(Chùa Một Cột Hà Nội cổ xưa - Nguồn ảnh: Internet) |
BÀN LẠI MẤY ĐIỀU
CÙNG BA ÔNG
*
Hài hước - Ngài “Đệ nhất Hán ngữ” mà lại lầm lẫn cả những
kiến thức đơn giản vậy ư? Không may lại đúng lúc Nguyễn Quốc Thái nằm bệt trên
giường ốm. Anh đã gửi cho tôi những dòng thư sau: “Thoạt đầu, tôi có ý định
không trả lời những bài viết ẫu trĩ này, nhưng như vậy sẽ không phải với bạn
đọc mà tôi trân trọng. Bởi vậy xin uỷ thác nhà thơ Chử Văn Long chấp bút hộ…”.
Vì vậy mới có bài viết dưới đây:
Điều đầu tiên tôi xin được thưa rằng tất cả tư liệu những bài viết tôi đã
in là do tôi rút ra từ “Bách gia chư tử” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mà tôi đã
được học thuộc lòng từ nhỏ do cha tôi dạy bảo. Đến nay, tài liệu tôi vẫn còn
lưu giữ, giờ được biết các ông đã tìm trong sách khác nên giai thoại Lê Quý Đôn
đời Lê - Trịnh lại biến thành giai thoại của Nguyễn Hiền đời Trần, và ngược
lại. Vậy thì lấy tài liệu nào là đúng? Tôi xin cứ được luận bàn theo ý của
mình, rằng ở đời, mỗi sự vật, mỗi câu chuyện kể, cả giai thoại, để tồn tại
được, đều phải phù hợp với cái lý nội tại của nó.
Xin viết lại bài thơ của xứ Tầu đố vua ta.
Nguyên văn:
Lưỡng nhật bình
đầu nhật
Tứ sơn điên đảo
sơn
Lưỡng vương tranh
nhất quốc
Tứ phương tung
hoành gian
Tạm dịch là:
Hai mặt trời bằng
đầu
Điên đảo cả sông
núi
Hai vua cùng tranh
giành
Bốn phương đều cát
bụi
Ta thấy rõ ý sứ Tầu ra câu đố là ám chỉ vua Lê chúa Trịnh đang cùng tồn tại
tranh giành một đất nước… là có lý. Còn đem gán cho đời Trần là không hợp.Nhà
Trần chưa bao giờ có hai vua tranh giành nhau quyền lực. Càng không thể nghĩ
một vua Tàu, một vua ta tranh giành nhau. Vì quan niệm từ xưa, vua Tàu là vua
nước lớn, là thiên tử, là Hoàng đế, có quyền phong vương cho vua nước nhỏ,
không thể ngang hàng.
Vậy là giai thoại này chỉ có thể gắn liền với thời Lê - Trịnh và Lê Quý
Đôn, chứ không thể là Nguyễn Hiền đời Trần được.
Còn câu thơ cuối bài thơ đố này, ông Bùi Trung Ngôn cho là phải hiểu “Tứ
khẩu tung hoành gian” mới đúng. Tôi xin thưa nếu nói “Tứ khẩu (4 chữ khẩu),
(khẩu ) đã xếp ra chữ điền ( ) rồi,
còn gì phải nghĩ, phải luận nữa mà gọi là đố. Phải dùng chữ phương ( ) thì
bài toán mới chỉ có điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ” mới dùng để đố được.
Về ý câu thơ nếu dùng “Tứ khẩu tung hoành gian” chả lẽ là: Bốn cái miệng
cùng tung hoành? Thật không ổn. Mà phải là “Bốn phương kẻ gian đều tung hoành”?
hay “ Bốn phương ly loạn”.
Giờ đến chữ “phi xa bất đông” mà ông Bùi Trung Ngôn nói rằng đây mới là
chuyện gắn với cuộc giải đố chữ nghĩa của Lê Quý Đôn.
Như chúng ta đều biết Lê Quý Đôn sống ở thời Lê - Trịnh. Song với chữ “phi
xa bất đông” trong tài liệu tôi có, lại gắn liền với đời Trần.
Thực ra chữ “phi xa bất đông” (không phải là chữ Xa, không phải chữ Đông),
mà xứ Tầu đưa ra để doạ vua Trần: nếu mất xe thì không chạy về Đông A được.
Đông A là gò Đông, nơi đất phát tích của nhà Trần ở Thái Bình. Điển tích “phi
xa bất đông” rất phổ biến ở Trung Quốc: ở đời Tiền Tần, có viên sứ thần được
phái đi sang các nước phía đông; sau nhiều ngày ông ta vẫn chưa lên đường, vua
cho vời vào triều thì ông ta dâng lên một chữ kép “phi xa bất đông”, có ý là
chưa có xe ngựa nên chưa đi sứ phía đông được. Vua hiểu ra liền cấp xe ngựa tốt
cho ông. Và nếu là Lê Quý Đôn, một người thông tuệ như vậy, lại đã đi sứ Tầu,
lẽ nào lại không biết chữ ấy cùng ý tứ điển cố của nó, mà lại dùng một bài Kinh
Thi, rồi đem bẻ queo cả chữ nghĩa, giải thích một cách vớ vẩn như cách ông đã
lý giải như thế, chỉ hạ thấp danh nhân dù là Lê Quý Đôn hay Nguyễn Hiền.
Có lẽ ông Ngôn đã nhầm tác giả của một cuốn sách nào đó về chuyện của
Nguyễn Hiền đời Trần với Lê Quý Đôn đời Lê - Trịnh mới vậy. Đọc lại “Bách gia
chư tử” tôi thấy khác lạ với điều ông Ngôn đã đưa ra.
Đến phần tôi được hầu chuyện ông Từ Anh Tuấn, người định dạy dỗ tôi những
điều vỡ lòng về chữ “Hoạ thơ” theo cách hiểu của ông, lại lấp lửng rằng ông
không tranh hơn thua làm gì. Khi ông nói đến chữ “chi chi” thì tôi tròng mắt
kinh ngạc, bởi câu nói này nhiều người đều biết nó gắn liền với Cao Bá Quát chứ
không phải Lê Quý Đôn! Riêng chữ “hoạ thơ” có khi chỉ có một nét gạch cũng là
“hoạ”. Vậy là chữ “hoạ” cũng có năm bảy đường.
Còn về giai thoại câu đố đó như sau: Cao Bá Quát vẫn nhận mình là người có
những bồ chữ, vậy mà khi ông thân sinh mất, có một cụ già râu tóc bạc trắng đến
viếng. Hỏi Cao Bá Quát có biết viết không? Cụ sẽ đọc một câu đối viếng. Khi cụ
đọc chữ “chi”, Cao Bá Quát không viết được vì có nhiều chữ “chi” đồng âm khác
nghĩa. Phải hỏi lại cho rõ. Đến chữ chi thứ hai lại không viết được, bị cụ già
mắng là dốt quá. Nguyên văn câu đối như sau:
Chi chi ngũ thập
niên tiền lục thuỷ thanh sơn hà xứ tại
Tại tại, tam thiên
lý ngoại đào hao lưu thuỷ cách hà chi.
Tạm dịch là:
Chẳng hay năm mươi
năm trước đâu là nơi non xanh nước biếc từng đến,
Giờ đây nơi nghìn
dặm kia, đâu là nơi gặp gỡ của suối hoa đào.
Còn chữ “Châu lỗ” - ai đã học chữ thánh hiền chắc biết không nên viết “Trâu
lỗ”.
Cuối cùng là ý kiến của ông Cao Năm, tôi xin nói rõ thêm, Trạng Trình -
Tuyết giang phu tử, khi nhắc đến hai chữ phu tử là nhắc đến người có chí lớn,
muốn gánh vác đại sự quốc gia, bậc thầy của đế vương. Như Khổng phu tử, giúp
vua nước Lỗ, còn La Sơn Phu Tử ngưòi một lần góp ý cho Nguyễn Huệ, mãi sau còn
đúng. Không nên hiểu phu tử là “thầy giáo” gõ “đẫu trẻ”. Dù người đó có lúc dạy
học, còn nói dạy học là “phu tử” thì không ổn: Vì có bao nhiêu thầy giáo được
gọi là phu tử?
Để kết thúc bài viết, tôi xin nói thêm điều này. Tôi biết trong ba ông, có
người đã không dám lấy tên thật của mình để bàn đến học vấn chữ nghĩa, cách đó
giống như người nấp đâu đó giơ gậy vụt trúng thì đạt mục đích của mình bằng
không thì rụt tay, chẳng ai biết mình là ai. Nhưng vì tôn trọng bạn đọc nên tôi
vẫn viết bài này để trả lời các bài viết của ba ông.
(Viết thay Nguyễn Quốc Thái)
*
CHỬ VĂN LONG
Địa
chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 01658818263
Email: haicv08@gmail.com
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày 31.01.2016
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét