Trung Quốc.
Hãng tin AP trong khi đó cũng nhận xét đây là lần hiếm
hoi Trung Quốc thừa nhận vấn đề về hiệu quả vắc xin của nước này. Bắc Kinh đã
phân phối hàng trăm triệu liều vắc xin COVID-19 tại các quốc gia khác, trong
khi "cố gắng thúc đẩy hoài nghi về tính hiệu quả của các loại vắc xin
phương Tây".
Hiệu quả ngừa bệnh của vắc xin Sinovac, một loại vắc
xin do Trung Quốc phát triển, được biết đang khá thấp - ở mức 50,4%, theo các
nhà nghiên cứu ở Brazil. Để so sánh, hiệu quả ngăn ngừa của vắc xin Pfizer là
97%.
Trung Quốc tới nay cũng chưa phê chuẩn bất kỳ loại vắc
xin nước ngoài nào để tiêm cho người dân trong nước.
--------
Nguồn: https://tuoitre.vn/trung-quoc-thua-nhan-vac-xin-kem-hieu-qua-20210411164428769.htm
NHIỀU NGƯỜI TRUNG QUỐC KHÔNG DÁM
TIÊM VẮC XIN TRONG NƯỚC SẢN XUẤT
(Tác giả: Bảo Duy)
TTO - 'Tôi không muốn làm chuột bạch
trong phòng thí nghiệm', một bác sĩ ở tỉnh Liêu Ninh thổ lộ trong bối
cảnh các nhà nghiên cứu ở Brazil cho biết vắc xin của Trung Quốc chỉ cho hiệu
quả trên 50%, thay vì 90% như truyền thông Trung Quốc công bố.
Theo Hãng tin Reuters, các nhà nghiên cứu Brazil chỉ
đưa ra con số hiệu quả trên 50% mà không công bố chi tiết ngày 23-12.
Theo lý giải của các quan chức Brazil, Sinovac - công
ty có trụ sở ở Trung Quốc - đã đề nghị hoãn công bố toàn bộ dữ liệu trong vòng
15 ngày để chờ công ty này tổng hợp số liệu từ nhiều nước khác.
Brazil là một trong các quốc gia nhận vắc xin của
Trung Quốc để thử nghiệm và là nước đầu tiên hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 3
trên người ở quy mô lớn.
Hồi giữa tháng 11, trước thông tin hai loại vắc xin
của Mỹ đạt hiệu quả trên 95%, đài truyền hình trung ương Trung Quốc lập tức
tuyên bố vắc xin nước này hiệu quả trên 90%. Con số này tạo ra cuộc tranh luận
kéo dài đến tận hôm nay bởi sự thiếu vắng các đánh giá từ bên ngoài Trung Quốc.
Do đó, theo báo South China Morning
Post (SCMP), mọi sự chú ý đều dồn về Brazil. Mức độ hiệu quả của vắc xin
do Sinovac phát triển dự kiến sẽ được công bố vào đầu tháng 12 này. Tuy
nhiên, việc công bố này đã bị dời lại tới 3 lần, làm dấy lên nhiều câu hỏi và
nghi ngờ. Sự ngờ vực đó đến từ cả bên trong Trung Quốc.
Là một bác sĩ, Zhang Quan nằm trong nhóm có nguy cơ
cao mắc COVID-19. Anh được xếp vào nhóm ưu tiên tiêm vắc xin nhưng không mấy
mặn mà với điều này. Với Zhang, rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang, hạn chế tiếp
xúc hiện là cách tốt nhất để phòng lây nhiễm.
"Có nhiều thông tin nhân viên y tế ở Anh và Mỹ
gặp biến chứng nghiêm trọng.
Tôi không muốn làm chuột bạch trong phòng thí nghiệm", Zhang chia sẻ
với SCMP và cho rằng tốt nhất nên chờ thêm một thời gian nữa. Vị bác
sĩ 37 tuổi ở Liêu Ninh cho biết nhiều đồng nghiệp của anh cũng có cùng suy nghĩ
trên.
Với mục tiêu ngăn chặn từ đầu, Trung Quốc dự tính sẽ
tiêm khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 cho 50 triệu người. Các đối tượng này bao
gồm nhân viên bưu chính, nhân viên làm trong các chuỗi thực phẩm đông lạnh và
vận tải cũng như bác sĩ, người cao tuổi.
Cho đến thời điểm hiện tại, khoảng 1 triệu người đã
được tiêm phòng khẩn cấp, bao gồm những người ra nước ngoài làm việc vì đây là
yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, với những người còn ở Trung Quốc, không việc gì
phải vội vàng trừ khi họ buộc phải làm điều đó.
Tại chợ thực phẩm Sanyuanli ở Bắc Kinh, một tiểu thương
họ Feng cho biết mình đã từ chối khi được yêu cầu tiêm vắc xin. "Họ kêu
chúng tôi đăng ký tiêm vắc xin nhưng tôi thấy không việc gì phải gấp gáp. Mọi
thứ ở đây vẫn ổn kể cả khi không có vắc xin".
Khu chợ bà Feng buôn bán hằng ngày tiếp nhận nhiều
kiện hàng đông lạnh nhập khẩu. Trung Quốc đã siết chặt nhập khẩu thực phẩm đông
lạnh sau khi phát hiện virus corona trên bao bì. Bất chấp điều này, bà Feng tin
rằng mọi thứ đều ổn cả vì hiện có rất ít người nước ngoài ở Trung Quốc.
Nhưng ông Zhu Junqiang ở Vũ Hán thì lại nghĩ khác. Là
quản lý của một công ty nhập khẩu thịt đông lạnh, Zhu cho rằng vắc xin vô cùng
cần thiết. "Lao động chỗ tôi được xét nghiệm COVID-19 mỗi 3 tháng một lần
và luôn mặc đồ bảo hộ y tế nhưng tôi thấy như vậy là chưa đủ. Họ không thể đeo
khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ liên tục mấy tiếng được. Vắc xin vẫn tốt
hơn".
Zhu nói ông biết chưa có vắc xin nào được phê duyệt
tiêm phòng đại trà ở Trung Quốc cũng như không có đánh giá khách quan nào về
các loại vắc xin này. Ông hi vọng chính quyền sẽ miễn phí vắc xin cho dân nhưng
cũng sẵn sàng bỏ ra vài trăm nhân dân tệ để tiêm.
"Tôi không muốn đánh cược sức khỏe hay mạng sống
của mình bằng vài trăm nhân dân tệ", Zhu bộc bạch.
--------
NHIỀU NGƯỜI NHẬP VIỆN SAU KHI TIÊM
VẮC XIN COVID 19 CỦA TRUNG QUỐC
(Tác giả: Hoàng Đinh)
Theo cơ quan hữu trách Hồng Kông, đã có 15 người phải
nhập viện vì xuất hiện các triệu chứng bất ổn về sức khỏe sau khi tiêm vắc xin
của Trung Quốc để ngừa Covid-19.
Hôm nay, tờ South China Morning Post dẫn
thông tin từ cơ quan quản lý y tế Hồng Kông cho hay có thêm 4 người ở đặc khu
này đã nhập viện sau khi tiêm vắc xin của Sinovac (Trung Quốc) để ngừa Covid-19.
Như thế, đến nay đã có tổng cộng 15 người Hồng Kông
nhập viện sau khi tiêm vắc xin trên của Sinovac. Trong đó, có 2 bệnh nhân nguy
kịch phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Cụ thể, 1 cụ ông 80 tuổi đã rơi vào tình trạng nguy
kịch sau khi tiêm vắc xin vào ngày 1.3, rồi thấy không khỏe nên nhập viện và đã
được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt vào ngày 6.3. Một cụ bà 72 tuổi cũng
rơi vào tình trạng nguy kịch thì được cho là đã mắc một số bệnh trước đó. Ngoài
ra, cũng nằm trong số trên, sau khi tiêm vắc xin của Sinovac thì có 1 phụ nữ 45
tuổi bị phát ban và 1 phụ nữ 66 tuổi bị tức ngực.
Trước đó, cũng tại Hồng Kông, có 1 người đàn ông 63 tuổi và 1 người phụ nữ 55
tuổi đã tử vong sau khi tiêm vắc xin của Sinovac. Đến nay, nguyên nhân tử vong
của người đàn ông 63 tuổi được cho là không liên quan việc chích vắc xin. Trong
khi đó, hội đồng chuyên môn của nhà chức trách Hồng Kông chưa đưa ra kết luận
về nguyên nhân tử vong của người phụ nữ 55 tuổi.
Phản ứng trước các diễn biến trên, nhà chức trách
khẳng định sẽ điều tra làm rõ, đồng thời nhấn mạnh rằng đã kiểm tra chất lượng
vắc xin bằng các biện pháp khoa học cần thiết. Liên quan vắc xin của Trung
Quốc, nước này đến nay đã xuất khẩu hàng triệu liều cho các nước, trong đó bao gồm
vắc xin của Sinovac và Sinopharm.
Từ cuối tháng 2, Hồng Kông bắt đầu tiêm chủng vắc xin
của Sinovac và tính từ ngày 22.2 - 6.3 thì đã chích cho khoảng 83.400 người.
Ngày 27.2, Hồng Kông nhận thêm 585.000 liều vắc xin của Pfizer-BioNTech và loại
vắc xin này đã được chích cho khoảng 300 người.
Theo tờ South China Morning Post, Hồng
Kông dự trữ tổng cộng khoảng 1,3 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19. Đến nay,
Hồng Kông có hơn 11.000 ca nhiễm Covid-19. Trong đó có 202 ca tử vong liên quan
dịch bệnh này.
--------
THỦ TƯỚNG HUN SEN KHÔNG TIÊM
VẮC XIN DO TRUNG QUỐC SẢN XUẤT
(Tác giả: Thành Đạt)
Thủ
tướng Campuchia Hun Sen đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca do
Ấn Độ viện trợ trong sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX, thay vì sử dụng
vắc xin do Trung Quốc viện trợ.
Thủ tướng Hun Sen đã tiêm vắc xin Covid-19 hôm
nay 4/3. Đây là một trong 324.000 liều vắc xin Oxford-AstraZeneca (Anh) do Ấn
Độ viện trợ trong sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO). Lô vắc xin được chuyển đến Campuchia hôm 2/3.
Thủ tướng Hun Sen tiêm vắc xin trong bối cảnh
Campuchia đang nỗ lực dập tắt ổ dịch Covid-19 lây
nhiễm cho phần lớn cộng đồng người Hoa ở Sihanoukville hồi tháng 2. Thành phố
cảng Sihanoukville là nơi có nhiều dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư khổng lồ của
Trung Quốc.
Campuchia ngày 4/3 ghi nhận 31 ca mắc Covid-19 mới,
nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 909 người và không có ca tử vong nào.
Trước đó, Campuchia đã nhận 600.000 liều vắc xin
Sinopharm do Trung Quốc viện trợ hôm 7/2. Đây là một phần trong 1 triệu liều
vắc xin mà Bắc Kinh cam kết viện trợ cho Campuchia.
Campuchia bắt đầu chương trình tiêm chủng vắc xin hôm
10/2. Con trai của Thủ tướng Hun Sen, cùng các quan chức chính phủ và các bộ
trưởng là những người đầu tiên tiêm vắc xin Sinopharm.
Thủ tướng Hun Sen ban đầu tuyên bố sẽ là người
Campuchia đầu tiên tiêm vắc xin của Trung Quốc, tuy nhiên sau đó ông đã đổi ý
và quyết định tiêm vắc xin do Ấn Độ sản xuất. Lý do ông đưa ra là bởi các
"yêu cầu về giới hạn tuổi tác" từ cơ quan y tế Campuchia.
Ông Hun Sen đã 68 tuổi, trong khi vắc xin Sinopharm
chỉ được cấp phép cho người từ 18 tới 59 tuổi, vì đây là nhóm dân số được
nghiên cứu trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Trong khi chưa có dữ liệu về hiệu quả của vắc xin Sinopharm
đối với các nhóm tuổi khác, các quốc gia nhận vắc xin tự quyết định việc có sử
dụng cho người lớn tuổi hay không.
Thủ tướng Hun Sen đầu tháng này cho biết Campuchia
muốn dự trữ 20 triệu liều vắc xin để tiêm cho 10 triệu người, tương đương 2/3
dân số. Campuchia dự kiến nhận 7 triệu liều vắc xin thông qua sáng kiến COVAX.
--------
ẤN ĐỘ: HƠN 300 NHÀ BÁO CHẾT VÌ COVID 19
CHÍNH PHỦ TỪ CHỐI VẮC XIN TRUNG QUỐC
(Tác giả: Yên Yên)
Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Ấn Độ đã có 238
nhà báo được xác danh tính chết vì Covid-19, còn 82 người nữa vẫn đang được
điều tra, làm rõ danh tính.
India Today đưa tin, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu
Nhận thức tại Ấn Độ, từ tháng 4/2020 đến ngày 16/5/2021 đã có 238 nhà báo của
nước này chết vì Covid-19.
Cụ thể, trong đợt dịch đầu tiên năm 2020, virus corona
đã cướp đi sinh mạng của 56 nhà báo. Trong khi đó, từ ngày 1/4/2021 đến ngày
16/5/2021, làn sóng thứ hai đã khiến 171 nhà báo thiệt mạng. Từ tháng 1
đến tháng 4, đã có 11 nhà báo chết.
Trung bình, trong tháng 4/2021, mỗi ngày sẽ có 3 nhà
báo chết vì dịch bệnh, con số này vẫn còn tăng lên vào tháng 5.
Tiến sĩ Kota Neelima cho biết, số liệu thực tế có thể
nhiều hơn thế, hiện mới xác minh được danh tính của 238 từ vong, còn 82 người
nữa vẫn đang được điều tra, làm rõ danh tính.
Theo Washington Post, Ấn Độ hiện đang ghi nhận khoảng
25,5 triệu ca nhiễm nCoV, tăng 267.334 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, số người
chết vì Covid-19 một ngày tại quốc gia này hiện cũng ở mức cao kỷ lục thế giới.
Cụ thể, theo thông báo của Bộ Y tế Ấn Độ, trong 24h
qua, Ấn Độ đã ghi nhận hơn 4.500 ca tử vong do Covid-19, mức tăng hàng ngày cao
nhất thế giới từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng ca tử vong trên toàn quốc
vượt 283.000 người.
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát căng thẳng và sự
thiếu hụt vắc xin ngừa Covid-19, chính phủ Ấn Độ đã cho phép các địa phương và
doanh nghiệp được chủ động nhập khẩu vắc xin tiêm phòng gấp cho người dân, tuy
nhiên họ lại loại Trung Quốc ra khỏi danh sách được lựa chọn, dường như không
đơn vị nào can đảm nhập vắc xin của Trung Quốc, theo News IFeng.
Một quan chức cấp cao của Uttar Pradesh khẳng định,
miễn là có thể cứu sống người dân, việc nhập khẩu vắc xin ở đâu không quan
trọng, tuy nhiên nhập khẩu vắc xin từ Trung Quốc là một ‘quyết định chính trị’.
Theo News IFeng, trước tình hình dịch bệnh bùng phát
căng thẳng và sự thiếu hụt vắc xin ngừa Covid-19, chính phủ Ấn Độ đã cho phép
các địa phương và doanh nghiệp được chủ động nhập khẩu vắc xin tiêm phòng gấp
cho người dân, tuy nhiên họ lại loại Trung Quốc ra khỏi danh sách được lựa
chọn, dường như không đơn vị nào can đảm nhập vắc xin của Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao của Uttar Pradesh khẳng định,
miễn là có thể cứu sống người dân, việc nhập khẩu vắc xin ở đâu không quan
trọng, tuy nhiên nhập khẩu vắc xin từ Trung Quốc là một ‘quyết định chính trị’.
--------
TỔNG THỐNG BRAZIL HỦY KẾ HOẠCH
MUA VẮC XIN COVID 19 TỪ TRUNG QUỐC
(Tác giả: Khả Nhân)
Hôm 21/10, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết
chính phủ của ông sẽ không mua vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Trung Quốc
Sinovac, một ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế Brazil công bố thỏa thuận mua hàng
triệu liều.
Tổng thống Bolsonaro viết trên Facebook: "Người
dân Brazil không phải là chuột bạch của bất kì nước nào. Đó là lí do tại sao
tôi quyết định không mua vắc xin của Sinovac".
Theo AFP, nhà lãnh đạo Brazil đưa ra thông báo
trên sau khi hứng chịu áp lực từ những người ủng hộ cứng rắn buộc ông phải cấm
vắc xin CoronaVac của hãng dược Sinovac (Trung Quốc).
Sau đó, ông Bolsonaro cho biết ông đã hủy thỏa thuận
mua 46 triệu liều CoronaVac mà Bộ trưởng Bộ Y tế Eduardo Pazuello công bố vào
ngày 19/10. Ban đầu, hợp đồng này dự kiến sẽ bắt đầu triển khai trong tháng 1
năm sau.
Sản phẩm vắc xin ngừa COVID-19 của
Sinovac đang bị cuốn vào cuộc chiến chính trị rối ren ở Brazil, đất nước vốn có
quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Tổng thống Bolsonaro chế nhạo CoronaVac là vắc xin
"từ nước khác" và kêu gọi chính phủ Brazil nên mua một loại vắc xin
khác do Đại học Oxford của Anh điều chế.
Ông Joao Doria, Thống đốc bang Sao Paulo và là đối thủ
hàng đầu của Tổng thống Bolsonaro, lại ủng hộ CoronaVac. Ông Doria đã chốt thỏa
thuận giữa Sinovac và Viện Butantan của Brazil để thử nghiệm vắc xin này tại
bang của ông.
Trong bài đăng trên Facebook, ông Bolsonaro gọi
CoronaVac là "vắc xin Trung Quốc của Joao Doria".
Chia sẻ với phóng viên trong chuyến thăm căn cứ hải
quân Sao Paulo, ông Bolsonaro còn nói thêm: "Đây là một trò chơi chính
trị. Đáng buồn thay, Thống đốc Doria chỉ có thể làm đến thế này".
Đáp lại, ông Doria cho biết sản phẩm vắc xin CoronaVac
trên thực tế sẽ được Viện Butantan sản xuất trên đất Brazil. Hiện tại, Viện
Butantan là nhà cung ứng vắc xin lớn nhất đất nước Nam Mỹ này.
"Vắc xin Butantan là vắc xin của Brazil, dành cho
tất cả người dân Brazil. Chúng tôi không đánh giá vắc xin dựa trên các tiêu chí
chính trị hoặc ý thức hệ", Thống đốc Doria nhấn mạnh trong một bài phát
biểu trước Thượng viện Brazil.
Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil kết luận vụ tranh cãi
xuất phát từ việc "diễn giải sai" bình luận của ông Bộ trưởng
Pazuello.
"Không có cam kết mua vắc xin nào được thực hiện
với chính quyền bang Sao Paulo hay Thống đốc Joao Doria. Chúng tôi chỉ kí một
biên bản ghi nhớ không ràng buộc giữa Bộ Y tế và Viện Butantan", Bộ Y tế
Brazil tuyên bố.
Ông Pazuello, một tướng quân đội, là Bộ trưởng Bộ Y tế
thứ ba của Brazil trong đại dịch COVID-19. Hai người tiền nhiệm rời đi sau khi
xung đột với Tổng thống Bolsonaro, trong đó có liên quan đến việc ông Bolsonaro
khăng khăng sử dụng thuốc hydroxychloroquine (thuốc sốt rét) để điều trị
COVID-19 dù nghiên cứu không chỉ ra thuốc có hiệu quả.
Tổng thống Trump, một người bạn của ông Bolsonaro,
cũng từng sử dụng thuốc hydroxychloroquine trong hai tuần để ngừa nguy cơ nhiễm
COVID-19 hồi giữa năm. Tuy nhiên, đầu tháng 10, ông Trump và vợ đều đã dương
tính với COVID-19.
Ở diễn biến khác, một tình nguyện viên Brazil tham gia
thử nghiệm vắc xin do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca điều chế đã tử
vong. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho biết không cần phải dừng thử nghiệm vì
người này có thể tử vong vì nguyên nhân không liên quan đến vắc xin. Nguồn tin
riêng của Bloomberg cho biết tình nguyện viên tử vong nói trên chưa từng được
tiêm vắc xin của Oxford và AstraZeneca.
--------
THÊM THÔNG TIN VỀ
CHẤT LƯỢNG VẮC XIN TRUNG QUỐC
(Nguyễn Ngọc Dương - tổng hợp)
i./ TIÊU CHÍ KHÔNG MINH BẠCH
“Theo các nhà nghiên cứu Brazil, kết quả thử nghiệm
lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho thấy hiệu
quả chỉ khoảng 50,4% - thấp hơn nhiều so với dữ liệu công bố ban đầu” (78%).
“Bài báo cho hay: “Ngày 15-12-2020, một quan chức y tế
Brazil công khai chỉ trích tiêu chí phê chuẩn quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin
của Sinovac ở Trung Quốc không hề minh bạch.
“Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nêu quan điểm không
tin tưởng CoronaVac, tuyên bố sẽ không đưa vắc xin này vào chương trình tiêm
chủng quốc gia của Brazil.
https://tuoitre.vn/vac-xin-trung-quoc-hieu-qua-chi-hon-50...
ii./ TIÊM VẮC XIN TRUNG QUỐC RỒI, VẪN NHIỄM COVID-19.
Trường hợp vợ chồng Thủ tướng Pakistan sau khi tiêm
vắc xin Trung Quốc 2 ngày thì phát hiện bị nhiễm covid-19, người ta giải thích
vì vắc xin TQ vào cơ thể chưa đủ thời gian có tác dụng ngăn bệnh.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Peru Marin Vizcarra và vợ đã
xét nghiệm dương tính với Covid-19, mặc dù cả hai đều đã tiêm vacxin Sinopharm
của Trung Quốc
THEO PHÁC ĐỒ ĐẦY ĐỦ VÀO NĂM NGOÁI.
Theo bài báo thì: “Sinopharm là loại vacxin bất hoạt
do một công ty con của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất
kể từ khi xuất hiện trên thị trường đã từng bị đặt nhiều dấu hỏi về tính hiệu
quả”.
https://nongnghiep.vn/cuu-tong-thong-peru-mac-covid-sau...
iii./ TIÊM VẮC XIN SINOPHARM CỦA TÀU, PHẢI TIÊM THÊM 1
LIỀU TĂNG CƯỜNG VẮC XIN PFIZER CỦA MỸ!
https://vnexpress.net/tiem-vaccine-pfizer-sau-hai-lieu...
http://backantv.vn/.../cac-nuoc-tiem-them-vac-xin-pfizer...
iv./ CHILE BỊ COVID-19 ‘NHẤN CHÌM’ VÌ Ỉ LẠI VÀO VẮC
XIN TRUNG QUỐC
Nằm trong top đầu thế giới về tỉ lệ tiêm chủng nhưng
Chile vẫn bị COVID-19 nhấn chìm, do hoàn toàn ỷ lại vào vắc xin. Vắc xin
CoronaVac của Trung Quốc đang chiếm tới 93% lượng vắc xin được triển khai cho
chương trình tiêm chủng của Chile.
… “Đáng chú ý, nếu chỉ mới tiêm một liều CoronaVac thì
hiệu quả bảo vệ chỉ có 3% - tức gần như vô dụng”…
https://tuoitre.vn/chile-bi-covid-19-nhan-chim-vi-y-lai...
v. THỪA NHẬN HIỆU QUẢ KHÔNG CAO
Quan chức Trung Quốc thừa nhận vắc xin covid nội địa
hiệu quả không cao.
Phát biểu tại hội nghị ở thành phố Thành Đô ngày 10.4,
Giám đốc CCDC Cao Phúc nói rằng tỷ lệ bảo vệ của vắc xin Covid-19 do Trung Quốc
sản xuất là không cao nên nhà chức trách đang cân nhắc có nên trộn các loại vắc
xin lại với nhau, theo AP.
Trung Quốc đã xuất khẩu hai loại vắc xin nội địa gồm
Sinovac và Sinopharm ra 22 nước. Tuy nhiên, độ hiệu quả của Sinovac trong việc
ngăn ngừa triệu chứng chỉ đạt mức 50,4%, theo nghiên cứu tại Brazil. (Trong
khi) vắc xin của Pfizer-BioNTech (Mỹ-Đức) hiệu quả đến 97%.
https://thanhnien.vn/.../quan-chuc-trung-quoc-thua-nhan...
Chuyên gia Trung Quốc: Vaccine Trung Quốc là kém an
toàn nhất thế giới với 73 tác dụng phụ:
https://www.ntdvn.com/.../chuyen-gia-cua-trung-quoc...
vi./ Ông Duterte đòi trả lại vắc xin Sinopharm do
Trung Quốc tài trợ.
https://tuoitre.vn/ong-duterte-doi-tra-lai-vac-xin...
--------
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.ngocduong.3344/posts/2948912951996966
"TIÊU CHUẨN TRUNG QUỐC": TỪ ĐƯỜNG SẮT
CÁT LINH-HÀ ĐÔNG ĐẾN VACCINE COVID-19
(Tác giả Nguyễn Ngọc Chu)
1.
Cuối cùng thì cũng phải lộ rõ kết luận của tư vấn Pháp
- Apave-Certifer - Tricc (dù đã rất ngoại giao cho cả Trung Quốc lẫn Việt Nam)
về “metro” Cát Linh - Hà Đông. Đó là không đạt tiêu chuẩn, mất an toàn. Báo
Tuổi trẻ ngày 09/6/2021 cho biết:
“Đơn vị tư vấn
đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tư vấn ACT) cho rằng dự
án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong
vận hành hệ thống metro của châu Âu.
Theo tư vấn ACT,
hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông không bảo đảm an toàn hệ thống điện kéo,
hệ thống phanh điện; hệ thống chưa sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp trong
khai thác, khi thử nghiệm 10 quy trình khẩn cấp của hệ thống có 8 quy trình
thất bại. Tổng thầu EPC - Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc
không cung cấp đủ tài liệu liên quan tới an toàn vận hành hệ thống; hệ thống an
toàn cháy nổ nhà ga trên tuyến không bảo đảm; an toàn hệ thống cầu cạn cũng
chưa bảo đảm.
Qua đánh giá 76
mối nguy hiểm, 31 chức năng an toàn, quản lý rủi ro và 10 tình huống xử lý khẩn
cấp của hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tư vấn ACT đã đưa ra 16 khuyến
cáo về nguy cơ mất an toàn trong vận hành thương mại tuyến đường sắt này.
ACT nhấn mạnh nếu
vận hành hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, chủ đầu tư (Bộ Giao
thông vận tải/ Ban Quản lý dự án đường sắt) phải chấp nhận các rủi ro và hệ quả
tương ứng”
(https://tuoitre.vn/tu-van-phap-canh-bao-duong-sat-cat...).
2.
Thế nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại bảo vệ cho đường
sắt Cát Linh - Hà Đông là an toàn theo "tiêu chuẩn Trung Quốc”:
“Bộ Giao thông vận tải cho rằng 16 cảnh báo của tư vấn
ACT xuất phát từ những khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong đầu tư,
khai thác, vận hành hệ thống metro giữa châu Âu và Trung Quốc.
Bộ Giao thông Vận tải cũng thừa nhận tư vấn ACT đã
đánh giá dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo tiêu chuẩn châu Âu trong khi
dự án được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn Trung Quốc nên có nhiều tiêu
chuẩn không bảo đảm”
(https://tuoitre.vn/tu-van-phap-canh-bao-duong-sat-cat...).
3.
Bộ Bộ Giao thông Vận tải sống chết cũng phải bảo vệ
cho được đường sắt Cát Linh- Hà Đông. Phải tìm mọi cách để các cơ quan Việt Nam
cấp phép an toàn. Nếu không thì đường sắt Cát Linh - Hà Đông chỉ có thể phá đi
làm lại. Vì không thể đưa vào sử dụng.
Không đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Đạt "tiêu chuẩn
Trung Quốc". Nhưng giá thành thì trên mây. Đắng cay đường sắt Cát Linh - Hà
Đông còn kéo dài nhiều thập kỷ. Không chỉ một núi nợ, mà là nhân mạng.
THẾ CÒN VACCINE TIÊU CHUẨN TRUNG QUỐC?
Nghĩ mà sợ!
--------
Nguồn: https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2363929613740455
TÔI NGHĨ VỀ VẮC XIN CHỐNG CON CÔ VÍT
NHƯ THẾ NÀY
(Tác giả: Nguyễn Như Phong)
Báo chí đưa tin Việt Nam đã có "những bước đi
thích hợp" để mua vắc xin do Trung Quốc sản xuất.
Về việc này, tôi xin mạo muội có mấy ý kiến như sau:
- Ai dám khẳng định chất lượng vắc xin do Trung Quốc
sản xuất là tốt? WHO ư? Vâng, tổ chức này từ lâu đã bị nghi ngờ là Trung Quốc
thao túng và họ đã làm những gì có lợi cho Trung Quốc, đặc biệt là việc điều
tra con vi rút Vũ Hán này. Vậy lấy gì đảm bảo dám quan chức của WHO không ăn
tiền của Trung Quốc để giúp Trung Quốc bán vắc xin?
- Ai dám khẳng định những thông tin mà Trung Quốc công
bố về các loại vắc xin cho chống Covid là đúng? Bởi lẽ, lãnh đạo Trung Quốc vốn
nổi tiếng là bưng bít sự sự thật, che dấu thông tin, "cả vú lấp miệng
em" và cũng nổi tiếng về sự lật lọng.
Vì thế, tôi đề xuấtt thế này:
Các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam nếu quyết định
mua vắc xin Trung Quốc thì cứ mua, nhưng :
1- Phải dành cho cán bộ cao cấp trước, vì đã có câu:
"Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", và dành cho những ai tin
vào cái gọi là "tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung"
2- Nên dành cho cán bộ của ngành Y tế dùng trước.
3- Không được ép dân "phải tiêm vắc xin Trung Quốc"
và tuyệt đối không được lấy lý do "hết vắc xin" mà dồn cho tiêm vắc
xin Trung Quốc.
4- Các điểm tiêm vắc xin, cần có 3-4 loại vắc xin, và
hãy để cho người đến tiêm tự chọn.
Có mấy ý kiến như vậy. Ai thấy có lý thì giơ tay?
----------
Nguồn: https://www.facebook.com/NguyenNhuPhong55/posts/1223998628036428
Mời nhấp chuột đọc thêm:
https://vnexpress.net/topic/be-boi-vacxin-rom-o-trung-quoc-23177
-
ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét