THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI
NGHE”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
*
Lời Nói Đầu:
(Tác giả Phạm Đức Nhì) |
Đọc
thơ, thưởng thức thơ, bình thơ là tự mình tìm tòi và khám phá phần trả lời của
hai câu hỏi:
1/
What?
Bài
thơ viết về cái gì? Ngôn ngữ văn chương gọi là Tứ Thơ; nếu có ẩn dụ toàn bài
thì người đọc, người bình phải từ Tứ suy ra Ý.
2/
How?
Viết
thế nào? Đó chính là Phương Cách thi sĩ diễn đạt, chuyển tải Tứ Thơ đến người
đọc.
Ngôn
ngữ văn chương gọi là Kỹ Thuật Thơ; nếu dùng ngôn ngữ chuyên môn hơn một tý thì
gọi là Thi Pháp, còn ngôn ngữ đời thường thì có thể gọi là Tài Thơ cuả thi sĩ.
Có
một vài điều tế nhị nên trong bài viết này tôi chỉ chú trọng đến câu hỏi thứ
hai, nghĩa là sẽ nhận xét và phân tích phần Thi Pháp của bài thơ.
Xin
giới thiệu đến độc giả thi phẩm TÔI NGHE của Đặng Xuân Xuyến.
TÔI NGHE
- Lời dẫn: Nhân ông
Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng nói với phóng viên báo Dân Trí:
cần làm rõ thông tin về những khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng
thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa. Và những thông tin trên mạng về những “nghi vấn
tiêu cực” ở một số bộ phận quan chức,... Đặng Xuân Xuyến cảm tác đôi vần:
------------------
Tôi nghe...
Quan đầu tỉnh xứ Thanh (1)
Cung phụng bồ nhí siêu xe bạc tỉ
Biệt thự rải khắp nơi
Chiếm đất vàng phố thị
Còn ủ mưu đầu cơ chính trị
Bợ gót đưa “nàng” vào cơ cấu
Quan thật giầu!
Quan tính kế thật sâu!
Quan lấy tiền từ đâu?
Từ bòn rút dân đen?
Hay tận vét bằng trò buôn quan bán chức?
Tôi nghe...
Quan đầu tỉnh xứ Bái khử nhau (2)
Hệt như phim hình sự
Vì ân oán tư thù?
Vì ăn chia không đủ?
Vì lật lọng bảo kê ghế ngồi cơ cấu?
Tháng Tám mùa thu
Tám phát giang hồ
Khô khốc nổ
Niềm tin gục đổ
Náo loạn lòng người
Choáng váng tình đồng chí.
Tôi nghe...
Quan đầu tỉnh Hà Giang (3)
Thiết lập vương triều nhà Triệu
Này thì vợ
Này em trai
Này thêm chồng em gái
Mật ngọt ruồi bu
Khoanh vùng chia nhau cát cứ.
Tôi nghe...
Đứa trẻ Gia Lai chết trong tức tưởi (4)
Ba năm tới trường bằng mượn áo rách của anh
Bà Lò Thị Phanh (5)
Bệnh viện trả về
Không tiền thuê xe
Xác cuốn chiếu
Gập ghềnh xe thồ hơn trăm cây số.
Tôi nghe...
Những mảnh đời khốn khó
Những anh Vươn (6) sắp trơ lì hãi sợ
Có câu tức nước ắt vỡ bờ
Khi niềm tin rạn vỡ.
-------------------
p/s:(1): Bí thư tỉnh Thanh Hóa: Trịnh Văn
Chiến
(2): Đỗ Cường Minh (nghi can và cũng là nạn
nhân) bắn chết Phan Duy Cường (Bí thư tỉnh Yên Bái) và Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch
Hội Đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái)
(3): Bí thư tỉnh Hà Giang: Triệu Tài Vinh.
(4): Em Ksor Sôn ở xã Ia Der, huyện Ia
Grai, Gia Lai.
(5): Chị Lò Thị Phanh ở xã Mường Sại, huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
(6): Anh Đoàn Văn Vươn ở Vinh Quang, Tiên
Lãng, Hải Phòng.
*.
Hà Nội, chiều 21
tháng 09-2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
NHẬN
XÉT THI PHÁP
1/ Nhất Khí Liền Mạch hay
Phân Mảnh Đứt Đoạn?
Đây
là thể thơ nhất khí liền mạch, lấy cảm xúc làm chủ đạo. Bài thơ có khoảng trên
dưới 40 câu, 229 chữ đi thẳng một lèo từ câu đẩu đến câu cuối. Có 4 chỗ tạm
ngừng để chuyển đoạn, nhưng không phải do luật tắc bó buộc của thể thơ mà ngừng
nghỉ để tiếp nhiên liệu, nhận thêm thông tin mới. Tứ thơ vẫn có dòng chảy tương
đối rõ ràng.
LỜI
BÀN:
Hai
Cách Làm Thơ Và Hai Hướng Đi Của Thơ
1/
Phe Kiếm Tông: Chú trọng “chiêu thức”.
Thi
sĩ thường làm thơ ngắn (4 câu), thơ Đường Luật hoặc chọn thể thơ Trường Thiên
phân mảnh đứt đoạn - nhiều đọan, mỗi đoạn 4 câu – (Thơ Haiku cũng thuộc loại
này).
Vì
không có dòng chảy, cảm xúc hố nào nằm im ở hố đó không lưu chuyển nên không có
“sóng sau dồn sóng trước”, không có cao trào, không có hồn thơ.
Để
chinh phục độc giả thi sĩ chỉ trông nhờ vào độ sâu sắc của ý tứ, câu chữ, ngôn
ngữ hình tượng, các thủ pháp kỹ thuật, các biện pháp tu từ, nói chung là cái
đẹp văn chương.
2/
Phe Khí Tông: Chú trọng nội công, cảm xúc.
Thi
sĩ cũng sử dụng chiêu thức nhưng chú trọng nội công.
Nói
theo ngôn ngữ văn chương thì đây là loại thơ chú trọng Cảm Xúc – chinh phục độc
giả không phải bằng thứ cảm xúc bình thường nằm trong ý nghĩa của câu chữ, thế
trận của bài thơ mà là “luồng hơi nóng nằm giữa hai hàng kẻ” - nghĩa là nằm
ngoài câu chữ.
Đó
là thứ cảm xúc cao cấp, cho độc giả cái cảm giác đã nhất, sướng nhất - người ta
gọi là hồn thơ. Hồn thơ chỉ có thể xuất hiện khi lý trí vắng mặt, chữ Xạo trong
lời thơ, ý thơ trốn mất. Thi sĩ và độc giả - qua bài thơ - trò chuyện với nhau
bằng Tiếng Người Chân Thật.
Như
vậy, nếu có tầm nhìn xa hơn, thi sĩ sẽ chọn hướng đi của phe Khí Tông. Nếu thi
pháp thích hợp, tâm thế lại đang trong cơn cao hứng đến mức nổi điên, ngài sẽ
có cơ hội cùng bài thơ của mình bước vào Bến Bờ Thi Ca.
Mà
dù chưa thể đến đích, bài thơ viết theo hướng này rất dễ tạo được cảm xúc tầng
3, được đánh giá cao hơn những bài thơ làng nhàng của phe Kiếm Tông.
Chọn
hướng đi này Đặng Xuân Xuyến đã có tầm nhìn xa hơn cho bài thơ TÔI NGHE của
mình. Với độ dài tạm đủ để có thể có “sóng sau dồn sóng trước”, nếu có thêm vài
điều kiện khác nữa, bài thơ có vẻ như đã nhắm đúng hướng Bến Bờ Thi Ca thẳng
tiến.
2/ Ngôn Ngữ Hình Tượng:
Ngôn
ngữ hình tượng của Tôi Nghe tương đối dễ hiểu, dễ bắt. Tuy nhiên, có một mô gò
cản đường đáng chú ý. Đó là 3 câu:
Tháng Tám mùa thu
tám phát giang hồ
khô khốc nổ
trong
đó câu “tám phát giang hồ”, đối với
những độc giả chưa am tường sự việc ở “xứ
Bái”, không những không “dễ tiêu” mà lại còn “khó bắt” nữa. Chính người
viết bài này đọc đi đọc lại cả bài thơ lẫn phần “Lời Dẫn” và “Chú Thích”
cũng vẫn ù ù cạc cạc.
Nhắn
tin hỏi tác giả thì mới biết “tám phát” là tám phát súng đã bắn chết 2 nhân vật
lãnh đạo cao nhất của tỉnh Yên Bái.
LỜI
BÀN:
Thơ
lối Kiếm Tông (chú trọng chiêu thức, độ sâu sắc của câu chữ, hình tượng, ý tứ,
nét đẹp văn chương) thì càng khó tiêu độc giả càng khoái (miễn đừng “bí hiểm”
đến mức chính tác giả cũng ú ớ, không giải thích được).
Đọc
thơ Kiếm Tông là phải “ngẫm”. Ngẫm càng lâu thì khi khám phá được, hiểu được ẩn
ý, nghĩa bóng của câu chữ hay đoạn thơ thì càng sướng. Những lúc trà dư tửu hậu
đem những chỗ ấy ra mà “tán” mà bình, mà “khoe” thì “quá đã”.
Thơ
theo lối Khí Tông (chú trọng cảm xúc) ngôn ngữ hình tượng cần phải “dễ tiêu” -
tôi không dùng nhóm chữ “dễ hiểu” vì “hiểu” phải mời gọi lý trí. Có lý trí thì
cảm xúc sẽ “xẹp” như bong bóng xì hơi.
Thơ
Khí Tông thì thường Tứ Thơ, Âm Điệu, và Cảm Xúc đều chảy thành dòng. Nếu cả 3
dòng nhập một thì dòng mạnh kéo dòng yếu, dòng yếu nương theo dòng mạnh cùng
chảy về cuối bài tức là “điểm đến của tứ thơ”.
Cho
nên đọc thơ phe Khí Tông là thả tâm trí mình theo dòng chảy của tứ thơ, dòng âm
điệu và thả hồn mình theo dòng cảm xúc (tầng 3) của bài thơ. “Hiểu” và “cảm”
phải xảy ra cùng một lúc để “trí” không có cơ hội xía vào, nhường quyền cho
“tâm” và “hồn” đạo diễn cuộc chơi. Nói “dễ tiêu” là muốn loại lý trí ra khỏi
cuộc chơi để cảm xúc ung dung lớn mạnh. Những chữ, những câu rơi xuống bài thơ
vì “buột miệng”, “lỡ lời”, vì “thiếu kiểm soát” thường giúp bài thơ thật hơn,
hay hơn và được đánh giá cao hơn.
Mô
gò cản đường trong Tôi Nghe của Đặng Xuân Xuyến nằm cản dòng chảy của tứ thơ.
Vì là bài thơ viết theo lối Khí Tông nó sẽ trì kéo dòng cảm xúc (tầng 3), và dĩ
nhiên, làm giảm giá trị nghệ thuật của bài thơ.
3/ Vần:
Bài
thơ 5 đoạn thì 4 đoạn vần tạm gọi là đủ ngọt. Không hiểu sao ở đoạn 3 (8 câu,
34 chữ) tác giả lại bỏ vần khiến dòng âm điệu hơi bị thiếu “chất keo nối kết”.
4/ Dòng Âm Điệu:
Có
cả một đoạn thiếu ngọt nên dòng âm điệu không được trơn tru lắm, dòng cảm xúc
mất trớn, giảm cường độ một lượng đáng kể.
LỜI
BÀN:
Giá
có thêm một (hoặc 2) cặp vần nữa ở đoạn 3 thì vừa đẹp.
5/ Nhịp Điệu:
Số
chữ trong câu thay đổi tùy tiện, thoải mái với biên độ rộng nên nhịp điệu uyển
chuyển, lúc khoan, lúc nhặt, không đều đều tẻ nhạt. Với cách chơi câu chữ kiểu
này, dú vần có quá ngọt một tý cũng được hóa giải một cách dễ dàng.
LỜI
BÀN:
Giữ
được lối phân bổ số chữ một cách tự do tùy tiện như trong TÔI NGHE, hội chứng
nhàm chán vần sẽ không còn là một vấn nạn đối với Đặng Xuân Xuyến trong những
bài thơ sau này.
Đây
là thế mạnh của anh mà nhiều thi sĩ khác có muốn cũng không thể một sớm một
chiều mà luyện được.
6/ Vờn Bóng Giữa Sân:
Một
ưu điểm nữa của Tôi Nghe là không có hiện tượng vờn bóng giữa sân. Cảm
xúc thôi thúc các con chữ chạy liên tục từ câu đầu đến câu cuối.
7/ Tâm Thế:
Bài
thơ được kết hợp bởi 2 loại tâm thế: a/ Chia sẻ tâm tình với độc giả (Share
feelings with them) và b/ Mở valve tim cho cảm xúc tuôn trào (Take it off your
chest) trong đó tâm thế loại b rất dễ tạo cảm xúc tầng 3 hoặc hồn thơ.
LỜI
BÀN:
Bước
vào cảnh thơ của TÔI NGHE Đặng Xuân Xuyến đã có một lợi thế đáng kể: Do làm thơ
với tâm thế bất bình, bực bội cao độ nên cảm xúc mạnh, người đang cơn cao hứng.
Dòng chảy của tứ thơ và dòng âm điệu vừa lên đường thì cảm xúc đang bị dồn nén
cũng tuôn ra chảy thành dòng bám theo.
Ba
dòng nhập một cùng tiến về phía trước như hứa hẹn sẽ tạo dựng một cao trào bề
thế ở cuối bài.
Nhưng
rồi dòng chảy của tứ thơ chậm lại vì gặp mô gò cản đường của 3 câu thơ:
Tháng Tám mùa thu
tám phát giang hồ
khô khốc nổ
Còn
dòng âm điệu thì vì đoạn 3 thiếu “chất keo nối kết” nên cũng không thể tăng tốc
để cùng “vai sát vai” với dòng cảm xúc.
Kết
quả là dòng cảm xúc bị lực cản trì kéo; bài thơ có cảm xúc tầng 3 khá mạnh
nhưng đoạn kết:
Tôi nghe...
những mảnh đời khốn khó
những anh Vươn (6) sắp trơ lì hãi sợ
có câu tức nước ắt vỡ bờ
khi niềm tin rạn vỡ.
chỉ
là thêm một chút thông tin mới chứ không phải cao trào.
Nếu
đoạn cuối thoát khỏi vòng kiềm tỏa của hai chữ “Tôi nghe” – nghĩa là tác giả
không nhận thêm thông tin nữa mà tổng hợp những thông tin sẵn có từ những đoạn
trước để đưa ra “một cái gì đó của cái tôi riêng tư” thì có thể sẽ có cao trào,
và dĩ nhiên, sức thuyết phục sẽ mạnh hơn.
Thật
đáng tiếc.
Ưu Khuyết Điểm
Về
mặt thi pháp bài thơ TÔI NGHE có nhiều ưu điểm - mà toàn là những ưu điểm Căn
Bản Cần Thiết để có thể đưa bài thơ tới bến. Bài thơ cũng có 3 khuyết điểm nhỏ
(sửa chữa rất dễ dàng):
1/
Ba câu thơ khó bắt: Chỉ cần thêm chữ “SÚNG” là êm đẹp.
Tháng Tám mùa thu
tám phát SÚNG giang hồ
khô khốc nổ
2/
Thiếu vần ở đoạn 3: Thêm 1 hoặc 2 cặp vần là đủ ngọt.
3/
Đoạn kết bị 2 chữ “Tôi nghe” bó buộc: Bỏ “Tôi nghe” và dùng “chất liệu” sẵn có
“đưa tâm tình của cái tôi riêng tư” vào viết lại đoạn kết.
Kết Luận
Bài
thơ TÔI NGHE của Đặng Xuân Xuyến có thi pháp thành công ở mức độ khá cao. Nhờ
thủ đắc một số “thói quen tốt” khi làm thơ nên nếu tự điều chỉnh, sửa chữa để
hoàn thiện thi pháp anh sẽ có cơ hội tiến xa với những bài thơ sau này của
mình.
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
QUÊ NGHÈO, thơ của Đặng Xuân Xuyến:
*
PHẠM
ĐỨC NHÌ
Địa chỉ: League City, Texas, Hoa Kỳ.
Email: nhidpham@gmail.com
.............................................................................................................
-
Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 20.05.2022.
-
Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
-
Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét