Chuyện về đối nhân xử thế:
3
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN
*
Nguyễn Toàn Thắng giới thiệu
(Cập nhật từ email:
nguyentoanthang77@gmail.com
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả)
CÂU CHUYỆN XỬ ÁN
Vào thời vua Minh Mạng, có hai
cha con kia, nhà ở gần nhau. Cha thì nghèo, mà con thì rất giàu.
Đêm khuya nọ, cha lén sang nhà
con xúc trộm gạo. Con thức giấc tưởng là kẻ trộm, vội vác gậy đánh ở đằng sau
lưng, khổ thay, cha ngã lăn ra chết. Lúc đó con mới nhận biết là cha mình. Các
tòa án Làng, Xã Huyện đều xử là 'ngộ sát' (giết lầm). Vụ án được xét là ổn và
gởi tường trình về kinh đô Huế.
Khi vua Minh Mạng duyệt đến vụ
này, người bỏ ra cả một đêm đọc đi, đọc lại và cuối cùng vua bác bỏ bản án,
buộc xử lại và truyền lệnh tử hình người con. Vua Minh Mạng phân tích rằng:
“Không phải chỉ xét việc giết người, mà phải xét việc ăn trộm. Tại sao
người cha phải đi ăn trộm? Lại là ăn trộm của con? Một người con giàu có, mà để
cho cha mình đói khổ đến nỗi đêm hôm sang nhà con ăn trộm gạo, thế thì người
con đó là gì? Có đáng là con không? Tội 'bất hiếu' như thế thật đáng phải chết.
Trước khi đã giết lầm cha bằng gậy, thì đứa con đã để cha chết nhục và chết đói
rồi".
Ngày nay không phải thiếu những
người con như trong câu chuyện trên. Nhiều người con đã tự lập, họ có thể mua
sắm biết bao tài sản, nhưng dành một ít để chăm sóc cho cha mẹ lúc tuổi già thì
cứ mãi tính tới tính lui.
Khi cha mẹ nằm một chỗ hoặc bệnh
tật, có những đứa con mang tiền hoặc thức ăn đến như là một hành vi bố thí kẻ
bần cùng!
Những gì chúng ta làm cho cha mẹ,
chúng ta cứ tưởng là nhiều lắm, dường như chưa bao giờ chúng ta hiểu thấu được
những gì cha mẹ đã làm cho chúng ta...
LÒNG DẠ HẸP HÒI LÀ
NGUỒN GỐC CỦA PHIỀN NÃO
Trước đây có một hòa thượng trẻ
tuổi luôn vì những điều nhỏ nhặt này khác mà buồn phiền, cả ngày than thở. Một
hôm, hòa thượng trẻ tuổi nói với lão hòa thượng là sư phụ của mình rằng: “Sư phụ! Con luôn phiền não, luôn bực tức.
Xin Sư phụ khai thị cho con!”
Lão hòa thượng nói: “Con hãy mang một túi muối ra đây, sau đó bỏ
một chút muối vào cái chén, đợi muối tan hết ra thì uống lấy một ngụm.”
Sau khi hòa thượng trẻ tuổi uống
xong một ngụm nước muối, lão hòa thượng hỏi: “Con thấy vị của nó thế nào?”
Hòa thượng trẻ tuổi trau mày đáp:
“Vừa mặn vừa chát ạ!”
Lão hòa thượng nghe xong không
nói gì liền dẫn hòa thượng trẻ tuổi ra cái hồ trước chùa và nói: “Con hãy đổ túi muối này xuống hồ sau đó nếm
thử một ngụm nước xem sao!”
Hòa thượng trẻ tuổi làm theo lời
sư phụ của mình. Lão hòa thượng lại hỏi: “Con
thấy vị của nó thế nào?”
Hòa thượng trẻ tuổi vừa nở nụ
cười vừa nói: “Thưa sư phụ, thực sự có vị
ngọt ạ!”
Lão hòa thượng hỏi tiếp: “Con có thấy vị mặn không?”
Hòa thượng trẻ tuổi lắc đầu nhìn
sư phụ và nói: “Không có chút mặn nào ạ!”
Lúc này, lão hòa thượng mới mỉm
cười nhìn đệ tử của mình rồi nói: “Những
thống khổ của sinh mệnh giống như vị mặn của muối. Mức độ cảm nhận và thể
nghiệm của chúng ta được quyết định bởi việc chúng ta đem nó đặt ở trong vật
chứa đựng lớn hay nhỏ.”
Hòa thượng trẻ tuổi nghe xong cảm
ngộ được lời dạy của sư phụ mình.
Vật chứa đựng mà lão hòa thượng
nói ấy, kỳ thực chính là tâm lượng, lòng dạ của mọi người. Tâm lượng của một
người lớn hay nhỏ sẽ quyết định thống khổ là lớn hay nhỏ.
Họa phúc trong thế gian đều biến
chuyển khôn lường, chỉ có nhẫn nhịn mới mở rộng được tâm lượng
Mọi sự trong thế gian quả thực
khó có thể vừa lòng đẹp ý mọi người, bởi vậy không cần phải ở đâu cũng tính
toán, so đo mà là khi gặp sự tình không thuận thì phải nhìn được mặt thuận, mặt
tốt của nó.
Trên thế gian này cũng có một
Pháp lý, chính là có được thì có mất, có mất thì có được, cho nên không cần
phải tức giận, lại càng không cần phải tranh giành, đấu đá. Người ta chỉ có thể
phóng đại được tâm lượng của mình khi người ta biết nhẫn nại, kiềm chế.
Trong cuộc sống, hết thảy mọi
việc phát sinh đều có hai mặt chính và phản. Những khó khăn, ngăn trở tạm thời
sẽ là bậc thang cho những thành công trong tương lai.
Những cực khổ của ngày hôm nay
nhất định có thể thành tựu những huy hoàng trong tương lai. Một người nếu muốn
đạt được thành công thực sự trong cuộc đời nhất định phải nhẫn nhịn chịu khổ,
mở rộng tấm lòng. Người có tâm lượng lớn, tấm lòng rộng mở nhất định là người
tài năng, đức độ và được người người xem trọng!
3 LỜI KHUYÊN CHO
NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐI LÀM XA 20 NĂM
Một cặp vợ chồng mới cưới sống
trong trang trại nhỏ ở một miền quê thanh vắng. Vì nghèo, trong nhà đã chẳng
còn lại bao nhiêu thứ có thể ăn, người đàn ông bèn nghĩ đến việc đi làm xa để
kiếm được một công việc tốt đẹp hơn.
Trước khi đi, anh ôm lấy vợ rất
lâu và thì thầm vào tai của cô ấy rằng: “Chẳng
biết anh sẽ đi bao lâu, nhưng anh chỉ yêu cầu em một điều duy nhất: Hãy đợi anh
trở về. Hãy chung thủy với anh vì anh sẽ chung thủy với em”.
Người đàn ông lên đường trước sự
tiễn biệt của vợ. Anh ta cứ đi mãi cho đến khi thấy một người nông dân đang cần
giúp việc đồng áng. Anh ta liền dừng lại, ngỏ ý xin việc và được nhận vào làm.
Trước khi bắt đầu công việc mới, anh liền đưa ra vài điều kiện với người chủ:
“Hãy để tôi làm việc cho ông bao nhiêu lâu tùy thích, nhưng khi tôi nghĩ
đã đến lúc cần trở về nhà thì ông bắt buộc phải để tôi đi. Về chuyện tiền bạc,
tôi không muốn lấy ngay mà hãy giữ hội tô đến ngày tôi nghỉ việc. Ngày ấy, hãy
đưa tiền cho tôi để tôi trở về nhà”.
Người chủ gật đầu đồng ý, vậy là
anh làm việc cho ông một cách chăm chỉ và thành thực, không bao giờ nề hà dù
chỉ một câu. Thấm thoắt đã hai mươi năm trôi qua, anh nghĩ đã đến thời điểm
mình cần trở lại cố hương, anh đến gặp người chủ và nói: “Ông chủ, đã đến lúc tôi về nhà rồi, hãy đưa tiền cho tôi.”
Người chủ không ngần ngại gật đầu,
đáp lại: “Được rồi. Thế nhưng trước khi
anh đi, tôi muốn cho anh hai sự chọn lựa. Hoặc tôi sẽ đưa cho anh toàn bộ số
tiền công, hoặc tôi sẽ cho anh ba lời khuyên. Anh chỉ có thể chọn một trong hai
thứ. Cứ về phòng và suy nghĩ thật kĩ càng và sau đó đưa ra câu trả lời”.
Người đàn ông liền về phòng và
suy nghĩ kĩ trong hai ngày, sau khi đã tìm ra được đáp án của riêng mình, anh
đến gặp người chủ: “Tôi muốn xin ba lời
khuyên”. Người chủ liền ngạc nhiên và nhắc nhở: “Nếu như anh nhận ba lời khuyên từ tôi, anh sẽ mất toàn bộ số tiền lương
của hai mươi năm”.
Tuy nhiên, người đàn ông tỏ ra
cương quyết với quyết định của bản thân.
Sau đó, người đàn ông đã nhận
được ba lời khuyên.
Thứ nhất, đừng bao giờ đi đường
tắt. Có những con đường ngắn hơn và nhìn có vẻ sẽ dễ dàng hơn nhưng có thể
chúng sẽ khiến anh mất mạng.
Thứ hai: Đừng quá tò mò, sự tò mò
chính là nguyên nhân gây ra những hậu họa khó lường.
Thứ ba: Đừng bao giờ đưa ra quyết
định trong lúc nóng giận, bởi khi đã tâm bình khí hòa trở lại, mọi sự đã lỡ và
anh sẽ thấy hối hận nhưng tất cả đã quá muộn.
Trước khi lên đường, ông chủ đưa
cho anh ba ổ bánh mỳ lớn để đi dọc đường và dặn dò tỉ mỉ: “Hai ổ bánh mỳ này là để anh ăn dọc đường, còn ổ thứ ba là để ăn với
người vợ ở nhà nhé”.
Cuối cùng, sau hai mươi năm, anh
cũng có thể trở về với người vợ thân yêu của mình, lòng anh rộn ràng, xốn xang
đương lúc còn đôi mươi.
Ngày đầu tiên lên đường, anh gặp
một người đàn ông chào mình và hỏi: “Anh
đang đi đâu đấy?”
Anh ta đáp lại: “Đến một nơi rất xa xôi, có thể mất khoảng
hai mươi ngày mới đến nơi nếu tôi đi con đường này.”
Người đàn ông liền tặc lưỡi, lắc
đầu: “Thế thì quá xa, tôi biế có một con
đường tắt rất ngắn và an toàn, nếu anh đi thì chỉ cần năm ngày đường đã có thể
đến nơi rồi”.
Anh bèn dao động, quyết định chọn
con đường tắt như đã được gợi ý. Tuy nhiên, mới đi được một đoạn nhỏ anh liền
nhớ đến lời khuyên thứ nhất của ông chủ và quay trở lại. Mãi đến sau này, anh
mới biết rằng con đường tắt ấy đang có một toán cướp mai phục, chỉ cần anh đi
thêm một chút nữa thì có thể đã không còn mạng để trở về.
Anh đi mải miết và chẳng mấy chốc
đã qua vài ngày, tìm thấy một ngôi nhà nhỏ bên đường, anh liền tiến lại và gõ
cửa. Người chủ nhà đi ra, anh bèn hỏi xem có thể ngủ lại một đêm không và cuối
cùng, anh đã nhận được sự đồng ý.
Ban đêm, đang ngủ say trên
giường, anh liền nghe thấy một tiếng hét cực kì đáng sợ và khủng khiếp. Sự tò
mò khiến anh nhổm dậy, định đi ra mở cửa xem có chuyện gì xảy ra nhưng nhớ tới
lời khuyên thứ hai của ông chủ nên anh lại thôi và quay lại giường ngủ.
Vào buổi sáng ngày hôm sau, sau
khi ăn điểm tâm, người chủ nhà liền hỏi anh rằng có nghe tiếng hú hét đêm qua
không, anh thành thực trả lời là có nghe thấy.
Người chủ nhà liền kinh ngạc,
thắc mắc: “Anh không tò mò chuyện gì đã
xảy ra sao?”
Anh mỉm cười, xua tay: “Không, không hề”.
Người chủ nhà liền im lặng, quan
sát kĩ anh ta và giải thích: “Anh là
người khách đầu tiên ở lại qua đêm và còn sống sót để rời khỏi cái làng này.
Hàng xóm của tôi là một gã điên. Vào ban đêm, hắn thường la hét ầm ĩ để thu hút
sự chú ý của người khác. Khi các vị khách đi ra, hắn sẽ giết họ và chôn xác ở
góc vườn”.
Người đàn ông liền tiếp tục lên
đường. Trải qua nhiều ngày đi đường dài đằng đẵng, anh trở nên mệt mỏi và kiệt
quệ, nhưng rất may là cuối cùng anh đã thấy căn nhà của mình ngay phía trước.
Lúc nảy, trời đã chập tối, anh
nhìn thấy tia sáng lập lòe qua ô cửa sổ và thấy bóng dáng của vợ mình. Tuy
nhiên, anh liền ngay lập tức nhận ra rằng trong căn phòng ấy không chỉ có người
vợ mà còn có cả một người đàn ông khác nữa được vợ mình âu yếm vuốt tóc.
Chính lúc ấy, máu nóng trong cơ
thể như dồn lên não, trái tim anh ta như bị thiêu đốt bởi nỗi xót xa cùng sự
hận thù. Anh định ập vào phòng để bắt gian và giết chết đôi tình nhân ấy. Thế
nhưng, nhớ tới lời khuyên thứ ba, anh liền hít một hơi thật sâu để định thần
lại. Sau một hồi suy nghĩ, anh quyết định sẽ ngủ một đêm ở bụi cây rồi mai bình
tĩnh hơn sẽ giải quyết.
Sáng hôm sau, người đàn ông đã
lấy lại lí trí, tự nhủ: “Mình sẽ không
giết vợ và tình nhân của cô ta. Mình sẽ quay trở lại và làm việc cho ông chủ.
Nhưng trước đó, mình muốn nói với vợ rằng mình đã yêu cô ấy như thế nào và
những năm tháng này tấm lòng mình thủy chung chẳng hề thay đổi.”
Nghĩ kĩ, anh liền đi tới cửa và
gõ nhẹ. Người vợ liền đi ra mở cửa, nhìn thấy người chồng hai mươi năm không
một lần gặp gỡ, cô cảm động khóc nấc lên, muốn tiến tới ôm chặt chồng mình
nhưng lại bị người chồng đẩy ra.
Người đàn ông nói trong nước mắt:
“Tôi đã chung thủy với cô, còn bà thì
phản bội tôi. Bao nhiêu năm nay, hàng đêm tôi đều níu chặt hình bóng cô để nhớ
về. Còn cô thì sao? Lúc tôi không có ở nhà thì lại “tòm tem” với một thằng đàn
ông khác.”
Người vợ nghe những lời ấy thì
chết đứng, kinh ngạc với lời buộc tội trắng trợn như vậy, hỏi ngược: “Tôi đã phản bội anh như thế nào? Suốt hai mươi
năm nay, tôi đều nhẫn nại chờ anh trở về, chờ đến một ngày gia đình ta được
đoàn tụ”.
Người đàn ông hỏi lại vợ: “Vậy còn người đàn ông được bà vuốt ve tối
hôm qua là ai?”
Người vợ nghẹn ngào: “Đó là đứa con trai của chúng ta. Lúc ông đi,
tôi mới phát hiện rằng tôi đã có thai. Hôm nay, thằng bé tròn hai mươi tuổi.”
Nghe thấy như vậy, người đàn ông
liền ngỡ ngàng, anh liền biết rằng mình đã sai, sai một cách thậm tệ. Anh liền
gặp và ôm ghì lấy con trai mình. Sau đó, anh liền kể lại cho họ quãng thời gian
đi làm xa và những gì đã chứng kiến ở dọc đường. Trong lúc ấy, người vợ chuẩn
bị cà phê để ăn cùng với ổ bánh mì cuối cùng được ông chủ gửi tặng.
Khi bỏ bánh mì ra, anh vô cùng
kinh ngạc khi phát hiện có một bọc tiền lớn bên trong. Số tiền ấy còn lớn hơn rất
nhiều lần so với toàn bộ số tiền công mà anh đã dành dụm 20 năm.
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI, truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét