MỜI ĐỌC:

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

'VẠCH ÁO...' VÀ VẠCH ÁO... - Tác giả: Phùng Hiệu (Đà Nẵng)

 


“VẠCH ÁO...”

VÀ VẠCH ÁO...

*

Ngày 05/07/2024, trên Tạp chí điện tử Người Đưa Tin đăng bài viết “Vạch áo” của nhà thơ, nhà báo Văn Công Hùng. Nội dung bài viết xoay quanh vụ lùm xùm của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh trong việc tạm dừng kết nạp hội viên đối với bà Lương Lan Hương và bà ấy làm đơn kiện Hội. Nếu như Văn Công Hùng thể hiện quan điểm về việc này thì đấy là quyền nhận xét của của ông ấy. Tuy nhiên trong bài viết ông lại loan tin Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh đang có chiếc dịch “hạ bệ” trước đại hội, mà điều này ông chỉ căn cứ vào “bàn phím”, cụ thể ông viết: “Một số bạn văn sở tại “phím” cho tôi rằng, đây là chiến dịch “hạ bệ” nhau trước đại hội. Ơ thế té ra hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh sắp đại hội à? Vâng, sắp mà…”. Ừ, thì ông nghe sao nói vậy, với ông chả cần chứng cứ, cảm nhận theo kiểu viết văn là được rồi.

Nhưng có hai chi tiết trong bài mà không phải hội đoàn hay cá nhân nào đọc cũng chấp nhận được khi ông khẳng định: “Hai món phức tạp nhất của các hội Văn học Nghệ thuật từ trước tới nay là kết nạp hội viên và giải thưởng. Giờ có thêm món xét đầu tư, tức là chia nhau tiền nhà nước tài trợ cho sáng tác, nhưng vì đều là hội viên nên quyền lợi như nhau nên sự chia nó phải cào bằng, một việc rất… hội hè và không đúng tiêu chí tài trợ. Nhưng biết làm sao, tiền “chùa” mà, phải chia đều, không là… kiện…”.

Chưa hết, nhà thơ Văn Công Hùng tiếp tục chủ quan và quy chụp như sau: “Ví dụ Các hội Văn học Nghệ thuật (sau đó do bị bạn văn phản ứng nên sửa lại “một số hội”) nhận tiền tài trợ hàng năm của Chính phủ, về chia nhau rất cào bằng hoặc theo cánh hẩu, hầu như không có nghiệm thu, năm nào cũng có khoản này mà chất lượng ngày càng lèo tèo. Ví dụ như một số tạp chí văn nghệ địa phương in vài ba trăm cuốn mỗi kỳ với chất lượng rất tệ, nhiều ban biên tập không có năng lực thẩm định hay dở, cứ thấy có bài là in, một mặt là in xong thì… cất kho, lãng phí rất lớn khi vẫn phải trả tiền in tiền giấy và nhuận bút…”.

Đọc đến đoạn này thì hẳn nhiều người, đặc biệt là những người làm công tác hội ở 64 tỉnh thành đều phải nóng mũi và gai mắt. “Hậu quả” là một số nhà văn đã phản ứng quyết liệt bằng việc comemt trực tiếp trên chính Facebook của nhà văn Văn Công Hùng: Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh viết: “Với tư cách người đang làm công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật, em phản đối nội dung này… Tôi nghĩ đến đội ngũ cộng sự ở cơ quan và tập thể hội viên đã tận tâm với sự nghiệp Văn học Nghệ thuật như thế nào… Nhiều người bị xúc phạm”. Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà phản ứng: “Bản thân là một người làm công tác nghệ thuật, em thấy bị xúc phạm! Dù chức năng của hội Văn học Nghệ thuật địa phương ít nhiều không còn như trước, nhưng không thể phủ nhận toàn bộ và toàn diện sự đóng góp của hội địa phương. Cách nhìn nhận méo mó của anh ta (tức Văn Công Hùng) nhất là người từng hoạt động trong hội và vẫn mang danh xưng nhà thơ thật rởm rít… Không một số liệu dẫn chứng cụ thể (tỉ lệ chia, chia như thế nào, hội nào…) tất cả chỉ là cảm tính, áp đặt, tự bịa…”.

Trao đổi với nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh trên phần comment Facebook Văn Công Hùng, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà nói: “Đây là nội dung vu khống và có thể kiện được! Em phản đối!… “Anh ta tưởng mình hiểu biết, thẳng thắn và quyền lực nhưng kỳ thực chỉ là tranh thủ đạp thêm nhiều đạp bằng mấy cái luận cứ lỏng lẻo, vớ vẩn của mình. Nếu không có luận cứ kèm theo chứng minh điều anh ta nói thì tất cả những gì trong bài báo đó chỉ là mỏ hỗn cho sướng miệng mà thôi!”, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà viết. Còn nhà thơ Phạm Thùy Vinh thì cho rằng: “Nói rứa mần nhiều anh em tâm tư lắm, dù nó không sai ở số ít. Nhưng chắc là sẽ nhiều người vì yêu và tin anh nên nhìn chưa được công tâm về Hội và người làm công tác Hội như em…”.

Nhận thấy có nhiều nhà văn phản ứng về bài viết của mình, nhà thơ Văn Công Hùng đã sửa sai bằng cách đề nghị Tạp chí Người Đưa Tin sửa chữ “Các hội” thành “Một số hội” và có comemt trả lời là do lúc viết vô ý nên “vơ đủa cả nắm”, vì thế đã đề nghị tòa soạn sửa lại cho đúng bản chất. Tuy nhiên nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh khẳng định, cho dù đã sửa là “một số hội” nhưng mức độ nặng lời thì vẫn vậy. “Về phần mình, em vẫn thấy anh để ẩn ức cá nhân chi phối nên thiếu công tâm, thiếu khách quan (như em Nguyễn Thị Việt Hà nói, không có số liệu, không dẫn chứng cụ thể, cảm tính, áp đặt…). Xin lỗi cho em nói thẳng, đó không phải là cách của một nhà báo có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng nên làm”, nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh tương tác.

Tôi xin nêu một chút quan điểm cá nhân về việc này, có thể có một vài hội hiếm hoi còn tồn đọng việc này, nhưng riêng với nhà thơ nhà báo Văn Công Hùng đã có hàng chục năm làm lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, từng có thời gian dài làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, nguyên là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Khóa 8 nhưng lại có cách nhìn và sự “thẩm thấu” về các Hội Văn học Nghệ thuật là một cách chủ quan và quy chụp như thế là chưa đúng về bản chất của một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. Ông quy kết các hội ăn chia tiền nhà nước như ăn tiền chùa theo kiểu suy đoán và cảm tính. Cách nói và diễn đạt của ông y như ông đang có đầy đủ bằng chứng tiêu cực của các Hội trong tay mình rồi.

Về vấn đề này chưa biết các Hội khác như thế nào, chứ riêng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đều được được nhà nước rót ngân sách hoạt động, và số tiền nhận đó được tính toán chi tiết cho từng mảng công việc cụ thể, không hề có sự chia chác trong Ban Chấp hành cũng như các thành viên trong các Ban, các Hội đồng chuyên môn. Thậm chí các thành viên trong Ban Chấp hành còn đi vận động thêm kinh phí để bù đắp cho những hoạt động. Về việc đăng bài trên báo Văn nghệ, tôi nhận thấy Tạp chí Văn nghệ thành phố và nhiều tạp chí văn nghệ khác khi chọn bài đăng cũng chọn lọc kỹ lưỡng, chọn bài chất lượng, ngay cả bài của những thành viên hoạt động trong Hội vẫn có khi bị gác lại, không như nhà thơ Văn Công Hùng nói: “ban biên tập không có năng lực thẩm định hay dở, cứ thấy có bài là in, một mặt là in xong thì… cất kho, lãng phí rất lớn khi vẫn phải trả tiền in tiền giấy và nhuận bút”.

Tóm lại, với tôi và nhiều Văn nghệ sĩ đều thấy rằng, Các Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn là những hội danh giá, sang trọng và nghề nghiệp. Vào hội để có điều kiện sinh hoạt, hoạt động và sáng tác theo tôn chỉ mục đích đề ra. Đấy cũng là nơi để chúng ta học hỏi, hành nghề và phát triển. Bản chất của Hội là phát triển hội viên thực hiện công việc chuyên môn, phục hội viên, phục vụ tổ chức, phục vụ cộng đồng và phát triển văn học nước nhà, ý nghĩa của nó hết sức nhân văn và lý tưởng. Thế nhưng khi đọc bài “Vạch áo” của nhà thơ, nhà báo Văn Công Hùng, tôi nhận thấy như ông đang hướng dư luận có cách nhìn sai lệnh về ý nghĩa của hội, biến các tổ chức hội đoàn Văn học Nghệ thuật thành cái hội vô tích sự, rẻ rúng, xấu xa và tiêu cực. Là một nhà văn có nhiều năm hoạt động ở hội địa phương, hội Việt Nam và báo chí, thì bài “Vạch áo” của nhà thơ Văn Công Hùng như vạch áo của chính ông.

* Riêng Tạp chí Người đưa tin, đăng bài “Vạch áo” của tác giả Văn Công Hùng đã ghi chú như sau: “* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!”. Theo tôi, là một Tạp chí chính thống, khi đăng bài này phải có sự kiểm duyệt, chứng cứ rõ ràng về các Hội Văn học Nghệ thuật trong những vấn đề liên quan trên, không thể đăng xong lại quy về “quan điểm cá nhân” của người viết. Vậy vai trò, nhiệm vụ của Ban Biên tập đã ở đâu?

--------------

Nguồn:https://www.facebook.com/phung.hieu.50951/posts/pfbid09JtvrVfsxhqN5fYKcziYZv9E2ufg8V4UCdB6HhMbvBT919fx2V3f522ggGZSCxa2l

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Phùng Hiệu0

- Các bài viết của (về) tác giả Phạm Trung Tín0

- Các bài viết của (về) tác giả Lương Thị Hương Lan0

- Các bài viết của (về) tác giả Đông La0

- Các bài viết của (về) tác giả Thái Hạo0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyên Lạc0

- Các bài viết của (về) tác giả Kiều Mai Sơn0

- Các bài viết của (về) tác giả Phan Huyền Thư0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Văn Thọ0

- Các bài viết của (về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Phan Quế Mai0

 

Mời nghe Kim Yến đọc truyện ngắn

"CÔ" VƯƠNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

PHÙNG HIỆU (tên thật Phùng Văn Hiệu)

Địa chỉ: 148/2 Nguyễn Hữu Dật, Tân Thạnh

quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

Email: vanchuongphuongnam@gmail.com

Điện thoại: 0905 91 92 93

 

 

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật theo email nguyenvan12322123@gmail.com ngày 9.7.2024.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

2 nhận xét:

  1. Ông Văn Công Hùng từng là lãnh đạo hội Văn học Nghệ thuật nên ông ấy hiểu rõ chân tơ kẽ tóc chuyện ăn chia kinh phí, chuyện lùm xùm trong giới thơ văn quốc doanh. Chỉ những kẻ sợ vạch áo mới chồm lên cắn xé ông Văn Công Hùng. Thật tởm lợm

    Trả lờiXóa
  2. Phùng Hiệu mà cũng đòi lên mặt nói đạo đức à. Buồn cười

    Trả lờiXóa