MỜI ĐỌC:

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

NGHI LỄ THEN CỦA NGƯỜI TÀY - Tác giả: Nguyễn Toàn Thắng (Thái Bình)

 

NGHI LỄ THEN CỦA NGƯỜI TÀY

*

(Tác giả Nguyễn Toàn Thắng)

Nghi lễ Then là sự kết hợp rất nhiều yếu tố nghệ thuật: ca hát, âm nhạc, nhảy múa, trò diễn. Đặc biệt, các yếu tố diễn xướng này lại được thực hiện trước bàn thờ Then và các thần linh, trong một khung cảnh thiêng liêng, tạo nên một thứ diễn xướng, sân khấu tâm tính. Điều này Then và lên đồng của người Việt trong tự nhau. Như nhiều nhà nghiên cứu shaman của các dân tộc trên thế giới đã từng khẳng định, các yếu tố nhạc, hát và múa không thể thiếu được trong nghi lễ shaman, ngoài việc biểu đạt những nội dung nhất định của nghi lễ, nó còn tạo ra môi trường thúc đẩy con người hòa nhập, thông quan với thần linh, một ước vọng muôn thuở của bất cứ loại tôn giáo tín ngưỡng nào.

Trong nghi lễ Then, lời hát Then và âm nhạc kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Cũng có lúc trong nghi lễ, Then không hát mà chỉ tấu nhạc, nhưng thường xuyên hơn là nhạc đệm cho hát. Nhạc của Then chủ yếu là nhạc của cây đàn tính, còn gọi là đàn Then và của bộ nhạc xóc. Đàn tính vốn là nhạc cụ thiêng, tên gọi của nó – Đàn Then (đàn tiên, đàn trời) cũng đã nói lên điều đó. Chỉ sau này đàn Then – đàn Tính mới dùng rộng rãi hơn, ngoài nghi lễ. Âm sắc của đàn Then nghe trầm ấm, nhẹ nhàng, như “lời” dịu dàng, an ủi người yếu mệt. Ngoài phần đệm là chính, đàn Then cũng có một số bản nhạc riêng, như điệu mời rượu, điệu giải buồn, điệu phục tang trong Then Lạng Sơn. Trong nghi lễ Then, nhất là lẩu Then, cây đàn Then có khi giữ vai trò độc tấu của thầy Cả dẫn chtrongtrình, có khi là song tấu hay hòa tấu (3-5 đàn cùng hòa tấu), cũng có khi mỗi cây đàn đi theo một điệu riêng, đó là lúc các thầy Then đi vào các cửa thần linh khác nhau để thỉnh cầu.

Nhạc xóc là một bộ nhạc rất đặc trưng của Then, biểu tượng cho tiếng vó ngựa của Then dùng trong cuộc hành trình lên Thiên đình. Nhạc xóc cũng đệm cho hát và múa, lúc nhỏ nhẹ khoan thai, lúc dồn dập như vó ngựa phi nước đại. Trước khi vào lễ, nhạc xóc được “chăm sóc” cẩn thận, được tẩy rượu và gừng cho “sạch sẽ”, gọi là “tắm ngựa” Then.

 

Hát Then

Là hát thờ, hát nghi lễ, bao gồm nhiều làn điệu khác nhau phù hợp với các tình tiết và trạng thái của nghi lễ. Ngoài ra, mỗi địa phương lại có phong cách hát Then riêng, từ đó hình thành nên các dòng Then như dòng Then Tuyên Quang, dòng Then Hà Giang, dòng Then Cao Bằng, dòng Then Lạng Son, dòng Then Bắc Cạn – Thái Nguyên. Để hình thành nên các dòng Then trên, âm nhạc và làn điệu hát Then đã thu hút khá nhiều chất liệu từ các hình thức dân ca khác nhau, như hát ru, phong slư, lượn Cọi, lượn Then, hát nhà tơ… Giữa nhạc Then và nhạc mo cũng có sự du nhập lẫn nhau.

Theo nghệ nhân Hoàng Hưng (Cao Bằng) thì chỉ trong Then Kỳ Yên (cầu mùa, cầu phúc) có 13 làn điệu khác nhau, như: Cảnh, Roọng, liệng hương, Tàng bốc, lưu thủy, năm pé (khảm hải), Mẻ Bioóc, Pâymạ, sắp bình, đường trường, trình tổ..

 

Múa Then

Là múa thiêng, múa nghi lễ,nói cách khác đó là sự tái sinh và hiện hữu của thần linh nhập hồn vào thân xác của ông Then, bà Then. Do vậy có thể xếp múa Then, giống như múa lên đồng vào loại múa của thần lình,phân biệt với loại múa trước thần linh.

Người ta phân múa Then thành mấy loại:

- Múa chầu tướng,tức là các điệu múa khi làm lễ đón tướng xuống nhập đồng.

- Múa Sluônglà điệu múa của người chở đò qua sông, vượt biển (khảm hải), trong đó gồm múa xuôi sluông, tức múa vượt biển (khảm hải) và múa xuôi sluông đá hoa (sui sluông tản biôc) lúc sắp tan hội.

- Múa tắm vía hào quang cho người được cấp sắc

- Múa vui với nhiều người tham gia, tay cầm đàn, quạt, nhạc xóc để múa vào những  lúc nghi ngoi, thư giãn giữa các nghi lễ Then.

- Trong nghi lễ Then, nhất là khi các vị Thiên tướng nhập hồn (nhập đồng) vào các bà Then, ông Then thì thường diễn ra trò diễn đối thoại giữa Thiên tướng với các ông Đồng, bà Đồng khác. Ở đây, vừa kết hợp giữa lời nói và điệu bộ của Thiên tướng. Thí dụ, khi Tưởng Hổ nhập đồng, tướng bò bốn chân tay, tay cào cào xuống chiếu, miệng “hú hú”, xung quanh xua lớn kêu eng éc để đáp lại. Còn khi tướng Thiên Bồng Thiên Ru xuống khám lễ, tướng quát:

- Đại trung tiểu Quang Lang mời nhà tướng có việc gì?

Thầy Cả thưa:

- Thưa Đức Tướng, mòi Nhà Tướng xuống cứu dân độ thế, cứu trợ nhân gian, trừ ma trừ quỷ.

Nhà Tướng quát:

- Có tiểu lễ hay đại lễ?

- Dạ, có đại lễ ạ!

- Có mấy triệu quân? 

- Dạ, có chín triệu quân.

Nhà Tướng quát

- Gián hường đâu? Con mọn đâu? (ý hỏi vợ chủ đám). Lúc này vợ con của chủ đám ra lạy Đức Tướng và mời Đức Tướng uống rượu, hút thuốc. Đức Tướng nói:

- Nhà Tướng xuống cho con htrong, con mọn đều được bình yên khang thái – vạn đại an ninh, phúc như đông hải, thọ như nam sơn, ctrong thường thọ mạnh nhé.

Tất cả cùng “Dạ, dạ!”. Rồi Tướng nhảy ba nhảy, thăng đồng.

*.

NGUYỄN TOÀN THẮNG giới thiệu

Địa chỉ: thôn Tống Vũ, xã Vũ Chính,

thành phố Thái Bình

Email: nguyentoanthang77@gmail.com

 

 

 

 

..............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 13.10.2021.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét