KINH
DOANH CHÙA
MỘT
NGHỀ SIÊU LỢI NHUẬN
*
ĐẦU TƯ CHÙA, CÓ SIÊU LỢI NHUẬN
Tác giả: Minh Anh
Văn hoá đi chùa của người Việt đã
có từ hàng ngàn năm nay và được cả giới trẻ hưởng ứng. Nhưng ngày càng nhiều
ngôi chùa được xây dựng với mục đích kinh doanh dưới sự can thiệp của tư nhân.
Đầu tư vào chùa có lợi thế là nguồn thu ổn định và “tiền tươi thóc thật”.
Chùa Bái Đính là một ví dụ. Năm
2006, chùa được Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường đầu tư với nhiều công
trình đồ sộ. Hiện Chùa này đang là chủ lực của du lịch Ninh Bình.
Theo Sở Du lịch Ninh Bình, năm
2018 Quần thể Bái Đính – Tràng An giúp khách tham quan tỉnh Ninh Bình tăng từ
2,4 triệu lượt vào năm 2007 lên lên 7,3 triệu lượt khách tham quan vào
2018, đem về 3.200 tỉ đồng cho tỉnh Ninh Bình.
Riêng tại chùa Bái Đính, cũng
theo Sở Du lịch Ninh Bình, lượng khách có ngày lên đến 220.000 lượt người/ngày.
Trung bình một du khách đến đây phải bỏ ra vài trăm ngàn đồng dịch vụ di
chuyển. Doanh thu của chùa đến từ tiền công đức, phí dịch vụ đi kèm như giữ xe,
vận chuyển xe điện, dịch vụ cộng thêm, thuê ki - ốt… Tại Tràng An, lượng khách
trung bình 30.000 lượt người/ngày. Với lượng khách và chi phí trên đầu người,
doanh thu của Chùa không phải là nhỏ.
Chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh cũng
có hình thức kinh doanh “thỉnh vong” hái ra tiền. Theo báo Lao động đưa tin
ngày 20.3, mỗi tháng, dịch vụ thỉnh vong giải nghiệp tại chùa Ba Vàng thu hút
từ 4.000-5.000 người tham dự. Trong khi, chi phí đòi vong thường từ 7 triệu
đồng – 15 triệu đồng/ lần. Nếu tính số tiền trên số lượng người đến đây mỗi
tháng thì doanh thu của chùa cũng vài chục tỉ đồng.
Theo thống kê của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ trong
10 năm trở lại đây. Nếu giai đoạn 2007, cơ sở thờ tự của nước ta khoảng 14.777
ngôi chùa thì đến 2017, cơ sở thờ tự của phật giáo tăng lên 18.466 chùa. Hàng
loạt chùa có quy mô lớn như, khu Đại Nam quốc tự ở Bình Dương, chùa Bái Đính ở
Ninh Bình hay ngôi chùa được cho là to nhất thế giới là Chùa Tam Chúc Hà Nam.
Không chỉ ở Việt Nam, việc
“thương mại hoá” chùa đang được quan tâm tại Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua,
chùa Thiếu Lâm đã trở thành một đế chế kinh doanh trải dài trên nhiều lĩnh vực
từ võ thuật, biểu diễn đến y học, văn hóa, ẩm thực và du lịch.
Theo báo cáo của SCMP, năm 2015,
Thiếu Lâm Tự đã thu về khoảng 146 tỉ đồng nhờ tiền vé vào cổng chùa và mức phí
hơn 14 USD cho mỗi lần dâng hương. Trụ trì chùa được gọi là "nhà sư
CEO". Bên cạnh đó, các học viên đến đây còn sẵn sàng bỏ ra khoảng 142
triệu đến 250 triệu đồng để học võ thuật. Thiếu Lâm Tự kinh doanh bài bản như
một tập đoàn đa quốc gia với hơn 40 công ty ở nước ngoài như Berlin và London
với mục tiêu truyền bá tinh thần võ thuật.
Trở lại các ngôi chùa tại Việt
Nam, một điểm chung là ngoài các dịch vụ trong chùa, nhiều hoạt động vui chơi
giải trí, nhà hàng, khách sạn, sân golf… nhằm thu hút khách cũng được xây dựng
xung quanh các ngôi chùa này. Đặc biệt, những chuỗi dịch vụ này các doanh
nghiệp tư nhân đầu tư xây chùa quản lý.
Theo Giám đốc Sở Văn Hóa Thông
Tin tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường, chia sẻ với báo chí rằng Chùa Bái Đính
hiện tại đã được giao cho doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường đầu tư xây
dựng và quản lý. Tỉnh này không biết các chi phí thu vào và hoạt động ra sao.
Đại gia Nguyễn Văn Trường, giám
đốc Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng Xuân Trường nổi tiếng với các dự án du lịch
tâm linh lớn như Khu du lịch Tràng An – Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư -
chùa Bái Đính... đặc biệt, ngôi chùa Tam Chúc cũng được đại gia này bỏ 11.000
tỉ đồng xây dựng.
Gần đây, đại gia này cũng gợi ý
xây dựng tu bổ lại Khu du lịch tâm linh Hương Sơn với mức đầu tư 15.000 tỉ
đồng. Theo lý giải công ty này, chùa này có giá trị lịch sử nên khi đi vào hoạt
động sẽ có từ 6-8 triệu lượt khách/năm.
Mời thư giãn với video: NHÂN QUẢ VỚI QUAN ĐIỂM KHOA HỌC
XÂY CHÙA ĐỂ KINH DOANH PHẬT
Tác giả: Thái Sinh
Những năm gần đây nhiều ngôi chùa
mọc lên ở các khu du lịch nổi tiếng, đáp ứng nhu cầu tâm linh thì ít lợi dụng
kinh doanh… Phật thì nhiều.
Trên khắp dải đất nước Việt Nam,
khu du lịch nổi tiếng nào cũng đều xuất hiện chùa. Những ngôi chùa ngày càng
xây dựng một to, lộng lẫy và hoành tráng.
Mọi người đều đã biết đến những
ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam: Chùa Hương, Thiên Mụ, Bái Đính, Côn Sơn, Vĩnh
Nghiên... Ngôi chùa gây ra tai tiếng trong thời gian gần đây là chùa Ba Vàng.
Chuyện xây chùa trong vài thập kỷ
qua khá dễ, nhất là ở các khu du lịch. Việc xây chùa ở các khu du lịch không vì
nhu cầu tâm linh mà chủ yếu để bán vé và thu tiền công đức. Các hòm tiền công
đức đặt ở khắp nơi, chỗ nào có bàn thờ là có hòm công đức.
Bởi, đằng sau những ngôi chùa đó
có bóng dáng các đại gia và các chính trị gia. Kinh doanh Thần, Phật bây giờ
đang mang lại nhiều lợi lộc nhất hơn cả buôn vàng và hàng quốc cấm. Vì thế, các
đại gia đổ tiền vào xây chùa.
Có một ngôi chùa mới được xây
dựng trên đỉnh Phan Xi Păng, tôi đã nhiều ngày lang thang trên Vườn Quốc gia
Hoàng Liên, không thấy dấu tích ngôi chùa cổ xưa. Ngôi chùa này mới được xây
dựng đồng thời với việc xây dựng cáp treo lên đỉnh Phan xi păng.
Lạ nữa, trên nền đồn Trạm Tôn do
Pháp xây dựng trên đèo Ô Quy Hồ nay ngôi chùa Ô Quy Hồ Tự đang được xây dựng.
Ngôi chùa này nhỏ với 18 vị la hán bằng đá trắng đứng trước cửa chùa, bố cục và
kiến trúc ngôi chùa khá đẹp. Đây là vị trí quan sát thung lũng phía Lai Châu và
đỉnh Phan xi păng rất đẹp.
Tất nhiên việc xây ngôi chùa này
không vì nhu cầu tâm linh mà vì... tiền. Sau khi xây xong sẽ bán vé cho khách
du lịch khi lên đây thưởng ngoạn. Như vậy CHÙA và PHẬT đang bị người ta lợi
dụng cho mục đích kinh doanh, nói khác đi họ đang sử dụng Chùa và Phật để kinh
doanh.
Mời thư giãn với video: CÂU CHUYỆN ĐẦU THAI
CHÙA TO KHÔNG CÓ CHÂN TU:
NƠI KINH DOANH TÂM LINH
Tác giả: Giang Nguyễn
Hình ảnh du khách nườm nượp đổ về
chùa Tam Chúc hôm trung tuần tháng 3 lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội. Một
ngày sau chính quyền địa phương phải ‘vào cuộc’ yêu cầu chùa thực hiện biện
pháp phòng chống COVID-19.
Cư dân mạng xôn xao trước hiện
tượng tụ tập quá tải, gây ùn tắc trong mùa dịch COVID-19 và đặt câu hỏi liệu đi
chùa như đi chợ như thế có phải hoàn toàn do nhu cầu tâm linh hay không?
Tài khoản Phú Trần trên mạng xã
hội Facebook có ý kiến: “Nên gọi là công
ty dịch vụ thương mại chùa thì đúng hơn”.
Facebooker Henry SanDiego nhận
định: “Nên gọi đó là những điểm du lịch
Tam Chúc, Bái Đính. Đừng gọi nó là chùa mà phỉ báng Đức Phật, người đã từ bỏ vợ
đẹp con xinh cung điện ngọc ngà châu báu. Phật đâu cần chùa to lớn như phủ Chúa
thế này. Tiền xây chùa đem tế độ chúng sanh chắc cũng được vài chục năm, công
đức sẽ vô lượng”.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước,
thành viên Tăng Đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (bị chính quyền cấm
và thay thế bằng Giáo hội quốc doanh), chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng chế độ
cộng sản đã tìm cách đè nén niềm tin vào Phật, vào Chúa trong nhiều thập niên.
Họ đã không thành công, nay chính quyền tìm cách đáp ứng nhu cầu tâm linh bằng
những khu du lịch tâm linh nhưng chẳng qua chỉ là những dự án thương mại.
"Giữa Đảng và Nhà nước,
họ đặt trên chủ thuyết duy vật biện chứng, là vô thần, nghĩa là không có tôn
giáo. Trước đó vào thập niên 50, 60 là phá rừng phá chùa, phá miếu, thay đổi
tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Nhưng mà sau khi thất bại, bây giờ họ bắt đầu
mở cửa cho đi. Điều đó không giúp cho sự học hỏi, tìm hiểu được giáo lý gì. Từ
khi mà mở cửa như vậy, biết rằng sự khao khát của người dân rất nhiều, nên họ
đưa ra những chùa xây dựng như vậy để người ta tưởng rằng bây giờ có được tự do
tôn giáo, tự do đi chùa, tự do với những sinh hoạt. Nhưng thực chất những tổ
chức tôn giáo độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những tăng
đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, họ chèn ép, họ không muốn cho
những tổ chức này phát triển. Và cơ hội để cho người dân tìm hiểu từ những con
người chân tu, thì họ không được đứng ra để lãnh đạo. Cho nên điều đó nó đưa
con người đến mê tín dị đoan”.
Vì mê tín, hay vì không có được
sự hướng dẫn từ những lãnh đạo tinh thần chân chính, người dân dễ bị thu hút
vào các cấu trúc vĩ đại, lộng lẫy như Chùa Tam Chúc, Chùa Bái Đính.
Chùa Tam Chúc được xây dựng với
vốn đầu tư là 11.000 tỷ đồng, cất trên diện tích 5.000 héc-ta. Chủ đầu tư là
nhà kinh doanh Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình. Chùa Tam Chúc cũng như nhiều chùa
lớn do doanh nghiệp Xuân Trường của ông Trường trên báo VietnamNet đã bị chỉ
trích là những khu tâm linh “do doanh nghiệp xin cấp đất từ địa phương thời hạn
khai thác lên đến 70 năm”.
Thầy Thích Vĩnh Phước nói thêm,
trong việc xây dựng những khu du lịch tâm linh, chùa chiền với tầm quy mô như
chùa Tam Chúc, được mệnh danh là chùa lớn nhất Đông Nam Á, không những là phá
rừng phá núi để xây dựng mà hoàn toàn đi ngược với tinh thần Đức Phật là hòa nhập
với thiên nhiên, từ bỏ cung vàng, địa ngọc, những thứ vật chất. Thầy giải
thích:
“Ví dụ như ngôi chùa biểu
tượng cho văn hóa ở miền Bắc, là chùa Một Cột, họ chỉ cần một ngôi chùa rất nhỏ
thôi. Nó thể hiện cho cả một tôn giáo ở vùng đất thủ đô Thăng Long, ngàn năm
văn vật. Cho nên xây dựng ngôi chùa mà to như chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính, nó
không thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh. Đáp ứng nhu cầu tâm linh, trong đó
phải có cái hồn, cái gì đó mang tính thiêng liêng. Cái đó không phải là bằng
việc xây dựng cho to, hoành tráng như vậy đâu. Nhưng mà nơi đó phải có những vị
tu hành, những vị chân tu, những con người sống có tâm hướng thiện, cảm ứng
được những điều vi diệu mà sự giao thoa giữa cõi chúng ta đang sống và những
cõi thiêng liêng nữa. Cái kia chẳng qua là thương mại thôi”...
Thầy Thích Vĩnh Phước nói nếu ý
thức được một phần đất của Chùa Tam Chúc là nơi đã từng giam giữ các vị lãnh
đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như là cố Đức tăng thống Hòa
Thượng Thích Quảng Độ thì Phật tử có lẽ sẽ nghĩ lại.
“Các ngôi chùa hiện nay được
Chính phủ cho phép và ngay cả ngôi chùa Tam Chúc, quý vị biết nơi đó đã từng
giam giữ giữ các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như là
Đức tăng thống Hòa Thượng Thích Quảng Độ và rất nhiều vị của Phật giáo cũng như
các tôn giáo khác. Bây giờ họ lấy đất một phần đó để họ xây chùa Tam Chúc”.
Xét về văn hóa Việt Nam nói chung,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Lâm Biền, chuyên gia nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng
tôn giáo Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí trong nước vào năm
ngoái nhận định rằng chùa Tam Chúc cũng không thể hiện nét văn hóa Việt Nam:
“Sự thật thì chùa Tam Chúc không
mang nét văn hóa dân gian Việt Nam. Với các nhà chuyên môn về văn hóa có thể dễ
dàng nhận ra, ngôi chùa được xây dựng trên khu đất không có lịch sử văn hóa,
cũng không gắn với tín ngưỡng tâm linh của người dân trong vùng mà đơn giản nơi
đó chỉ là vị trí đẹp, được doanh nghiệp lựa chọn xây dựng vì mục đích phát
triển kinh tế hơn là văn hóa tâm linh. Khi vào bên trong chùa, kiến trúc xây
dựng cũng không mang bản sắc dân tộc mà đem từ các nước trên thế giới kết hợp
lại tạo ra một công trình lạ mắt với du khách nhưng lại không mang hồn cốt văn
hóa tôn giáo Việt Nam”.
Một số người cũng nêu sự phản cảm
trong việc đặt tượng của vợ chủ đầu tư, bà Phạm Thị Lan, pháp danh Diệu Liên,
trong đền Tứ Ân tại chùa Tam Chúc.
Nhà văn Nguyễn Đình Bổn đăng trên
trang Facebook cá nhân và cho phép Đài Á Châu Tự Do trích, có những đoạn nhận
định như sau:
“Trong cái hình hài lai tạp
này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt
chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu
này, cùng "bảng ghi danh công trạng" của bà. Đã không phải chùa, đã
không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai,
thì những ai đến đây vái lạy, cúng kiếng là những kẻ ngu muội. Còn nếu thuần
túy đi chơi thì cũng không... thông minh lắm, chen nhau toát mồ hôi như vậy thì
du lịch cái chi đây?”
Thượng toạ Thích Minh Quang, trụ
trì tại chùa Tam Chúc trên báo nhà nước giải trình đối với những chỉ trích
tương tự rằng Phật tử Diệu Liên, tức bà Phạm thị Lan, được thờ tại nhà thờ Tứ
Ân là vì có công đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chùa Tam Chúc.
Tuy nhiên việc kinh doanh trong
lĩnh vực tâm linh vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Trong cùng bài báo, Giáo sư,
Tiến sĩ Phạm Trung Lương lập luận:
“Từ góc độ quản lý nguồn lực của
đất nước, trong bối cảnh hiện nay việc dành hàng nghìn ha đất cho nhà đầu tư
một dự án tâm linh thật quá lãng phí, cần xem xét lại. Hiện, khung pháp luật
vẫn chưa có quy định cụ thể về dự án tâm linh. Vì vậy, đang có sự lách luật,
lợi dụng núp bóng dự án tâm linh để kinh doanh”.
Facebooker Nguyễn Đình Bổn cũng
đưa ra câu hỏi để rồi giải đáp luôn:
“Ai tiếp tay để ông này thu tóm
đất đai, danh lam thắng cảnh của quốc gia thành của riêng? Tất nhiên là kẻ cầm
quyền các cấp từ trung ương, tỉnh thành mới dám làm điều đó.
Còn ai tiếp tay để ngu dân? Đó là
Giaso hộ Phật giáo Việt Nam khi chọn nơi đăng cai đại lễ Vesak 2019 (Lễ Phật đản
2019) tại Tam Chúc.
Việt Nam đâu có thiếu chùa xưa,
chùa thật, tại sao các ông chọn một cái chùa giả? Mục đích không phải làm ngu
dân thì là gì”?
Mời thư giãn với video: ĐẦU THAI CHUYỂN KIẾP
VỚI QUAN ĐIỂM KHOA HỌC
NHÀ SƯ QUỐC DOANH PHẢN ĐỐI VIỆC
NHÀ NƯỚC QUẢN HÒM CÔNG ĐỨC
Tác giả: Thanh Trúc
Thượng toạ Thích Thanh Quyết, một
nhà sư thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do Nhà Nước lập ra và cũng từng
là một đại biểu Quốc hội, vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính phản đối Dự thảo
Thông tư hướng dẫn cai quản, thu chi tài chính liên quan đến tiền
công đức của các chùa trong nước.
Được biết, trước đó, tin từ Bộ
Tài Chính cho hay những di tích như đền, chùa do Nhà Nước quản lý phải chịu sự
điều chỉnh của thông tư trên, còn những di tích thuộc di sản thế giới tại
Việt Nam, hoặc di tích thuộc sở hữu của tư nhân thì nằm ngoại lệ.
Theo ban Trị Sự Giáo Hội Phật
giáo tỉnh Quảng Ninh, mà Thượng tọa Thích Thanh Quyết là trưởng ban, thì Luật
Ngân sách của Nhà Nước không có quy định cai quản tiền công đức do cá nhân tự
nguyện ủng hộ, các chùa được nhà cầm quyền xếp hạng di tích thì không đồng
nghĩa với việc quốc hữu hoá di tích.
Nhưng Điều 56 Luật Tín ngưỡng Tôn
giáo, ban hành năm 2016, lại qui định tiền công đức tại các chùa là tài sản của
Giáo Hội, ở đây là Giáo Hội Phật giáo do Nhà Nước dựng nên, và sư trụ trì
được uỷ quyền và toàn quyền sử dụng.
Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo
tỉnh Quảng Ninh và Thượng tọa Thích Thanh Quyết nói rằng việc nhà
cầm quyền yêu cầu được cai quản tiền công đức là vi phạm Hiến Pháp và Pháp
Luật.
Vào khi RFA chưa thể có được bình
luận nào từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ, người đọc báo đã thắc mắc vì sao một nhà sư
quốc doanh như ông Thích Thanh Quyết, từng là đại biểu Quốc Hội khóa XIII, khóa
XIV, Ủy viên Ủy ban Đối Ngoại của Quốc Hội, thường ca ngợi tài lãnh đạo của ông
Nguyễn Phú Trọng, lại phản đối Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc cai quản tiền
công đức các chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo nằm dưới sự kiểm soát của
nhà cầm quyền.
Đối với nhà báo độc lập JB Nguyễn
Hữu Vinh, ông Thích Thanh Quyết luôn có những phát biểu gây tranh cãi nhưng
đồng thời phản ánh niềm tin tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, bị suy diễn lệch
lạc như thế nào:
“Theo như người ta nói trên mạng
xã hội thì ông Thích Thanh Quyết này là một nhà sư do Nhà Nước đào tạo rồi phái
sang bên Phật giáo quốc doanh”
“Ông Thích Thanh Quyết cũng là một đại biểu Quốc hội, trên diễn đàn
nhiều câu phát biểu của ông làm dậy sóng cộng đồng mạng. Chẳng hạn như ông yêu
cầu Nhà nước phải xây dựng quân đội, xây dựng vũ khí nguyên tử rồi quân đội
mạnh như quân đội Bắc Hàn. Về những án tù oan hoặc tất cả những oan ức thì ông
bảo công an như vậy là tốt lắm rồi, chỉ 0,03% hoặc 0.05% là tốt lắm rồi,
chứ Phật có đến trăm tay nghìn mắt cũng bị oan như Thị Kính, Thị Mầu”.
Đây là lý luận của người mang
danh Thượng Tọa mà trình độ kém:
“Thị Kính, Thị Mầu là câu chuyện dân gian, nó khác với giáo lý Phật
giáo. Ông đã nhầm lẫn giữa cái nọ sang cái kia thì người ta mới biết đó không
phải người tu hành chân chính”.
Về câu hỏi vì sao Thượng Tọa
Thích Thanh Quyết bây giờ lại lên tiếng phản đối việc nhà cầm quyền đòi quản tiền
công đức mà người lễ lạy cúng dường cho các chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo
dưới quyền Nhà Nước, nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh, từng tiên phong tranh
đấu cho tự do tôn giáo trong nước, cho rằng ông Thích Thanh Quyết không nhìn ra
hoặc cố tình không hiểu bản chất vụ việc chỉ là quyền lợi mà thôi:
“Trong văn bản mới đây, ông nhân danh trưởng Ban Trị Sự của Giáo Hội
Phật Giáo Quảng Ninh, đề nghị Nhà Nước không được giữ tiền công đức của các
chùa quốc doanh. Vấn đề ở đây là ông lại nhầm về vai trò, nguồn gốc cũng như
mục đích của Giáo Hội Phật giáo quốc doanh, của các nhà sư cũng như các chùa”
“Thứ nhất những chùa mà được Nhà Nước nuôi dưỡng, đầu tư từ cái miếu nhỏ
thành chùa to như chùa Bái Đính, rồi cử một ông sư được đào tạo về. Tất cả
những cái đó là khoản tiền đầu tư của Nhà Nước, ngoài mục đích quản lý niềm
tin, hướng dẫn niềm tin nào là xem bói, xem tướng, xem ngày, xin giờ, xin quẻ,
dâng sao giải hạn như chùa Ba Vàng mà cả Thủ tướng rồi ông này ông kia đến… Thì
ông Thích Thanh Quyết này không hiểu cái nguyên tắc rằng nhà đầu tư bỏ tiền, bỏ
quyền lực ra đó thì phải có lãi họ mới làm. Vấn đề cuối cùng vẫn là quyền lợi”
“Ông Thích Thanh Quyết không hiểu nguyên nhân sâu xa rằng những chùa mà
người ta đầu tư, những sư người ta đào tạo… là có mục đích gì. Ông cố tình
không hiểu điều đấy, ông ta nhầm hoàn toàn, vấn đề ở chỗ đấy”.
Trước khi trở thành Trưởng Ban
Trị Sự Giáo Hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh thì Thượng tọa Thích Thanh Quyết
một thời trụ trì chùa Phúc Khánh ở quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây là ngôi chùa lọt vào tầm ngắm
của báo chí với những buổi lễ dâng sao giải hạn đầu năm hay cuối năm gọi là rất
hoành tráng, quy mô, với cả chục ngàn người tham dự. Theo phản ảnh của báo chí
trong nước, chùa Phúc Khánh đã thu góp được những số tiền công
đức lớn từ những người đến lễ lạy.
Khách quan mà nói một khi chùa là
một tổ chức của Nhà nước thì yêu cầu Nhà nước không nên cai quản tiền công đức
ở các chùa thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, đơn vị thành viên của Mặt
Trận Tổ Quốc Việt Nam, có cái đúng và có cái không đúng, là phân tích của tiến
sĩ Nguyễn Quang A:
“Tổ chức hoạt động theo luật thì chuyện tài chính phải minh bạch. Tiền
công đức được chi tiêu vào việc gì thì ông sư trụ trì, giống như một cán bộ của
tổ chức, phải có trách nhiệm giải trình với Nhà nước, như thế mới đúng”
“Ông Thích Thanh Quyết phản đối việc Chính phủ muốn sử dụng tiền của
chùa là đúng, nhưng nếu Chính phủ bảo rằng các ông là một tổ chức Nhà
nước, các ông chi tiêu thế nào, kế toán ra sao, có khúc mắc ở đấy hay không…
thì Chính phủ làm đúng. Nếu ông đi kinh doanh trá hình, làm du lịch tâm linh
chẳng hạn để lấy lời cho các cổ đông thì phải hạch toán kế toán như các doanh
nghiệp. Nhà nước có quyền kiểm tra, sai hoặc tham nhũng thì phạt. Tôi sợ rằng
việc ông Thích Thanh Quyết phản đối Nhà nước quản lý tiền công đức ở các chùa
như thế là ông ta sai”.
Hòa thượng Thích Không
Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không được Nhà nước công
nhận, nói rằng đã là Phật giáo quốc doanh thì phải tuân theo lệnh của nhà
cầm quyền chứ không có cách nào khác:
“Sự thật đối với các chùa mà Nhà nước góp phần xây lên cho lớn, rồi vị
sư mà lúc đầu do Nhà nước bổ nhiệm, thì lâu dần các vị coi đó như chùa riêng
của họ. Nhưng tôi nghĩ đã là Phật giáo quốc doanh rồi thì thầy Thanh Quyết
không thể nào mà không chấp hành theo chỉ thị và đường lối. Không thể nào mà
không tuân thủ, không chấp hành đâu”.
Trao đổi với RFA về câu chuyện
liên quan, một blogger xin được dấu tên vì lý do an toàn bản thân, viết trên
Blog của ông như sau:
“Đằng sau chuyện hòm công đức ở các nhà chùa không đơn giản là chuyện
tiền bạc. Vấn đề giới tăng lữ Phật giáo, tạm nói là có triệu chứng cấu kết với
giới doanh nhân không lành mạnh và giới quan tham thì nó kinh khủng ở đất nước
mình”
“Thứ nhất là về chuyện kinh tài, từ thời người ta bắt đầu chuẩn bị làm
cái công trình khổng lồ ở chùa Bái Đính cách đây khoảng 15 năm. báo Tuổi Trẻ đã
hé ra công trình đó, gồm khoảng 500 bức tượng Phật rất to. Trung Ương, địa
phương không rõ quyết định nào, ai cho phép công ty Xuân Trường cái dụ án lớn như
thế, đất cấp theo kiểu gì hoàn toàn hồi đó không rõ gì cả”
“Sau này thì dần dần lộ ra nhiều công trình của bên Phật giáo mà người
ta nhìn thấy đằng sau đó cái dấu hiệu tham nhũng. Nhưng mà ít ai tưởng tượng
được tại sao những công trình đó càng ngày càng “thành công”- chữ “thành công”
để trong ngoặc kép- tức là nó đã hốt bạc cho những người đầu tư vào đó. Khi mà
báo Tuổi Trẻ đưa tin thì mình đã nghe thấy một số vị lãnh đạo thời đó lần lượt
đến trồng cây lưu niệm ở công trình Bái Đính đó. Dư luận râm ran ông nào đến
trồng cây có lẽ đều có đầu tư vào công trình đó”.
Tác động từ việc Nhà nước quản lý
tài chính, nguồn thu của nhà chùa, blogger này viết tiếp, nếu làm tốt
thì sẽ dẫn đến nguy hiểm cho những thế lực đầu tư:
“Bởi nếu làm chặt thì tất cả những cái như Bái Đính, Ba Vàng, Phúc Khánh
…nói thẳng là những nơi kinh doanh tâm linh, thì người ta chặn nguồn thu,
người ta bóp hầu bao của những cơ sở kinh doanh tâm linh đó. Đó là cái họ rất
sợ. Có thể lời phản đối của ông Thích Thanh Quyết là khúc dạo đầu, nói thay cho
cái thế lực đằng sau ông”.
Nếu Nhà nước có mục đích nghiêm
túc đánh vào những đầu tư ngầm có tính tham nhũng thì đó là mặt tích cực. Kiểm
soát được nguồn thu nhập của các chùa lớn thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam là việc cần thiết phải thực hiện, blogger này kết luận.
Mời thư giãn với video: 10 TIÊN TRI KỲ LẠ
ĐÃ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC
“ĂN CHAY” ĐỂ LÀM GIÀU
Tác giả: Đào Tuấn
Có lần, Phó Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước từng gây sốc dư luận khi tiết lộ con số 1.200 bao tiền lẻ mà chùa
Hương gửi tại Ngân hàng Mỹ Đức. 1.200 bao tải, khoảng 22 tỉ đồng là tiền công
đức trong chỉ 1 mùa lễ hội.
Ở Yên Tử, năm cao nhất thu tới 31
tỉ đồng nhưng chỉ 4% trong số đó được trích lại cho Ban quản lý di tích và rừng
quốc gia Yên Tử. Trong khi đó, mỗi năm ngân sách nhà nước bỏ ra ít nhất 10 tỉ
đồng để nuôi bộ máy cũng như công tác an ninh trật tự, môi trường, tu sửa hạ
tầng, đường hành hương và chăm sóc, bảo vệ rừng. Chưa kể, với những sửa chữa,
tu bổ lớn trị giá hàng chục, hàng trăm tỉ đồng cũng đều dùng tiền ngân sách.
Riêng đối với “siêu chùa” Bái
Đính của đại gia Xuân Trường, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Ninh Bình
Nguyễn Mạnh Cưỡng từng nói thế này: “Con
số cụ thể mỗi năm là bao nhiêu, quản lý như thế nào và sử dụng ra sao chúng tôi
cũng không nắm được”.
Nói trắng ra, mỗi đồng tiền lẻ mà
chúng ta bỏ “giọt dầu” hay công đức hầu hết chỉ để làm giàu cho các nhà chùa,
các đại gia mà không có bất cứ ai kiểm soát.
Năm nay, “siêu chùa” Tam Chúc
đang được PR dữ dội theo đúng style Xuân Trường: To hơn, dài hơn
Nhưng hãy để ý tới những con số:
Mặt bằng chùa Tam Chúc rộng 144 ha, trong khi diện tích đất được giao lên tới
5.100 ha, gấp 300 lần kích thước SVĐ Mỹ Đình. Không khó để đoán sẽ lại có những
gì mọc lên trên “phần diện tích còn lại” ấy.
Hãy nhìn sang Hải Phòng, thành
phố vừa được “cơ chế đặc thù” với giá đất biết chắc sẽ sốt. Xuân Trường xin 450
ha xây chùa, nhưng thực chất chùa chỉ 1/5 diện tích, còn lại là khu trung tâm
đón tiếp, khu ẩm thực, khách sạn 5 sao, bến xe điện, câu lạc bộ thủy thủ,
casino và cả biệt thự.
9.800 tỉ đồng cho 450ha đất
Phồng.11.000 tỉ cho hơn 5.100 ha đất Tam Chúc. 15.000 tỉ cho 18.940 ha tại dự
án Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc.
Giờ đã hiểu tại sao ăn chay để
làm giàu chưa?
Tất nhiên, chính chúng mình đang
làm giàu cho Xuân Trường từ vài trăm, vài triệu “công đức” hay vài ngàn lẻ tiền
“giọt dầu”.
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ: CUỒNG YÊU
của Đặng Xuân Xuyến, do Đinh Dũng dựng video:
- ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới
thiệu -
(Bài và ảnh sử dụng minh họa được sưu tầm
từ nguồn: internet
Bài viết không thể hiện quan điểm của trang
Đặng Xuân Xuyến)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét