‘NHÀ PHÊ BÌNH’
NGUYỄN HUY THIỆP
*
Trần Chí Cường giới thiệu
Tác giả: Kim
Sa Trung - Nguồn: Khac Binh Nguyen
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Vào khoảng năm 1992 hay 1993 (tôi không
nhớ rõ lắm) tôi vào Tòa soạn báo Văn Nghệ (17 Trần Quốc Toản - Hà Nội)) để gặp
nhà văn Ngô Ngọc Bội nhận một lá thư anh nhờ chuyển giúp cho ông Lê Huệ - Chủ
tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Hà.
Khi tôi vào, anh Bội vừa đi. Nhà thơ Bế
Kiến Quốc bảo:"Ông Bội nhắn nếu ông
đến thì bảo ra nhà ông ấy luôn". Tôi ra đến nhà Ngô Ngọc Bội ở chung
cư bên bờ hồ Ngọc Khánh thì đã thấy Nguyễn Huy Thiệp đang ngồi đối ẩm cùng Ngô
Ngọc Bội. Vẻ mặt anh Thiệp rất căng thẳng. Vào thời điểm ấy, cuộc thi truyện
báo Văn Nghệ cũng vừa kết thúc. Truyên ngắn Sang Sông của Nguyễn Huy Thiệp rốt
cuộc cũng chỉ vào đến chung khảo rồi rớt giải. Nhưng có vẻ cả Ngô Ngọc Bội (là
trưởng ban sơ khảo) lẫn NHT cùng không quan tâm lắm đến chuyện ấy. Anh Bôi hỏi
tôi :"cậu có đọc Tạp Chí Sông Hương số... không?". Tôi đáp: "Có! Số ấy có một truyện của em nên có báo
biếu", rồi tôi quay sang Nguyễn Huy Thiệp: "Anh Thiệp này, tôi có đọc bài viết của anh. Cái bài mà anh gọi đám phê
bình ở nước ta là "lũ người cuồng giản ấy"". Anh Bội bảo: "Đấy đấy, cậu thấy thế nào?". Tôi
vẫn quay về phía Nguyễn Huy Thiệp: "Trước
khi đọc bài ấy tôi vẫn cho anh là vĩ nhân, nhưng bây giờ tôi nghi ngờ điều ấy".
Vẻ mặt Nguyễn Huy Thiệp chợt dãn ra, mắt nhìn xoáy vào tôi, giọng cộc lốc: "Nói
rõ xem". Tôi bảo: "Anh là người
viết văn, thậm chí viết rất giỏi khiến không ít người ghen tức, châm chọc, xỏ
xiên bất chấp học thuật, chấp với họ làm gì?".
- Nhưng mà tức, chúng nó viết văng mạng,
lại toàn suy diễn theo lối tuyên giáo, kết tội vu vơ...
Tôi cười: "Thói thường là chúng nó chọc, mình không tức thì chính chúng nó phải
tức, càng chọc mà mình không tức thì chúng nó càng tức... để cho chúng nó tức
mà mình khoái thì mới sướng chứ". Anh Bội lại xen vào: "Ừ! Hay. Nếu nó chọc mình tức thì nó càng
không tha, không khéo thành con rối trong tay chúng nó". Tôi bảo anh
Bội: "Nhưng cũng không bỏ qua được.
Cần phải làm cho chúng câm miệng trong nhục nhã". Anh Thiệp lại hỏi
với giọng cộc lốc: "Cách nào?".
Đáp: "Mình là người viết văn, dàn
dựng văn cảnh, điều khiển nhân vật đều ở mình cả, sao anh không chọn một thằng
có giọng điệu lưu manh vô học nhất, lấy tên thật của nó đặt cho nhân vật của
mình mà viết. Viết như thế thì muốn cho nó thành thế nào chẳng được?".
- Hay. Anh Bội khen, rồi nháy mắt bảo Nguyễn
Huy Thiệp - thấy chưa? Tớ đã bảo thằng này biết cách xỏ xiên lắm mà". Anh
Bội rút túi lấy lá thư trao cho tôi bảo: "Thôi hôm nay chuyện dừng tại đây
giờ tớ phải đi có việc".
Nguyễn Huy Thiệp và tôi cùng đứng lên.
Anh Bội nói thêm: "Hai thằng cứ thế mà viết nhé!".
Đầu năm 1994 (thì phải) trên tạp chí Sông Hương tiếp tục xuất hiện truyện CÚN của Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó bằng lối hành văn đầy hấp dẫn, rất Nguyễn Huy Thiệp, viết về nguồn gốc một nhân vật gọi là tiến sĩ văn học Đỗ Văn Khang (người mà tác giả đứng tên nhân vật "Tôi" vô cùng "tôn kính và ngưỡng mộ", "nhất"... u u, a a... theo truyện này thì bố Đỗ Văn Khang tên là Cún - một thằng "hình nhân mặt đẹp" giống hệt nền văn học đương thời, chỉ được mỗi cái danh xưng (mặt đẹp) còn cơ thể đầy khuyết tật bệnh hoạn. Thế mà chỉ một lần được cô hàng xén trong chợ (đầy chất nông nổi, cạn hẹp giống hệt nền chính trị đương thời) trong một cơn hứng tình vồ lấy Cún cùng mây mưa rồi sinh ra Đỗ Văn Khang... (kẻ sau này luôn lên mặt bố chó bông, ông chó xồm dạy dỗ thiên hạ).
Truyện Cún của Nguyễn Huy Thiệp (tôi nhớ) khi đó được bạn đọc cả nước
tiếp nhận cuồng nhiệt. Tuy vậy, quan trọng hơn là tất cả đám phê bình "đào
mả" lẫn "giăng lưới" hay "hít bã"... đều phải giật
mình, ngẩn ngơ đến "Á khẩu". Riêng Đỗ Văn Khang được cả nước gọi là
"Cún Con" cách công khai, đi đến đâu cũng len lén, cóm róm chỉ sợ có
người thấy, nhận ra và chỉ trỏ: "Cún Con kìa" để cùng nhau cười sảng
khoái. Nguyễn Huy Thiệp nhờ truyện này được giới văn nghệ suy tôn thành
"Nhà Phê bình Văn Học" một lần và mãi mãi.
Tôi kể lại chuyện này vì mới đây rộ lên
câu chuyện "lưỡng quốc tiến sĩ" đỗ văn khang. Rõ thật vô liêm sỉ có
một không hai trong giới học thuật nước nhà.
Này! Cún Con, không có ai quên cái bản
mặt của mày đâu. Và bạn đọc cả nước yêu quý của tôi ơi! Nếu bạn không tin xin
cứ tìm đọc lại truyện Cún của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhé. Chúc các bạn vui
vẻ!
Mời nhấp chuột đọc truyện ngắn CÚN:
http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2020/09/cun-truyen-ngan-nguyen-huy-thiep-ha-noi.html
Mời nghe Khề Khà
Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ
của Đặng Xuân Xuyến:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét