SÁM
HỐI AI?
*
Tôi thấy rất lạ khi có người nói Phùng
Quán được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật xem như một lời sám
hối của chính quyền với ông.
Việc truy tặng giải thưởng cho Phùng
Quán sau khi ông mất, nếu ông còn sống, biết đâu chính ông sẽ từ chối giải
thưởng kia? Huống gì người ta cũng trao cho ông chỉ ở các tác phẩm như: Vượt Côn Đảo, Tuổi thơ dữ dội, Tiếng hát
trên địa ngục Côn Đảo.
Những tác phẩm kia gắn liền với cuộc đời
Phùng Quán, nhưng không phải tất cả cuộc đời và thân phận đày ải của Phùng
Quán.
Tôi từng biết số phận nổi trôi của một
Giám đốc Nhà xuất bản sau khi in cuốn “Ba
phút sự thật” của ông.
Cần phải nhìn phong trào Nhân văn giai
phẩm trong bối cảnh chung của thế giới những năm 50 của thế kỷ trước. Bản chất
là khát vọng dân chủ trong sáng tác của giới văn nghệ sĩ. Nhưng những năm cuối
thập niên 1950, sau cải cách ruộng đất không khí xã hội miền Bắc ngột ngạt như
thế nào?
Những người dấn thân cất tiếng nói cho
phong trào ấy, họ đã có đất diễn là báo Nhân văn và tạp chí Giai phẩm. Khởi đầu
với mấy chục người tham gia phong trào. Và đương nhiên phong trào nào cũng có
người ủng hộ và không ủng hộ.
Nhiều người từng là bạn bè, người thân
của nhau đã không còn chơi với nhau khi phong trào rơi vào các cuộc bút chiến.
Nếu có tranh luận hay bút chiến thì cũng phải xem điều đó là đương nhiên.
Những người không tham gia hay phản đối,
họ có hèn không?
Và cho dù có thêm bao nhiêu bài viết như
nhà văn Nguyên Ngọc dành cho Phùng Quán hay các nhà văn khác dành cho nhau vì
bất đồng, chính nó cũng đã là tất yếu, huống chi nhận thức là cả một quá trình.
Và điều đó càng cho thấy đậm nét hơn về
cái gọi là “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua
tiếng”, hay “cởi trói văn nghệ”.
Như vậy không chỉ Phùng Quán mà Nguyên
Ngọc cũng là một nạn nhân bị xô đẩy trong cái thời cuộc ấy.
Trong bối cảnh của những “câu chữ” được ném qua nhau, trên diễn
đàn thời nay chúng ta vẫn mắc những lỗi chụp mũ như vậy. Và thời đại này vẫn cứ
vô can.
Sẽ là rất buồn cười để bênh vực một bài
báo mà nhà văn Nguyên Ngọc dành cho Phùng Quán. Chắc chắn ông không cần điều
đó. Và những người kính trọng ông cũng thừa hiểu ra điều đó.
Nhưng thật ấu trĩ nếu đưa bài báo ra
khỏi bối cảnh lịch sử có tính tranh luận một sống một còn ấy về hiện tại để
miệt thị nhân cách của ông. Và càng trịch thượng hơn khi buộc ông phải đưa ra
lời sám hối.
Sám hối Phùng Quán? Sám hối giới văn
chương? Sám hối thời đại này? Nhà nước còn chưa đưa ra một lời sám hối. Hội Nhà
văn Việt Nam chưa đưa ra một lời sám hối.
Vậy tại sao chỉ một Nguyên Ngọc bị nhắm
đến cho cả một phong trào đã qua, ngay trong dịp sinh nhật tuổi 90 của ông?
Trong nhà Phật có câu “Tội tòng tâm khởi đem tâm sám. Tâm được tịnh
rồi tội liền tiêu”.
Lời sám hối của Nguyên Ngọc không cần
phải chứng minh cho ai thấy, nhưng cái chúng ta thấy rõ nhất, ông đã từ chối
nhiều lợi lộc mang lại danh tiếng cho mình. Và cây bút trong tay ông luôn là sự
thức tỉnh dân trí, vươn tới khát vọng đất nước giàu mạnh, văn minh, con người
được sống trong một xã hội dân chủ thực sự.
Đó là điều nếu Phùng Quán còn sống mà
gặp ông chắc họ cũng sẽ thôi oán hờn nhau mà đồng điệu vậy.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Nhà văn Nguyên Ngọc
không có ý định sám hốil
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyên Ngọc0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
CUỒNG YÊU, thơ của Đặng Xuân Xuyến:
Vũ Quế Lâm giới thiệu - Nguồn: hanoitrongtoi
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét