MỜI ĐỌC:

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

VÀI TÂM SỰ VỀ XEM TƯỚNG TAY QUA ẢNH - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến

 


VÀI TÂM SỰ VỀ XEM TƯỚNG TAY QUA ẢNH

*

 

(Tác giả Đặng Xuân Xuyến)

Khuya 27/05/2024, khoảng 21 giờ 30, chuẩn bị thoát Faebook để đi ngủ thì tôi "gặp" ảnh bàn tay của Nhà giáo Dương Diên Hồng với dòng chia sẻ: "Mình cũng có bàn tay chữ nhất như thầy Minh Tuệ. Lẽ nào có số tu?"

https://www.facebook.com/100025581380424/posts/1516814145847950/

.

1 - VÀI THẮC MẮC VỚI CHỦ NHÂN ẢNH BÀN TAY

Tò mò về ảnh bàn tay của Nhà giáo Dương Diên Hồng, tôi dừng lại quan sát và giật mình khi "nhìn thấy" ở gò Kim Tinh một nguồn nước "hình như là một con sông" cũng khá lớn đang cuộn chảy phía trước ngôi nhà của chị, tôi vội comment hỏi: - Con sông gần (cạnh) nhà Chị tên là gì thế Chị?

Rất may 11 phút sau (21 giờ 44) tôi nhận được hồi âm từ chị: - "Là sông Tây Ninh (một nhánh của sông Vàm Cỏ) đó em.".

Tôi dùng chữ "rất may" bởi mỗi lần nhìn bàn tay hoặc ảnh bàn tay ai đó mà tôi như bị một ma lực hối thúc buộc phải xem thì lúc đó ở khu gò Kim Tinh như (tôi nhấn mạnh chữ như bởi những lúc đó tôi không làm chủ được cảm giác của mình) lần lượt hiện ra những hình ảnh "na ná" khu nhà đất (Dương trạch) và Phúc âm (được vong linh nào phù hộ và ngôi mộ của vong linh đó nằm ở địa thế như thế nào?) của chủ nhân bàn tay đó và cảm giác như thế thường chỉ diễn ra trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó sẽ không còn tâm trạng bị hối thúc phải xem bàn tay nên tôi không thể "nhìn thấy" để "đọc" được Dương trạch và Phúc âm trên bàn tay đó! Nhưng thật tiếc, vì chờ khá lâu (10 phút) mà chưa thấy chị Dương Diên Hồng hồi âm tôi đã thoát facebook nên không đọc được phản hồi lúc 21 giờ 44 từ chị: - "Là sông Tây Ninh (một nhánh của sông Vàm Cỏ) đó em.", để xem tiếp những "bí mật" ẩn giấu ở gò Kim Tinh khi tôi còn trong tâm trạng vô thức buộc phải xem ảnh bàn tay của chị.

Có lẽ do tò mò về comment sẽ hồi âm của chị nên hơn 30 phút sau tôi vào lại facebook và đặt câu hỏi với chị: - "Nhà Chị hướng nhìn ra con sông, gần với ngã rẽ làm 2 dòng và phía sau khu đất nhà Chị cao hơn phía trước phải không ạ?". Tôi nhận được câu trả lời từ chị: - "Đặng Xuân Xuyến chắc là vậy em.". Tôi nghĩ chị trả lời như thế là chị tế nhị cho biết tôi "đọc" không chính xác thế đất nhà chị đang ở nhưng muốn kiếm tra lại khả năng "đọc" thế đất qua ảnh bàn tay nên tôi đã căng mắt cố tìm các dấu hiệu trên gò Kim Tinh để chắp nối thế đất nhà chị đang ở rồi comment: -"Em nhìn lại thì không phải là sông rẽ làm 2 dòng mà sông uốn dòng chảy cách xa con đường hơn. Nãy nhìn vội không kỹ nên nhầm con đường thành một nhánh sông. Chị cho em biết có đúng vậy không ạ?". Chị trả lời: - "Chị nếu ở nhà cũ (nhà ba má chị) thì đúng với lần đầu << Nhà Chị hướng nhìn ra con sông, gần với ngã rẽ làm 2 dòng và phía sau khu đất nhà Chị cao hơn phía trước phải không ạ? >>. Còn nhà hiện tại thì hướng về Cầu Quan (chỗ uốn khúc) của con sông. Chỗ đó nằm dưới cây cầu bắc qua đường chính.".

Như vậy thì câu hỏi của tôi và câu trả lời của chị có sự đồng nhất về căn nhà hiện tại chị đang ở đấy chứ:

- Hỏi: Nhà nhìn hướng ra con sông đoạn sông uốn dòng?

- Trả lời: Nhà hướng về Cầu Quan (chỗ uốn khúc) của con sông.

Tôi rất muốn hỏi chị cho rõ câu: "Chỗ đó nằm dưới cây cầu bắc qua đường chính." có địa thế cụ thể như thế nào để giải tỏa thắc mắc: "Nãy nhìn vội không kỹ nên nhầm con đường thành một nhánh sông." sai ở những điểm nào để câu trả lời của chị là tôi đã "đọc" sai thế đất, nhưng ngại làm phiền chị nên tôi comment: - "Vâng! Em cám ơn Chị!".

.

(Mới nhấp chuột đọc thêm:

- CHUYỆN VỀ 3 LẦN XEM TƯỚNG TAY QUA ẢNH

https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2016372888516243/

.

- CHUYỆN CỦA TÔI VÀ CHỊ NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2357676937719168/)

.

2 - VỀ Ý NGHĨA CỦA BÀN TAY CHỮ NHẤT

Trong status ngày 27 tháng 5-2024, chị Dương Diên Hồng viết: "Mình cũng có bàn tay chữ nhất như thầy Minh Tuệ. Lẽ nào có số tu?"

Vậy bàn tay chữ Nhất là bàn tay như thế nào? Đó là bàn tay chỉ có 2 đường chỉ tay chính là đường Sinh Đạo (còn gọi là đường Sinh Mạng) và đường chỉ chạy thẳng cắt ngang bàn tay được hợp nhất bởi đường Tâm Đạo và đường Trí Đạo. Bàn tay của chị Dương Diên Hồng chỉ na ná mà không phải là bàn tay chữ Nhất.

Theo lý thuyết của tướng thuật thì bàn tay chữ Nhất thường là người tài giỏi, tử tế, tư tưởng độc lập, không thích phụ thuộc vào người khác, sống tình cảm và rất có trách nhiệm với gia đình, người thân và bạn bè. Về kinh tế, người có bàn tay chữ Nhất được hướng sự may mắn, thuận lợi trong việc kiến tạo tài sản nên cuộc đời họ ít khi (ít giai đoạn) phải lăn lộn chật vật với chuyện cơm áo gạo tiền.

Nhìn chung thì bàn tay chữ Nhất tốt hơn cho người nam, còn với người nữ thì hay gặp chuyện phiền muộn về đường tình cảm.

Chỉ người có đường vân tay sâu đậm, chạy thẳng liền mạch mới được hưởng trọn vẹn những đặc tính ưu việt của bàn tay chữ Nhất.

Từ lý thuyết của tướng thuật về bàn tay chữ Nhất có thể suy luận: Người có quan hệ với người có bàn tay chữ Nhất sẽ không bị thua thiệt bởi người có vân tay chữ Nhất là người có tính tự tôn cao, không muốn bị mang tiếng là "kẻ lợi dụng" nên trong các mối quan hệ họ thường chủ động "cho" nhiều hơn "nhận" với tinh thần vui vẻ tự nguyện. Chính vì thế mà hầu hết trong các mối quan hệ người có bàn tay chữ Nhất hay bị đối phương tính toán lợi dụng. Đây là quan điểm cá nhân của người viết, không có trong lý thuyết của Tướng thuật nhưng bạn đọc có thể dùng suy luận này làm tham khảo khi đưa ra lời ước đoán cho người có vân tay chữ Nhất.

Trở lại với câu chị Dương Diên Hồng viết: "Mình cũng có bàn tay chữ nhất như thầy Minh Tuệ. Lẽ nào có số tu?". Câu hỏi ở đây là có phải bàn tay chữ Nhất là bàn tay của người có số đi tu? Và câu trả lời của người viết: Bàn tay chữ Nhất là bàn tay của người sống thiện tâm, có niềm tin tín ngưỡng và trong số họ có một số người có được Thần khí, Thần lực, được trải nghiệm trong trường năng lượng siêu nhiên huyền bí khi được kết hợp với những dấu hiệu khác trên bàn tay nhưng nếu chỉ căn cứ vào yếu tố bàn tay chữ Nhất thì không đủ cơ sở để cho rằng đấy là bàn tay của người có số đi tu.

.

3 - XEM TƯỚNG TAY QUA ẢNH LỜI LUẬN GIẢI CÓ CHÍNH XÁC

Câu trả lời là có chính xác nhưng tỷ lệ chính xác không cao (thường thấp) và số câu chính xác không nhiều (thường ít) bởi xem tướng tay qua ảnh không thể biết được cụ thể sắc diện lòng bàn tay: trắng hay hồng, đen hay vàng, mềm hay cứng, mịn hay thô, ấm hay lạnh,... để kết hợp với ý nghĩa các đường chỉ tay cho việc đưa ra lời ước đoán.

Xem tướng tay qua ảnh cũng không biết được cụ thể 9 gò trên lòng bàn tay phát triển như thế nào? đầy đặn hay bằng phẳng? rắn chắc hay mềm mại?,... để căn cứ vào đó đưa ra lời ước đoán về những phương diện tính cách của chủ nhân bàn tay.

Xem tay qua ảnh cũng không biết được các đường chỉ tay phụ: hôn nhân, tử tức, du lịch, định mệnh,... có độ nông sâu thế nào? đường nét ra sao? Cũng không biết được các hoa văn đặc biệt như hình chữ thập, hình ngôi sao, hình ốc đảo,... nếu có thì nằm ở vị trí nào, kích cỡ ra sao... để căn cứ ý nghĩa của hoa văn mà phối hợp với ý nghĩa của các đường chỉ tay, các gò, các ngón tay... để đưa ra lời luận đoán.

Nguyên tắc luận tướng bàn tay là phải thật cẩn thận kỹ lưỡng, không bỏ sót bất kỳ dấu hiệu nào, kể cả những dấu vết mờ nhạt, nhỏ bé nhất để tổng hợp sự tốt - xấu và chọn dấu hiệu nhiều đồng thuận làm căn cứ cho lời luận đoán. Nguyên tắc này chỉ áp dụng được khi xem trực tiếp bàn tay của đương số.

Ví dụ người có vân tay chữ Nhất là người sống thiện tâm, có niềm tin tín ngưỡng nhưng nếu dưới ngón tay áp út có thêm những đường chỉ tay nhỏ bao quanh gò Thái Dương hoặc ở vị trí gò Kim Tinh (dưới ngón cái) hay vị trí gò Thái Âm (dưới ngón út, phía đối diện với gò Kim Tinh) có thêm những ốc đảo hoặc từ đường Sinh Đạo có thêm đường chỉ tay chạy thẳng lên vị trí gò Thủy Tinh (dưới ngón út, nằm phía trên gò Thái Âm),... thì đó là người có căn tu (có số đi tu)! Nhưng nếu xem bàn tay qua ảnh sẽ không (khó) phát hiện được các ốc đảo (các vòng tròn nhỏ) hoặc những đường chỉ tay nhỏ bao quanh gò Thái Dương nên chỉ ước đoán chủ nhân bàn tay đó là người sống thiện tâm, có niềm tin tín ngưỡng nhưng không thể ước đoán được chủ nhân bàn tay đó có căn tu hay không!

.

4 - VÀI LỜI THÊM

Với những thông số trên ảnh bàn tay thì Nhà giáo Dương Diên Hồng là người có cá tính mạnh, tư duy độc lập, trọng tình trọng nghĩa, hết lòng vì ruột thịt, người thân! Đây cũng là mẫu bàn tay của người có chí tiến thủ, hào phóng, có khả năng giao tiếp giỏi.

Sở dĩ tôi viết "khả năng giao tiếp giỏi" bởi chị có một gò Mộc Tinh (dưới ngón trỏ) nảy nở, đầy đặn là dấu hiệu của người hào phóng, có chí tiến thủ và giỏi giao tiếp nhưng với ngón út thẳng, ôm lấy bàn tay là biểu hiện của người trung thực, nhất là khi ngón út ở cả 2 bàn tay đều ngắn, thấp dưới vạch đốt trên của ngón đeo nhẫn đã "tố" chị là người trực tính vì thế mà sau các cuộc giao tiếp chị hay lặp lại mệnh đề "giá như... thì". Tuy chị "có khả năng giao tiếp giỏi" nhưng vì trực tính thành không khéo trong giao tiếp, lâu dần hình thành tâm lý ngại tranh luận trong giao tế xã hội.

Với đời sống tâm linh thì bàn tay này là mẫu của người thiện tâm, có niềm tin tín ngưỡng, dễ có khả năng trải nghiệm về hiện tượng tâm linh huyền bí như tiếp xúc với người âm, cảm nhận được sự hiện hữu của thế giới người âm... Tuy nhiên đây cũng là mẫu bàn tay của người không được may mắn về chuyện tình cảm, nhất là đường hôn nhân chồng vợ,.... được biểu hiện nổi trội ờ đường Tâm Đạo, gò Kim Tinh và ngón trỏ.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về khoa Tử Vi0

- Các bài viết về khoa Phong Thủy0

- Các bài viết về khoa Tướng thuật0

- Các bài viết về Tín ngưỡng0

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CUỒNG YÊU:

*.

Hà Nội, ngày 23 tháng 6-2024

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

 

 

 

. .....................................................................................................

- © Tác giả giữ bản quyền.

- Copy bài tại trang: https://tienglongnguoixaque.blogspot.com/

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

1 nhận xét:

  1. Qua một số bài viết của Đặng Xuân Xuyến, những bài thuyết giảng Phật pháp của một số thượng tọa trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho thấy khuynh hướng "mê tín dị đoan" đã và đang được phổ biến, khuyến khích trong sinh hoạt tín ngưỡng tại Việt Nam?

    Trả lờiXóa