MỜI ĐỌC:

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

NGHI LỄ THEN CỦA NGƯỜI TÀY: QUÁ TRÌNH TRỞ THÀNH THEN... - Tác giả: Nguyễn Toàn Thắng (Thái Bình)

 

NGHI LỄ THEN CỦA NGƯỜI TÀY:

QUÁ TRÌNH TRỞ THÀNH THEN...

*

(Tác giả Nguyễn Toàn Thắng)

Trở thành Then phải trải qua quá trình học hỏi và thăng tiến. Trước nhất, người “xuống Then” – ccnsớ phải trải qua việc học nghề với sự giúp đỡ của hai thầy dạy, trong đó một người là Then gọi là Thầy mẹ và một người kia là Mo hay Tào, gọi là Thầy cha. Nghi thức để trở thành con sớ phải chui qua nách cha Then và mẹ Then ba lần, coi đó như là sự tái sinh một lần nữa. Từ đây, con sớ sẽ có tên mới, tên này được giữ bí mật chỉ dùng khi xưng danh trước Ngọc Hoàng mà thôi. Sau nghi lễ này, con sớ bước vào thời kỳ “cấm cung” (căm sứt), ngắn thì 7-8 ngày, dài cũng phải 30-40 ngày. Trong thời gian “cấm cung”, con sớ phải thực hiện một số kiêng kỵ:

- Không bước ra khỏi nhà một mình, mà phải có người đi cùng.

- Không đi đến gần bàn thờ trong nhà.

- Không ăn thịt, mỡ.

- Không gặp mặt chồng hay vợ (nếu có).

Trong thời gian căm sứt (kiêng) này, dưới sự hướng dẫn của cha Then, mẹ Then, con sớ học cách tiếp nhận sức mạnh vô hình của ma Then thông qua các phép thuật, học đàn, hát, cách thức kiêng cữ của người làm Then… Con sớ muốn trở thành Then phải trải qua sự kiểm tra của cha Then và mẹ Then và cuối cùng qua nghi lễ cấp sắc đầu tiên – Lẩu khai quang để trở thành Then chính thức.

Trong cuộc đời làm Then của mình, ông Then hay bà Then phải trải qua nhiều lần thăng sắc. Như vậy, cấp càng cao thì uy tín của Then càng lớn. Biểu hiện của cấp bậc của Then là số dải dây mũ, như:

Then mũ 5 dây Then mũ 7 dây Then mũ 9 dây Then mũ 11 dây Then mũ 13 dây Then cao nhất mũ 15 dây.

Số dây mũ của cấp bậc Then tương ứng với số âm binh của bà Then, ông Then có thể huy động và chỉ huy trong nghỉ lễ. Thường rất hiếm ngưởi ở bậc mũ 15 dây vì bao giờ Then cũng phải dừng ở bậc thấp hơn bậc của cha Then và mẹ Then của mình. Như vậy, một bà Then và ông Then đạt cấp Then 13 dây mũ thì phải qua sáu lần làm lễ lẩu Then nâng cấp.

Sau khi trở thành Then, ông Then, bà Then phải tuân thủ các quy định trong quan hệ với cha Then, mẹ Then của mình (tức hai người thầy dạy), với bố mẹ, anh em họ hàng, với những người làm Then khác khi hành lễ, kiêng kỵ trong quan hệ tình dục trước và sau khỉ hành lễ…

Các bà Then, ông Then cũng phải sắm đủ các vật thiêng, như áo, mũ (tùy theo cấp bậc của mình), nhạc xóc, đàn tính, ấn, bộ gieo quẻ xin âm dtrong, quạt, chuông đồng…

Như vậy, Then là một loại  người đặc biệt trong cộng đồng bản làng của người Tày, mà do nguồn gốc xuất thân, do bản tính của cá nhân (có căn Then), mà buộc họ phải trở thành ông Then, bà Then, thông qua sự tập luyện, dạy bảo của hai thầy: cha Then và mẹ Then. Họ tự cho rằng, họ có khả năng đặc biệt trong việc thông quan với thần lỉnh, với thế giới  siêu nhiên và tiếp nhận ở đó sức mạnh để đạt được mục tiêu là người môi giới giữa người trần và thế giới thần linh. Vậy thế giới thần linh của Then là gì?

Tùy từng loại Then mà diễn biến nghi lễ Then có khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có lẽ Then cấp sắc là quy mô hơn cả. Thí dụ, để điều hành một lễ Then cầu yên, giải hạn, chữa bệnh thì chỉ cần một bà Then hay ông Then cùng với một vài lục sớ (học trò học việc) giúp thêm là đủ.

Nhưng với lẩu Then cấp sắc thì lại khác. Để điều hành một lễ Then cấp sắc phải cần tới nhiều bà Then (hay ông Then), thầy Tào (có nơi là Pháp sư – thầy Mo), thầy Pụt và những ngườigiúp việc khác. Thí dụ, buổi lễ Then cấp sắc Quảng Hòa (Cao Bằng) cần tói 7-8 Then, Tào, Pụt; còn buổi lễ cấp sắc của người Tày ở huyện Văn Quan thì ít hơn: bốn bà Then, một thầy Mo (Pháp sư) và những người giúp việc khác.

Trong các thầy Tào, Then kể trên, bao giờ cũng có một thầy Cả, còn gọi là Quan lang, thường là một thầy Tào hay thầy Mo (pháp sư), người đó phải biết chữ Hán hay Nôm Tày, giữ vai trò chủ lễ. Ngoài ra cồn có khoản quan, có vai trò như người liên lạc, trình báo khi vào các cửa dâng lễ. Trong nghi lễ Then cấp sắc hay nâng sắc, trong số các bà Then, ông Then đều phải có một người là mẹ Then hay cha Then tức là người đỡ đầu đứng ra cùng với thầy Cả (thầy Tằo, Mo) điều hành buổi lễ. Trong nghi lễ Then cấp sắc ngoài bàn thờ Then (của người được cấp sắc hay nâng sắc), cồn có bàn thờ Ngọc Hoàng, bàn thờ thầy Cả và bàn thờ Then khỏa quan. Ở đây, qua nghi lễ Then, một lần nữa chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ giữa Then, Tào, Mo, Pụt là những hình thức tín ngưỡng độc đáo và tiêu biểu của người Tày.

Trong bản làng của người Tày, mỗi lần tổ chức Then đều là dịp tập họp đông đủ những người thân trong gia đình, dòng tộc, người trong làng, thậm chí cả những người ở địa phương khác tới dự, có lúc lên tới hàng trăm người. Nghi lễ Then kéo dài suốt 2-3 ngày đêm, đặc biệt khi nhập đồng các Thiên tướng, Tổ nghề, quân binh sluông(chèo thuyền vượt biển – khảm hải) thường náo nhiệt, sôi nổi, lôi cuốn nhiều người tới xem và tham gia vào các cuộc múa nhảy, vui đùa.

*.

NGUYỄN TOÀN THẮNG giới thiệu

Địa chỉ: thôn Tống Vũ, xã Vũ Chính,

thành phố Thái Bình

Email: nguyentoanthang77@gmail.com

 

 

 

 

..............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 13.10.2021.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét