ĐỌC BÀI THƠ:
MỜI TRẦU
CỦA HỒ XUÂN
HƯƠNG
Lại
một lần nữa, đọc trên trang tranmygiong.blogspot.com tôi thấy nhà Trần Mạnh Hảo có viết về
bài thơ “Mời Trầu” của Hồ Xuân Hương. Trong bài viết nầy Trần Mạnh Hảo chỉ
trích giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, chủ biên tập văn mẫu “217 ĐỀ VÀ BÀI VĂN” dùng
cho học sinh trung học, đã hiểu sai về bài thơ “Mời Trầu” của Hồ Xuân Hương.
Với tính tò mò của người yêu thơ, tôi tìm bài thơ “Mời Trầu” để đọc, và có đôi
dòng góp ý theo chủ quan của mình về sự đúng, sai trong nhận định của hai phía.
MỜI
TRẦU
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt vôi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
*
HỒ
XUÂN HƯƠNG
Ta
đi ngay vào câu thơ đầu tiên:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”: Theo
nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết, câu thơ nầy đã bị chê trách trong sách của giáo Sư
Nguyễn Đăng Mạnh như sau: “Mời trầu người
ta, lẽ ra thì phải mềm mỏng, dịu dàng và phải bẽn lẽn một chút”
Theo
tôi nghĩ, mời trầu là một cử chỉ thân thiện, có chi mà phải bẻn lẻn. Người con
gái ngày xưa, khi mời trầu người con trai thì họ đã có sự giao tiếp thân thiện
rồi, nên không còn sự bẻn lẻn. Hơn nữa, sau khi đưa miếng trầu, Hồ Xuân Hương
đã nói với chàng trai về duyên phận hai người, về tình thắm đỏ của họ. Vậy thì
người gái và trai trong thơ nầy đã có thời gian tìm hiểu nhau, chưa nói là đã
yêu nhau, thì thơ không cần phải cho cô gái bẻn lẻn ở giai đoạn nầy.
Đọc
hết bài thơ, ta thấy cô gái là mẫu người chửng chạc, thâm thúy khi dùng những
từ ngữ văn học trong lời nói của mình, chớ không phải là một cô thôn nữ non
nớt. Vậy nếu cho cô gai bẻn lẻn khi phát ngôn những câu nói rất văn học nầy thì
hình ảnh cô gái như một trò hề trên sân khấu.
Tại
sao tôi dám nói cô gái trong thơ chửng chạc, thâm thúy, dùng từ ngữ văn học?
Thứ
nhất, ta thấy không ai mời trầu mà mời nguyên một quả cau, người ta chỉ mời môt
miếng cau lấy từ quả cau bị cắt ra thôi. Ở đây cô gái nói với chàng trai “quả cau nho nhỏ’’ ý muôn nói đến sự tôn
trọng chàng trai khi dùng nguyên một quả cau bổ ra để lấy một miếng cau cho
chàng. Hơn nữa cả bài thơ cho ta thấy tác giả uyên thâm khi dùng ý tứ của ca
dao, điển tích để lồng vào trong câu nói của mình theo miếng trầu đưa cho chàng
trai
Thứ
hai, cau có nhỏ trầu có hôi thật không? Người viết dám quả quyết là cau không
nhỏ trầu không hôi, mà ngược lại, đó là thứ cau trầu ngon hảo hạng.
Ta
biết, với chữ nghĩa của Hồ Xuân Hương, ai cũng phải công nhận bà xuất thân từ
một gia đình đài các, vậy trầu cau của giai cấp nầy dùng phải là thứ cau to và
ngon, trầu lớn và thơm . Câu “Quả cau nho
nhỏ miếng trầu hôi” chỉ là cách nói nhún nhường, khiêm tốn, để tỏ ra tôn
trọng người mà mình tiếp đãi mà thôi.
Bây
giờ đọc câu thơ thứ hai: “Này của Xuân
Hương mới quệt vôi”
Nhà
thơ Trần Mạnh Hảo viết rằng, sách của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã giảng dạy như
sau:
“Xuân Hương không thế, cái tôi dõng dạc xưng
tên: "Này của Xuân Hương mới quệt rồi..."..."...Vậy mà nhà thơ
nữ của chúng ta dõng dạc: "Này của Xuân Hương". Rõ ràng là một sự
thách thức táo bạo trước dư luận xã hội. Đã thế lại còn đóng dấu ấn cá nhân vào
miếng trầu đưa cho người một cách rất ít mềm mỏng: "Này của Xuân Hương mới
quệt rồi". Quệt cũng như têm thôi (têm trầu), nhưng quệt tỏ ra suồng sã
hơn, bướng bỉnh và ngang ngược hơn, không muốn khiêm tốn một chút nào.”
Theo
Châu Thạch tôi, quả thật đây là mọt sự hiểu lầm thơ quá đáng. Thật ra, khi nhà
thơ nói thẳng “Này của Xuân Hương” là
muốn bày tỏ sự ân cần của mình đối với chàng trai, rằng miếng trầu nầy do tay
em bổ cau, quệt vôi để tiếp chàng. Bất cứ chàng trai nào (ngay cả chúng ta) khi
cầm miếng cau trầu của người yêu làm cho mình, cũng thấy vui, hảnh diện và có
khi cả đời không có miếng trầu nào ngon hơn thế nữa. Hồ Xuân Hương đã hiểu sâu
xa tâm lý con người mới viết được câu thơ sâu sắc như thế.
Sách
của giáo sư Nguyễn Đăng Mành phế phán chứ “quệt” là suồng sã và nói “Quệt cùng như têm” là không đúng chút
nào. Thông thường khi biết trước khách quý đến nhà thì người ta têm trầu trước,
chờ khi khách đến sẽ đem ra mời. Thế nhưng nếu khách đên bất ngờ hay khách là
người thân thì chủ nhà đem cau ra bổ, đem trầu ra quệt trước mặt khách rôi đưa
cho khách miếng cau và miếng trầu vừa quệt vôi. Lúc đó không cần phải têm trầu,
sẽ làm cho thời gian lâu thêm khiến khách phải ngồi chờ. Xuân Hương và chàng
trai không phải người xa lạ nên nàng quệt trầu rồi mời ngay là một cử chỉ thân
mật, để tiếp theo đó nàng nói với chàng những lời như trút cả tâm can.
Câu
thơ thứ ba: “Có phải duyên nhau thì thắm
lại”
Câu
thơ thứ ba nầy sách “217 ĐỀ VÀ BÀI VĂN” do giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên đã
phê phán như sau:
"Có phải duyên nhau thì thắm lại". Nhau
tuy có giọng thân mật đấy nhưng hoàn toàn bình đẳng.”
Tất
nhiên là phải bình đẳng rồi, vì họ là cặp đôi đang yêu nhau, chàng trai ở giai
đoạn nầy chưa phải là chồng, nên chẳng có lý do gì để họ không bình đẳng với
nhau. Đôi khi chàng trai muốm chiếm trọn tim nàng còn phải chịu lép vế với nàng
nhiều hơn nữa. Không hiểu vì sao sách không cho cô gái được bình đẳng với chàng
trai lúc nầy?
Qua
câu thơ thứ tư: “Đừng xanh như lá bạc như
vôi”
Với
câu thơ nầy, sách của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viêt như sau:
“Đến câu tiếp theo không còn là giọng mời
chào nữa, mà là một lời mắng hẳn hoi. Mời ăn trầu mà cứ như mắng người ta, dù
là mắng yêu đi nữa, thì cũng chỉ có Xuân Hương thôi: ""đừng xanh như
lá bạc như vôi”!"
Câu
thơ trên là một lời mắng ư? Hoàn toàn không phải là một lời mắng. Đó chỉ là
người nữ bày tỏ một ao ước, một yêu cầu nơi chàng trai mà cũng là một lời hứa
hẹn của chính nàng với người mình yêu quý. Câu thơ cuối là môt lời nhắn nhủ,
một lời thề nguyện, một lời ước hẹn yêu nhau thắm thiết như trầu và cau gặp
nhau thì đỏ mãi, đời đời không bao giờ xanh và bạc lại. Đây là một lời nói thỏ
thẻ, chân tình mà bất cứ cô gái nào khi ngồi tâm tình với người yêu cũng sẽ nói
với chàng như thế. Cho đó là lời cô gái mắng chàng trai quả là một sự cố ý ghép
tội oan ức vô cùng.
Viết
về những giảng luận trong sách giáo khoa như trên, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã
nhận định như sau:
“Viết như thế, các tác giả bài luận văn trên
quả là không hiểu bài thơ "Mời trầu", một bài thơ trữ tình dịu dàng
và tình cảm nhất của Hồ Xuân Hương. Từ "Mời trầu", tác giả bài văn
mẫu đã chuyển hệ cho Hồ Xuân Hương sang kênh "mắng trầu", có thể biến
nữ sĩ trở thành hình ảnh của kẻ vô duyên, bỗ bã, nhố nhăng?”
Riêng
Châu Thạch tôi nghĩ rằng, các giáo sư, tiến sĩ không đến nổi dại đến độ không
biết mình giảng như thế là nghịch lý, nhưng vì miếng cơm manh áo, họ cố bẻ cong
ngòi bút để đưa tất cả các nhà thơ nổi danh thời xưa thành những thần tương văn
học đấu tranh chống phong kiến, điều đó đã nhồi sọ những thế hệ sau họ xơ cứng
trong cảm thụ văn chưng đúng với ý nghĩa của nó, văn là vẻ đẹp chương là vẻ
sáng, mà biên văn chương thành công cụ cho mục đích khác./.
*.
CHÂU THẠCH (Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày
18.09.2021.
- Ảnh dùng
minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét