CÁCH
NHÌN VÀO
HUYỀN
SỬ
Khó
mà trách được vì sao đến nay đa số người Việt vẫn nghĩ người Việt từ thời
thượng cổ là từ Tàu qua sinh sống. Có trách là trách các nhà soạn sử.
Bởi
vì lịch sử Việt Nam mới được soạn từ thời Trần. Mà bộ sử đó cũng đã mất, tuy
được tái hiện một phần vào bộ sử nhà Lê. Vì vậy các nhà soạn sử chỉ còn cách
dựa vào sử sách Tàu và truyền thuyết dân tộc. Sử Tàu thì uốn cong sự thật, ngay
cả sử gia của Tàu viết về nước họ, viết sai ý vua cũng bị trảm, hoặc phạt cho
đau khổ cả đời, sống mà biết mình tuyệt tự: thiến.
Huống
chi khi viết về sử một dân tộc mình đang cai trị sau khi phá hết đền tích, đốt
hết sử sách của dân tộc đó. Ách đô hộ lại kéo dài cả ngàn năm. Ngoài ra, một số
tư liệu của người Hoa, không có ác ý, nhưng họ ở xa, nghe kể chuyện nước khác
từ người không trách nhiệm, không có điều kiện thẩm tra thì họ cũng ghi lại vậy
thôi. Ngay cả nguồn gốc dân tộc Hán, họ cũng chỉ dựng huyền thoại, chứ làm gì
có sự thật.
Vì
vậy truyền thuyết dân tộc Việt Nam do người Việt thời Trần tích hợp từ nhiều dị
bản tuy mơ hồ, nhưng lại chứa cốt lõi sự thật hơn chính sử Tàu. Một sự tích mơ
hồ đem ghép với sách vô tình và cố tình ghi sai, khiến cho nhận định thêm rối
rắm, khó tin. Hạn chế của sử gia xưa là vậy. Tuy nhiên cổ sử Việt cũng phải ghi
lại để đời sau góp phần tìm hiểu.
Sử
gia ngày nay có điều kiện tiếp nhận thông tin đa ngành nhanh chóng. Ai chịu khó
học hỏi, trên cơ sở tích hợp thông tin và không ngừng chọn lựa yếu tố hợp lý để
điều chỉnh, thì sẽ có điều mới, có vẻ sáng sủa hơn. Ai đi theo hướng tìm tòi sử
Tàu chứng minh thì chẳng có gì mới mẻ, trái lại càng mâu thuẫn, tối thui.
Không
riêng Việt Nam, bất cứ nước nào cũng có truyền thuyết dân tộc mang tính huyền
thoại. Ngay cả kinh thánh, nếu cộng theo gia phả Chúa Jesus, thì quả đất được
Chúa Trời tạo ra cách đây trên 10k năm. Ta tôn trọng Kinh Thánh, nhưng ai cũng
biết gia phả ấy chỉ là huyền thoại, ý nghĩa suy luận tượng trưng. Vậy tại sao
nước ta nhiều người lại tự chối bỏ truyền thuyết cho là hoang đường!?
Tuy
vậy, có nhiều người hiện nay nghiên cứu giai đoạn tiền sử người Việt và nước
Việt cũng viện dẫn từ sách Tàu như là tín sử, lấy yếu tố tượng trưng gắn với
năm tháng ghi trong sử Tàu, bất chấp điều kiện tự nhiên, xã hội của loài người
vào những năm tháng ấy.
Thậm
chí có tác giả ra vẻ giỏi chữ Hán, trích sách Hán viết bởi người Hoa từ thời cổ
lổ sỉ đem ra để bác các bằng chứng khoa học hiện đại, cười chê bài viết của các
tác giả khác. Thật là nực cười cho những người này. Một số khác có địa vị xã
hội, có chức trách, học hỏi ở người đi sau vô danh tiểu tốt sẽ bị cười, ra vẻ
kẻ cả, không thèm phản biện là tốt hơn cả!
Đối
với người biên soạn luôn lắng nghe từ những phản biện có bằng chứng của khoa
học tự nhiên để điều chỉnh, còn phản biện bằng huyền thoại của Tàu thì đã là
con số không. Đến nay, bộ Lịch sử Việt Nam của Viện Sử Học, xuất bản năm 2013,
sau khi trích dẫn hàng trăm công trình khảo cổ từ trước 1990, kể cả bộ tái bản
năm 2017, cũng không nhắc tới các công trình di truyền học phân tử của thuyết
rời khỏi châu Phi ( out of Africa) đã có từ 2004, và kết luận: nguồn gốc dân
tộc Việt đến nay không rõ ràng.
Bài
viết này nhằm bày tỏ cách nhìn của người biên soạn Sử Việt Cho Cháu, về truyền
thuyết. Người soạn không chỉ dựa vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư để diễn văn vần.
Bộ sử xưa nhất, chính thống còn nguyên vẹn ấy được xem là cái sườn biên niên,
nêu sự kiện, đánh giá theo cách của người xưa. Người biên soạn ngày nay trên cơ
sở kế thừa kiến thức cha ông, cần kết hợp, dựa vào các thành tựu hiện nay của
đa ngành khoa học tự nhiên, những phương tiện thuận lợi mà người xưa không có.
Đối
với người biên soạn, khái niệm huyền sử bắt đầu từ lúc có chính sử, lùi lại quá
khứ bao gồm: cận sử, tiền sử- thượng cổ và tối sử- thuở hồng hoang. Theo đó
những gì ghi chép về huyền thoại họ Hồng Bàng cần được hiểu là một cách suy
luận quả- nhân. Từ quả suy ngược lại nhân, có ngọn ắt phải có gốc. Có An Dương
Vương kế vị vua Hùng ắt có nhiều đời trước vua Hùng.
Tương
tự, người xưa truyền rằng: giặc Ân xâm phạm biên cương vào đời Hùng Vương thứ
6; Chữ Đồng Tử ưng công chúa Tiên Dung vào đời vua Hùng 16. Thêm vào đó nghiên
cứu chi tiết, Chữ Đồng Tử và Tiên Dung bị đuổi đi, một thời gian quay về cất cơ
ngơi lâu đài để thờ. Vì vậy, người soạn xét rằng truyện Thánh Gióng lưu truyền
trước truyện Chữ Đồng Tử rất lâu. Nên người xưa mới gắn cách nhau đến 10 đời
vua.
Vấn
đề chính là nhận ra ý nghĩa tượng trưng của truyền thuyết. Tiếp đến mới xem xét
yếu tố thời gian và chi tiết. Ví dụ truyền thuyết Thánh Gióng, giặc Ân xâm phạm
ta có thể bỏ qua con số 6, nhưng Hùng Vương thì không bỏ. Đồng thời đừng tưởng
tượng thời đó triều đình vua Hùng có đủ văn võ bá quan. Mặt khác nhà Ân ( cách
nay khoảng 3000 năm, đã có sơ sử ghi chép) chỉ đánh chiếm tới Chiết Giang. Nên
có thể hình dung người Việt từng có mặt ở các địa danh nói trên.
Mặt
khác cũng biết rằng giai đoạn đó ở chiến trường chủ yếu là độc chiến. Bên bị
bại là bên có tướng bị đánh thua. Quân lính đi theo chỉ là phục dịch, hỗ trợ và
thu chiến lợi phẩm. Cho nên khi có giặc vua các vùng chỉ cần cầu nhân tài,
Thánh Gióng có thể là một trong những người võ nghệ cao từ Lạc Việt tham gia
chiến cuộc.
Thêm
vào đó, có chi tiết cậu bé ăn nồi cơm to vụt lớn lên thành một thanh niên, mặc
giáp sắt, cầm gậy sắt, cưỡi ngựa sắt ( có lẽ là ngựa có bọc lưới sắt che chỗ
hiểm yếu như ngày nay ta thấy trong phim). Các chi tiết đó chứng tỏ người Việt
là dân lúa nước, lương thực dồi dào, đã sử dụng đồ sắt phổ biến...Còn việc ngựa
sắt phun lửa, Thánh Gióng bay lên Sóc Sơn là yêu tố thêm thắt hư cấu. Tất cả
những điều nói trên là suy diễn có logic, nhưng cũng chỉ là suy diễn, nếu không
có thêm bằng chứng hiện nay, thời vua Hùng đã có lúa và binh khí bằng sắt.
Vì
vậy, huyền thoại cần được chia nằm trong không- thời gian nào: cận sử, tiền sử
- thượng cổ và cuối cùng là tối cổ- hồng hoang. Xin đọc thêm 2 bài văn minh và
văn hoá trống đồng đã đăng cách bài này vài bài để rõ hơn, ở đây chỉ nhắc lại
đôi nét có liên quan. 2 bài nói trên là một ví dụ phân tích những hình ảnh trên
3 vòng tròn từ không gian rộng đến hẹp, thời gian từ xa tới gần. 3 vòng lần
lượt tượng trưng một thời kỳ: tối cổ-tiền sử- cận sử. Sự phân tích này cho thấy
khớp với 3 giai đoạn truyền thuyết họ Hồng Bàng.
Thời
vua Hùng thuộc vòng cận sử, có hình ảnh chiến binh cầm vũ khí, có người giả
gạo.
Các
hoa văn, hình ảnh những con vật ở thân trống sẽ chỉ ra chủ nhân của trống ở khu
vực địa lý nào ví dụ voi, cá sấu là khu vực phía nam, con cóc cậu ông trời cũng
là phản ánh tư duy phía nam về thời tiết...
Nếu
đem so hình vẽ trên trống đồng hệ Đông Sơn 2700 tuổi, phản ánh giai đoạn trước
đó đã có chiến binh, có người giã gạo, thì các đời vua Hùng cách nay trên dưới
3000 năm là có thể tin.
Truyện
Chữ Đồng Tử phản ánh Phật giáo bắt đầu đến Luy Lâu ( Vùng Bắc Ninh- Hà Nội),
không có bằng chứng hiện vật. Vì vậy kết nối với Hán sử. Quan nhà Hán tâu với
Lã Hậu(ngang thời Triệu Đà) rằng nên du nhập Phật Giáo vì đã đến phía nam 400
năm. Suy ngược lại lấy đời cuối vua Hùng cho là con số 18, thì Phật giáo du
nhập vào đời Hùng Vương 16 là có căn cứ. Cùng với cổ tích Mai An Tiêm, phản ánh
một vùng đảo được khai phá, có thể là đảo Hải Nam người Việt từng thụ đắc, vì
quan nhà Hán cũng từng can vua Hán cất quân đánh Chu Nhai ( đảo Hải Nam). Phản
ánh tinh thần bình đẳng của cộng đồng Văn Lang được thể hiện những gương mặt
như nhau bao quanh vòng tâm trống đồng. Nhưng tinh thần bình đẳng xã hội của
Phật Giáo chưa ghi vào " sử trống đồng". Nhưng truyền thuyết dân
Việt, kết nối sự kiện có niên đại của Hán sử, ta thấy thời Chữ Đồng Tử, 400 năm
trước khi bị đô hộ, người Việt đã có đời sống tinh thần phong phú. Tương tự
vậy, Sự tích bánh dày bánh chưng, phản ánh văn hoá người Việt thời cận sử phù
hợp với ảnh giả gạo ở trống đồng. Việc thi làm bánh thời vua thứ mấy không quan
trọng, quan trọng là tập quán làm bánh chưng đầu năm đã có từ thời vua Hùng.
Qua
2 câu truyện Thánh Gióng và Chữ Đồng Tử, và các truyện dẫn trên, so với ảnh
khắc trên trống đồng có thể kết luận: Một là, các đời vua Hùng nước Văn Lang có
cách đây khoảng 3000 năm có thật, mặc dù không chắc lúc nào cũng là các ông
mang họ Hùng. Cũng chắc rằng những thời vua Hùng đầu tiên chưa phải là mô hình
quân chủ hoàn thiện như thời Nam Việt. Hai là, Phật giáo truyền vào đất Việt
khi Văn Lang đã phát triển thành xã hội văn minh trước đó. Tuổi của trống Đông
Sơn là 2700 năm phản ánh lịch sử thời trước khi làm trống xấp xỉ 1000 năm TCN
là không gì quá đáng so với các sắc tộc châu Á xung quanh. Vì vậy truyền thuyết
Việt có cốt lõi sự thật của dân Việt, mà trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng
cho những sự thật đó.
Vì
vậy nhìn về truyền thuyết nguồn gốc dân tộc Việt chính là đi tìm sự thật dưới
ánh sáng le lói của truyền thuyết và chính sử, cần góp thêm những nguồn sáng từ
các ngành khoa học khác mới sáng tỏ từng thời kỳ của truyền thuyết. Câu hỏi đặt
ra: trước đời vua Hùng cách nay 3000 năm về trước thì người Việt ở đâu?
Chính
sử người Việt được xem bắt đầu từ năm nào? Chúng tôi chọn con số 222 Trước CN
cho dễ nhớ. Đó là năm mà nhà Tần chuẩn bị điều kiện cho năm sau 221 TCN, mở
đường vào xâm chiếm đất Bách Việt. Năm đó còn sự có mặt của 3 nhân vật chính
sử: vua Hùng cuối cùng - Thục Phán- Triệu Đà và đều có liên quan đến lịch sử
Tàu. Những sự kiện liên quan tới 3 nhân vật đại diện, 3 móc xích liên tục trong
một thời gian ngắn đó, tuy ghi chép không nhiều nhưng là sự kiện thời chính sử.
Ta không còn sách thì đành chấp nhận theo sử Tàu có ghi năm tháng của sự kiện,
xem như sử Tàu chép giùm giai đoạn 100 năm. Chỗ nào chép lệch năm tháng, ví dụ
An Dương Vương sống đến 130 tuổi, có thể so với năm tháng của sự kiện khác mà
chỉnh lại.
Trước
năm 222- 1000 TCN, được xem là cận sử, đã giải quyết ở trên: Thời vua Hùng Văn
Lang ngang với thời nhà Ân bên Tàu.( so với trống đồng Đông Sơn và đỉnh đồng
nhà Ân cũng thấy văn minh ngang ngữa)
Từ
1000 -13.500 TCN được xem là tiền sử hay thượng cổ. Từ 13.500 TCN - 65.000 năm
gọi là tối cổ - thuở hồng hoang. Những định mốc thời gian đó có liên quan đến
di vật khảo cổ và thành tựu của nhân chủng học nói kèm ở phần sau.
Như
dẫn chứng trên giai đoạn từ cận sử đã không thể lấy sử Tàu căn cứ, chứ không
phải đợi đến khi xét tiền sử. Giai đoạn này cũng chỉ dựa vào truyền thuyết và
khảo cổ học. Về mặt khảo cổ, truyền thuyết Kinh Dương Vương đến trước khi có
nhà nước Văn Lang, được phản ánh trong vòng thứ hai của trống đồng. Tại đó có
vẽ hình 20 con nai ở hai khu vực khác nhau của nước Xích Quỹ. Ta cần hiểu rằng
nước và hiệu vua chẳng qua đời sau ghép vào. Thời thượng cổ chưa có quốc gia.
Chữ xích quỹ chưa rõ nghĩa chắc chắn, người biên soạn tạm nghĩ đó là khu vực
nóng như ngày nay ta nói khu vực gần xích đạo. Tàu vẫn mô tả đất Bách Việt là
xứ viêm nhiệt, nghĩa là nóng đỏ. Tên Kinh Dương Vương là Lộc Tục ( trùng nghĩa
Nai ở dưới trần). Đã là thời thượng cổ thì không cần chính xác lắm về vị trí và
thời gian. Chỉ cần hiểu đất cha ông xa có cỏ cho nai, có lúa cho chim là đủ.
Nhìn
từ nhiều ngành khoa học tất nhiên có những khám phá riêng của mỗi ngành. Chưa
bao giờ có sự thống nhất hoàn toàn của các ngành khoa học tìm hiểu về quá khứ
của quả đất. Trong từng ngành cũng đã có dị biệt. Tuy nhiên riêng truyền thuyết
về lịch sử nhân loại từ tiền sử về trước có một quy luật, người đời sau hiểu rõ
hơn đời trước.
Người
soạn sử xét tại mỗi thời điểm, chỉ cần lấy giao sự đồng thuận xem như nền tảng
cơ bản, những dị biệt còn chờ các công trình nghiên cứu sau lý giải . Giao sự
đồng thuận là những điểm chung giữa nội dung truyền thuyết -nhân chủng học-
khảo cổ học- ngôn ngữ học- văn hoá học...
Để
làm được điều tối thiểu đó, người nghiên cứu trước hết phải liên hệ:
-
Cổ sinh vật học và kiến thức địa lý địa tầng. Có như vậy mới biết chủ đề đang
nói ở thời đại nào, cách nay bao nhiêu năm. Tại thời điểm đó thì mặt bằng tiến
hoá của nhân loại như thế nào. Cho nên tin vào nghĩa đen truyền thuyết thời Tam
Hoàng bên Tàu cách đây trên 15k năm đã có vua chúa chia đất cho con mà viện dẫn
thực là nực cười. Thuở đó còn ở trong hang, còn trần truồng, lom khom lượm trái
cây rụng!
-
Tiếp đến liên hệ đến kiến thức về nhân chủng học và dân tộc học. Có như vậy mới
phân định thời gian đang nói là nói về con người với tư cách quần thể sinh vật
khác với con người với tư cách công dân. Thời Kinh Dương Vương là thời cộng
đồng sắc tộc sống theo vùng. Khi đề cập tới dân tộc là đề cập tới quốc gia, tiếng
nói và tập tục đặc trưng. Do đó cần liên hệ đến ngôn ngữ học và văn hoá học. Từ
đó so sánh và kết nối giai đoạn cận sử với chính sử.
Ví
dụ: Thời Văn Lang đã có quốc hiệu. Quốc hiệu Văn Lang có nghĩa là vùng đất có
văn hiến, có luật lệ. Hán sử thừa nhận có nước họ gọi là Ya-Lang. Theo họ định
vị là tỉnh Quý Châu sát Quảng Tây. Họ cũng có lúc ghi nhận thời Chu có người
Việt Thường cử sứ giao hảo, mang tặng yếm rùa có chữ viết phương nam. ( tặng
hay khoe ai mà biết được? Miễn có là đủ). Từ Lạc Dương dùng ghe tiễn sứ đến và
về mất một năm. Các đoàn sứ ta sau này đi sứ cũng mất thời gian tương đương.
Tóm lại, có tồn tại một nước ngoài lãnh thổ nhà Chu ở phía Nam có chữ viết, vậy
thì nước nào ngoài nước Việt biết tiếng của họ để đến giao hảo? Liên hệ ngôn
ngữ và văn hoá còn nhiều bằng chứng khác sẽ nói ở chuyên đề.
-
Thêm vào đó cần thu thập thông tin về khảo cổ học, là những trang sử trung thực
không bị ảnh hưởng thiên kiến, hạn chế của người biên soạn sử ngày xưa. Chúng
tôi đã so sánh văn hoá Hoà Bình, Sơn Vi của Việt Nam đến những di chỉ văn hoá
của Trung quốc.
Thực
tiễn nhất là chúng ta lấy truyền thuyết Kinh Dương Vương- vua Hùng 18 làm trung
tâm khảo sát. Chỉ cần xem xét một truyền thuyết ghi lại 1/4 trang giấy, buộc ta
phải lùi về quá khứ từ 13.500 năm xét đến gần hơn cách nay 2200 năm.
1. Địa lý địa tầng
và thiên di- tồn tại.
Nghiên
cứu địa lý địa tầng giúp ta giải quyết mâu thuẫn giữa bản đồ tồn tại của nhân
loại dựa vào khảo cổ xương sọ với bản đồ dựa vào xét nghiệm ADN của người hiện
nay.
Ngành
di truyền học phân tử định được tuổi của mỗi nguồn gien, biết được nguồn nào là
gốc của những biến dị sau đó.
Vì
vậy để gọn ta xem xét 2 bản đồ thiên di thuở Hồng hoang và bản đồ di dân nhân
tạo có mục đích các quốc gia để có cái nhìn khái quát về chủng tộc Việt. Việc
di dân nhân tạo chỉ diễn ra dưới 3700 năm. Sẽ đề cập trong chuyên đề giao thoa
ngôn ngữ.
Không
- thời gian ta khảo sát là thế Canh Tân và Thế Toàn Tân. Đây là chuyên ngành
địa lý địa tầng, cũng như ngành di truyền phân tử, mang tính toàn cầu, chúng ta
chỉ chọn ra những chi tiết cần thiết, liên quan đến nước ta thôi.
Thế
Canh Tân(Pleistocen) cách nay hơn 2 triệu năm, kết thúc của thế Pleistocen
tương ứng với sự kết thúc của thời kỳ đồ đá cũ được sử dụng trong khảo cổ học.
Tương ứng cách đây 15.000 năm bắt đầu của thế Toàn Tân (Halocen). Thế Toàn Tân
là thế mở đầu đánh dấu loài người văn minh hơn đàn thú. Bắt đầu gọi là thời đại
đồ đồng mới cách nay khoảng 15.000 năm và thời đại đồ sắt ra đời cách nay
khoảng 5.000 năm.
Đặc
điểm của của thế Canh Tân kéo dài trên 2 triệu năm, cứ chu kỳ trung bình 40k
năm, quả đất có một thời kỳ đóng băng rồi gian băng. Khi đóng băng thì lục địa
rộng ra, diện tích biển thu hẹp, lục địa có những núi băng. Trên lục địa vẫn có
thảm động thực vật. Trung bình 25k năm sau khi đóng băng, có thời kỳ gian băng
tức băng tan, thì có một cơn đại hồng thủy, nhấn chìm các vùng thấp. Lục địa
thu hẹp lại dẫn tới tuyệt chủng một số loài. Đó là lý do vì sao sọ người thông
minh có thể phát hiện tuổi cách nay 600k đến 1,8 triệu năm rải rác khắp nơi
nhưng không còn hậu duệ. Chủng người Neantherthal xuất hiện 200k trước là chủng
gần nhất bị tuyệt chủng trong 2 chu kỳ băng hà của thế Canh Tân. Theo chu kỳ hệ
mặt trời di chuyển trong hệ thiên hà, nếu không có hiện tượng bất thường nào
khác của vũ trụ kể cả can thiệp con người trong tương lai, thì 25k năm nữa sẽ
tới chu kỳ quả đất đóng băng. Ta đang sống trong thời kỳ gian băng sau khi băng
tan và đại hồng thủy.
2.Tìm hiểu di chỉ
khảo cổ Hoà Bình, Sơn Vi lần lên phía Bắc đến văn hoá Hồng Sơn Trung Quốc, để
thấy sự khác biệt hoặc tương đồng có kế thừa. Từ đó dò theo sự lan tỏa của nền
văn minh lúa nước, sự tương đồng văn hoá với di chỉ ở Việt Nam tới đâu là chấm
dứt. Theo đó hậu duệ người Việt cổ để lại dấu ấn đặc trưng nhất tại văn hoá
Ngưỡng Thiều ( Hà Nam) niên đại 3k-5k năm.
3. Tìm hiểu bản đồ
thiên di nhân loại của Tổ Chức Gien Loài Người (Human Genom Organisation- HUGO)
Đây
là thành tựu mới nhất trong vòng 20 năm qua. Tuy còn vài điểm cần lý giải thêm,
nhưng về cơ bản đường di truyền đã hình thành được bản đồ. Có nhiều cách biểu
diễn một bản đồ, nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Chúng tôi chọn bản đồ thiên
di dễ hiểu nhất để minh họa.
Chủng
người Homo erectus xuất phát tại Đông Phi cách nay 65k khi thiên di có nơi bị
đại hồng thủy nhận chìm, có nơi tồn tại được, qua 2 đợt băng hà. Đó là nhánh
biến thành người hiện đại Homo Sapiens là tổ tiên loài người hiện nay. Nói cách
khác cũng là tổ tiên người Việt. Người Việt là hậu duệ của dòng người thiên di
từ Đông Phi, tách đàn Australoid tại Nam Á theo phía nam dãy Himalaya. Họ đến
tam giác Vân Nam - Bắc Việt- Quảng Tây cách nay 35 k năm thì tạm dừng lại 25k
năm.( khúc màu xanh lá cây M175)
Trong
khi đó chủng Mongoloid cũng tách đàn từ Nam Á, ( M174), nhưng thiên di ven biển
Thái Bình Dương nên họ đi nhanh hơn. Không phải đi bằng ghe thuyền đâu, họ vẫn
đi trên lục địa trải rộng thời lục địa đóng băng. Vẫn có thảm rừng và động thực
vật.
Họ
đặt chân và lan tỏa ven biển Đông Nam Á và khắp Hoa Lục. Nhưng trận hồng thủy
đã nhận chìm Đông Nam Á và Hoa Nam, Hoa Bắc cách nay 25.000 năm làm những cư
dân Mongoloid vùng thấp từ Đông Nam Á đến sông Hoàng Hà bị tuyệt chủng. Mặc dù
ngày nay vẫn phát hiện sọ người, nhưng họ đã tuyệt chủng thời đó, nên không có
nguồn gien lưu truyền ở vùng này. Chỉ còn tồn tại người ở vùng cao Bắc -Tây Bắc
Trung Hoa lục địa. Vì vậy bản đồ chỉ thể hiện đường đi trên biển hiện nay, cũng
không vẽ đi vào vùng đồng bằng ở Hoa Nam và Hoa Bắc. Các dân tộc: Hàn-Nhật, Mãn
Thanh, Mông Cổ, Tân Cương, Đông Tây Tạng hiện nay mang nguồn gien Mongoloid
này.
Hãy
tưởng tượng đồng bằng Hoa Bắc- Hoa Nam, vịnh Hạ Long, Đồng bằng sông Hồng, Nam
Đảo như Philipin, Indonesia , Mã lai ... chìm dưới nước, sau một trận đại hồng
thuỷ cách đây 25k năm. Dãy Trường Sơn chỉ còn đỉnh, đó là lý do vì sao trên gần
đỉnh núi lại có những tầng vỏ sò. Cao nguyên Vân Canh ( thuộc tỉnh Phú Yên )
dưới lớp thổ nhưỡng là một mỏ san hô nước ngọt rộng lớn bên cạnh đầm Ô Loan sâu
hút hiện nay.
Khoảng
10k năm trước, nước biển lại rút xuống lộ ra địa hình tổng thể thời nay. Những
cư dân M175 ( người Việt thượng cổ) do nhu cầu trồng lúa nước bắc tiến, biến dị
thành (M122) và nam tiến, biến dị (M 4) theo bản đồ đính kèm.
Trước
đó họ đã tiếp thu nghề trồng lúa nước quanh lưu vực thượng nguồn Tây Giang,
Quảng Tây, thượng nguồn sông Hồng. Hạt lúa được các nhà khoa học Nhật Bản tìm
được ở sông Tây Giang, Quảng Tây xác định tuổi 13.500 năm là hạt giống lúa cổ
nhất được thuần hoá tại Đông Á và Đông Nam Á.
Hiện
nay theo ước tính 60% dân Malaisia, 80% người Hoa có gien người Việt cổ. Con số
có thể chưa chính xác hoàn toàn nhưng đủ để thuyết phục tuyệt đối. Theo đó thì
nguồn gốc người Việt không có chuyện từ Trung Hoa qua từ thời thượng cổ, như
các ông nghiên cứu theo Tàu chia phả hệ " chính Nho". Trên 20 năm
trôi qua kể từ thành tựu nghiên cứu gien loài người, các ông không đề cập gì
tới, cứ lấy khuôn vàng thước ngọc Trung Hoa, thêm một ít di truyền học sọ người
từ thời Pháp để chứng minh, rõ ràng là những con mọt sách, không bò kịp thời
đại.
Thử
đặt câu hỏi: vậy tổ tiên người Trung quốc hiện nay ở đâu mà có?
Nhìn
vào bản đồ sẽ thấy có một giống lai M174+M122 , khi lan tỏa họ hoà huyết. Họ là
người Hạ, để lại dấu vết trong di chỉ văn hoá Từ Sơn- Bùi Lý Cương ( Hà Bắc)
cách nay từ 5k-7k năm. Người Hạ tiếp thu cả văn hoá du mục phía Bắc Mongoloid
và văn hoá lúa nước Việt Hoa Nam M122. Họ trở thành một bộ tộc mạnh mẽ về thể
chất nhờ dùng sửa + thịt+ cơm. Họ quen với cưỡi ngựa bắn cung từ xa, so với bây
giờ là máy bay gắn tên lửa! Họ thành lập vương triều truyền thuyết, ngang thời
kỳ truyền thuyết vua Hùng phương Nam. Vương triều nhà Hạ, được đánh dấu bằng sự
kế ngôi của nhà Thương. Cũng tương tự vua Hùng được đánh dấu bằng sự kế nhiệm
của An Dương Vương. Khi nhà Thương lần đầu chính phục Hà Nam mới biết dùng chữ
người Hoa Nam ghi sử, đóng đô ở Ân Khư, Hà Nam nên mới gọi là nhà Ân. Vương
triều nhà Ân lấn xuống Hoa Nam chỉ tới Chiết Giang. Dân tộc trộn lẫn nên gọi là
người Hoa - Hạ.
Tộc
Chu xuất phát ở Thiểm Tây, cũng là một cửa ngõ hoà huyết của chủng Mongoloid
174 với Việt Hoa Nam 122, khoảng năm 1043 TCN, dưới sự cai trị tàn bạo của vua
Trụ nhà Ân, các tộc Hoa Nam ủng hộ nhà Chu diệt Trụ. Nhà Tây Chu ra đời dời đô
về Lạc Dương, Hà Nam. Lúc này dân tộc người Hoa Nam chiếm đa số nên gọi là
người Hoa. Trãi qua 800 năm, các chư hầu phát triển, thành lập nhiều quốc gia, đến
năm 222 TCN lãnh thổ đế quốc Tần thống nhất lục quốc nằm ở Bắc Ngũ Lĩnh, người
Bách Việt-Lĩnh Nam dù có hậu duệ Hoa Nam vẫn không can dự gì đến chiến tranh
cho đến nhà Tần.
Nguồn
gốc người Việt, lãnh thổ người Việt từng sinh sống qua các thời kỳ đại để là
vậy. Người Hoa trước nhà Tần không có khái niệm quốc gia, phải đến 1912 sau
cách mạng Tân Hợi họ mới đặt tên Trung Hoa dân quốc. Trước đó họ gọi theo tên
của vương triều, trung hay bất trung với nhà này nhà nọ mà thôi. Khác với phía
Nam có quốc hiệu không là họ của vua. Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt là quốc hiệu.
Khác nhau về văn hiến của 2 vùng là rõ ràng.
Cùng
dùng nhiều khoa học đối chiếu với truyền thuyết, vốn chưa cần tường tận với trẻ
em. Trẻ em chỉ cần hiểu ý nghĩa tượng trưng của truyền thuyết. Nhưng lại cần
cho người lớn để có niềm tin định hướng cho trẻ theo tiêu chí: Trung thực- Dân
tộc- Nhân văn.
Đối
chiếu truyền thuyết với mỗi ngành có một chuyên đề đã và sẽ đăng. Quan điểm của
người biên soạn cũng vài học giả đề cập, tuy nhiên chưa hề được xem xét trong
sách giáo khoa. Trên đây là trình bày tóm tắt.
Cũng
xin nói thêm trong Sử Việt Cho Cháu có những nhận định không tương đồng với các
nhà nghiên cứu sử hiện nay chỉ nằm trong 1 hoặc cả 3 vấn đề theo nhận định của
chúng tôi:
-
Nguồn gốc người Việt cổ từ Nam Á. (Theo thuyết rời khỏi châu Phi)
-
Nhà Triệu là triều chính thống.
-
Nhà Hồ là ngụy triều.
Đôi
dòng tâm sự cùng bạn đọc. Sẳn sàng lắng nghe góp ý.
*
LÊ
NGHỊ
Địa chỉ: Số nhà 120/72A,
Nguyễn Thiện Thuật,
thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Email: lilinghecr@gmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ email: dovantuyenbk@yahoo.com.vn ngày
03.08.2021.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét