NGOẠI TÌNH DƯỚI GÓC NHÌN
SINH HỌC
Hoóc-môn có thể ảnh hưởng thế nào đến việc bạn đời của chúng ta
lừa dối?
Trong Unfaithful, bộ phim được đánh giá là tác phẩm điện ảnh
đáng xem nhất trong số những bộ phim về chủ đề “ngoại tình”, nhân vật do Diane
Lane thủ vai dường như có tất cả những thứ mà mọi phụ nữ hằng mơ ước: một căn
nhà đẹp đẽ với đứa con ngoan ngoãn, một người chồng thành đạt bảnh bao (Richard
Gere) duy là chỉ có chút tẻ nhạt. Vậy nhưng, sau cuộc gặp gỡ tình cờ với một
người đàn ông trẻ tuổi hấp dẫn khác (do Olivier Martinez thủ vai), cô đã nhận
ra mình … trở thành một kẻ phản bội. Tại sao cuộc hôn nhân ấy đã êm đềm và hạnh
phúc đến vậy nhưng cô vẫn mạo hiểm đánh đổi để ngoại tình?
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao con người ta lại đẩy
mối quan hệ của mình đến bờ vực thẳm để ngoại tình. Đó có thể là vấn đề về
chính phía người phản bội (tính cách, lòng tự tôn và cách nhận thức của họ), về
tình trạng mối quan hệ (thiếu sự hài lòng và không được thỏa mãn), hoặc do hoàn
cảnh tác động (có cơ hội tiếp xúc thân mật với người khác). Tuy nhiên, về cơ
bản thì những điều trên có thể do tác động của yếu tố sinh học và do hoóc-môn
trong cơ thể, ít nhất một phần nào đó, chúng có ảnh hưởng đến hành vi ngoại
tình.
HOÓC-MÔN
Nghiên cứu đã nhận thấy được sự tương quan giữa tình trạng của
một mối quan hệ và lượng testosterone ở nam giới (Burnham và cộng sự, 2003). Cụ
thể, những người đàn ông cảm thấy mình đang trong tình yêu hạnh phúc, có lượng
testosterone thấp hơn 21% so với những người độc thân. Tương tự, một nghiên cứu
khác cũng chỉ ra rằng nam giới có lượng testosterone cao thì sẽ có hứng thú với
việc quan hệ tình dục ngoài luồng nhiều hơn, và giả sử người yêu của anh ta
không bỏ qua chuyện đó, thì đó cơ bản được coi là một sự phản bội (McIntyre và
cộng sự, 2006).
Trong một nghiên cứu vào năm 2019, các nhà khoa học đã lấy mẫu
nước bọt từ 225 người đàn ông trung niên Châu u, đồng thời yêu cầu họ thành
thật trả lời về việc họ có chung thủy trong mối quan hệ hiện tại hay không
(Klimas và cộng sự, 2019). Kết quả cho thấy, có đến 37,5% người thú nhận rằng
họ đã từng lừa dối bạn đời của mình. Các nhà khoa học cũng nhận ra những người
thừa nhận ngoại tình có lượng testosterone cao hơn so với những người còn lại.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở phái mạnh, cũng có nghiên cứu cho thấy rằng
phụ nữ có estrogen càng cao thì khả năng họ ngoại tình cũng dễ xảy ra hơn
(Durante & Li, 2009).
Dựa trên những phát hiện này, hiện tại chắc bạn đang tò mò về
lượng hoóc-môn bạn đời của mình lắm. Dù rất muốn kiếm bộ kit xét nghiệm để kiểm
tra testosterone và estrogen của đối phương nhưng mọi thứ thật ra cũng không
cần phải phức tạp đến vậy. Việc xác định lượng hoóc-môn có nhiều cách thực hiện
hơn nhiều. Vậy đó có thể là cách nào? Rất đơn giản, bạn chỉ cần lắng nghe giọng
nói của đối phương (O’Connor, Re, & Feinberg, 2011).
Thực tế đàn ông có giọng nói càng trầm ấm (như Barry White,
George Clooney hay Morgan Freeman) thì hormone sinh dục của họ càng cao, trong
khi đó phụ nữ sở hữu chất giọng càng cao (như Taylor Swift hay Katy Perry) thì
lượng estrogen càng nhiều. Nếu tông giọng cho biết được nồng độ hoóc-môn, nó
cũng có thể gợi ý phần nào về khả năng lừa dối và phản bội đấy.
Dường như trực giác của chúng ta cũng có thể mách bảo về mối
liên hệ giữa chất giọng và khả năng ngoại tình đấy. Trong một cuộc khảo sát,
các tình nguyện viên được nghe một số đoạn ghi âm giọng nói của đàn ông và phụ
nữ đã qua tinh chỉnh để đạt đến tông cao hay thấp. Sau khi nghe những đoạn ghi
âm này, người tham gia sau đó sẽ đánh giá xem ai là người có khả năng cao ngoại
tình. Kết quả là phần lớn họ nhận định rằng, những người đàn ông với chất giọng
nam tính trầm ấm và phụ nữ với chất giọng cao nữ tính sẽ có khả năng ngoại tình
cao hơn so với nam giới có giọng cao hay nữ giới có tông giọng trầm. Mặc dù đàn
ông có giọng trầm thường khá thu hút, nhưng khi phụ nữ mong muốn một mối quan
hệ lâu dài, họ có xu hướng tránh quen những người giọng trầm, bởi theo họ, đàn
ông giọng trầm có khả năng lừa dối cao hơn (O’Connor và cộng sự., 2014). Ngược
lại, khi phụ nữ tìm đến mối quan hệ “tạm bợ”, khi mà chuyện ngoại tình chẳng
phải là vấn đề to tát gì, thì họ lại thích những người có tông giọng trầm nam
tính hơn.
CHU KỲ KINH NGUYỆT
Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là một yếu tố sinh học khác
dẫn đến nguy cơ họ ngoại tình.(Pillsworth & Haselton, 2006). Đặc biệt, phụ
nữ có khả năng lừa dối khi họ gần đến thời điểm thụ thai (vào ngày trứng rụng).
Có lẽ điều này nghe tệ thật đấy, nhưng tại sao lại như vậy? Nói một cách dễ
hình dung hơn, theo chiều hướng tiến hóa của con người, phụ nữ mong muốn có
được bộ gen tốt nhất cho con cái của mình (chẳng hạn như bộ gen từ Channing
Tatum, Jason Derulo, hay Zack Efron). Tuy nhiên một đối tác chỉ hấp dẫn về mặt
tình dục thì có thể không tham gia gì vào việc chăm bẵm, nuôi dạy con cái, vì
vậy mà họ phải cần đến một người ổn định, vững vàng hơn để mang lại cho họ sự
an toàn (hình tượng này có thể kể đến nhân vật Phil trong bộ phim hài kịch “Gia
đình hiện đại”) – đó là lý do tại sao phụ nữ có thể quyết định lừa dối hơn là
từ bỏ hẳn người bạn đời gắn bó với mình.
Cũng theo đó, nếu một người phụ nữ nhận thấy mình đang trong mối
quan hệ với một ai đó ít ưu tú hơn (như Napoleon Dynamite), cô ấy có thể cũng
sẽ lừa dối khi còn đang trong thời kỳ sung mãn nhất để con cái của mình được
hưởng bộ gen tốt hơn. Và đương nhiên rồi, ở tình huống này, cô ta sẽ hy vọng là
chồng mình không phát hiện ra chân tướng vụ việc.
Những tác động sinh học này khiến chúng ta nghe có vẻ như thật
khó để một người “cưỡng lại” việc ngoại tình, bởi vì anh ấy hay cô ta bị lệ
thuộc và chịu ảnh hưởng của hoóc-môn. Tuy nhiên, đó không phải là những gì
nghiên cứu muốn chỉ ra. Nếu như coi các yếu tố sinh học là “định mệnh”, rồi cho
rằng tất cả đàn ông, phụ nữ có lượng testosterone hay estrogen cao đều là những
kẻ phản bội hàng loạt, thì rõ ràng điều này không đúng. Thay vào đó, chúng ta
nên biết rằng hoóc-môn có thể làm cho việc kháng cự và kiềm chế trở nên khó
khăn hơn, nhưng con người ta còn có khả năng tự nhận thức và tự phản ánh bản
thân, do đó họ cũng biết cần phải cần phải chịu trách nhiệm về mọi sự lựa chọn
của bản thân mình.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
khoa Phong Thủy0
- Các bài viết về
khoa Tướng thuật0
- Các bài viết về
Kiến thức cuộc sống0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
Trần Chí
Cường giới thiệu
Tác giả: Esther Perel ; Chuyển ngữ: Hà Mun
;
Biên tập: Vũ Dương
- nguồn: Acrazymind.vn
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét