MỜI ĐỌC:

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

KIỀU MAI SƠN LÀ AI - Tác giả: Phan Trí Đỉnh ; Trần Chí Cường giới thiệu

 


KIỀU MAI SƠN LÀ AI

*

Tôi là Phan Trí Đỉnh, người tham gia làm cuốn sách “Báo Quân đội Nhân dân - Ký sự một thời 1979” từ đầu, nên tôi mang trong mình dụng ý người sưu tập chủ biên soạn cuốn sách này - Thượng tá Trần Đình Bá nguyên phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. 

Thay mặt anh Bá, tôi gửi Kiều Mai Sơn - một nhà giáo mất dạy chuyển sang làm báo đôi điều, vì lẽ lịch sự tối thiểu của lão già gấp đôi tuổi của Sơn nên tôi cố không nặng lời.

Điều thứ nhất Mai Kiều Sơn hỏi Báo Quân đội Nhân dân là báo gì nhỉ? Điều này tôi phải gọi Sơn là một kẻ ngu.

Điều thứ hai Sơn bảo nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên là năm 1988 chứ sao lại là 1979. Điều ngu thứ hai của Sơn là điều này. Trong 10 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Vị Xuyên là chiến trường ác liệt nhất. Cuốn sách không thể tập hợp các bài viết đã in trên báo Quân đội Nhân dân từ 17/2/1979 đến năm 1989. Nên ảnh bìa của cuốn sách in nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên cũng chẳng có gì lạ. Trong phần cuối của cuốn sách có phần Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 5 lần lên thăm và làm việc với các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong sách còn in lưu bút của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. Ảnh đó có ý nghĩa thế nào nhưng chắc cái đầu ngu muội của Sơn chẳng thể hiểu được điều đó đâu.

Phần Sơn nói về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đúng là có sai sót trong khâu đánh máy và sửa bản in. Nếu Sơn là người “không ưa dưa cũng có dòi” thì trong dòng thứ 3 của Lời Nhà Xuất bản có đoạn “…75 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam”, thì ai cũng hiểu đây chỉ là lỗi đánh máy. Tôi không hiểu Sơn có trình độ đến đâu mà dám chê bai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Một nhà báo, nhà thơ rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực. Mà Sơn đối với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chỉ là một kẻ tép riu thôi nhé.

Về Lời giới thiệu của nhà sử học Dương Trung Quốc. Sơn nói rằng tên bìa sách một đằng, Lời giới thiệu một nẻo. Sơn không biết rằng với nhà sử học Dương Trung Quốc, Sơn chỉ là loại ruồi muỗi. Vì sao trong Lời giới thiệu nhà sử học Dương Trung Quốc nêu tên cuốn sách: Biên giới phía Bắc 1979. Đó là bản thảo tác giả đưa cho nhà sử học Dương Trung Quốc lúc đầu đã đặt tên như vậy. Nhưng khi Nhà Xuất bản Hội Nhà văn nhận được bản thảo cuốn sách và tên cuốn sách. Với tên cũ thì không thể xuất bản được, nên người biên tập đã thay đổi tên sách thành “Báo Quân đội Nhân dân - Ký sự một thời 1979”.

Mai Kiều Sơn đã đọc kỹ cuốn sách chắc biết rõ rằng trong cuốn sách này chỉ có hai bài ký sự dài của hai nhà báo Quân đội lão thành Phạm Phú Bằng với bút danh Phạm Hồng trong bài ký nhiều kỳ “Trung Quốc hai mặt”. Và bài ký thứ hai của nhà báo Quân đội lão thành Nguyễn Trần Thiết có tựa đề “Bàn tay Bắc Kinh”. Đọc những gì Sơn phản đối cuốn sách này. Nhiều người nghĩ rằng Kiều Mai Sơn là bàn tay Bắc Kinh chăng? Không hiểu Báo Nông nghiệp Việt Nam khi tiếp nhận Sơn là nhà báo của tờ báo có suy nghĩ đến điều này không?

Sơn viết: “cuốn sách này giới thiệu nội dung là bài viết trên báo Quân đội Nhân dân năm 1979 nhưng trong ruột khi thì nêm bài trên báo Nhân dân, trên Tạp chí Cộng sản, rồi lại có bài năm 1984”. Khi đưa lại hai bài Xã luận báo Nhân dân (ngày 18/2/1979) và bài Xã luận báo Nhân dân ngày 5/3/1979. Sơn có biết 2 ngày đó là hai ngày nào không? Còn bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp in trên Tạp chí Cộng sản số tháng 3/1979. Sơn chê bai cả Đại tướng chăng?. “Rồi lại có bài năm 1984”. Bài báo đó có tiêu đề “Biên giới những ngày chúng tôi lên”. Sơn nên biết rằng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài từ năm 1979-1989. Nếu dùng hết những bài đã đăng trên Báo Quân đội Nhân dân giai đoạn này thì phải vài ba chục cuốn độ dày như cuốn “…Ký sự một thời”. Mà trong suốt 10 năm đó chiến trường Vị Xuyên là ác liệt nhất. Nên người sưu tầm cố tình đưa bài của nhà báo Đỗ Bích Thuỷ đi với nhiều đoàn đại biểu lên thăm một viện tiền phương của Quân đội đang cứu chữa cho các thương bệnh binh. Điều này theo Sơn là vô lý chăng?

Sơn còn viết: Kết thúc là bài của Lê Thọ Bình năm 2016 và bài thơ của Anh Ngọc chưa rõ năm? Sơn muốn phê phán người ta mà lại ngu lâu thế? Những bài nói đăng trong phần Tưởng nhớ nhà báo Nhật Bản TaKaNo hy sinh tại Lạng Sơn ngày 7/3/1979. Những người sưu tầm biên soạn cuốn sách này khi làm phần này, khi đưa những bài này vào đều có dụng ý sâu xa cả. Không ngu như Sơn đâu? Sơn đưa ra nhiều lỗi như trên để cho rằng những người làm cuốn sách này là ẩu. Sơn lại viết bài thơ của Anh Ngọc trên Dân Việt (chưa rõ năm). Lạ vậy? Sơn đọc sách kỹ lắm kia mà? Bắt bẻ người ta ghê lắm kia mà? Hãy mở sách ra, trang 667, hãy mở to mắt ra, mở to mắt như mắt những con chó săn mồi, có thấy bài thơ của Anh Ngọc ghi rõ ngày 15/3/1979.

Sơn viết: “Người ta cứ nhân danh làm những việc thiêng liêng cao cả, những biểu tượng của lòng yêu nước… các ông đừng mang tư duy con buôn áp vào. Khi biểu tượng của lòng yêu nước bị rẻ rúng…”. Sơn còn khuyên nhà chức trách: “còn cuốn sách cứ để nguyên đấy làm gương treo trước mặt cho những người có tư duy con buôn kiếm ăn trên lòng yêu nước của bạn đọc”. Sơn viết những điều này chứng tỏ là Sơn đại ngu dốt. Hay chỉ là một phóng viên mới vào nghề còn thèm tiền lắm nên nghĩ ai cũng như mình. Còn những người làm cuốn sách này không phải để kiếm tiền như Sơn đánh giá đâu, mà họ muốn ghi lại một thời kỳ lịch sử đau thương và oanh liệt của dân tộc mà không phải không có những người muốn quên đi.
Lời cuối cùng tôi muốn khuyên Sơn là hãy tích cực học hỏi để nâng cao kiến thức. Khi kiến thức chưa đủ cao, chưa đủ rộng thì đừng bao giờ làm những việc ngu ngốc ngông cuồng như vậy nữa?

Nên gọi Kiều Mai Sơn là loại người nào nhỉ? Chắc không thể gọi Kiều Mai Sơn là một loại người nào - mà Kiều Mai Sơn chỉ là một Loại Chó Điên Cắn Dậu!

Đêm qua đã 23 giờ, tôi phải đánh thức mấy cậu em của thế hệ sau đang làm trong ngành xuất bản. Các em nó không lạ gì bạn Kiều Mai Sơn để hỏi về bạn? Các em nó bảo rằng cho em gửi lời chào đồng chí LL AK47. À ra thế, tôi hiểu được rằng người có kiến thức vững chắc, có lương tâm không ai đi đầu quân cho AK 47!

Vài lời cùng bạn Kiều Mai Sơn. Tóm lại lả bạn đã tự đánh mất mình trong lòng bạn đọc. Về ngành nghề, bạn Kiều Mai Sơn tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, nghĩa là được đào tạo ra để làm thầy giáo chứ không phải thầy kiện hay thầy chửi.

Tuy nhiên, hình như cái chuyên môn ấy, trong quá trình thụ giáo có một “gene” đột biến khiến tế bào lạ gây ung thư não xuất hiện, phá hủy toàn bộ cơ chế điều hành. Vì thế, trong đầu anh ta chỉ còn lại toàn những phản xạ ngược.

Phải thừa nhận, Kiều Mai Sơn có tài, nhất là tài chửi bất cứ ai nếu được… thuê, cho dù lĩnh vực anh ta chửi không thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Anh chàng này, một cử nhân sư phạm sinh năm 1984, sở học và kiến văn có hạn, không biết chữ Hán – Nôm mà dám chửi vung xích chó lên như vậy quả là tài năng đột biến gen.

Công bằng mà nói, kiến thức của Kiều Mai Sơn là loại kiến thức chắp vá của một tay phóng viên quèn, chuyên ngồi quán cà phê buôn dưa lê và lượm lặt tin vịt rồi xào xáo thành các bài viết giật gân đăng trên những tờ lá cải với số lượng phát hành chỉ cỡ nghìn bản mà vẫn ế thảm hại. Văn Kiều Mai Sơn rỗng tếch nhưng đầy gươm đao, giáo mác, thậm chí có cả tiếng nổ ròn rã của AK47. Với thói “kiêu ngạo cộng sản” thừa hưởng được ở những ông thầy tôn sùng học thuyết đâu tranh giai cấp”, Kiều Mai Sơn phủ nhận quá khứ, phỉ báng hiện tại và xua đuổi tương lai, thực hiện phương châm “một mình một chợ” chẳng giống bất cứ ai trên thế giới này.

Rồi mai đây, chắc rằng Kiều Mai Sơn sẽ còn tiến xa hơn nữa trong nghệ thuật chửi bởi căn bệnh nan y… phản xạ ngược. Kiều mai Sơn đắc chí một, thì những kẻ đứng sau anh ta đắc chí mười, thậm chí một trăm, bởi, xét đến cùng, ở thời buổi toàn cầu hóa này, kiếm được một phát ngôn viên tận trung, tận hiếu trong tư cách Chí Phèo như Sơn là hơi bị hiếm…

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Các bài bình thơ0

- Các bài bình văn0

Các bài viết của (về) tác giả Kiều Mai Sơn0


Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CUỒNG YÊU:

Trần Chí Cường giới thiệu

Tác giả: Phan Trí Đỉnh

Nguồn: hoigiaochucchuvanan

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét