NÓI
THÊM VỀ LOẠI THƠ,
TƯỞNG
THẤY SAO VIẾT THẾ
Nhiều
người nghĩ thế thì Thơ con cóc cũng là thơ chăng? Đây nhé: “Con cóc trong hang/ Con cóc nhảy ra/ Con cóc
nhảy ra/ Con cóc ngồi đó/ Con cóc ngồi đó/ Con cóc nhảy đi…(Khuyết danh)”
Không đâu, nó tả sự chuyển động bình thường có âm điệu không thấy biểu lộ tình
cảm gì. Thường thơ giàu tưởng tượng, tưởng tượng đã nâng cánh thơ bay: “Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?/ Nàng
là hương hay nhan sắc lên hương?… (Tranh lõa thể - Bích Khê). Cái này là
thơ thì ai cũng dễ hiểu.
Có
loại thơ như thấy gì viết ấy mà lại rất thơ: “Nàng có ba người anh đi bộ đội/ Những đứa em nàng/ Có đứa chưa biết nói…(Màu
tím hoa sim - Hữu Loan). Nhà người vợ đầu của Hữu Loan, nhiều anh em, trong đó
có ba người anh đi bộ đội (Chống Pháp) sau này có hai người thành tướng. Một
người thành bí thư Trung ương đoàn. Dưới còn có em còn bé, chưa biết nói là
thật như sự thật thế. Sự thật trong bài còn cứ như thế, như kể cho hết bài. Tìm
một câu thơ rất khó. Tôi tìm mãi thấy câu này: “Màu tím hoa sim/ Tím chiều hoang biền biệt…”. Ấy thế mà cả bài thơ
tạo nên sự ám ảnh ghê gớm, nhập đồng. Dường như ai cũng đọc qua một lượt là cứ
thế thơ bám theo suốt đời.
Mới
đây lại đọc bài thơ Giỗ bà của
Thạch Quỳ cũng kiểu có sao nói vậy. Vì là chuyện nhà tôi nên tôi hiểu càng rõ,
đúng là có sao viết vậy. Nguyên văn bài thơ như sau:
GIỖ
BÀ
Bà mất khi cha một tuổi
Cha không biết mặt bà
Mẹ về làm dâu bày mâm dọn cỗ
Mẹ không biết mặt bà
Tôi lớn lên thay cha cúng giỗ
Tôi không biết mặt bà
Vợ tôi lại bày mâm dọn cỗ
Vợ tôi không biết mặt bà
Giờ mấy đứa con dâu
Đứa trong nước
Đứa ngoài nước
Có đứa người tận bên Hàn Quốc
Cũng bày mâm dọn cỗ giỗ bà…
Bà ơi bà!
Cỗ bàn đơn giản thơm thảo hương hoa
Tấm lòng cháu con chân thật
Nghìn trùng cách xa không lần gặp mặt
"Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả"(*)
Người trước cháu con không thể gặp
Người đời sau bà không thể gặp cháu con
Chỉ tình thương yêu mãi mãi trường tồn
Mãi mãi nhân gian một cõi linh hồn…
---
(*)
Bài hát lên đài U Châu của Trần Tử Ngang: Phía trước không thấy người xưa. Phía
sau không thấy ai đến.
Bà
nội mình mất khi vừa tuổi 35, bố mình được 1, 2 tuổi. Từ bố, mẹ và anh em không
ai còn biết mặt bà. Trước đây vẫn giỗ bình thường. Những năm chống Mỹ, người ta
phát động ăn 18kg gạo/ ngày. Thời ấy nhiều người đến thăm nhau không dám ở lại
ăn cơm. Các gia đình đều chuyển các giỗ thành hợp kỵ. Ông mình có hai bà cùng
hợp kỵ vào một ngày giỗ của ông. Khoảng hơn chục năm về trước, chị dâu mình đi
xem ở đâu đó mình không rõ nhưng nghe bà lên trách. Bà trách rằng, khi về làm
dâu ta mang bao nhiêu của cải về nhà chồng mà nay không đứa cháu nào cũng giỗ
ta. Bà chị sợ quá mới hỏi, thưa bà, bà tên là gì ạ? Tên ta là một loại hoa.
Đúng tên bà là Phan Thị Mai. Bà không nói tên mà tự suy. Chị dâu khi ấy đâu đã
biết tên thật của bà. Thế là về đến ngày thì làm giỗ bà. Mấy hôm sau bà lại lên
trách, giỗ gì mà chỉ có một vài cái chén, bạn ta nhiều, ai uống, ai không? Giật
mình vì khi làm giỗ, chỉ có một chén nước! Thạch Quỳ có cô con dâu người Hàn
Quốc vẫn làm giỗ theo đúng phong tục Việt Nam và của gia đình tôi.
Có
chuyện như thế nên trong bài thơ tưởng như thấy sao viết vậy vẫn gây xúc động
mạnh. Hai câu cuối cùng nâng bài thơ bay cao lên và không phải vô tình khi tác
giả viết:
Mãi mãi nhân gian một cõi linh hồn…
*
VƯƠNG CƯỜNG
Địa
chỉ: Khu TT Phương Mai, phường
Phương Mai
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ messenger facebook Nguyễn Đình Văn ngày 01.08.2021.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét