KỶ NIỆM KHÓ QUÊN THỜI
LÀ LÍNH VĂN NGHỆ
*
Khi con trai (Đặng
Tuấn Hưng) bỏ học trường Đại học thương Mại (Hà Nội) để theo học khoa diễn
viên, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất lo vì
nghề diễn viên cực và bạc lắm. Không theo nghiệp diễn nhưng từng là lính văn
nghệ, đã tham gia Hội diễn toàn Quân năm 1985 tại Bộ Tư lệnh 350 Kiến An, Hải
Phòng nên tôi hiểu được phần nào mặt trái của nghề diễn. Năm đấy, tôi cùng đồng
đội mang giải B về cho Binh đoàn Hương Giang. Thời đấy chỉ có giải A, giải B,
giải C và giải Khuyến khích, không có giải Huy chương vàng, bạc hay đồng như
bây giờ.
Trước khi đi tham
dự Hội diễn toàn Quân, tôi cùng đồng đội xuống các đơn vị trực thuộc Binh đoàn
Hương Giang để "công diễn". Lấy danh nghĩa là "đi báo cáo"
nhưng thực ra là "đi xin tiền" để cải thiện đời sống vì chế độ đãi
ngộ lính văn nghệ thấp mà cường độ tập luyện lại nhiều nên chúng tôi ai cũng
xanh xao, gầy gò. Lần về công diễn ở sư đoàn 325A, tôi được đồng đội cũ (Trung
đoàn 84) rủ vào xã Đoàn Kết (Lục Ngạn, Bắc Giang) chơi, được bà chủ quán (người
dân tộc KLan thì phải) xem bói miễn phí, có câu “phán” mà tôi không thể quên:
-"Thời gian tới mày bị một vụ tai
tiếng, mất hết danh dự nhưng cũng nhờ bị oan ức như thế thì mày mới thoát đại
nạn".
Ngày đó, tôi mới 19
tuổi, chưa trải đời nên không tin "mấy trò bói toán", nghe chỉ để
nghe cho vui, vẫn cứ vô tư ồn ào với đời sống của anh lính trẻ.
Sau đợt xuống biểu
diễn ở các đơn vị về, Cục Chính trị thưởng cho 17 ca sĩ, diễn viên, nhạc công
mỗi người 1 cây bút Kim tinh Trung Quốc. Thời đó, kinh tế (bao cấp) chung của
toàn xã hội còn nhiều khó khăn nên chiếc bút Kim tinh Trung Quốc có giá trị vật
chất lắm. Ca sĩ Hải Yến (quê ở Bắc Ninh) không biết nguyên cớ nào mà dựng
chuyện tôi "lấy trộm bút của Hải Yến
đem ra ngoài dân bán", lại thêm Quốc Thắng (quê ở Huế) là nhạc công,
và là người yêu của Hải Yến thêm mắm thêm muối "buổi tối nhìn thấy" tôi "cầm 2 chiếc bút lấm lét ra khỏi trạm T56". Vốn không ưa tính
vô kỷ luật của tôi: Để tóc dài, hay mặc quần áo dân sự, thích ca vọng cổ nên
nhân buổi tổng duyệt tôi bị tướng Mai Thuận (năm 1985 ông đeo quân hàm thiếu
tướng) phê bình tội để tóc dài, mặc quần áo dân sự, ca vọng cổ lúc nghỉ tập
(không biết lý do gì mà Tướng Mai Thuận rất ghét nghe cải lương) nên đại úy Tỵ
(phụ trách Đoàn, quê ở Quảng Ninh) gom tất tật "khuyết điểm" yêu cầu
tôi phải viết bản kiểm điểm và trả lại Hải Yến cây bút, nếu không sẽ đề nghị
Cục Chính trị tước Quân tịch, đuổi về địa phương. Vì sát ngày tham gia Hội diễn
toàn Quân nên đại úy Tỵ treo lơ lửng án oan đó, đợi hội diễn xong mà tôi "vẫn ngoan cố không khắc phục sai phạm thì sẽ
đề nghị Cục Chính trị tước Quân tịch". Vì bị oan ức như vậy nên những
ngày tham gia hội diễn, tôi buồn lắm, sống thu mình, lặng lẽ như một cái bóng.
Tối hôm vào giao
lưu với đoàn viên thanh niên nhà máy xi măng Hoàng Thạch, tôi lặng lẽ ngồi phía
sau ghế nhạc sĩ Thái Văn Hóa (tôi không nhớ nhạc sĩ Thái Văn Hóa thuộc quân số
Quân Khu (Quân Đoàn) nào nhưng hình như nhạc sĩ Thái Văn Hóa thuộc quân số Quân
Đoàn 1 thì phải) nên những viên gạch bọn trẻ đáp lên xe trúng hết vào đầu, vào
mặt nhạc sĩ Thái Văn Hóa, phải đưa gấp anh vào viện cấp cứu. Sau này học ở trường
Đại học Văn Hóa Hà Nội, tôi mới biết nhạc sĩ Thái Văn Hóa cũng đã học ở trường
Đại học Văn Hóa Hà Nội.
Trở về trạm T56 sau
Hội diễn toàn Quân, tôi đinh ninh sẽ phải nhận án oan nhưng thật may, ca sĩ
Thúy Bảy (quê ở Hải Dương) đã lên tiếng minh oan cho tôi là "cây bút Kim tinh đó Hải Yến gửi anh Dao (người
yêu của Thúy Bảy) đem về Bắc Ninh cho em
Hải Yến.".
Không biết vì tình
đồng hương (năm đó vẫn chưa tách tỉnh thành Hải Dương và Hưng Yên), hay vì chặp
đó tôi “đa đá hâm” đã làm thơ tặng Thúy Bảy, với những câu ngô nghê của tuổi
trẻ:
“Anh muốn em là doi cát trắng
Giữa mênh mang sóng nước dạt dào
Để đêm hè vời vợi trăng Sao
Sóng rạo rực cồn cào bên doi cát.
Doi cát hỡi hãy nghe lời sóng hát
Dẫu muôn đời chỉ bản tình ca
Nhạc âm âm cuộn sóng Ngân Hà
Bao khắc khoải đến bạc đầu con sóng”
mà Thúy Bảy lên
tiếng minh oan cho tôi, dù trước đấy vài tuần, Thúy Bảy (có lẽ vì là bạn thân
của Hải Yến) đã tảng lờ như không biết chuyện.
*.
Hà Nội, 11 tháng
12-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Mời thư giãn với
nhạc phẩm LỜI TỎ TÌNH CỦA MÙA XUÂN
của Thanh Tùng, qua tiếng hát Mỹ Linh:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét