MỜI ĐỌC:

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

ĐÔI ĐIỀU VỀ LỜI QUA TIẾNG LẠI SAU KHI TRANG THƠ BÁO VĂN NGHỆ SỐ MỚI RA ĐỜI - Tác giả: Nguyễn Xuân Dương (Bắc Ninh)

 

ĐÔI ĐIỀU VỀ LỜI QUA TIẾNG LẠI SAU KHI

TRANG THƠ BÁO VĂN NGHỆ SỐ MỚI RA ĐỜI

*

Trước hết tôi muốn nói về phía Báo văn nghệ số mới. Điều tôi được biết sáng kiến đổi mới của ông chủ tịch Nguyễn Quang Thiều là mời các nhà thơ có tên tuổi làm biên tập viên cho trang thơ. Tôi biết điều này khi vào trang nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh - Một nhà thơ tôi đã rất trân trọng ngay khi được đọc thơ chị lần đầu, đó là tập MƯA MÙA ĐÔNG. Trong chia sẻ của nhà thơ khi được giao nhiệm vụ, nhà thơ đã thông báo trên facebook của mình và lập tức đã có hàng ngàn bài thơ gửi đến. Không chỉ là thơ không mà các tác giả còn chia sẻ với nhà thơ những điều mà mình tâm huyết. Theo nhà thơ chị đã đọc hàng ngàn bài thơ và những lời chia sẻ không bỏ sót một bài nào. Tôi nghĩ để làm một biên tập thơ là vô cùng khó khăn vì người làm thơ hiện nay rất nhiều và ai cũng có khát khao đăng thơ lên báo. Biên tập thơ là đãi cát tìm vàng. Một công việc rất kì khu nghiêm cẩn đòi hỏi phải có tâm, có tầm có lực, có năng lực thẩm định thơ. Làm thế nào không bỏ sót một bụi vàng trong bãi sa bồi mênh mông vô tận đó. Đây chính là việc làm của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đang thực hiện. Tôi tin nếu như chị đã chia sẻ thì trang thơ do chị biên tập sẽ có chất lượng làm thỏa mạn người đọc hiện nay đã vô cùng khó tính. Nguyễn Thúy Quỳnh là người biên tập thơ chân chính tức là biên tập thơ chứ không biên tập người. Việc làm này đã được báo Văn Nghệ Thái Nguyên dày công vun đắp. 

(Tác giả Nguyễn Xuân Dương)

Tôi nói về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh là để nói về việc làm của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Cũng theo chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trên trang cá nhân của mình là sau khi ông được ông chủ tịch Nguyễn Quang Thiều giao nhiệm vụ làm biên tập trang thơ của số đầu tiên nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã gửi thư mời đến một số tác giả yêu cầu gửi một số bài thơ để ông lựa chọn in số đầu tiên của Báo Văn nghệ đó là các tác giả: Văn Giá, Ly Hoàng Ly, Lâm Huy Nhuận, Hoàng Thuỵ Anh. Theo tôi đây là việc làm rất sai lầm thiếu tinh thần trách nhiệm và rất lười biếng vô trách nhiệm với cộng đồng tác giả đã gửi thơ về báo Văn Nghệ. Ngược lại với nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã làm cái việc biên tập người chứ không phải biên tập thơ. Chọn người để đăng thơ họ. Những người ông đã chọn và họ đã gửi thơ cho ông Nguyễn Việt Chiến thơ của họ đã được đăng trên số đầu tiên không bỏ đi bài nào.

Chất lượng thơ như thế nào tôi chỉ mới đọc thơ của Ly Hoàng Ly và tôi chỉ cmt một câu “Thơ rất giống thơ của chủ tịch Thiều nên được ông chủ tịch yêu thích là phải thôi”. Lập tức được ông chủ tịch cho một bài học để đời. Rât may mình không phải là hội viên hội nhà văn. Nếu là hội viên hội nhà văn không khéo mình lại bị mời ra khỏi hội. Rất tiếc là những cmt trên trang Nguyễn Viết Chiến dưới bài báo này đã bị xóa. Vì sao phải xóa tất cả cmt dưới bài viết này thì chắc các bạn đã hiểu. Rất may tôi vẫn lưu cmt trả lời của ông chủ tịch. Nguyên văn như sau: “Nguyễn Xuân Dương thưa ông, tôi xin nói với ông một sự thật là các nhà thơ có quyền chọn lựa và chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của họ. Một trong những đức hạnh của người đọc là không áp đặt cái nhìn thiên kiến của mình vào giá trị của người khác. Những số sau có thơ lục bát thì ông lại bảo giống tôi, rồi có thơ 5 chữ ông lại bảo giống tôi vậy thế nào mới vừa lòng ông được, tôi thấy rất buồn về cách nhìn này. Lẽ ra tôi không lên tiếng. Nhưng như thế không công bằng với sự lựa chọn của nhà thơ NXC (Nguyễn Việt Chiến - Có lẽ ông Nguyễn Quang Thiều gõ vội) và của các nhà thơ”.

Xin thưa với ông chủ tịch, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến không lựa chọn thơ mà lựa chọn tác giả thôi ạ. Cũng xin nói rằng tôi không đến nỗi cù lần khi không nhận ra thơ ông mà nhầm lẫn nọ kia đâu ông ạ. Ông yên tâm ông nhé. Còn tôi chỉ đến với thơ hay.

Đáng ra sau rất nhiều ồn ào khen chê nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cứ tạm im lặng lắng nghe. Nhưng ông đã không dừng lại ông tiếp tục đăng 20 bài thơ của Ly Hoàng Ly trên trang THƠ HIỆN THỜI PLUS như để khoe khoang hộ Ly Hoàng Ly. Vẫn chưa dừng ở đó nhà thơ dịch giả Hoàng Hưng lại gửi lời cảm ơn báo văn nghệ đã có con mắt xanh nhìn ra cái hay và vẻ đẹp trong thơ con gái Ly Hoàng Ly của ông.

Thế là như đổ thêm dầu vào lửa các ông bà cậu mợ các thánh chửi đồng loạt chửi bới rất tục tằn bẩn thỉu trút lên đầu người biên tập, lên tòa soạn báo văn nghệ. Để minh chứng cho những gì mà các thánh chửi đã không biết thế nào là xấu hổ là có văn hoa đã trút ra tôi xin đăng một comment của ông Chu Mộng Long trên trang của ông Trần Mạnh Hảo. Xin thú thật khi đăng comment này tôi phải đeo khẩu trang loại đặc biệt chống được mùi hôi thối. Xin các bạn cũng làm như tôi nếu các bạn muốn đọc nó. Tôi đăng comment này như để nói về sự xuống cấp về nhân phẩm về văn hóa của một số người mà họ vẫn gọi nhau là nhà thơ đã ở tận đáy. Đồng thời cảnh báo những hiện tượng vô văn hóa trên facebook hiện nay.

Dưới đây là comment đó. Nếu bằng cách nào đó ông Nguyễn Quang Thiều đọc comment này để ông hiểu sâu hơn là họ đang chửi tờ báo văn nghệ của ông đã đăng thơ như thế đó:

 

“BẢO TÀNG THƠ

Tôi biết làm thơ đăng báo tường từ lúc học cấp 2. Khi vào quân đội, cũng làm rất nhiều thơ, cũng chỉ đăng báo tường. Và thêm... tán gái. Nhiều thủ trưởng khen hay, khuyến khích tôi gửi đăng báo Văn nghệ. Tôi không đủ tự tin nên chỉ dừng ở cấp đăng báo tường thôi. Nhiều bài thơ viết chơi trên giấy lộn rồi cho vào hố xí hai ngăn.

Nay đọc mấy bài thơ đổi mới trên báo anh Thiều, tôi mới ngộ ra mình tự kỷ quá mức. Thế này thì phải tự tin xổ thơ thôi. Đặc điểm của thơ là ngắt dòng và... khó hiểu. Bạn nào đọc thấy mệt và khó hiểu là bởi các bạn cố hiểu những điều mà tác giả cũng không hiểu. Đặc điểm hậu hiện đại của thơ là có tính... dở hơi.

Xổ trước một bài để trải nghiệm thơ hậu hiện đại kiểu báo Văn nghệ của anh Thiều. Tôi tự tin nói rằng, nếu lấy tiêu chuẩn dở hơi để đổi mới thi ca, thơ tôi còn dở hơi hơn cả sự dở hơi của cả chùm thơ tân kỳ trên báo Văn nghệ. Tất nhiên là dở hơi một cách triết học.

BẢO TÀNG THƠ

Khi tôi ỉa đến đâu thì phải nhíu đít và ngắt từng cục đến đó

là khi chạm đến tận cùng của sự buông bỏ.

Cứt là phân bón.

Khi nhíu đít chia cứt thành từng cục là tôi phải nhổm đít và di chuyển về phía trước,

là khi chạm đến tận cùng của sự buông bỏ.

Cứt là bảo tồn sự sống.

Khi ỉa tới đâu là ăn tới đó,

ăn tới đâu là ỉa tới đó,

là khi chạm đến tận cùng của sự buông bỏ.

Ăn ỉa là vô thường.

Không thành có rồi có thành không,

nhưng mỗi lần làm quận công,

là khi chạm đến tận cùng của sự buông bỏ.

Ăn ỉa là vô thường,

chẳng nhớ cũng chẳng quên.

Ăn ỉa là vô thường,

ỉa ăn cũng vô thường.

Nhưng chỉ có ỉa là thành thơ,

mỗi lần nhổm đít ngắt thành cục là thơ xuống dòng thành nhịp điệu vĩnh cửu,

nhịp điệu sinh tử,

nhịp điệu vũ trụ,

bảo tàng thực phẩm,

bảo tàng thơ...

Ờ ơ... tôi ỉa xong rồi

hồn tôi bay bổng ngút trời thi ca.

Chu Mộng Long

*

NGUYỄN XUÂN DƯƠNG

Địa chỉ: Nhà số 7 Đường Thành Cổ,

Phường Vệ An - Thành phố Bắc Ninh

Email: nguyenxuanduong1940@gmail.com

Điện thoại: 037.224.23.92

.                                         

 

 

 

 

 

…………………………………………………………………………

- Cập nhật từ messenger facebook Vũ Thị Hương Mai ngày 07.07.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét