ĐỒNG TÍNH
LUYẾN ÁI
VÀ MUÔN NẺO
CHUYỆN TÌNH ĐỒNG TÍNH
*
1. ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI LÀ GÌ?
Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là
thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc
việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người
cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.
Với vai trò là một thiên hướng tình dục, đồng tính luyến ái là một mô hình
thể hiện sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, và/hoặc hấp dẫn tình dục một cách chủ
yếu hoặc duy nhất đối với người có cùng giới tính. Đồng tính luyến ái cũng
chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia
vào một cộng đồng có chung điều này.(Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh)
Đồng tính luyến ái cùng với dị tính luyến
ái và song tính luyến ái, là ba dạng chủ yếu của thiên hướng
tình dục con người, thuộc thang liên tục dị tính - đồng tính (Thang
Kinsey). Nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ đã hoặc đang sống trong một
mối quan hệ gắn kết, mặc dù chỉ các hình thức điều tra dân số và
thuận lợi chính trị mới tạo điều kiện cho việc bộc lộ, công khai xu hướng tình
dục bản thân của họ và thực hiện các điều tra nghiên cứu chi tiết về họ.
Đồng tính luyến ái đã từng được ủng hộ cũng như
lên án trong suốt quá trình phát triển nhân loại được lịch sử ghi lại, tùy
thuộc vào hình thức của nó và nền văn hóa mà nó diễn ra. Từ cuối thế kỷ XX đã
có một phong trào trên phạm vi toàn cầu theo xu hướng tăng khả năng bộc
lộ, công khai thiên hướng tình dục bản thân ở người đồng tính, công
nhận các quyền lợi cho những người đồng tính, trong đó có quyền
kết hôn và các hình thức kết hợp dân sự, quyền nhận con nuôi và làm
cha mẹ ở người đồng tính, các quyền liên quan đến việc làm, phục vụ trong quân
đội, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chống bắt giữ/tra tấn và
sự ra đời của luật chống bắt nạt để bảo vệ trẻ vị thành niên đồng
tính.
"Đồng tính luyến ái" là
một từ Hán Việt, viết bằng chữ Hán là "同性戀愛", dịch sát
nghĩa từng chữ là "yêu người cùng giới tính"
Trong tiếng Việt người đồng tính luyến ái nam
thường được gọi là "người đồng tính nam" hoặc "gay" /ɣaj/
(bắt nguồn từ từ tiếng Anh "gay" /ɡeɪ/), "bê đê" /ɓe ɗe/,
"pê đê" /pe ɗe/ (bắt nguồn từ tiếng Pháp "pédérastie"),
người đồng tính luyến ái nữ thường được gọi là "người đồng tính nữ"
hoặc "lét" /lɛt/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "lesbian"
/ˈlezbiən/, thường được viết phỏng theo tiếng Anh là "les" dù phát âm
khác với tiếng Anh)
Người đồng tính rất đa dạng về mọi mặt. Không có
đặc điểm ngoại hình đặc trưng nào để "nhận dạng" người đồng tính so
với những người khác trong xã hội. Từ "bóng" hay "bê đê" mà
người ta hay dùng để chỉ một người con trai ăn mặc, cư xử và hành động như con
gái thực ra là nói đến người chuyển giới nữ nhưng chưa có điều kiện phẫu thuật.
Thái độ xã hội đối với quan hệ đồng
giới thay đổi theo thời gian và nơi chốn bao gồm từ việc mong muốn tất cả
nam giới có quan hệ cùng giới hoặc chấp nhận hòa hợp tự nhiên cho đến xem như
một tội lỗi nhẹ, chịu sự cấm đoán của luật pháp hay thậm chí là tử hình.
Trong một cuộc sưu tập các tài liệu lịch sử và dân tộc học của các
nền văn hóa thời kỳ Trước Công nghiệp, "có 41% trong số 42 nền văn
hóa phản đối mạnh mẽ, 21% chấp nhận hoặc phớt lờ và 12% không có khái niệm. Trong
số 70 dân tộc, 59% không có hoặc hiếm có sự xuất hiện của đồng tính luyến ái;
tại 41% còn lại, đồng tính có xảy ra hoặc không phổ biến."
Trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng
của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, luật pháp và nhà thờ quy
định kê gian là một tội lỗi chống lại thần thánh hoặc tự nhiên. Tuy
nhiên, sự lên án tình dục hậu môn của nam và nam có từ tư
tưởng Kitô giáo. Sự lên án này cũng thường thấy ở Hy Lạp cổ đại, cụm từ
"không tự nhiên" có thể có từ triết gia Plato.
Những cụm từ như đồng tính luyến ái
hoặc song tính luyến ái từng được dùng bởi nhiều nhân vật lịch sử
như Socrates, Lord Byron, Edward II và Hadrian. Vài
học giả, chẳng hạn như Michel Foucault, coi đây là sự giải thích sai về
mặt niên đại, dựa trên quan niệm tình dục đương đại cho thời đại của những nhân
vật này, mặc dù nhiều học giả khác đã không thừa nhận quan điểm của những
học giả trên.
Về sự tự nhiên của đồng tính luyến ái và sự biểu
hiện trong lịch sử, có hai quan điểm trái ngược nhau đại diện bởi cách tiếp
cận kiến tạo luận (constructionist) và bản chất
luận (essentialist). Nhìn chung, chủ nghĩa kiến tạo luận xã hội xem xét
rằng nhiều đặc tính của một nhóm xã hội nào đó, chứ không phải là bản chất tự
nhiên của chính cá nhân, đã dẫn đến "sự kiến tạo xã hội". Trong khi
đó, chủ nghĩa bản chất luận bảo vệ sự tồn tại của bản chất thực sự. Bản chất đó
xác định biểu hiện của một cá nhân và những thứ học được từ xã hội mang tính
thứ yếu. David M. Halperin dành một chương: Đồng tính luyến ái:
sự kiến tạo văn hóa trong tác phẩm Một trăm năm đồng tính luyến
ái cho chủ đề này. Ông nói rằng chủ nghĩa bản chất luận áp dụng vào
phân loại tình dục nói lên rằng những thuật ngữ đồng tính hay dị
tính chỉ nhưng đặc tính cá nhân thuộc về bản chất, không thay đổi được về
mặt văn hóa. Ngược lại, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng những thuật ngữ
này là tên của những quá trình xã hội. Halperin nghiên về lập luận thứ hai vì
ông coi tình dục, bao gồm đồng tính, từng được biển hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau một cách cơ bản trong những xã hội khác nhau ngày nay. Tuy nhiên ông,
trích dẫn Esteven Epstein, so sánh sự tranh luận giữa bản chất luận và kiến tạo
luận với tự nhiên đối chọi nuôi dưỡng (nature versus nurture)
Bởi vì thiên hướng tình dục là phức tạp và đa
chiều, một số học giả và các nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong các nhà nghiên
cứu đồng tính trước đây, đã lập luận rằng đồng tính luyến ái là một kết quả của
lịch sử và xã hội. Năm 1976, nhà triết học và sử học Michel
Foucault cho rằng đồng tính luyến ái là một thứ không tồn tại ở châu Âu
trong thế kỷ XVIII, khi mà tình dục đồng giới còn là một hành vi tội phạm
(xem Kê gian). Ông viết: "Thiên hướng Tình dục' về bản chất là
một "sáng chế" của các nhà nước hiện đại, cuộc cách mạng công
nghiệp, và chủ nghĩa tư bản.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa các nhà khoa
học về nguyên nhân tại sao hình thành và phát triển một thiên hướng tình dục
đặc biệt ở một người. Nhiều nhà khoa học thống nhất rằng các yếu tố tự nhiên và
nuôi dưỡng, một sự kết hợp của di truyền, nội tiết tố giai đoạn thai nhi và môi
trường xã hội là các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành thiên hướng tình dục.
Không có bằng chứng cho thấy kinh nghiệm giáo dục của cha mẹ thời thơ ấu có vai
trò trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng tính. Khi nói đến tình dục
đồng giới, tác động từ môi trường gia đình, xã hội, giáo dục không có vai trò
trong việc hình thành đồng tính nam và chỉ đóng vai trò nhỏ đối với đồng tính
nữ.
Một nghiên cứu lớn tiến hành trên 3.826 cặp sinh
đôi cùng giới (7.652 cá nhân) ở Thuỵ Điển đã cho thấy, những yếu tố
thuộc về bẩm sinh như yếu tố di truyền và môi trường xung quanh sự hình thành
và phát triển của bào thai (môi trường tử cung sớm) trước khi đứa trẻ ra đời
(trong đó bao gồm quá trình sinh học như tiếp xúc hormone khác nhau trong bụng
mẹ) chiếm chủ yếu trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng giới. Trong
khi đó, các tác nhân như môi trường gia đình, xã hội, giáo dục con cái không
ảnh hưởng hoặc hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới sự hình thành thiên hướng tình
dục đồng tính. Nghiên cứu này đưa ra các số liệu: yếu tố gen di truyền có ảnh
hưởng khoảng 35% ở nam và 18% ở nữ, yếu tố môi trường phát triển thai nhi trong
bụng mẹ (môi trường không chia sẻ) chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 64% ở cả nam và nữ.
Trong khi đó, yếu tố môi trường gia đình, xã hội, giáo dục (môi trường chia sẻ)
chỉ giải thích 16% trong sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nữ và không
có ảnh hưởng (phương sai ảnh hưởng 0%) tới sự hình thành xu hướng tình dục đồng
tính nam.
Trong khi một số người giữ quan điểm cho rằng
tình dục đồng tính là phi tự nhiên hoặc rối loạn tâm lý hay do lệch lạc giới
tính, nghiên cứu cho thấy đây là một ví dụ của một biến thể tự nhiên và bình
thường ở tình dục loài người và không phải là nguồn gốc của những trạng thái
tâm lý tiêu cực.Hầu hết mọi người đều trải nghiệm rất ít hoặc không có vai trò
trong việc lựa chọn thiên hướng tình dục của bản thân mình, và cũng không có
bằng chứng rằng việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp tâm lý có thể thay
đổi được khuynh hướng tính dục của con người
Tất cả các tổ chức y tế chuyên nghiệp lớn nhất
đều đã đi đến khẳng định đồng tính luyến ái không phải là một bệnh hay rối loạn
tâm thần. Năm 1973, Hội đồng Quản trị của Hiệp hội tâm thần học Hoa
Kỳ (American Psychiatric Association) - tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực tâm
thần học lớn nhất thế giới đã loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh
tâm thần. Hành động này được thực hiện sau khi xem xét các tài liệu khoa học và
tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này, các chuyên gia thấy rằng đồng tính
luyến ái không đáp ứng các tiêu chuẩn để được coi là một bệnh tâm thần. Có giai
đoạn đồng tính luyến ái từng được coi là kết quả của những tác động, biến cố,
khó khăn từ môi trường gia đình, xã hội hay gặp lỗi trong phát triển tâm lý.
Tuy nhiên, những nhận định trên được xác định là đã dựa trên những thông tin
sai lệch và định kiến.
Trong "Nghị quyết về Giới tính và tình dục
học đa dạng ở trẻ em và thanh thiếu niên học đường" được thông qua tháng
4/2014, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological
Association) - tổ chức nghiên cứu về tâm lý học lớn nhất thế giới và Hiệp hội
quốc gia các nhà tâm lý học (the National Association of School Psychologists)
đã khẳng định: Tổ chức Y tế thế giới WHO đã loại bỏ đồng tính luyến ái
trong danh mục bệnh từ ngày 17 tháng 5 năm 1990. Ngày 17 tháng 5 hàng năm đã
được chọn là "Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng
tính, song tính và chuyển giới
3. TÂM LÝ HỌC VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Đồng tính luyến ái bắt đầu được nghiên cứu từ
cuối thế kỷ XIX. Nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund
Freud tin rằng con người khi mới sinh ra đều là song tính, nhưng trong quá
trình lớn lên, sự tác động từ văn hóa xã hội và các sự kiện trong cuộc đời
khiến đa số con người sẽ chỉ yêu người khác giới. Một trong những nguyên nhân
của đồng tính, theo Sigmund Freud, chính là việc phải nếm trải những mối tình
khác giới đau buồn khiến ham muốn yêu đương chuyển sang đối tượng cùng giới.
Một nguyên nhân khác mà ông chủ trương bao gồm chứng tự yêu bản thân, việc
yêu người cùng giới tính chính là biểu hiện mở rộng của tâm lý tự yêu chính
mình.
Tâm lý học là một trong những môn khoa học đầu
tiên nghiên cứu một hướng đồng tính luyến ái là một lĩnh vực độc lập. Những nỗ
lực đầu tiên để phân loại đồng tính luyến ái là một bệnh đã được thực hiện bởi
những nhà tình dục học non trẻ châu Âu biến trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Năm 1886, Nhà tình dục học Richard von Krafft-Ebing đã xếp chung đồng
tính luyến ái cùng với 200 trường hợp nghiên cứu khác của hành vi tình dục lệch
lạc. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XIX, một quan điểm khác nhau bắt đầu
chiếm ưu thế trong y khoa và tâm thần, đánh giá hành vi như chỉ định của một
loại người có khuynh hướng tình dục gàng và tương đối ổn định. Trong những năm
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các mô hình bệnh lý của đồng tính luyến ái
được coi là tiêu chuẩn.
Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, Hiệp hội tâm
lý học Hoa Kỳ và Hiệp hội quốc gia người lao động xã hội:
Năm 1952, khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa
Kỳ công bố đầu tiên hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm
thần (DMS), tình dục đồng giới đã được liệt kê như là một rối
loạn. Tuy nhiên, ngay lập tức phân loại bắt đầu phải chịu sự giám sát đặc biệt
trong các nghiên cứu sau đó, được tài trợ bởi Viện Sức khỏe Tâm thần. Các
nghiên cứu thực nghiệm đã liên tục thất bại trong việc đưa ra bất kỳ cơ sở thực
nghiệm khoa học nào để chứng minh đồng tính luyến ái là một rối loạn hay bất
thường mà không phải là một thiên hướng tình dục bình thường và khỏe mạnh. Từ
kết quả tích lũy từ các nghiên cứu, các chuyên gia về y học, sức khỏe tâm thần,
khoa học hành vi và xã hội đã đi đến kết luận rằng không chính xác để phân loại
đồng tính luyến ái là một rối loạn tâm thần..
Để ghi nhận những kết quả nghiên cứu khoa
học, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ loại bỏ đồng tính luyến ái từ DSM
vào năm 1973, và tuyên bố rằng "Bản chất của đồng tính luyến ái không bao
hàm sự suy yếu về mặt nhận thức, sự ổn định, độ tin cậy, khả năng trong các mối
quan hệ xã hội hoặc ngành nghề nói chung." Sau khi xem xét kỹ các dữ liệu
khoa học, các Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã thông qua các tuyên bố
tương tự vào năm 1975, và kêu gọi tất cả các chuyên gia sức khỏe tâm thần đi
đầu trong việc loại bỏ sự kỳ thị của bệnh tâm thần từ lâu đã được mặc
định với đồng tính luyến ái. Hiệp hội quốc gia người lao động xã hội cũng đã thông
qua một chính sách tương tự. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các nhà nghiên
cứu từ lâu đã nhận ra rằng, đồng tính luyến ái không gây bất kỳ trở ngại nào để
tạo lập một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và hiệu quả, và phần lớn những người
đồng tính nam và nữ tham gia tốt một cách đầy đủ vào các mối quan hệ cá nhân và
đời sống xã hội.
Sự đồng thuận lâu dài của nghiên cứu và lâm sàng cho thấy rằng đồng tính, sự hấp dẫn cảm xúc, tình yêu, tình dục và hành vi này là biến thể bình thường và tích cực của tính dục con người. Hiện nay có một lượng lớn các bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng việc đồng tính hoặc song tính tương thích với sức khỏe tâm thần bình thường và điều chỉnh xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn phân loại, thống kê quốc tế về bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan năm 1977 của Tổ chức Y tế thế giới (gọi tắt là ICD-9) thì đồng tính luyến ái được liệt kê như là một bệnh tâm thần, nhưng nó đã được gỡ bỏ từ ICD-10, được thông qua bởi Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 43 vào ngày 17 tháng 5 năm 1990. Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc cũng loại bỏ đồng tính luyến ái của mình trong phân loại rối loạn tâm thần vào năm 2001 sau 5 năm nghiên cứu của hiệp hội. Tuy vậy, những hành vi phân biệt đối xử trong xã hội và từ chối bởi gia đình bạn bè và những người khác, chẳng hạn như từ người sử dụng lao động khiến cho nhiều người LGBT trải nghiệm lớn hơn tỷ lệ dự kiến của những khó khăn về sức khỏe tâm thần. Mặc dù đã có yêu sách của các nhóm chính trị bảo thủ ở Mỹ rằng tỷ lệ bệnh cao hơn những khó khăn về sức khỏe tâm thần cũng như cho rằng đồng tính luyến ái chính nó là một rối loạn tâm thần, thì không có bằng chứng gì để chứng minh cho những tuyên bố như vậy.".
4. MUÔN NẺO CHUYỆN TÌNH... ĐỒNG GIỚI
BỐ CẦU HÔN BẠN TRAI
CŨ CỦA CON GÁI
https://bestie.vn/2020/08/bo-cau-hon-ban-trai-cu-cua-con-gai-hanh-phuc-chao-don-em-be-dau-long
Ông Barrie Drewitt-Barlow, 50 tuổi, là một
triệu phú xuất thân ở Manchester, Anh Quốc. Ông vừa đính hôn với trợ lý của
mình là anh Scott Hutchison, 25 tuổi. Trước đó anh Scott đã hẹn hò với
Saffron, cô con gái 20 tuổi của ông Barrie.
Đầu năm nay, cặp đôi Barrie-Scott thông báo họ
đang chờ mong đứa con đầu tiên của hai người sẽ chào đời vào tháng 10 này thông
qua hình thức mang thai hộ.
Tìm thấy bạn đời mới sau mối quan hệ gắn bó
32 năm
Đầu tuần này, ông Barrie đã chia sẻ một đoạn clip
trên Instagram, cho thấy ông đã chuẩn bị kĩ lưỡng cho màn cầu hôn chàng trai
trẻ khi hai người đi nghỉ mát cùng với con gái ông, cũng là bạn gái cũ của anh
Scott.
Màn cầu hôn lãng mạn diễn ra trên một
du thuyền gần đảo Hvar của Croatia. Ông Barrie đã trang hoàng du thuyền
với nến và cánh hoa hồng cùng một chai sâm-banh, quan trọng nhất là một chiếc
nhẫn kim cương lớn.
Một số người bày tỏ lo ngại trước mối quan
hệ ''tréo ngoe'' này nhưng hầu hết đều ủng hộ cho cặp đôi. Cần phải nói thêm
rằng ông Barrie vừa mới chia tay người phối ngẫu hợp pháp của mình là ông Tony
sau 32 năm gắn bó. Chính người này cũng ở chung nhà với cặp đôi và con gái
ông.
Trong khi đó, Saffron cho biết cô không cảm thấy
phiền về mối quan hệ của bố và bạn trai cũ, miễn là họ hạnh phúc.
Đầu năm nay, ông Barrie tiết lộ mình đang chờ đón
con gái đầu với anh Scott thông qua phương pháp mang thai hộ. Ông Tony đã đồng
ý làm cha đỡ đầu của đứa bé.
Gia đình giàu có và ấm áp của những ông bố
Ông Barrie cùng người bạn đời trước đó của mình
là ông Tony, 55 tuổi, đã đứng đầu bản tin ở Anh vào năm 1999 khi trở thành cặp
đôi đồng giới đầu tiên đứng tên khai sinh cho hai đứa trẻ. Hai đứa trẻ sinh đôi
này là con ruột của họ tên Aspen và Saffron, chào đời bằng hình thức mang thai
hộ.
Hai ông bố sở hữu khối tài sản trị giá 40 triệu
bảng Anh (tương đương 1.214 tỉ đồng), sống trong dinh thự 10 phòng ngủ trị
giá 6 triệu bảng Anh (182 tỉ đồng) ở bang Florida (Hoa Kỳ). Sau đó họ còn
có thêm 3 đứa con nữa.
Cặp đôi trở thành triệu phú thông qua các hoạt
động đầu tư, bao gồm một công ty cung cấp dịch vụ mang thai hộ và một công ty
nghiên cứu y tế. Vào năm 2006, họ đăng kí với cơ quan chính quyền việc chung
sống hợp pháp của hai người và năm 2014 thì chính thức kết hôn.
Ông Tony được chẩn đoán mắc bệnh nan y vào
năm 2006. Scott trở thành trợ lý riêng của ông Barrie trong suốt 7 năm qua, là
điểm tựa, người bầu bạn của ông khi Tony nằm viện trị bệnh năm 2018.
Anh là một trong những quốc gia tiên phong chấp
nhận hôn nhân đồng giới. Cuộc hôn nhân đồng giới hợp pháp đầu tiên diễn ra vào
tháng 3/2014. Tính đến năm 2019, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, chỉ mới có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn
nhân đồng giới. Những quốc gia còn lại hoặc cấm, hoặc đứng ở lập trường
trung dung, không cấm cản nhưng không thừa nhận về mặt pháp lý.
Xét về mặt vĩ mô thì việc không thừa nhận hôn
nhân đồng giới xuất phát từ sự lo ngại tỉ lệ sinh đẻ trên mỗi hộ gia đình
sẽ sụt giảm, tạo gánh nặng dân số già và các hệ lụy liên quan. Tuy nhiên, đây
vẫn là vấn đề nóng hổi đang được bàn thảo.
Thế còn bạn, bạn có ý kiến ra sao về trường hợp
lạ của ông bố trong câu chuyện trên đây?
MẤT CHỒNG VỀ TAY
NAM THÁM TỬ
Cưới nhau hơn 3 năm, có một con trai lên 2 tuổi,
vợ chồng tôi gần như chưa có một ngày hạnh phúc trọn vẹn. Tất cả là vì chồng
tôi, tôi là vợ anh, ở bên cạnh anh hàng ngày nhưng chưa bao giờ cảm nhận được
trọn vẹn tình cảm anh dành cho tôi. Ở anh lúc nào cũng có sự xa cách, hờ hững,
tôi cũng không lý giải được cảm giác đó là gì, nhưng tôi biết anh không hoàn
toàn yêu tôi.
Đến với nhau khá muộn, khi hai đứa đã ngoài 30
tuổi, chúng tôi được bạn bè mai mối, vì gia đình hai bên đều giục nên hai đứa
sớm tổ chức đám cưới. Mới đầu anh còn quan tâm, ân cần, nhưng kể từ sau khi tôi
có bầu, sinh con thì khác hẳn.
Lúc tôi gần sinh, nghi anh bồ bịch bên ngoài
nhưng nặng nề không đi lại được nên đã thuê thám tử theo dõi, hơn 2 tháng trời
chẳng có gì. Thám tử nói chồng tôi không có gì bất thường, đi làm các thứ đúng
giờ, buổi trưa cũng không hề rời khỏi cơ quan, hết giờ là về nhà. Có gặp gỡ
cũng toàn một đám bạn nhậu, tuyệt đối không gặp gỡ người phụ nữ nào khác.
Tôi nghe thế thì cũng từ bỏ suy nghĩ anh ngoại
tình. Khi tôi sinh con xong, anh cũng chịu khó giúp tôi chăm con, duy chỉ có
việc chăn gối vợ chồng là bất ổn, khi tôi sẵn sàng lại thì anh vẫn cứ dửng
dưng. Vì chuyện này mà tôi cũng hờn tủi lắm.
Thế rồi khi con trai được gần 2 tuổi, một lần
tình cờ tôi đọc được tin nhắn trong Facebook của anh, nick lạ, chẳng có thông
tin gì, nhìn là biết nick ảo. Hai người họ xưng anh em ngọt xớt với nhau, và
hẹn nhau đi nhà nghỉ. Tôi đọc mà đau như cắt, không ngờ anh lại có người khác
bên ngoài.
Đúng ngày hẹn của anh, tôi gửi con, theo anh đến
tận nơi, nhìn anh bước vào nhà nghỉ mà tôi chảy nước mắt như mưa. Cứ thế tôi
đứng ngoài cửa đến hơn 2 tiếng đồng hồ.
Nhưng điều khiến tôi sốc nhất là khi anh bước ra,
anh không đi với người nào mà với một người đàn ông, tôi choáng váng nhận ra
chính là gã thám tử tôi thuê để theo dõi anh ngày xưa.
Bao câu hỏi quay mòng mòng, chồng tôi là gay ư,
đây mới là lý do chính anh luôn lảng tránh tôi sao... Tôi rụng rời chân tay,
phải làm gì bây giờ đây?.
CHÍNH TRỊ GIA MỸ KỲ
THỊ ĐỒNG TÍNH BỊ ĐUỔI VIỆC VÌ --- QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH
http://tinnuocmy.com/my-chinh-tri-gia-ky-thi-dong-tinh-bi-duoi-viec-vi-quan-he-dong-tinh-d11406.html
Vốn nổi tiếng là một chính trị gia kỳ thị gay gắt
cộng đồng LGBT tại tiểu bang Ohio (Mỹ), Wesley Goodman vừa bị phanh phui là một
người đồng tính và từng hẹn hò với nhiều chàng trai trẻ khác.
Wesley Goodman (33 tuổi) là một nhà lập pháp
của tiểu bang Ohio thuộc đảng Cộng hòa. Tuần trước, ông đã bị bắt gặp
đang quan hệ tình dục với một nam thanh niên tại nơi làm việc. Ngay
sau đó, Wesley Goodman đã nộp đơn từ chức và được chấp thuận. Tuy nhiên,
điều tréo ngoe ở đây chính là ông từng công khai phản đối hôn nhân
đồng giới và ra sức tuyên truyền điều đó trên chính trường Mỹ.
Clifford Rosenberger, người phát ngôn của Hạ viện
tiểu bang Ohio, cho biết: "Wesley Goodman đã có hành vi không thích hợp
tại văn phòng của mình. Anh ấy đã gặp tôi vào ngày hôm sau và thừa nhận
mọi cáo buộc. Việc từ chức của Wesley là cách xử lý thích hợp nhất đối với anh
ấy cũng như cơ quan này".
Wesley Goodman thường thể hiện trước truyền
thông là một con chiên ngoan đạo bảo vệ cho những giá trị của hôn nhân
truyền thống. Ông đã kết hôn với một phụ nữ là trợ lý của March
for Life, một phong trào tuần hành chống phá thai hàng năm. Trước khi
được bầu vào cơ quan lập pháp bang Ohio, ông đảm nhận vai trò phụ tá cho
thượng nghị sĩ Jim Jordan, một trong những chính trị gia bảo thủ nhất nước
Mỹ, tại Washington DC.
Ngoài ra, Wesley Goodman cũng từng làm việc
cho Conservative Action Project(CAP), một tổ chức gồm những chính trị gia
bảo thủ tập trung vào các vấn đề an ninh quốc gia, kinh tế và xã hội. Với tư
cách là giám đốc điều hành, ông đã dẫn đầu "một cuộc đấu tranh cho
các nguyên tắc bảo thủ như cân bằng ngân sách, giảm thuế, hủy bỏ Obamacare,
cuộc sống và tự do tôn giáo".
Trên wesbite của CAP, Wesley Goodman đã nêu
rõ quan điểm của mình về hôn nhân chỉ nên là việc giữa nam và nữ cũng như dựa
vào những giá trị bảo thủ để thúc đẩy thông điệp chính trị của mình đến các cử
tri.
Năm 2009, Wesley Goodman là người ủng hộ tích cực
cho Đạo Luật Bảo vệ Hôn Nhân của thượng nghị sĩ Jim Jordan, nhằm lật
đổ đạo luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại địa phương.Theo Washington
Post, Wesley Goodman từng dính vào một vụ cáo buộc tấn công tình dục cách
đây 2 năm. Lúc đó, ông đã mời một thanh niên 18 tuổi vào phòng riêng của
mình trong lúc đang diễn ra sự kiện gây quỹ cho đảng Cộng hòa tại khách
sạn Ritz-Carlton. Sau đó, ông đã kéo quần của chàng trai xuống và bắt đầu
vuốt ve khiến cho cậu phải rời khỏi phòng lúc 4 giờ sáng.
Nam thanh niên này đã thuật lại mọi việc với mẹ
và cha dượng, một trong những mạnh thường quân khi ấy. Một lá thư tố cáo đã
được gửi đến Tony Perkins, giám đốc của Hội đồng Chính sách Quốc gia, và dẫn
đến việc Wesley Goodman bị sa thải. Mặc dù vậy, toàn bộ thông tin liên quan đến
sự cố được thu thập bởi Washington Post đã không bao
giờ được công khai trên mặt báo cho đến tận cuối tuần qua.
Chia sẻ trên trang Cleveland.com, Johnny Hadlock
- người từng làm việc cho một thượng nghị sĩ khác tại Washington DC
- đã tiết lộ rằng giữa anh và Wesley Goodman từng có quan hệ tình cảm với
nhau. Cụ thể, cả hai thường xuyên trao đổi tin nhắn qua lại và đôi khi
mang yếu tố gợi dục. Tuy nhiên, Johnny và Wesley chưa bao giờ quan hệ tình dục.
"Điều tích cực duy nhất chính là giờ đây
Wesley đã có thể sống một cuộc đời đích thực và hạnh phúc, bất kể điều đó có nghĩa
là gì", Johnny Hadlock nói.
5 CHÍNH TRỊ GIA NỔI
TIẾNG LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
https://tintuc.vn/5-chinh-tri-gia-dong-tinh-noi-tieng-nhat-the-gioi-post126998
Johanna Siguroardottir
Sinh năm 1942, bà Johanna Siguroardottir là một
chính trị gia lão luyện tại Iceland. Bà là thành viên quốc hội phục vụ lâu năm
nhất trong lịch sử của quốc gia chỉ có vỏn vẹn gần 400.000 dân này. Giai đoạn
1987-1994 và 2007-2009, bà đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Các vấn đề xã hội và An
sinh xã hội.
Năm 2009, bà Johanna Siguroardottir trở thành
người phụ nữ đầu tiên ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng Iceland sau một cuộc bầu cử
khá cam go. Chiến thắng này còn giúp cho bà ghi dấu ấn trong lịch sử với tư
cách người đồng tính công khai đầu tiên đứng đầu một chính phủ. Tạp chí Forbes từng
xếp bà vào danh sách “Những người phụ nữ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới”.
Năm 1970, Johanna Siguroardottir kết hôn với
Steinar Johannesson và có 2 người con trai. Sau khi ly dị, bà dọn về ở chung
với người bạn đời Jonina Leosdottir (sinh năm 1954) thông qua một kết hợp dân
sự vào năm 1987. Cả hai chính thức trở thành cặp bạn đời hợp pháp sau khi
Iceland thông qua hôn nhân đồng giới vào năm 2010.
Elio Di Rupo
Elio Di Rupo là người đồng tính thứ 2 nối gót
Johanna Siguroardottir sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2011 và
trở thành Thủ tướng thứ 50 của Bỉ. Ngoài ra, ông còn giữ chức chủ tịch đảng Xã
hội (1999-2001, 2014-nay) và là thị trưởng của thành phố Mons từ năm 2000.
Sinh năm 1952, Elio Di Rupo tốt nghiệp trường đại
học Mons-Hainaut.Xavier Bettel với tấm bằng thạc sĩ hóa học. Ông công khai đồng
tính vào năm 1996 sau khi bị chất vấn bởi nhiều tờ báo lá cải. Tuy nhiên, điều
này không gây ra khó khăn nào cho sự nghiệp chính trị của Elio Di Rupo.
Tại Bỉ, Elio Di Rupo nổi tiếng với biệt danh
“Người đàn ông đeo nơ bươm bướm” bởi vì ông không bao giờ đeo cravat dù xuất
hiện ở bất kỳ sự kiện nào mà chỉ đeo nơ bươm bướm.
Xavier Bettel
Sinh năm 1973, Xavier Bettel là Thủ tướng thứ 20
và đương nhiệm của Luxembourg. Ông từng là thị trưởng của thành phố Luxembourg
và thành viên hạ nghị viện trước khi kế nhiệm cựu Thủ tướng Jean-Claude Juncker
vào tháng 12 năm 2013.
Khác với Johanna Siguroardottir và Elio Di Rupo,
Xavier Bettel chưa bao giờ che giấu xu hướng tính dục thật của mình. Ông cho
rằng vấn đề đồng tính không hề quan trọng đối với người dân Luxembourg mà chính
là sự đóng góp của họ cho xã hội. Năm 2003, Luxembourg là quốc gia thứ 2 trên
thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới chỉ sau Hà Lan (năm 2000).
Xaviver Bettel hẹn hò với bạn trai Gauthier
Destenay trong nhiều năm. Tháng 8 năm 2014, vị Thủ tướng này đã cầu hôn người
bạn đời của mình. Cả hai chính thức kết hôn vào ngày 15/5/2015. Xaviver Bettel
là lãnh đạo đương nhiệm đầu tiên trên thế giới tổ chức đám cưới đồng tính.
Leo Varadkar
Leo Varadkar là người đồng tính đầu tiên và trẻ
nhất (38 tuổi) đảm nhận chức vụ Thủ tướng Ireland vào năm 2017. Ông còn là Bộ
trưởng của các Bộ Giao thông, Du lịch và Thể thao (giai đoạn 2011-2014), Y tế
(giai đoạn 2014-2016), Bảo trợ Xã hội (giai đoạn 2016-2017) và Phòng thủ
(2014-nay).
Leo Varadkar đã đóng một vai trò rất lớn trong
phong trào vận động quyền cho người LGBT tại Ireland. Năm 2015, Ireland trở
thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua trưng cầu dân
ý. Khi ấy, ông là vị Bộ trưởng đồng tính công khai đầu tiên và duy nhất.
Leo Varadkar hẹn hò với Matthew Barrett, một bác
sĩ chuyên khoa tim mạch hiện đang làm việc tại Chicago, từ năm 2015. Mối quan hệ
này đặc biệt thu hút nhiều sự chú ý từ giới truyền thông sau khi ông làm Thủ
tướng.
Ana Brnabic
Serbia không phải là một quốc gia tiến bộ về
quyền của người LGBT như Ireland, Iceland, Luxembourg và Bỉ. Tới nay, quốc gia
thuộc vùng Balkan này vẫn chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và lễ diễu hành
tự hào đồng tính cũng chỉ mới được phép tổ chức trong vài năm gần đây sau khi
bị cấm do sự phản đối đến từ nhiều tổ chức kỳ thị LGBT.
Chính vì thế, chiến thắng của Ana Brnabić trong
cuộc chiến giành lấy chiếc ghế Thủ tướng Serbia vào năm 2017 được nhận xét là
cực kỳ ấn tượng. Bà là người phụ nữ đầu tiên và người đồng tính đầu tiên làm
được điều này. Trước đây, bà từng đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Hành chính công
và Chính quyền Tự trị trong giai đoạn 2016-2017.
CUỘC ĐỜI SÓNG GIÓ
CỦA ÔNG HOÀNG THỜI TRANG: 2 NGƯỜI VỢ VÀ NHỮNG NGƯỜI TÌNH ĐỒNG GIỚI
Calvin Klein, có thể coi là một trong những đế
chế thời trang hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ khi đi đến đâu, đồ lót
Calvin Klein, quần jean Calvin Klein, kính mắt Calvin Klein thậm chí những chai
nước hoa Calvin Klein đều là những sản phẩm huyền thoại và được giới nhà giàu
vô cùng ưa chuộng.
Linh hồn đứng sau Calvin Klein, người đã gây dựng
nên cái tên đình đám suốt 50 năm này không ai khác chính là nhà thiết kế thời
trang cùng tên, Calvin Klein - người đàn ông tài hoa được coi là ông trùm thời
trang nước Mỹ. Tuy nhiên, câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng và những thăng
trầm hay tai tiếng trong cuộc đời của ông cũng là chủ đề được nhắc đến không
ít.
Gây dựng cả một đế chế từ 10.000 USD đi vay
Calvin Klein sinh ngày 19/11/1942, tại Bronx, New
York trong gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Cả nhà 5 người sống nhờ vào cửa
hàng tạp hóa nhỏ ở Harlem của bố Calvin. Thời thơ ấu, Calvin rất thích theo mẹ
đến thăm tiệm may nhỏ của bà ngoại và có lẽ đó là lúc niềm đam mê với vải vóc,
quần áo và thiết kế được nhen nhóm bên trong cậu bé tài năng này.
Năm 1963, nhà thiết kế đại tài tốt nghiệp Học
viện Công nghệ Thời trang theo đúng ước mơ từ bé của mình và bắt đầu gầy dựng
sự nghiệp từ con số 0. Câu chuyện Calvin tạo ra đế chế Calvin Klein bằng 10.000
USD mà bạn thân cho vay đã đi vào huyền thoại nước Mỹ.
Ban đầu, năm 1968, Calvin Klein là một cửa hàng
trưng bày đi thuê rất nhỏ với mặt hàng chủ yếu là áo khoác cho chị em phụ nữ.
Nhưng rồi rất nhanh, Calvin bắt đầu mở rộng giới hạn thiết kế của chính mình
khi tấn công cả vào thị trường quần áo nam giới, đồ phụ kiện đi kèm, quần jeans
rồi thống trị luôn cả thế giới đồ denim khi ấy đã có những tên tuổi lớn như
Gloria Vanderbilt, Jordache và Sasson. Quần áo Calvin Klein nổi tiếng với những
thiết kế tối giản nhưng hiện đại và sang trọng từ cách chọn vải và những đường
cắt may tinh tế.
Sự nghiệp lớn mạnh cùng loạt tai tiếng để đời
Có được hợp đồng lớn với nhà bán lẻ Bonwit
Teller, Calvin Klein bắt đầu lớn mạnh với doanh số bán hàng triệu đô chỉ sau
vài năm thành lập thương hiệu. Đến hiện tại, Calvin Klein có quần áo, nước hoa,
phụ kiện và cả những bộ đồ lót nóng bỏng có giá trên trời.
Thực tế, năm 1982, đồ lót của Calvin Klein cũng
không khác gì mặt hàng underwear trên thị trường đến từ những nhãn hàng khác.
Tuy nhiên, Calvin Klein đã bắt đúng tâm lý người tiêu dùng khi cho rằng, họ chi
nhiều tiền cho đồ hiệu thì chắc chắn sẽ muốn người khác biết đến điều đó.
Với ý tưởng đồ lót không chỉ để mặc bên trong,
Calvin Klein bắt đầu tung ra thị trường mẫu quần lót nam với dòng chữ Calvin
Klein được in đầy tinh tế trên cạp quần, mở ra trào lưu mặc quần để lộ
underwear để chứng minh đẳng cấp của bản thân. Độ hot của trào lưu cộp mác
Calvin Klein có lẽ không cần bất kỳ ai phải chứng minh khi đến hiện tại, phong
cách phối đồ này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Sau đó, Calvin Klein tiếp tục làm bùng nổ giới
thời trang khi tung ra chiến dịch quảng cáo quần jeans với người mẫu đại diện
mới 15 tuổi và hết sức non trẻ - Brooke Shields với câu slogan đi vào lịch sử
vì gây ra làn sóng tranh cãi quá lớn: "Không có gì có thể len vào
giữa cơ thể tôi và chiếc quần jean Calvin Klein." Đoạn clip ngay lập
tức bị cấm sóng vì nội dung nhạy cảm.
Nhưng sóng gió mới chỉ bắt đầu, ông này sau đó
liên tục hợp tác với loạt người mẫu quá nhỏ tuổi, sản xuất những TVC bị gắn mác
khiêu dâm rẻ tiền. Thậm chí, lúc ấy, cả Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Đệ nhất
phu nhân Hillary Clinton cũng phải lên tiếng phản đối những hình ảnh này.
Nhưng bất chấp tất cả những ý kiến trái chiều,
200.000 chiếc quần vừa chào bán đã hết sạch hàng ngay tuần đầu tiên. Chiến dịch
này là bước ngoặt định mệnh của CK khi trở thành hiện tượng chấn động toàn cầu,
thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành công nghiệp thời trang thế giới.
Nhà thiết kế đại tài trải qua nhiều sóng gió trong đời
Tuy lên như diều gặp gió, nhưng Calvin Klein cũng
phải đối mặt với những khủng hoảng tài chính khi vướng đến kiện tụng về luật
nhãn hiệu. Đặc biệt, vào những năm 90, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS ập đến như một
cú tai họa trời giáng đối với Calvin Klein khi trào lưu phóng khoáng của giới
trẻ nước Mỹ bị dập tắt hoàn toàn. Những chiếc quần jeans bó sát hiệu Calvin
Klein từng thống trị một thời bỗng chốc bị công chúng hoàn toàn bỏ rơi.
Calvin Klein rơi vào tình trạng nợ nần chồng
chất. Trong vũng bùn của sự nghiệp, ông tái hôn với người vợ 2 Kelly Rector
nhưng cuộc sống của Ông hoàng thời trang nước Mỹ chẳng những không khá hơn mà
còn chìm sâu trong tăm tối khi ông này lại rơi vào nghiện ngập.
Sự nghiệp rơi vào vực thẳm, Calvin Klein đối mặt
với nguy cơ phá sản nhưng may mắn thay, ông lại vực dậy từ đống đổ nát với loạt
sản phẩm mới như kính mắt, túi xách, đồng hồ... đầy thời thượng và đắt đỏ.
Vậy nhưng, năm 2006, Calvin Klein chia tay người
vợ tào khang đã cùng mình trải qua bao sóng gió và công khai xu hướng tính dục
là một người song tính. Ở tuổi 70, Calvin Klein gây bão dư luận khi công khai
cặp kè với người yêu đồng tính kém mình tận 46 tuổi - Nick Gruber. Ông trùm còn
chi mạnh tay tổ chức sinh nhật cho tình trẻ khi anh này 21 tuổi.
Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng không kéo dài
được lâu. Sau khi chia tay với Nick Gruber, Calvin lại bắt đầu chuyện tình mới
với nam người mẫu nóng bỏng có tên Kevin Baker, người kém mình 32 tuổi. Đến
hiện tại, được biết cha đẻ Calvin Klein vẫn chung sống với chàng trai này.
Dù là nhà sáng lập nên Calvin Klein, năm 2002,
Calvin vẫn quyết định bán đi đế chế mình dùng cả đời để gây dựng cho tập đoàn
Phillips Van Heusen với giá là 400 triệu USD (khoảng 10.000 tỷ đồng). Dù đã đổi
chủ, nhưng giá trị cốt lõi của những dòng thiết kế Calvin Klein sau này vẫn
được giữ nguyên vẹn.
BÍ MẬT NHỮNG CUỘC
TÌNH ĐỒNG TÍNH CỦA CÁC BẬC ĐẾ VƯƠNG
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, ngay cả những vị
hoàng đế với quyền lực che lấp cả thiên hạ cũng vướng vào tình yêu đồng tính
gây tranh cãi.
Và điều đặc biệt là những vị hoàng đế này có biết
bao cung tần tấp nập xung quanh mình nhưng vẫn vướng vào những cuộc tình đồng
tính gây xôn xao dư luận.
Tình yêu của vua nước Vệ với hai chàng trai
tuấn tú
Nhắc đến tình yêu đồng tính của các bậc hoàng đế
thì mối tình của Vệ Linh Công là một trong những mối tình nổi tiếng nhất Trung
Hoa cổ đại.
Thời Xuân Thu, vua nước Vệ là Vệ Linh Công đã đem
lòng sủng ái một người đàn ông tên Di Tử Hà. Di Tử Hà sở hữu vẻ đẹp khôi ngô
tuấn tú, thông minh, ông là họ hàng thân thích của Tử Lộ - một học trògiỏi của
Khổng Tử.
Sử sách kể lại một số dẫn chứng về tình cảm mà Vệ
Linh Công đã dành cho Di Tử Hà. Một ngày, Di Tử Hà vô cùng lo lắng khi nhận
được tin mẹ lâm trọng bệnh. Ông vội vã lấy xe của Vệ Linh Công về thăm mẹ.
Theo luật lệ lúc bấy giờ, nếu lấy trộm xe của vua
phải chịu hình phạt chặtchân. Nhưng trái lại, khi Vệ Linh Công biết rõ sự tình,
vua không những không giận mà còn lớn tiếng ca ngợi chàng là người hiếu thuận,
vì mẹ sẵn sàng chịu nguy hiểm.
Một dẫn chứng khác đó là lần Di Tử Hà theo Vệ
Linh Công đi tản bộ trong vườn hoa. Khi thấy một quả đào trên cây đã chín, ông
liền hái xuống ăn ngon lành ngay trước mặt vua. Sau đó, Di Tử Hà mới đưa trái
đào đã cắn dở cho vua ăn. Vệ Linh Công vừa thưởng thức đào vừa khen người tình:
“Khó mà có được tấm lòng trung như ái khanh”.
Chỉ một sự việc nhỏ trên nhưng sau đó rất lâu, hễ
gặp ai Vệ Linh Công đều khoe rằng Di Tử Hà rất yêu quý mình, một quả đào ngon
cũng chia cho vua ăn cùng.
Nhưng rồi thời gian qua đi, Vệ Linh Công sinh ra
chán ghét đối với Di Tử Hà. Sau đó, vị vua nước Vệ này lại sủng ái một người
đàn ông khác là đại phu Công Tử Triều. Cũng vì dung mạo khôi ngô xuất chúng mà
Công Tử Triều được vua Vệ Linh Công sủng hạnh, tự do ra vào cung cấm, gây không
ít lời bàn tán trong cung.
Tuy nhiên, Công Tử Triều không dành tình yêu duy
nhất cho vua mà còn đem lòng yêu một người con gái trong hậu cung. Trớ trêu
thay đó lại là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công.
Suốt một thời gian dài, Công Tử Triều và nàng Nam
Tử tư thông với nhau gây động loạn cả cung cấm. Dẫu vậy, sau khi dẹp loạn, hai
người kia thì đã trốn sang nước Tấn nhưng vua nước Vệ vẫn còn yêu mến Công Tử
Triều. Ông mượn cớ là mẫu hậu tưởng nhớ nàng con dâu Nam Tử gọi Công Tử Triều
về nước.
“Đại đế” cũng thích đàn ông
Nhắc tới hoàng đế Càn Long, người ta thường mệnh
danh ông là “đại đế” - vị vua nổi tiếng nhất thời Mãn Thanh (triều đại cuối
cùng của Trung Hoa). Trong hơn 60 năm trị vì, vị vua này sở hữu vô số mỹ nhân
từ hoàng hậu, phi tần, quý nhân song ông cũng vướng phải tình yêu đồng tính với
đại thần Hòa Thân.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế.
Ung Chính có một phi tử, dung mạo vô cùng kiều diễm. Khi Càn Long 15 tuổi, vào
cung lo việc, được ở bên cạnh bà phi này. Nhìn phi tử chải đầu, Càn Long không
cầm được lòng bèn bịt mắt từ phía sau để trêu đùa.
Phi tử không biết đó là thái tử nên đã vung lược
ra sau, đập trúng vào mặt của Càn Long. Khi thái hậu thấy trên mặt Càn Long có
một vết tấy đỏ và nghe được sự thật đã nghingờ phi tử định đùa bỡn với thái tử,
lập tức ban cái chết cho phi tử.
Thấy vậy, Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay
nhuộm đỏ bôi vào cổ phi tử nói: “Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng
linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau”.
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất
thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan
Nghi Vệ, công việc là khiêng kiệu.
Một hôm, Càn Long muốn ra ngoài. Trong lúc vội vã
tìm không thấy cái lọng vàng, Càn Long mới hỏi: “Đây là lỗi của ai”. Hòa Thân
vội vã nói: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”. Nghe giọng
nói và nhìn Hòa Thân, Càn Long cảm thấy rất quen như đã gặp ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn
nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và người phi tử vì mình bị chết năm xưa có ngoại
hình rất giống nhau. Vua bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kĩ cổ của ông ta
phát hiện một vết ngón tay. Càn Long cho rằng Hòa Thân chính là người phi tử
thuở trước đầu thai, từ đó rất sủng hạnh Hòa Thân.
Được vua yêu mến nên con đường tiến thân của của
Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu ông ta được thăng lên
đến chức Tể tướng. Vốn là người gian xảo, tham lam, Hòa Thân nhanh chóng trở
thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Hai vua lớn nhà Hán đều đồng tính
Lịch sử “tổng kết”, trong số 25 ông vua triều
Hán, có đến 10 vị có các “sủng nam”. Bởi thế, nhiều người gọi nhà Hán là triều
đại của những hoàng đế đồng tính. Nổi tiếng nhất là Hán Văn Đế Lưu Hằng và Hán
Ai Đế Lưu Hân.
Hán Văn Đế được coi là một vị hoàng đế anh minh và hiếu thuận. Ông là người
tiết kiệm, một cái áo bị rách cũng quyết không vứt đi nhưng đối với Đặng Thông,
Văn Đế lại dành sự ưu ái vô cùng.
Người ta kể rằng trên thân của Đặng Thông không
thể đếm nổi Hán Văn Đế đã tiêu phí bao nhiêu ngọc vàng châu báu. Hai người đi
đâu cũng có nhau, đêm còn ngủ cùng nhau.
Ban đầu, Đặng Thông là phu thuyền và được triệu
vào cung làm thủy thủ cho ngự thuyền của Hán Văn Đế. Một đêm, Hán Văn Đế mơ
thấy mình đang lên trời nhưng dùng sức của9 trâu và hai hổ mà vẫn không thể
tiếp cận được Nam Thiên Môn nên cuối cùng vẫn không thể vào được cửa trời. Đúng
lúc đó có một người đầu quấn khăn vàng đứng sau lưng đẩy ông vào. Hán Văn Đế
quay đầu nhìn lại người đã đẩy mình, muốn gọi anh ta trở lại thì tỉnh giấc.
Hôm sau, Hán Văn Đế đi chơi nhìn thấy một người
thủy thủ đầu quấn khăn vàng, đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt người
trong mơ hôm trước. Ông gọi lại hỏi thìbiết người đó tên là Đặng Thông.
Văn Đế nghĩ người có khả năng đẩy mình lên trời
hẳn là có kỳ tài. Mà cái tên Đặng Thông cũng có thể hiểu chệch đi chỉ việc lên
trời trót lọt, nên vua tin chắc người đẩy mình lên trời chính là Đặng Thông. Từ
đó, Văn Đế cực kỳ sủng ái ông ta.
Rất nhiều lần Hán Văn Đế thưởng cho ĐặngThông vàng bạc và phong cho ông chức
đại phu trong triều, mặc dù ngoài việc chèo thuyền ra ông không biết làm gì.
Một lần, Hứa Phụ - một người rất nổi tiếng về
việc đoán số đến gặp Đặng Thông và phán sau này ông sẽ bị lạnh, bị đói mà chết.
Nghe xong, Hán Văn Đế không vui vì nghĩ người duy nhất có thể giúp đỡ Đặng
Thông chỉ có mình mình, chẳng lẽ chính mình lại để “người tình” khốn cùng như
vậy?
Ngay lập tức, Hán Văn Đế lấy một núi đồng ban cho
Đặng Thông, cho phép ông ta tự mình đúc tiền đồng để tiêu. Từ đó Đặng Thông trở
nên phát tài, tiền đồng do ông ta đúc được tiêukhắp thiên hạ.
Về phía Đặng Thông, đượcvua sủng ái, ông cũng rất
lấy làm cảm kích. Có lần, trên lưng Văn Đế có một cái nhọt, máu mủ chảy ra
không ngừng, Đặng Thông dùng miệng hút máu mủ ra ngoài cho vua khiến Văn Đế vô
cùng cảm động.
Một lần thái tử Lưu Khải vào thăm vua cha. Muốn
thử lòng hiếu thuận của con, Văn Đế nhờ Lưu Khải hút mủ trong nhọt của mình.
Thải tử nhìn thấy đã ghê sợ nhưng không dám khángmệnh, cắn răng mà hút nhưng vẻ
mặt vô cùng khó coi. Thấy thế, Hán Văn Đế than rằng: “Đặng Thông còn yêu ta hơn
cả thái tử”. Vì thế, Lưu Khải đem lòng hận Đặng Thông.
Sau khi Văn Đế chết, Lưu Khải lên ngôi vua, liền
bãi miễn chức quan của Đặng Thông. Không lâu sau Đặng Thông bị tịch thu toàn bộ
gia sản vì tội đúc tiền trộm. Cuối cùng, ông chết vìđói và rét.
Cũng trong thời nhà Hán, câu chuyện tình yêu cắt
áo của Hán Ai Đế được rất nhiều người truyền tụng. Vì sủng ái người tình đồng
giới là Đổng Hiền, vị hoàng đế này đã cam tâm bỏđi không ít trong cung, thậm
chí ông còn muốn nhường lại giang sơn cho Đổng Hiền.
Đổng Hiền vốn là một người hầu của Ai Đế từ lúc
còn là thái tử. Một hôm, khi đang làm việc trong cung , đúng lúc dừng lại thì
nhìn thấy Ai Đế (lúc này đã lên ngôi hoàng đế). Sau mấy năm không gặp, Ai Đế
thấy Đổng Hiền trưởng thành, tuấn tú hơn xưa. Quá vui mừng, Hán Ai Đế lệnh cho
Đổng Hiền theo mình hầu hạ và ngày càng sủng ái ông ta hơn.
Hai người ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì
cũng không rời xa nhau. Bên cạnh đó, hoàng đế còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng
Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ởbên cạnh mình.
Theo sử sách lại, Đổng Hiền có khuôn mặt giống mỹ
nữ, ngôn ngữ, tính tình dịu dàng, giỏi quyến rũ. Có lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối
lên cánh tay áo của Ai Đế ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm
tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Bởi thế,
người đời sau gọi tình yêu đồng tính này là mối tình cắt áo.
Với mong muốn người mình yêu thương có địa vị
đứng đầu trong triều chính, Ai Đế còn định phong cho Đổng Hiền tước hầu nhưng
mãi vẫn chưa tìm được cơ hội. Sau đó, lúc thưàtướng Vương Gia chết, trong triều
giảm đi một thế lực phản đối Đổng Hiền, Ai Đế mới phong cho Đổng Hiền chức Đại
tư mã.
Mới 22 tuổi mà Đổng Hiền đã đạt đến chức cao nhất
trong triều đình. Tình yêu của Ai Đế dường như không còn biết làm thế nào để
bày tỏ với Đổng Hiền.
Một ngày, Ai Đế mở yến tiệc cùng chư thần,sau khi
uống vài cốc rượu, đột nhiên Ai Đế nhìn Đổng Hiền bằng đôi mắt đầy thâm tình
rồi cười nói muốn học theo vua Nghiêu Thuấn nhường lại ngôi cho Đổng Hiền. Sự
việc này đã khiến cả triều văn võ bá quan ngỡ ngàng.
Tiếp đó, Ai Đế còn ra lệnh cho xây dựng bên cạnh
lăng mộ của mình một phần mộ khác để nếu Đổng Hiền chết thì sẽ an táng bên cạnh
phần mộ của mình. Nhưng việc này đã không thực hiện được do Ai Đế mắc bệnh chết
sớm.
NHỮNG CUỘC TÌNH
ĐỒNG TÍNH GAY CẤN CỦA HOÀNG ĐẾ FRIEDRICH II
https://www.nguoiduatin.vn/nhung-cuoc-tinh-gay-can-cua-vi-vua-dong-tinh-a33987.html
Một điều đặc biệt trong cung điện Sanssouci mà
bất cứ ai khi bước vào đều có thể nhận ra, thậm chí thoáng giật mình. Trong
cung điện, nhà vua cho trang hoàng rất nhiều chân dung của những mối tình đồng
tính luyến ái trong thời cổ đại Hy Lạp.
Một trong những mối tình tiêu biểu đó là Orestes
và Pylades được nhà vua Friedrich II ca ngợi như những người hùng của tình bạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, cung điện Sanssouci còn lưu một bài thơ mà Friedrich
II viết dành tặng cho một người bạn của mình khi đến đây.
Bài thơ viết: "Trong Hoàng cung được trang
hoàng lộng lẫy này/Đôi ta hãy cùng tự do chung sống...".
Và người ta có thể nhận ra rằng, tất cả những
người được mời tới cung điện đều là những người đàn ông. Họ đến đây vui chơi
với nhà vua và có những cử chỉ thân mật.
Những điều bí ẩn, lạ lùng này đã khiến người ta
dấy lên một mối hoài nghi về giới tính thực sự của Friedrich II, và cũng lí
giải nguyên nhân trước đây ông không chịu lấy vợ, cũng như việc đối xử lạnh
nhạt với người vợ sau này. Từ những tư liệu thu thập được, nhiều sử gia khẳng
định rằng, Friedrich II đích thị là một ông vua đồng tính.
Thực tế cho thấy Friedrich II có một mối quan hệ
thân mật đến mức lạ thường với người lính hầu của ông có tên là Christoph
Keith. Khi còn là một hoàng tử, Friedrich II cho phép Christoph Keith ở bên
mình suốt ngày đêm.
Sở dĩ Friedrich II không hào hứng cũng như kịch
liệt phản đối chuyện lấy vợ là vì ông cảm thấy ở bên cạnh Christoph vui hơn,
ông có thể gắn bó với Christoph không rời một giây một phút.
Khi vua cha Friedrich Wilhelm I phát hiện ra điều
bất thường này, ông đã truyền lệnh đày ải Keith. Việc Keith bị đày ải khiến cho
Friedrich II đau buồn, ủ rũ mất một thời gian dài.
Tuy nhiên, sau đó, người ta lại phát hiện ra
Friedrich II có mối quan hệ với người vệ sĩ mới - đó là Trung tá Borcke.
Friedrich II từng viết những lá thư mà giọng điệu trong đó sặc mùi của yêu
đương, tình ái, rằng “chẳng ai yêu mến Ngươi bằng Ta đâu...”.
Friedrich II cũng tha thiết đề nghị Borcke “đền
đáp” tình yêu thương mà ông dành cho anh ta.
Ông cũng được xem là vị vua đồng tính với lịch sử
tình ái vô cùng gay cấn
Một trong những người khác nhiều người cho là có
quan hệ đồng tính luyến ái với Friedrich II chính là Trung úy Hans Hermann von
Katte. Nhiều quan lại trong triều đình Phổ cho rằng mình đã nhìn thấy sự thân
mật trên mức tình bạn giữa hai người này.
Không chỉ có những biểu hiện lạ thường, cả hai
thậm chí còn lên một kế hoạch táo bạo, đó là trốn ra khỏi nước Phổ. Đây thực sự
là một sai lầm lớn dẫn đến một cơn thịnh nộ lôi đình của nhà vua Friedrich
Wilhelm I. Sự việc diễn ra vào năm Friedrich mới chỉ 18 tuổi.
Tuy nhiên, lúc này mối quan hệ với Trung úy Hans
Hermann von Katte đã vô cùng thân thiết. Vì quá chán nản trước việc liên tục bị
vua cha giục lấy vợ, Friedrich ông đã cùng với Trung úy Hans Hermann von Katte
và một số sĩ quan cấp thấp trong quân đội Phổ lập mưu trốn sang nước Anh. Mọi
kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và thời cơ cũng đã đến.
Tháng 8 năm 1730, vua Friedrich Wilhelm I có một
chuyến thị sát ở miền Tây Nam Đức. Friedrich đã xin đi cùng chuyến đi này, cũng
muốn nhân cơ hội này để tẩu thoát cùng Hans Hermann von Katte.
Tuy nhiên, một trong số những người đi theo đã
không giữ được bí mật và báo cáo với nhà vua về kế hoạch tẩu thoát này nhằm hưởng
lượng khoan hồng. Sự việc bại lộ và được đưa ra tòa án quân sự.
Trong vụ án này, Hans Hermann von Katte bị tuyên
án tù chung thân còn hoàng tử Friedrich được đưa vào giam trong nhà tù một thời
gian ngắn. Kế hoạch không thành, lại phải chịu cảnh giam cầm khiến Friedrich vô
cùng buồn bã và đau khổ. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chưa khiến Friedrich
suy sụp bằng việc chứng kiến cái chết của người tình Hans Hermann von Katte.
Sau khi phát hiện ra chân tướng vụ việc, biết
được mối quan hệ bất thường giữa Katte với Friedrich, vua cha Friedrich Wilhelm
truyền lệnh xử tử đối với tay trung úy này. Ngày 6 tháng 11 năm 1730, tại
Küstrin (Kostrzyn) - một pháo đài trên sông Oder, Katte bị đưa ra hành hình.
Katte bị bịt mắt và bị một tên đao phủ xử trảm.
Hoàng tử Friedrich cũng có mặt trong sự kiện này.
Nhiều người đã kể lại rằng, khi chiếc đầu của Katte rơi ra, người ra nghe thấy
Friedrich hét lên: "Katte! Xin lỗi Ngươi nhiều lắm!".
Ngay sau đó, hoàng thái tử lăn ra ngất. Sự kiện
kinh hoàng đó thậm chí còn khiến cho Friedrich mất nhiều ngày hoang mang và
sống trong những cơn ác mộng cũng như sự nhung nhớ về Katte. Tuy nhiên cũng nhờ
biến cố khủng khiếp này mà Friedrich cuối cùng đã chịu xuống nước và đồng ý lấy
vợ.
Những ngày tháng ở trong tù cùng với sự quan tâm
ân cần của vua cha đã khiến cho Friedrich có một cảm nhận khác về tình cha con
và khiến ông viết thư xin lỗi vua cha. Cảm động vì điều này, Friedrich Wilhelm
I vội vàng đến ngục thăm con và sau đó đã ân xá cho Friedrich.
Danh sách những người tình trong bóng tối của
thái tử Friedrich chưa dừng lại ở đó. Một thời gian sau cái chết của Katte, vẫn
chứng nào tật ấy, Friedrich nhanh chóng tìm được người bạn mới cho mình, đó là
một người nông dân trẻ có tên là Fredersdorf mà Friedrich gặp trong một lần
cùng cha đi thị sát.
Ái tình đã khiến Friedrich say sưa và mù quáng
tới mức không tiếc tay phong cho Fredersdorf chức quan đại thần.
Friedrich cũng tạo ra một cơn chấn động cũng như
những sự ghen tị cho tầng lớp địa chủ Phổ bằng việc ban cho con trai của
Fredersdorf một điền trang khiến cho từ một người nông dân, y đã trở thành một
địa chủ giàu có bậc nhất trong thiên hạ.
Những người tâm giao của Friedrich thuộc đủ mọi
thành phần. Ngoài những người lính hầu, người nông dân hay những viên trung úy
của triều đình Phổ thì Friedrich còn qua lại với cả những nhà ngoại giao.
Keyserling - theo một nhà ngoại giao người Pháp - từng được mời đến chơi cùng
nhà vua và chung sống với Friedrich trong vòng nhiều tiếng đồng hồ.
Trong suốt quãng thời gian đó, Friedrich không
cho Keyserling ra ngoài đường, vì "sợ thiên hạ dị nghị về ông ta”.
Mối quan hệ trên cả đặc biệt
Một số ghi chép còn tiết lộ một sự thật khiến
nhiều người phải ngỡ ngàng và choáng váng, đó là mối quan hệ giữa Friedrich với
nhà triết học, nhà thơ nổi tiếng người Pháp Voltaire. Nhiều tài liệu cho rằng
giữa Voltaire và nhà vua nước Phổ đã có một tình bạn trên cả tuyệt vời.
Tuy nhiên, chính những bút tích hay những câu thơ
của Voltaire còn lại cho đến ngày nay đã tố cáo một tình cảm trên mức bình
thường giữa hai người này. Năm 1740, khi Friedrich II von Hohenzollern lên ngôi
Quốc vương, nhà vua đã gửi thư mời Voltaire đến thăm kinh đô Berlin.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ đại văn hào vướng vào mối
tình với bà Chatelet, nên Voltaire đã từ chối chuyến đi này. Nhưng như một định
mệnh không tránh khỏi, vào năm 1743, vua Pháp với mục đích nhằm củng cố liên
minh Pháp - Phổ đã cử một người sang viếng thăm vua Phổ. Người được lựa chọn
không ai khác chính là Voltaire.
Và nhà triết học người Pháp này đã trở thành một
trong những thượng khách đã được Đại đế Friedrich II tiếp đón tại cung điện xa
hoa Sanssouci.
Sau chuyến công cán đó, Voltaire còn trở lại nước
Phổ nhiều lần theo những lời mời cá nhân. Đặc biệt, sau khi bà Chatelet qua đời
vào năm 1749, cuối cùng thì Voltaire cũng nhận không ít lời mời đến chung sống
với nhà vua.
Vào tháng 7 năm 1750, Voltaire đến kinh thành
Berlin. Là viên thị thần của ông, Voltaire được ông chu cấp cho 20.000 quan
Pháp và sống tại một trong những cung điện Hoàng gia Phổ.
Trong suốt gần 50 năm kể từ đó trở đi, Voltaire
đã cùng với Đại đế Friedrich II trải qua nhiều giây phút thăng hoa tại cung
điện mùa hè. Có lần, Voltaire từng gửi tặng một bài thơ cho ông, ví ông như
Julius Caesar - vị hoàng đế đồng tính luyến ái đã cải cách hệ thống lịch thời
kỳ La Mã cổ đại, và từng gọi ông là "Đức Vua vĩ đại, đẹp trai và thích
quấy rối người khác".
Ở bên cạnh Đại đế Friedrich II, Voltaire hưởng
mọi bổng lộc, vinh hoa phú quý của một người thân cận hoàng đế.
Trong khi đó, Voltaire trở thành người thầy, nhà
triết học và người bạn tận tụy nhất của ông. Thậm chí, có lần, Voltaire từng
thốt lên rằng: “Trong suốt bốn năm nay, hạ thần là nhân tình của Đức Kim
thượng...”.
Trong cung điện nguy nga tráng lệ, Đại đế
Friedrich II và Voltaire ngồi đàm luận với nhau khoảng hai tiếng đồng hồ. Sau
đó, họ cùng nhau dùng bữa tối trong ánh nến lãng mạn và tiếp tục kéo dài câu
chuyện của mình cho tới tận khuya.
Chuyện đồng tính luyến ái của Đại đế Friedrich II
trước sau vẫn chỉ là những câu chuyện bí mật được giấu kín trong bóng tối. Thế
nhưng, bỗng một ngày, người ta đọc được một ghi chép của Voltaire thẳng thắn
nói về chuyện giới tính này của nhà vua.
Trong ghi chép của mình, Voltaire viết: “Nhà vua
ngủ theo kiểu Sparta trên một chiếc võng giản dị của quân đội nước Phổ. Khi đức
vua vận hoàng bào và mang hia, triết học Khắc kỷ phải nhường chỗ cho trường
phái Epicurus trong một khoảng thời gian ngắn.
Có hai hoặc ba sủng thần tới gặp Ngài, họ là
những Trung úy trong quân đội triều đình, hoặc là những học viên trẻ của trường
sĩ quan, những anh lính hầu, hoặc là những haidouk (lính bộ binh người
Hungary). Họ đã cùng nhau uống cà phê.
Ngài mà thả một chiếc khăn quàng cổ vào anh chàng
nào thì anh ta sẽ còn ở riêng cùng Ngài thêm 15 phút nữa. (Trong cung cấm của
Thổ Nhĩ Kỳ, một nguyên phi được chọn để ăn nằm với Sultan thường ra mắt Sultan
với một chiếc khăn quàng cổ)”.
Tác phẩm khiến nhiều người choáng váng bởi nó
công khai luôn chuyện Đại đế Friedrich II là một vị vua đồng tính luyến ái.
Choáng váng hơn nữa là khi nó được viết ra bởi chính người đã nhiều ngày đêm
chung sống cùng đức vua.
Khi biết chuyện, Đại đế Friedrich II đã giữ một
thái độ không phủ nhận chuyện đồng tính mà cũng không cho rằng nội dung quyển
sách này là đúng. Đức vua cũng không truy cứu chuyện Voltaire đã nói ra bí mật
này.
Người ta đồn rằng, trước khi sự việc này xảy ra,
giữa đức vua và Voltaire đã nổ ra một cuộc tranh luận dẫn đến bất hòa. Và việc
tung ra những lời trên chỉ là một cơn nóng giận tức thời của Voltaire dành cho
người bạn lâu năm của mình.
Chính Voltaire sau này cũng đã ám chỉ về vụ việc
này rằng: “Hai người tình bất hòa với nhau, nói cách khác là hai kẻ náo loạn
hoàng cung giận nhau. Tuy nhiên, tình yêu thương nồng nàn vẫn bất diệt”.
ÔNG VUA LA MÃ ĐẦU
TIÊN CÔNG KHAI LÀ GAY
https://vnexpress.net/ong-vua-la-ma-dau-tien-cong-khai-la-gay-3417690.html
Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, chỉ
việc một người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc quan hệ
tình dục với người cùng giới tính trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài.
Được nhìn nhận như một xu hướng tình dục, đồng tính luyến ái là một mô
hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, tình dục một cách chủ yếu hoặc
duy nhất với đối tượng cùng giới.
Sách sử ghi nhận vị vua đầu tiên công khai thân
phận đồng tính là Hadrianus hay Hadrian theo tiếng Anh, Publius
Aelius Trajanus Hadrianus Augustus theo tiếng La Tinh. Ông sinh năm 76 mất
năm 138, là vua của đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời
vào năm 138. Hadrianus là một vị minh quân, nhà lãnh đạo quân sự tàn
nhẫn nhưng có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và
con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng
lừng danh nhất đế quốc La Mã, ông cai quản một lãnh thổ rộng lớn hơn
cả Liên minh châu Âu ngày nay.
Hoàng đế này nổi tiếng với công cuộc
gầy dựng trường thành Hadrianus đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã
tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông gầy dựng đền thờ Pantheon, xây cất đền thờ Vệ
Nữ và La Mã. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp,
Hadrianus đã nỗ lực đưa Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc
và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga khắp thành phố này.
Thời ấy nhiều người thắc mắc vì
sao Hoàng đế Hadrianus lại ái mộ nền văn mình Hy Lạp
đến như thế. Bí mật cực kỳ to lớn này đã được tiết lộ trong quyển
Biên niên sử thời kỳ La Mã cổ xưa, sách này chép
rằng Hadrianus đã yêu say đắm một mỹ nam người Hy
Lạp tên là Antinous.
Antinoüs (110/111-130), là một tùy tùng của Hoàng
đế Hadrianus. Chàng trai này cực kỳ khôi ngô tuấn tú. Anh ta có nét đẹp mê
hồn khiến vị hoàng đế lỗi lạc bị lôi cuốn và đem lòng yêu thương.
Thực tế trước đó Hoàng đế Hadrianus đã dành nhiều thời gian ở
với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào ăn tối
và ngủ cùng những người lính. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho
rằng Hadrianus đã có xu hướng quan hệ đồng tính luyến ái nam
từ thời kỳ huấn luyện quân sự.
Trong giai đoạn trị vì của Hoàng đế
Hadrianus, việc quan hệ đồng tính luyến ái nam được công nhận và các
cặp đôi được phép lấy nhau hợp pháp ngay cả trong quân đội.
Khi ấy, tư tưởng của Hadrianus được cho là kỳ lạ và quá sức
lệch lạc. Tuy nhiên ngày nay quan điểm này được chấp thuận ở hầu hết
các quốc gia châu Âu và Mỹ.
Sau khi anh chàng đẹp trai Antinous qua đời,
Hoàng đế Handrian đau buồn vô hạn. Tên của Antinous được dùng để đặt cho nhiều
thành phố, nhiều loại huy chương cũng khắc hình anh. Tượng Antinous được dựng
lên khắp nơi. Sau này, Hoàng đế Hadrianus còn phong thánh cho người yêu quá cố.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu về tình
dục khẳng định xu hướng đồng tính không chỉ tồn tại trong xã hội
loài người mà rất phổ biến ở thế giới tự nhiên, được quan sát và
ghi nhận trên khoảng 1.500 loài động vật. Về mặt tâm lý, những mối quan hệ
tình dục nam với nam, nữ với nữ cũng được xếp tương đương với
quan hệ khác giới. Đồng tính luyến ái đã từng được ngưỡng mộ và lên án
trong suốt quá trình phát triển của nhân loại được lịch sử ghi lại,
tùy thuộc vào hình thức và nền văn hóa từng thời kỳ.
Từ cuối thế kỷ 19, phong trào đòi quyền lợi cho
người đồng tính nở rộ trên phạm vi toàn cầu. Những cặp đôi gay hoặc
lesbian yêu nhau bày tỏ mong muốn được bộc lộ, công khai xu
hướng tính dục bản thân, đồng thời kỳ vọng được pháp luật công nhận
các quyền lợi hợp pháp. Trong đó có quyền kết hôn và các hình thức kết hợp dân
sự, nhận con nuôi và làm cha mẹ, các quyền liên quan đến việc làm, phục vụ
trong quân đội, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
có luật bảo vệ trẻ vị thành niên đồng tính...
KỲ LẠ TÌNH DỤC ĐỒNG
GIỚI CỦA CÁC SAMURAI
http://www.nguoiduatin.vn/ky-la-tinh...ai-a19099.html
Là một trong những nước có ghi chép lịch sử về
tình dục đồng giới sớm nhất Châu Á, có những giai đoạn, mổi quan hệ vô vùng
nhạy cảm này rất được ủng hộ tại Nhật Bản. Bởi vậy, đến ngay cả quan hệ đồng
tính nam nam của tầng lớp cao quý trong xã hội như các võ sỹ đạo samurai cũng
một thời được coi là dạng tình yêu thuần khiết và cao quý nhất.
“Chuyện thường” tình dục đồng giới của samurai
Từ đầu lịch sử tới nay, tín ngưỡng bản địa Nhật
Bản, đạo Shinto, đã giữ một ý thức hệ tích cực đối với tình dục, đặc biệt với
vai trò của tình dục trong việc duy trì nòi giống. Tới tận bây giờ người ta vẫn
có thể chứng kiến những ngày hội làng có những dương vật tạc bằng gỗ khổng lồ
được đem ra khỏi điện thờ và rước quanh ruộng đồng để cầu xin sự mầu mỡ. Mặc dù
đạo Shinto không có một hệ thống thần học và lý luận về tình dục, nhưng khi bàn
luận về tình dục thì bao giờ cũng coi đó là một điều tốt, một “con đường” xuất
phát từ tổ tiên.
Đầu thế kỷ thứ 20, những câu chuyện về mối quan
hệ giới tính của các samurai đã ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của người dân
Nhật Bản. Tiếp thu những ý thức hệ tích cực của đạo Shinto đối với tình dục, dù
là quan hệ dị tính hay đồng tính, miễn là có quan hệ xác thịt, người Nhật luôn
gọi hành động này của các samurai là “sắc”. Chỉ có điều, nếu là quan hệ nam nữ
thì gọi là “nữ sắc”, còn quan hệ nam nam thì gọi là “nam sắc”. Ở thời điểm này,
người Nhật đã rất hứng khởi truyền tay nhau bức tranh có tên “Hagakure” (Dưới
bóng lá), một tác phẩm nói về cách làm tình lý tưởng trong tình yêu nam nam của
các samurai thời bấy giờ.
Lịch sử của Nhật còn ghi rõ, ngay từ thế kỷ thứ
16, không ít con em của các samurai được gửi đào tạo trong các tu viện Phật
giáo. Ở nơi linh thiêng này, không chỉ có một tác phẩm như “Hagakure” được ra
đời mà một loạt những áng văn thơ bất hủ cũng được thai nghén hình hài, như
tuyển tập truyện ngắn “Tấm gương lớn tình yêu nam giới” của Ihara Saikaku,
tuyển tập thơ và truyện “Hoa Azeleas dại” của Kitamura Kigin và những sách đạo
đức hướng dẫn sử sự trong tình yêu nam giới như tác phẩm “Ghi chép của những
người bạn tâm huyết”....Nội dung chính của các tác phẩm này đều là mối quan hệ
đồng tính nam nam giữa các samurai.
Trong tác phẩm “Tấm gương lớn tình yêu nam giới”
của tác giả Ihara Saikaku có ghi lại: Một chú tiểu- con trai của một samurai
với ý thức lớn lên sẽ nối nghiệp cha đã được đưa vào một học viện Phật giáo để
tu học. Tại đây chú tiểu này đã thầm thương trộm nhớ người thầy của mình- cũng
là một samurai giải nghệ để đi tu. Chàng thiếu niên 14 tuổi này được miêu tả là
đẹp, duyên dáng và quyến rũ như một thiếu nữ xuân thì, trong khi đó người tình cao
tuổi lại được khắc họa với những đường nét gồ ghề, trung thành và dũng cảm của
một samuirai chuyên nghiệp.
“Sự thương mến của hai con người này được coi là
số mệnh bắt nguồn từ duyên nợ của kiếp trước. Tuy nhiên quan hệ này không phải
chủ yếu là quan hệ tình dục, mà gồm cả những yếu tố giáo dục, chỗ dựa trong xã
hội và hỗ trợ về tinh thần. Hai người cùng thề tôn trọng lý tưởng samurai. Vị
trí samurai được tăng sức mạnh nhờ một quan hệ được lựa chọn kỹ càng”- một đoạn
trong tác phẩm “Tấm gương lớn tình yêu nam giới” ghi rõ.
Trước đó, vào năm 1591, Gaspar Vilela, một nhà du
hành Bồ Đào Nha sau một chuyến công du Nhật Bản đã ghi chép như sau: “Các ông
bố là samurai đã giao phó con trai mình cho những vị sư để được dạy những việc
như vậy và đồng thời để thỏa mãn dục vọng của họ. Ở nơi đây, hành động này lại
được coi là danh giá. Khi người ta nghe tới điều này, họ không hề cảm thấy ghê
sợ hay kinh hãi, vì đó đã được coi là một việc hết sức bình thường”.
Chuyện tình mỹ nam samurai
Không chỉ có những tình tiết hay nhân vật được hư
cấu, chuyện tình nam nam của các võ sĩ đạo còn được ghi chép lại rất nhiều
trong lịch sử Nhật Bản. Vào cuối thế kỷ thứ 16, một tình yêu có thể được coi là
vĩnh cửu và nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này đã xuất hiện giữa hai võ sĩ
samuirai dưới chế độ Mạc phủ. Một người tên là Horio Tadaharu và một người tên
là Maeda.
Lần đầu gặp mặt của hai võ sĩ nổi danh là ở ở phủ
của một quan lớn triều đình Mạc phủ Tại đây, vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết như
hồ nước thu của người được ví là “đệ nhất mỹ nam” Horio Tadaharu lúc này mới 16
tuổi đã lập tức làm mê đắm võ sỹ lừng lẫy của triều đình- Maeda, khi đó cũng đã
bước vào tuổi 34. Sau đó không lâu, nhờ mai mối, một cuộc hẹn hò đã được lên
lịch cho Maeda và Horio Tadaharu .
Trong lần hẹn hò đầu tiên này, là một người khá
đứng tuổi nên võ sỹ Maeda cảm thấy khá căng thẳng khi đứng trước một mỹ nam có
vẻ đẹp thuần khiết và trong sáng như Horio Tadaharu. Giữa một khung cảnh thơ
mộng với ánh trăng, vị vương gia này do ngại ngùng mà chỉ dám thốt lên: “Đêm nay
trăng quá đẹp”. Horio Tadaharu vì không dám từ chối lời mời gặp mặt nên đã viện
lý do rằng: “Hôm nay tâm trạng của tôi không được tốt, sẽ làm mất hứng ngắm
trăng của võ sỹ. Vậy cho tôi lui trước để võ sỹ tiếp tục thưởng trăng”- Nói
xong, Horio liền đi mất.
Tuy nhiên, không vì sự kém nhiệt tình của Horio
mà võ sỹ Maeda lại bỏ cuộc. Cũng từ ngày hôm đó, ngày nào Maeda cũng lui qua
phủ của Horio để thăm nom và cùng “học hỏi tinh thần của samurai”. Mưa dầm thấm
lâu, dần dần tình cảm của Horio Tadaharu đã biến chuyển khi chàng mỹ nam này
cảm thấy nhớ nhung mỗi khi không thấy võ sỹ Maeda qua phủ chơi. Sau vài tháng,
mỹ nam Horio Tadaharu quyết định đến phủ của Maeda để thăm quan.
Nhận được tin Horio Tadaharu sẽ đến phủ của mình,
Maeda vui mừng đến nỗi đứng ngồi không yên. Ông còn yêu cầu người ở trong 3
ngày phải dựng ngay một lầu ngắm trăng ngay trong phủ để đón tiếp “người
thương”.Trong những ngày chờ đợi, Horio Tadaharu dường như biến thành con người
khác khi bỗng chốc trở thành con ngưởi vui vẻ,hòa nhã trái ngược hẳn với tính
cách dữ dằn, hung bạo trước đó.
Để thử thách tình cảm của Maeda dành cho mình, mỹ
nam Horio Tadaharu đã cáo ốm đúng ngày hẹn. Khi nghe được tin, võ sỹ Maeda đã
bỗng nhiên trở nên thất thần, cơm canh mà nô bộc đưa lên cũng không nuốt nổi.
Lúc này, một sứ giả bên phủ của mỹ nam Horio thông báo mời Maeda qua thăm.
Không chần chừ, vị võ sỹ này lập tức lên ngựa.
Tuy nhiên, nơi mà Maeda được đưa đến không phải
phủ nhà Horio Tadaharu mà là một khu vườn lạ. Ở nơi đây, mỹ nam Horio Tadaharu
đã chờ sẵn. Như đất hạn gặp được cơn mưa lớn, võ sỹ Maeda đã chạy lại ôm chầm
lấy Horio Tadaharu và nói những lời tỏ tình có cánh. Từ đó trở đi, nơi nào có
hình bóng của võ sỹ Maeda thì nơi đó có sự hiện diện người tình của ông, nam võ
sỹ đạo Horio Tadaharu.
Tác nhân để mối qian hệ đồng tính samurai nở rộ
Ở thời kỳ phong kiến, ngoài việc Phật giáo Nhật
Bản không cấm các võ sỹ đạo có quan hệ đồng tính, còn một lý do khác khiến tỷ
lệ quan hệ bất thường này cao đến mức “chóng mặt” chính là các samurai bị cấm
đến các kỹ viện, nơi có những cô kỹ nữ mặt hoa da phấn với những thủ thuật
phòng the thuộc hàng siêu đẳng luôn đón chờ.
Vào thời kỳ Edo (từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ thứ
19), khi còn có những quan điểm bất nhất về việc cấm các kỹ viện, để sinh tồn,
các kỹ nữ đã lập thành từng nhóm biểu diễn múa hát phục vụ các samurai. Tuy
nhiên, đây hoàn toàn là những nhóm hát múa trá hình để che mắt triều đình. Sau
những bài múa hát truyền thống, những vũ nữ này sẵn sàng phục vụ tình dục khách
hàng nếu như có nhu cầu và có tiền. Tuy nhiên, sang đến thời Mạc phủ sau đó,
tất cả những nhóm hát được lập từ các kỹ nữ cũng bị dẹp bỏ hoàn toàn. Chính vì
nguyên nhân này đã khiến cho tỷ lệ quan hệ đồng tính nam của các samurai tăng
lên nhanh chóng.
Cũng ở thời kỳ Edo, mặc dù mang thân phận cao quý
của những samurai lừng lẫy nhưng đa phần những võ sỹ đạo đều là người nghèo. Vì
thế khả năng có được một khối tài sản lớn để lấy vợ là điều dường như không
tưởng với nhiều người. Hơn nữa, vì là những người trót mang thân phận vương giả
nên khi lấy vợ, các samurai đều phải chọn con gái nhà quyền quý để thành thân,
tuy nhiên vì nghèo nên việc tìm được người vợ thích hợp nơi cửa quan đã trở nên
rất khó khăn. Để giải tỏa tính dục cũng như những ràng buộc về tâm lý, rất
nhiều người trong số này đã chọn con đường quan hệ đồng tính với những người
cùng hoàn cảnh.
Sau này, càng về gần thời cận đại, những samurai
trẻ thường được học hỏi các bí quyết quan hệ tình dục từ những samurai lớn tuổi
và có kinh nghiệm. Để thực hành, các samurai trẻ sẽ là người yêu của những
samurai lớn tuổi trong nhiều năm. Thường thì những samurai lớn tuổi sẽ quan hệ
“kê giao” (qua hậu môn) với những samurai trẻ để truyền đạt “bí quyết”. Việc
làm này khi đó được người Nhật gọi với cái tên: chúng đạo.
Trong thời kỳ thế chiến thứ 2, có rất nhiều người
lính Nhật đã quan hệ đồng tính với nhau. Trong quân đội, họ ăn chung, ngủ chung
và kể cả việc tắm chung nên rất khó tránh khỏi những kiểu quan hệ đồng giới.
Gần hơn nữa, những diễn viên kabuki (một loại kịch múa truyền thống) là nam giới thường làm mại dâm ngoài sàn diễn thường được người giàu có tìm kiếm để hầu hạ và phục vụ tình dục đồng giới. Mà đa phần ở đây khách đều là những người quý tộc.
Mời thư giãn với
nhạc phẩm NẮNG CÓ CÒN XUÂN
của Đức Trí, qua tiếng hát nhóm V.Music:
*
NGUYỄN THỊ LAN ANH
Địa chỉ: Khu Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Email: nguyenthilananh80@yahoo.com
.
........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 21.12.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét