Chuyện về đối nhân xử thế:
4
CÂU CHUYỆN ĐẦU TUẦN
*
Nguyễn Toàn Thắng giới thiệu
(Cập nhật từ email:
nguyentoanthang77@gmail.com
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: Internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả)
8 ĐIỀU KHÔNG NÊN
TRONG CẢM XÚC
Mỗi loại tâm trạng cảm xúc đều
cần phải có một chữ “điều độ”. Trong cuộc sống chúng ta nhất định sẽ gặp phải 8
loại tâm tình này, nếu không biết tiết chế có thể sẽ tự chiêu mời rắc rối.
Quá vui mừng dễ lỡ lời
Khi vui mừng, chúng ta thường hào
hứng và muốn chia sẻ cảm xúc của mình với những người xung quanh, lúc này cũng
là lúc dễ mất đi sự thận trọng trong lời nói. Khi bạn tự mãn, lời nói của bạn
rất dễ làm tổn thương người khác.
Do đó, tâm trạng có thể sôi động,
nhưng tâm lý phải bình tĩnh.
Quá tức giận dễ thất lễ
Khi tức giận, người ta thường mất
khả năng kiểm soát bản thân.
Khi tâm trạng hỗn loạn, rất dễ
không điều khiển được lời nói và hành vi, dẫn đến sự thô lỗ, vô lễ. Do đó, một
khi tâm không tĩnh được, tốt hơn là hít một hơi thật sâu, rời khỏi nơi xảy ra
tranh luận và trở lại khi đã bình tĩnh.
Quá đau buồn dễ thất thần
Một người khi trải qua một cú sốc
lớn, trong lòng sẽ rất đau buồn, khi nỗi tuyệt vọng chạm đến đáy có thể khiến
sắc mặt sa sút, không có chút tinh thần.
Vì thế nên chú ý đến nỗi buồn của
bản thân mình và tìm cách thay đổi, quên đi quá khứ, để bản thân tìm được
phương hướng mới, động lực mới. Làm người, nên nhìn về phía trước với tâm thái
tích cực và bao dung.
Quá vui dễ mất đi sự tinh tế
Không có chiếc bánh nào rơi từ
trên trời xuống cả. Đằng sau rất nhiều niềm vui là những cái bẫy ẩn mình. Khi
bạn cảm thấy mình thu được lợi ích lớn, liền vui vẻ, lạc quan, khi đó khả năng
giải quyết vấn đề sẽ giảm xuống và dễ bị sa vào cạm bẫy. Vì thế, nếu có một vận
may bất ngờ đến khiến bạn vô cùng vui sướng, hãy đừng ngại mà dừng lại nghĩ kỹ
một chút, trong họa có phúc, trong phúc có tiềm ẩn họa không chừng.
Tính toán nhiều dễ mất đi tình yêu
Quá nhiều suy tư, quá nhiều tính
toán, chỉ làm cho những người thân, người thương yêu mình cảm thấy không được
tin tưởng, trân trọng mà rời xa.
Trong các mối quan hệ thân mật,
thứ dễ phá hủy đi tình cảm đó là sự tính toán. Anh bỏ ra bao nhiêu, tôi bỏ ra
bao nhiêu, càng tính toán chi li mối quan hệ càng dễ dàng bị đứt đoạn. Hãy hết
lòng, yêu thương chân thành, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Say mèm dễ thất đức
Uống ít rượu hâm nóng tình cảm,
uống nhiều rượu dễ làm hỏng việc.
Rượu uống quá nhiều, không chỉ
gan thận bị tổn thương mà cái đức của con người cũng bị tổn thương. Bởi uống
nhiều rượu dễ nhiều lời, nói ra những lời không nên nói, mắng chửi người khác
mà không cần suy nghĩ. Uống nhiều rượu còn dễ làm ra những điều sằng bậy. Rượu
vào, con người khó mà khống chế được bản thân, rất dễ mất đi cốt cách của mình.
Con người đến độ tuổi trung niên,
cả gia đình từ người già đến trẻ nhỏ đều do bản thân phụ trách, vì thế điều
quan trọng nhất lúc này là sức khỏe, tu tâm dưỡng tính. Nên chăng trà xanh bạn
hiền mới hợp với đạo.
Lộng ngôn dễ mất đi sự tín nhiệm
Lời đã nói ra, tất phải có kết
quả. Lời nói hành động đều cần có sự trung thực.
Một người càng thích ba hoa,
khoác lác càng khó có được sự tin cậy của người khác. Đừng xem nhẹ lời hứa, chớ
vì tư lợi mà bội ước, đã hứa tất phải có trách nhiệm. Trước khi nói ra, phải
xem khả năng của mình đến đâu, có hoàn thành được lời hứa đó hay không. Nói bừa
thì sẽ khó thủ tín với người khác.
Tham vọng lớn dễ mất mạng
Người chết vì tiền, chim chết vì
mồi.
Nguyện vọng quá nhiều, cuối cùng
cũng chẳng có gì tốt. Bụng chứa được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu cơm. Làm người,
làm việc, cố gắng hết khả năng của mình, có thể đối mặt với lương tâm của chính
mình là đủ rồi.
Có quá nhiều ham muốn, cưỡng cầu
cũng không đạt được, đó là một loại cực hình. Có quá nhiều ham muốn, không từ
thủ đoạn để hoàn thành nó, mãi mãi không thể giải thoát cho bản thân. Sự phong
phú của những thứ ngoài thân, không thể nuôi dưỡng trái tim cằn cỗi.
Trong lòng tĩnh lặng, bình an mới
là hạnh phúc lớn nhất.
NỖI BUỒN LỚN NHẤT
CỦA TUỔI GIÀ LÀ PHẢI THẬN TRỌNG VỚI CON MÌNH
Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn,
dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con
nhím" thận trọng.
Một độc giả tâm sự câu chuyện của
mình: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách
sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để
chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi
tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể
dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc,
tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là
thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ".
"Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào
cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại
đời mới.
Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi
ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người
khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả
cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?".
Những dòng mẹ viết làm mắt tôi
ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin.
Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi
tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng".
Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh
đã tổn thương. Anh chia sẻ: "Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của
tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại
rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng". Giờ đây, khi bình tĩnh
nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh
thành.
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi
họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.
Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ
cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở,
mang lại bình yên cho đứa con.
Nhưng có một ngày, những
"ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có
nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác
khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu
kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến
cha mẹ thành một "con nhím" thận trọng.
Bộ phim truyền hình từng lấy đi
nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim
xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh
không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn.
Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ
bố mình: "Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con
chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp". Lời phàn nàn của
đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: "Là bố sai rồi, là bố
không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn".
Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi
giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần
Chết". Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở
rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với
cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước
sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong
manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi
thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của
cha mẹ mình.
Để tránh làm bố mẹ tổn thương,
con đừng:
- Đổ lỗi cho sự "bất tài" của cha mẹ: Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại
điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đã trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt
được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính
mình.
- Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ: Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng
yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.
- Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ: Khi
còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con
cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình,
bạn cũng không khác gì như vậy.
- Ghét bỏ khi bố mẹ ốm: Sinh
lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn
trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc
quay lại vòng tuần hoàn ấy.
VÌ SAO NGƯỜI XƯA
COI TRỌNG CHỮ HÒA?
Nghĩa gốc của “Hòa” là sự điều
tiết, nhưng nội hàm của chữ Hòa trong văn hoá truyền thống vô cùng phong phú.
Giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia đều phải coi trọng chữ Hòa,
giữa con người và tự nhiên cũng cần coi trọng chữ Hòa. Hòa đối với một người mà
nói, chính là lòng dạ khoáng đạt, nhu cương thích hợp; đối với một quần thể mà
nói chính là chung sống an ổn lẫn nhau.
Khổng Tử nói: “Lễ chi dụng, hòa
vi quý” (Luận Ngữ) nghĩa là trong việc thực hành Lễ, thì “Hòa” được đặt lên
hàng đầu. Thật vậy, mọi chế định trong quy phạm xã hội cần phải hướng tới sự
hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
Trong sách “Thượng Thư” có ghi
lại rằng: Hồng dương đạo đức, dùng điều này bày tỏ sự thân thiện với những
người trong các tộc khác nhau; Các tộc chung sống hòa thuận sẽ có thể giáo hóa
dân chúng; Dân chúng hiểu rõ tốt xấu rồi thì có thể khiến vạn nước hòa hợp.
Ở đây Thượng Thư miêu tả cảnh
tượng thiên hạ thái bình mà Nho gia hướng tới. Lúc đó trên dưới hòa thuận, bách
tính an cư lạc nghiệp, “mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi”.
Gia tộc hòa thuận, bách quan hòa hợp, vạn bang hòa hảo, thiên hạ thái bình. Xã
hội lý tưởng ấy đều dựa trên một chữ Hoà. Mà muốn có được điều ấy thì việc cơ
bản nhất là người người ai nấy đều phải tự giác tuân thủ những chuẩn tắc, đạo
đức chung trong xã hội. Vì thế cần “khắc minh tuấn đức”, dùng đạo đức để thu
phục lòng người.
Về đạo trị quốc quý trọng chữ
Hòa, Mạnh Tử còn nhắc tới tư tưởng “Dữ dân đồng lạc” (Cùng vui với dân). Ông
nói: “Vui với niềm vui của dân thì dân vui với niềm vui của mình; Lo lắng với
nỗi lo của dân thì dân lo lắng về nỗi lo của mình.” Những bậc quân vương thánh
minh thường đồng cam cộng khổ với dân, trong tâm chứa đựng thiên hạ bách tính.
Như vậy họ mới được nhân dân che chở, yêu mến.
Trong việc đối xử giữa người với
người, sức mạnh của chữ Hòa cũng rất quan trọng. Cổ nhân có câu: “Đứng đơn độc
thì dễ bị bẻ gãy”. Câu này xuất phát từ cuốn “Tây Tần Lục – Tam Thập Quốc Xuân
Thu”:
Các vương tử con trai của vua
Hung Nô muốn phân tách. Thiền Vu bèn triệu tập họ đến, đưa cho mỗi người một
mũi tên và bảo họ bẻ gãy, các vương tử đều dễ dàng làm được. Thiền Vu lại đưa
cho mỗi người con một bó tên và bảo họ bẻ gãy. Kết quả là không một ai làm
được. Thiền Vu nói với các con rằng, hiện giờ anh em các con bất hòa, ai nấy
đều như một mũi tên, rất dễ bị kẻ địch đột kích từng người một. Nếu anh em các
con đoàn kết lại, sẽ như một bó tên, không ai có thể chiến thắng các con.
Trong “Chu Dịch” cũng nói: “Nhị
nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim”, nghĩa là hai người đồng tâm hiệp lực, sức mạnh
lớn hơn cả dao sắc chặt đứt vàng kim. Vế sau của câu này là: “Đồng tâm chi
ngôn, kỳ xú như lan”, tiếng nói đồng lòng, thơm như hương hoa Lan. Câu “Kết
nghĩa kim lan” cũng bắt nguồn từ ý này.
Giữa người với người, để giữ được
chữ Hòa này thì cần đối đãi với nhau khoan dung, tuy nhiên phải giữ vững nguyên
tắc của bản thân. Luận Ngữ viết: “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi
ác.” Người cao thượng chỉ thành toàn cho điều tốt đẹp, không hỗ trợ cho chuyện
ác của người khác. Đối với hảo sự của người khác, cần ủng hộ và tán dương. Đối
với việc xấu của người khác, không nên mừng thầm hay thậm chí “dậu đổ bìm leo”,
đãi người phải khoan dung, nhân hậu, thiện lương.
“Quân tử chi giao đạm nhược thuỷ,
tiểu nhân chi giao cam nhược lễ”, mối quan hệ chân thành giữa người quân tử
thường nhạt nhẽo như nước, giao tình giữa kẻ tiểu nhân lại ngọt ngào như rượu
ngon. “Quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt”, quân tử kết giao đạm nhạt
lại thân thiết, tiểu nhân giao tình dẫu ngọt ngào, nhưng lại rất dễ đoạn tuyệt.
Có thể thấy rằng, giữa người với người nếu không mang theo chút màu sắc công
danh, lợi lộc nào, thì chữ Hòa ấy sẽ trong trẻo, mát lành như nước vậy.
Nhưng Hòa không phải là ba phải,
vô nguyên tắc. Luận Ngữ viết: “Quân tử hòa mà không đồng, tiểu nhân đồng mà
không hòa”. Quân tử có chủ trương của mình, đồng thời có thể khoan hậu đãi
người, có thể chung sống hoà thuận với mọi người, đây gọi là “Hòa mà không
đồng”. Tiểu nhân lại dễ bị người khác gây ảnh hưởng, tát nước theo mưa, a dua,
nịnh hót, nhưng hễ có xung đột về lợi ích, thì không thể chung sống hài hoà với
mọi người, đây chính là “Đồng mà không hòa”.
Người quân tử đối đãi khoan dung,
hòa thuận với người khác, nhưng không hùa theo một cách mù quáng. Phẩm hạnh của
người quân tử lương thiện, nhưng nội tâm lại cương nghị, có niềm tin của bản
thân, không nước chảy theo dòng, góp sóng thành bão vậy.
KHÔNG NÊN XEM
THƯỜNG NGƯỜI KHÁC
Mỗi người sống trong xã hội đều
có vị trí của riêng mình. Có người thuộc dòng xã hội chủ lưu có địa vị xã hội
cao. Có người lại thuộc dòng xã hội hạng trung, là những người thông thường. Có
người thuộc dòng xã hội tầng thấp, đối với họ thậm chí miếng cơm manh áo cũng
là vấn đề lớn. Lại có một số người có tài năng, có thành tựu nổi bật hơn người.
Tuy vậy đây chỉ là một kiểu sắp xếp mà thôi, cổ ngữ nói: “Thiên ngoại hữu
thiên, nhân ngoại hữu nhân”, không nên lấy cái sở trường của mình để so sánh
với khuyết điểm của người khác. Những người thực sự có tu dưỡng đều sống khiêm
tốn, không tùy tiện hiển lộ tài năng. Một trong những điều đại kỵ nhất trong
đạo làm người của cổ nhân là tự cho mình cao quý mà xem thường người khác.
Quân sư tài ba nhà Thục Hán tời
Tam Quốc, Gia Cát Lượng, từng nói: “Vật dĩ thân quý nhi tiện nhân”, tức là đừng
lấy thân phận cao quý mà khinh miệt người khác. Cuộc đời con người có vô hạn
khả năng có thể xảy ra, nhưng người mỉm cười cuối cùng thì thường là người có
trí tuệ và khí chất khiêm tốn, độ lượng. Khi tiếp xúc với kiểu người ấy, chúng
ta sẽ cảm thấy không khó xử, không khí trước sau đều là ôn hòa, tôn trọng. Đây
chính là khí chất của người ấy, là một loại tính cách hấp dẫn hiếm có đòi hỏi
phải trải qua tu dưỡng mới kết tinh thành.
Câu chuyện Kỷ Hiểu Lam và vị
phương trượng
Đại học sĩ thời nhà Thanh, Kỷ
Hiểu Lam, từng có lần đi đến núi Ngũ Đài du ngoạn. Khi Kỷ Hiểu Lam vào trong
chùa, phương trượng nhìn ông một lượt, thấy dáng vẻ của ông rất bình thường,
bèn nói: “Ngồi”. Sau đó, vị phương trượng lại kêu một tiếng: “Trà”, ẩn ý là lấy
nước trà bình thường để tiếp đón.
Sau khi biết tin khách nhân là
đến từ kinh thành, vị phương trượng bèn cung kính đứng dậy, lập tức dẫn Kỷ Hiểu
Lam vào phòng trong, cung kính nói: “Mời ngồi!”, “Kính trà!”
Sau một hồi trò chuyện, khi biết
rằng người đến chùa là lễ bộ thượng thư Kỷ Hiểu Lam, sắc mặt của phương trượng
có chút thay đổi, khiêm tốn dẫn Kỷ Hiểu Lam vào trong thiền phòng, cười ngại
ngùng và nói: “Mời thượng tọa!”, “Kính hương trà!”
Lúc Kỷ Hiểu Lam gần rời đi, vị
phương trượng cầm giấy bút, nhất định muốn mời Kỷ Hiểu Lam lưu lại thư pháp, để
làm rạng danh thiền viện.
Kỷ Hiểu Lam múa bút để lại một
câu đối: “Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa; Trà, kính trà, kính hảo trà”. Vị
phương trượng nhất thời cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Một người sáng suốt sẽ luôn hiểu
rằng phải tôn trọng bất kỳ một ai. Họ lại càng hiểu rằng, cung kính với người
khác cũng là trang nghiêm với chính mình, tôn trọng người khác cũng là tôn
trọng chính mình.
“Một núi, một sông, một thánh nhân”
Trong năm Càn Long thời nhà
Thanh, ở Đông Bình, Sơn Đông có một vị tiến sĩ tên là Lưu Công Quán. Ông từng
có thời gian nhậm chức ở phía nam. Tục ngữ có câu: “Tú tài phương nam, tướng
quân phương bắc, Tây An đất chôn Hoàng đế”. Câu này nói đến ba chuyện: Tây An
có nhiều lăng mộ Hoàng đế. Người phương bắc thân hình cao lớn, có nhiều người
làm tướng dẫn binh đánh giặc. Thời Minh Thanh, vùng đất Giang Nam quang cảnh
xinh đẹp, kinh tế phát triển, vượt xa phương bắc, đồng thời văn hóa cũng cường
thịnh, người đọc sách đỗ đạt trong các kỳ thi cũng rất nhiều. Vì thế, các nhân
sĩ ở phương nam thường có cảm giác tự cho mình hơn hẳn phương bắc, thậm chí
cười nhạo người phương bắc.
Lúc Lưu Công Quán vừa xuống Giang
Nam nhậm chức. Nhân sĩ ở Giang Nam cùng nhau dán lên cổng quan nha nơi Lưu Công
Quán ở một vế của câu đối: “Giang Nam thiên sơn thiên thủy thiên tài tử” (Tạm
dịch: Giang Nam, ngàn núi, ngàn sông, ngàn tài tử).
Lưu Công Quán sau khi xem xong,
điềm tĩnh viết tiếp một vế dưới: “Sơn Đông nhất sơn nhất thủy nhất thánh nhân”
(Tạm dịch: Sơn Đông, một núi, một sông, một thánh nhân).
Nhân sĩ ở Giang Nam sau khi đọc
được vế đối của Lưu Công Quán nhất thời cảm thấy như có luồng điện chạy qua
người, xấu hổ không nói thêm được lời nào. “Nhất sơn” ở đây là chỉ núi Thái Sơn.
“Nhất thủy” là chỉ sông Hoàng Hà. “Nhất thánh nhân” là chỉ Khổng Tử. Những điều
này ở Giang Nam không thể so sánh được.
Điều đáng quý của một người không
phải ở chỗ thân phận của họ cao bao nhiêu mà là ở chỗ đối xử với bất kỳ ai cũng
khiêm tốn, nhã nhặn. Có một số người vô cùng coi trọng thân phận, họ tận dụng
mọi cơ hội để thể hiện thân phận và địa vị của mình, luôn cho mình là hơn
người, luôn xem thường người khác. Nhưng kỳ thực chính những điều đó lại phản
ánh ra sự tự ti trong nội tâm của người ấy.
3 loại thái độ khi kết giao: Nhìn
xuống, nhìn lên và nhìn thẳng
Theo sử gia Plutarch, sau khi
Alexander Đại Đế đánh chiếm Hy Lạp, ông đã tới Corinth. Những người đứng đầu
thành phố và các triết gia đã kéo nhau tới yết kiến Alexander, duy chỉ có
Diogenes là vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm triết gia Diogenes, và
thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng dưới sân. Dù biết Alexander Đại Đế đến, vị
triết gia vẫn không mở mắt nhìn.
Khi ấy Alexander Đại Đế với quyền
thế hiển hách đã hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi
không?” Triết gia Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để
khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi”.
Sau khi Alexander Đại Đế ngẩn
người một lát thì vô cùng khâm phục, cuối cùng ông nói: “Nếu ta không phải là
Alexander thì ta nhất định làm Diogenes”.
Trong kết giao nhân tế có ba loại
thái độ, chính là nhìn xuống, nhìn lên và nhìn thẳng. Người luôn nhìn xuống là
người cuồng vọng, ăn trên ngồi trước, xem thường người khác. Người luôn nhìn
lên lại là người yếu nhược, ngưỡng mộ người khác, sợ hãi người trên và coi
thường chính mình. Người nhìn thẳng là người không kiêu ngạo, không siểm nịnh,
vừa tôn trọng đối phương, vừa tôn trọng bản thân mình. Khi đối mặt với người
mạnh hơn mình thì không a dua siểm nịnh, khi đối mặt với người yếu hơn mình thì
không ức hiếp xem thường người khác mà đối xử bình hòa. Đó mới là phẩm chất
đáng quý mà một người cần hướng đến.
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn:
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét