BẮC TRIỀU NGUỴ ĐẠO VŨ ĐẾ
THÁC BẠT KHUÊ:
Tru diệt Thanh Hà giết
vạn người thì nhà vua sẽ thoát chết
*
Lại nói nước Nguyên Nguỵ
thời Năm Bắc triều, tổ tiên của họ sáng lập ra nước Đại. Vua phù Kiên (Tiền Tần)
dịt Đại, chia Đại làm hai, đưa bộ hạ là Đại Tướng Lưu Bệ Thần, Lưu Khố Nhân
nhận chức Tổng Đốc, chia nhau nắm giữ. Anh em họ Lưu là hào kiệt đương thời,
nhất là Lưu Khố Nhân thì tiếng tăm lừng lẫy. Trong đời, Lưu Khố Nhân chỉ phục
có một người, từng chỉ vào người đó mà răn dậy các con trai, rằng: “Đứa trẻ này
chí cao hơn đời, sẽ khôi phục được cơ nghiệp của tổ tiên, các con phải đối xử
cho tử tế”.
Về sau, đứa trẻ mà Lưu
Khố Nhân gọi là “chí cao hơn đời” dựng lên một đế quốc rộng lớn, làm chúa tể
thiên hạ.
Vậy người đó là ai?
Đó là Hoàng đế thứ nhất
triều Bắc Nguỵ, Thái Tổ Vũ Đế Thác Bạt Khuê. Thác Bạt Khuê là một ông vua mà về tất cả các mọi mặt
cực kỳ trái khoáy.
TRỌNG VĂN NHÂN, MẶC ÁO
TRÁI RA ĐÓN KHÁCH.
Trong các vua của 16
nước Ngũ Hồ, Thác Bạt Khuê nổi tiếng về tôn trọng trí thức, coi trọng và sử
dụng những người có học.
Năm 402, Đại Tướng Đông
Tấn là Lưu Quĩ, Tư Mã Hữu Chi, Lưu Kính Tuyên chiếm cứ SƠn Dương (nay là Hoài
An, Giang Tô) mở cuộc tấn công vào Hoàn Huyền, người cướp ngôi nhà Đông Tấn. Do
quân ít bị thua, bọn Lưu Quĩ, Tư Mã Hưu
Chi chuẩn bị vượt sông Hoài sang đầu hàng Bắc Nguỵ. Nhưng khi hành quân đến
Trần Lưu (nay thuộc Trần Lưu, Hà Nam) thì đổi hướng: Lưu Quĩ, Tư Mã Hưu Chi,
Lưu Kính Tuyên dẫn quan sáng hàng Nam Yên, một đại tướng khác, một Đại Tướng
khác của Đông Tần là Quách Cung thì chạy sang Hậu Tần.
Thác Bạt Khuê không hiểu
vì sao lại như vậy, cho người đi hỏi những nhân viên tuỳ tùng của Lưu Quĩ,
Tư Mã Hưu Chi. Tìm được một người, cho
gọi đến hỏi:
- Nghe nói các ông Tư Mã
Hưu Chi ấp ủ đại nghĩa, vốn định đến Bắc Nguỵ ta, nay sao lại về với Nam Yên,
Hậu Tần?
Viên tuỳ tướng của Tư Mã
Hưu Chi là con người bộc trực nói với Bạt Thác Khuê:
- Đúng là lúc đầu có
định đến với Đại Vương để phụng sự Bắc Triều, nhưng họ nghe nói danh sĩ nổi
tiếng Thôi Trình cũng chết dưới lưỡi gươm của Đại Vương. Vì vậy, họ không muốn
làm quỉ không đầu, chuyển hướng đi với người khác.
Tả hữu khi nghe những
lời thẳng thắn như vậy, đều đứng ngây ra vì sợ. Thác Bạt Khuê thì lại tỏ ra độ
lượng, thở dài, nói: “Đó là ý trời, đó là ý trời”.
Ít lâu sau, Thác Bạt
Khuê đích thân ra lệnh: “Các sĩ nhân có lỗi có thể được khoan dung”, và khi tổ
chức Đài Tỉnh, bố trí quan lại, phong chức tước, đều “dùng những người có học
vào các chức Thứ Sử Thái Thú, Thượng Thư Lang”.
Tại đất cũ của Bắc Nguỵ
có lưu truyền cầu nguyện “mặc trái áo da” như
sau:
Đó là vào năm 399, Thác
Bạt Khuê vừa lên ngôi chưa được bao lâu. Một trận, sau khi bãi chầu. Thác Bạt
Khuê cho gọi Quốc Tử Bác sĩ Lý Tiên đến
nhà mà than rằng:
- Trẫm từ khi dựng
nghiệp đến nay, thức khuy dậy sớm, ngựa khoẻ quân mạnh, đầu tiên là đánh bại Mộ
Dung Bảo Vu Tham Hợp Ba, tiếp đó đuổi Mộ Dung chạy khỏi Hoa Bắc, tiếng tăm lừng
lẫy, vậy vì sao các sĩ tử văn nhân không
chịu theo, cùng góp sức với Trẫm?
Lý Tiên trả lời:
- Có thể bắt sống tướng
giữa ba quân, nhưng không thể đoạt chí ở kẻ thất phu. Các sĩ tử văn nhân ưa mềm
mỏng chứ không ưa thô bạo, họ không giống những vũ sĩ hiên ngang oai vệ, sùng
bái những anh hùng lấy máu đổ làm đầu, mà trong lòng họ thường ấp ủ hình ảnh
Khương Thái Công gặp Chu Văn Vương.
- Ông nói vậy có nghĩ là
Trẫm phải một phen gây giống ươm mầm chăng? – Thác Bạt Khuê hiểu rất sâu văn
hoá Trung Nguyên hỏi lại.
- Thánh thượng thật anh
minh – Vì bản thân cùng là kẻ sĩ, nên Lý Tiên chỉ trả lời vẻn vẹn có bốn chữ.
Mấy hôm sau, Thác Bạt
Khuê đi săn ở ngoài thành, trời sắp tối
mới ăn qua loa mấy miếng, rồi nằm nghỉ
trong hành cung tạm thời do tả hữu dựng cho nhà vua, vì quả thực nhà vua đã rất
mệt. Trước khi ngủ, nhà vua dặn tả hữukhông cho bất cứ ai vào quấy rầy. Vừa
chợp mắt còn đang mơ màng, Thác Bạt Khuê chợt nghe có tiếng ồn ào bên ngoài thì
cả giận, quát to:’’ Kẻ nào ầm ĩ ở ngoài đó?.
Các thủ hạ vội chạy vào,
bẩm:
- Bẩm Đại Vương, một ông
già ạ.
- Ông già? Ông già nào
mà to gan thế? Dám phá rối giấc ngủ của ta.
- Ông ta có một vật báu
có thể khơi gợi sự hiểu biết như thần, nên đến dâng vật quí này, hơn nữa, hơn
nữa...Nói đến đây, viên thị vệ vốn rất lanh lợi bỗng ấp úng.
Hơn nữa làm sao?
Hơn nữa ông gì còn nói
những lời rồ dại, nào là “ngọc này quí vô giá, chỉ để tặng Đế vương gia’’, chỉ đợi một tuần hương,
quá thời gian đó là đi, không đợi nữa.- Nói đến đây, viên thị vệ hơi tỏ vẻ công
phẫn, nói - ý hắn Thánh Thượng phải ra đón lão chắc?
Của vô giá, khơi gợi
hiểu biết như thần? - Thác Bạt Khuê trầm ngâm nói một mình, chợt trong đầu nhà
vua hiện rõ cuộc đối thoại giữa nhà vua với Lý Tiên:
Hôm ấy nhà vua hỏi Lý
Tiên: “Làm sao để trở nên thông minh?’’ Lý Tiên trả lời: ‘’Không ngoài chuyện
đọc sách. Vì rằng sự vật khắp trong thiên hạ, duy chỉ có sách là gợi mở cho ta
sự hiểu biết như thần’’. Tiếp đó, Lý Tiên kể cho nhà vua nghe chuyện nhiều
người vốn rất đần, nhưng nhờ đọc sách mà trở nên uyên bác nổi tiếng chuyện về
những ông hoàng đế trẻ tuổi sử dụng những người có học mà cai trị được đất nước
có hiệu quả...
Viên thị vệ thấy sắc mặt
nhà vua bất định không kịp nghĩ ngợi gì nữa, vội tâu:
- Tiểu nhân cho người
chém đầu lão?
- Khoan, ra hỏi xem lão
có phải là người có học không?
Viên thị vệ quay ra rồi
lập tức trở vào báo cáo: “Tâu Bệ hạ, lão ấy nói là” Đúng
Lời chưa dứt, chỉ nghe
thấy soạt một tiếng Thác Bạt Khuê nhổm dậy, xỏ chân vào dầy rồi chạy ra ngoài.
Tâu Bệ hạ áo da của Bệ
hạ -Viên thị vệ thấy trời lạnh như vậy mà nhà vua mặc áo trái thì bất giác kêu
lên vì thấy chẳng nhã quan tí nào.
Sử chép rằng: Thác Bạt
Khuê bắt đầu khai thác Trung nguyên, lưu tâm uý nạp.
Không kể già trẻ, các sĩ
đại phu đều được gặp nhà vua hỏi han cặn kẽ. Người nào tài mọn cũng vẫn được
dùng (Nguy thư). Đây là đoạn ghi chép về Thác Bạt Khuê tôn trọng trí thức, kính
nể người có học.
2. TRU DIỆT THANH HÀ
GIẾT VẠN NGƯỜI, VÌ MẠNG SỐNG CỦA MÌNH BẤT KỂ NHÂN DÂN SỐNG CHẾT.
Tháng 4 năm 404, Thác
Bạt Khuê trong lòng lo lắng không vui. Nhà vua rất tin vào quỷ thần.
Trước đó không lâu một
thầy đồng “biết trước và sau 500 năm’’bói cho nhà vua một quẻ, nói rằng nhà vua
sắp có hoạ, chỉ có cách chu diệt Thanh Hà giết vạn người, thì mới thoát.
Thác Bạt Khuê không thể
không tin những lời nói của thầy đồng, cứ nghĩ đến chuyện lên ngôi chưa được
bao lâu mà đã gặp hoạ, nhà vua bất giác thấy trong lòng buồn bã. Để bảo vệ tính
mạng của mình, sau khi cân nhắc kỹ, nhà vua quyết định làm theo lời thầy đồng.
Khi đó thuộc lãnh địa
Bắc Ngụy có quận Thanh Hà, nhưng đâu phải tất cả những người trong quận đều là
phản tặc? Điều này Thác Bạt Khuê không giám chắc’’ Vì đại sự phải bỏ qua tiểu
tiết, vì đại lễ mà không từ những nhượng bộ nhỏ’’, trong đầu nhà vua chợt loé
lên hai câu trong “Thái sử công phu’’ mơí đọc được cách đó không lâu.
- Đúng cứ làm như vậy. -
Thác Bạt Khuê đích thân ra lệnh san quận Thanh Hà thành bình đại. Không biết ai
để lộ chuyện, khi Thác Bạt Khuê đích thân dẫn quân đến địa giới Thanh Hà, ngoài
một số ốm đau già yếu đi không nổi, toàn quận đã vườn không nhà trống, khiến
Thác Bạt Khuê tức tối gầm thét điên cuồng.
Sau khi giết sạch những
người ốm yếu không kịp chạy, con số vẫn chưa đạt tới ’’một vạn’’ như lời thầy
đồng, Thác Bạt Khuê hiểu vạn người là một vạn người.
Thế là, Thác Bạt Khuê
lệnh cho một đại sư về rèn kiếm, rèn cho nhà vua một thanh trường kiếm sắc như
nước. Tiếp đó, nhà vua ra lệnh trưng tập thanh niên và người đứng tuổi đến kinh
đô, nhà vua ngồi trên ngự xà chạy vòng quanh cái biến người ngơ ngác đó, trông
thấy ai không thuận mắt là chém. Chém, chém lia lịa mà vẫn không đủ con số một
vạn - ở bất cứ thơi nào, ngay cả bây giờ, giết một vạn người đâu có dễ? Vậy mà
Thác Bạt Khuê cứ chém không ngừng, không mệt mỏi
Cả một thời gian dài
giết người vô tội vạ, nên về cuối đời, Thác Bạt Khuê mắc chứng tâm thần hoảng
loạn.
Lúc này, nhà vua có những thói quen xấu uống
những chất độc. Chất độc ở đay không như chất độc mà ngày nay ta thường nói.
Chúng không phải là thuốc phiện, hêrôin, càng không phải bạch
phiến. Những thứ này từ sau thế kỷ 19 phương Tây mới đưa vào Trung Quốc. Thuốc
độc mà ta nói ở đây là đan thạch.
Đan thạch là thuật ngữ của Đạo gia dùng để gọi
chua sa, thạch là dược thạch. Chính trị thời Nguỵ Tấn Nam Bắc chiều hủ bại, kẻ
thống trị thi hành chính sách “cây gậy và củ cà rốt” đối với trí thức. Những
người có tài mà không được dùng, liền dùng tinh lực của mình vào việc luyện đan
làm thuốc. Nhất là do Đào Hồng Cảnh, người được mệnh danh là “Tể tướng rừng
xanh” đề xướng, về mặt nào đó chuyện uống đan mạch có ý nghĩa thời thượng. Thác
Bạc Khuê chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Hán tộc nhưng ông ta hấp thu phần tinh
tuý kho tạc văn hoá ấy mà lại nhặt lấy phần cặn bã để dùng có lẽ đây là một sự
khôi hài .
Từ khi nghiện đan thạch,
Thác Bạc Khuê tính khí bất thường. Nhà vua và các đại thần nội giám trong cung
và các đại thân tệ hại.
Một bận, viên nội giám
đứng hầu vua ngủ, người này tiếng thở hơi nặng khiến Thác Bạc Khuê nổi giận,
vung gươm chém chết.
Lần khác, một đại thần
vốn được coi là đại thần của nhà vua, vào ngoạ thất để tâu nên vua truyện gì
đó, và bước chân hơi nặng nên lập tức bị xử trảm.
Cứ như vậy, không kể gì
dân thường, mà ngay cả tay chân tâm phúc của nhà vua có gần 100 người trở thành
quỷ không đầu.
Năm 409, Thác Bạt Khuê
định lập con cả Thác Bạt làm Hoàng Thái Tử.
Theo lệ cũ của Bắc
Triều, muốn lập người làm Thái Tử, trước hết phải giết mẹ người đó, mục đích là
ngăn trặn phụ nữ can thiệp vào công việc triều chính. Tác Bạt Tự là con người
hiếu thuận, không muốn vào Đông cung mà mẹ lại bị giết, do vậy ngày đêm gào
khóc. Thác Bạt Khuê nghe tin nổi giận, cho tuyên triệu Thác Bạt Tự lần thứ hai.
Theo lời khuên của một người, Thác Bạt Tự cùng người đánh xe là Vương Lạc Nhi
bỏ trốn.
Sau khi Thác Bạt Tự bỏ
trốn, đã xảy ra một chuyện ngoài dự kiến nhưng vì mặt tình ý thì lại là lẽ
đương nhiên.
Tháng 10 năm 409, Thác
Bạt Khuê trong cơn giận dữ, cho triệu một con trai khác là thác Bạt Thiệu để
hỏi tin tức về Thác Bạt Tự. Thác bạt Thiệu trả lời là không biết. Thác Bạt Khuê
hả giận, định chém chết Thác Bạt Thiệu tại chỗ, may có Vạn Nhân là thiếp yêu
cảu nhà vua có mặt ở đáy ra sức can ngăn, Thác bạc Thiệu mới thoát chết.
Sau khi đánh Thác Bạc
Thiệu một trận rồi đuổi ra, Thác bạt Khuê càng thấy khó chịu, bèn sai triệu Hạ
Hoàng Hậu - mẹ đẻ của Thác Bạc Thiệu đến, tuyên bố sẽ chọn ngày đem giết Hạ
Hoàng hậu để giải sầu.
Hạ Hoàng hậu sợ đến nỗi
đứng không vững, vì bản năng muốn sống, liền cho gọi Thác Bạc Thiệu vào cứu mẹ.
Thác Bạc Thiệu đầu óc
đơn giản mà chân tay thì khoẻ mạnh, khi nhận được tin liền bí mật vào cung, đợi
có dịp là hạ thủ.
Không hiểu học được từ
đâu, chỗ ngủ của Thác Bạt Khuê thường xuyên di chuyển, nay chỗ này, mai chỗ
khác.
Kế hoạch di chuyển chỉ
có ái thiếp của nhà vua là Vạn Nhân mới biết, mà vạn Nhân thì tư thông với Thác
Bạc Thiệu. Vì vậy, sau khi lẻn vào cung, Thác Bạc Thiệu liền gặp người tình Vạn
Nhân.
Vừa trông thấy Thác Bạc
Thiệu, Vạn Nhân vô cùng kinh hoàng , hỏi :
- Thiếu gia của thiếp,
bây giờ là lúc nào mà chàng dám vào cung?
- Sao lại không dám? -
Thác Bạc Thiệu tỏ vẻ bất cần, rồi hỏi với giọng nghiêm chỉnh - Ta hỏi nàng,
nàng có thật muốn làm vợ ta lâu dài hay không?
- Thiếp muốn được như
vậy cả trong giấc ngủ.
- Vậy được!- Thác Bạc Thiệu
túm lấy Vạn Nhân nói nhỏ - Cái đồ trời đánh không chết ấy ngủ ở chỗ nào?
- Ở điện Thiên An trong
cung Càn Thanh.
- Có thi vệ hầu ngủ
không?
Đêm nay ngài dùng Phùng
Quí Nhân. Phùng Quí Nhân chưa bao giờ đem thị vệ đi theo.
- Tốt rồi, mau dẫn ta
đi, nhẹ chân chứ.
Hai người đi tránh các
điểm chốt, đến cung Càn Thanh.
Điện Thiên An đã ở trước
mặt, cách khá sa mà vẫn nghe thấy những lời đùa cợt bên trong, khiến con người
thích trăng gió như Thác Bạc Thiệu có chút khó xử. Chàng hoàng tử không ngờ vua
xha ban ngày đạo mạo mà thế, mà khi ở ben phụ nữ thì cái “ đức” lại như thế.
Đợi mãi, đợi mãi, Thác
Bạc Khuê và Phùng Quí Nhân mới xong cuộc mây mưa. Giữa lúc đang hổn lên thì
Thác Bạt Thiệu tay trái cần yêu đao, tay phải nôi Vạn Nhân khẽ đẩy cửa bước
vào.
Thác Bạt Khuê nằm mơ
cũng không nghĩ rằng đang lúc cùng phùng Quí Nhân vui vầy mà có người dám hành
thích. Vì vậy, khi Thác Bạt Thiệu kề gươm vào cổ, Thác Bạt Khuê mới chợt tỉnh.
Nhà vua làm vẻ ngang tàn hỏi:
- Nghịch tử, nhà ngươi
định làm gì thế?
- Làm gì à? Thưa Đại
Nhân cha đẻ của tôi, ông quên rồi sao? Tôi là ai, người đứng sau tôi là ai?
- Người là con trai ta,
nó là thiếp yêu của ta.
- Cứt! Lời thầy đồng ông
quên rồi sao? Hãy nhớ lại ông phong tước gì? Đứng sau tôi đây, nàng tên gì?
- Nhà ngươi được phong
Thanh Hà Vương, tên thời con gái của nàng kia là Vạn Nhân... nói đến đây, Thác
bạt Khuê toát mồ hôi, mãi đến lúc này nhà vua mới thấy sự thể quả thật nghiêm
trọng. Nhà vua liếc thanh gươm báu kề cổ, nói:
- À ra thế ! Câu Thanh Hà Vạn Nhân ứng vào các
người.
Không đợi nói hết, Thanh Hà Vương Bạt Thiệu vung
gươm chém chết Thác Bạt Khuê.
Thác bạt Khuê, ông vua “chí
cao hơn đời”, người gây dựng lại vương triều Bắc Nguỵ đã kết thúc cuộc đời như
vậy.
Năm ấy nhà vua 39 tuổi.
*
TRẦN ĐÌNH HIẾN
Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội
Châu,
Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
.............................................................................................................
- Công
ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền.
- Cập
nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét