(Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ; Nguồn ảnh: internet) |
ĐỖ LAI THÚY
KHEN THƠ
NGUYỄN QUANG
THIỀU
KHÔNG BIẾT
NGƯỢNG
*
(Tác giả Trần Mạnh Hảo) |
Tạp chí “Nhà
văn & Tác phẩm” số 42 / tháng 7-8 -2020 của Hội nhà văn Việt Nam có in bài
của Đỗ Lai Thúy với tựa đề: “Thế giới
thơ Thiều, một lối vào”. Trước khi bàn về lối khen, lối nịnh, lối bốc
thơm không biết xấu hổ của Đỗ Lai Thúy với thơ Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi
xin nói qua về ông Đỗ Lai Thúy.
Tháng 5 -
1980, nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn đã gửi tới Hội Nhà văn Việt Nam một
văn bản khá dài, tố cáo ông Đỗ Lai Thúy đã ăn cắp nhiều đoạn, nhiều mảng, nhiều
trang trong cuốn “Vũ Trụ Thơ”
của nhà phê bình văn học hải ngoại Đặng Tiến in tại Sài Gòn năm 1972 để viết ra
cuốn “Con mắt thơ” mà Hội nhà
văn sắp trao giải thưởng nay mai. Lập tức tin này làm chấn động dư luận, với
bằng chứng rành rành giấy trắng mực đen không thể chối cãi tội ăn cắp văn quá
trắng trợn của Đỗ Lai Thúy, Hội nhà văn đã chấm dứt chuyện trao giải thưởng cho
cuốn “Con mắt thơ” của Đỗ Lai
Thúy. Sau này, ông Thúy bỏ những đoạn ăn cắp văn của Đặng Tiến, nhưng cái hồn
cái cốt cái tứ ông Thúy thó của người ta vẫn còn nguyên đấy và in lại thành
cuốn “Mắt thơ”. Đấy là cuốn
sách đầu đời của Đỗ Lai Thúy.
Lạ một điều,
Đỗ Lai Thúy không có một chút xíu trình độ nào về thơ, dốt, i tờ rít, không
phân biệt được thơ và văn xuôi, không phân biệt được thơ hay và thơ dở mà dám
cả gan viết sách, viết báo về thơ. Xin chứng minh:
Trong bài đã
dẫn, Đỗ Lai Thúy trích ra một đoạn gọi là thơ của Nguyễn Quang Thiều sau đây để
tán hươu tán vượn :
“Dây vĩ cầm cuối cùng trăng đêm vụt tắt
Bức phông đen tụt xuống lõa lồ
Ôi vở kịch cuộc đời
Màn cuối
Tiếng hề cười
Băm chả những u mê”
(Con bống
đen đẻ trứng - Nguyễn Quang Thiều)
Đoạn viết
lảm nhảm xuống dòng liên tù tì trên của Nguyễn Quang Thiều không phải thơ; gọi
là thơ dở cũng không. Vì dù nó dở thì cũng được gọi là thơ dở. Tôi thách các
“nhà Thiều học” như Đặng Thân, Nguyễn Chí Hoan, Nguyễn Đăng Điệp, Lưu Trọng
Văn… vào đây để chỉ cho mọi người đoạn trích trên là thơ đấy!
Bởi đoạn
viết trên của Nguyễn Quang Thiều không có câu nào là thơ, không câu nào dính
với câu nào, nó vô nghĩa, dễ dãi, tào lao, vớ vẩn đến không gì vớ vẩn hơn.
Cũng giống
như Đỗ Lai Thúy đưa con ễnh ương ra làm thí dụ rồi gọi nó là chim, điển hình
chim, để thuyết trình luận án chim học của mình vậy.
Đỗ Lai Thúy
gọi đoạn thần chú của ông mo Mường Nguyễn Quang Thiều trên là “hậu hiện đại”.
Ông Thúy, xin ông hãy giải thích một câu ngắn về cái món đánh quả tù mù gọi là “hậu
hiện đại” nghĩa là sao? “Hậu hiện đại” thơ nghĩa là không phải thơ à? “Hậu hiện
đại” người nghĩa là không phải người à? Rồi Đỗ Lai Thúy viết ra những dòng thậm
vớ vẩn, thậm tào lao như sau:
“Thơ Việt Nam, từ đầu thế kỷ đến nay đã hai
lần thay đổi hệ hình : từ tiền hiện đại sang hiện đại và từ hiện đại sang hậu hiện
đại. Lần thứ nhất từ mô hình thơ nghĩa- chữ sang chữ-nghĩa, dù vẫn là thiểu số
nhưng coi như hoàn tất. Lần thứ hai từ mô hình thơ chữ - nghĩa sang chữ - nghĩa
- chữ thì đang tiếp diễn, định hướng nhưng chưa hẳn đã định hình. Có điều những
chuyển đổi ấy không nối tiếp mà gối tiếp, nên trong mỗi dòng thơ, thậm chí
trong mỗi nhà thơ, tồn tại cùng lúc cả ba hệ hình. Bởi thế, đọc thơ Nguyễn
Quang Thiều, nhất là định dạng thơ ông, tôi phải lần giở đường đi của thơ, để
tìm vào một lối thơ ông” (hết trích)
Lạy chúa
tôi, ông Đỗ Lai Thúy đánh quả tù mù theo phương pháp luận “kỳ nhông là ông kỳ
đà, kỳ đà là cha cắc ké, cắn ké là mẹ kỳ nhông”, cứ lẩm cà lẩm cẩm tào lao chữ
sang nghĩa, nghĩa sang chữ, ấm ớ hội tề, tôi thách các nhà “thiều học” trên
hiểu ông Thúy nói gì mà cứ như chão chàng ăn vụng bột vậy ?
Đỗ Lai Thúy
học theo lý thuyết bỏ hẳn nghĩa ra khỏi chữ của đám “hậu hiện đại” để hô : đả
đảo nghĩa, chữ vô nghĩa muôn năm.
Xin hỏi các
ông, phàm vật nào tồn tại cũng có nghĩa của nó. Bỏ ý nghĩa ra khỏi chữ, thì chữ
đó vô hồn, thơ đó vô hồn như thơ của ông Mo Mường Nguyễn Quang Thiều ông Thúy
vừa trích ra làm một điển hình để lập thuyết thơ !
Nghĩa, hay ý
nghĩa chính là ý thức đấy. Không còn ý thức không còn nhận thức không còn là
con người nữa, thưa ông. Qúa trình vô thức hóa thơ của các ông là một quá trình
giả, một quá trình điên. Ngay đến sự vô nghĩa cũng có nghĩa của nó. Theo ông
Thúy và các nhà hậu hiện đại, thơ chỉ cần cảm xúc, không cần ý nghĩa, không cần
ý thức.
Xin các ông
hiểu cho: CẢM VÀ NHẬN LÀ MỘT QUÁ TRÌNH ĐỒNG THỜI, không thể tách CẢM ra khỏi
NHẬN, tách HỒN ra khỏi XÁC, tách CHỮ ra khỏi NGHĨA được và ngược lại. Bỏ nhận
thức, bỏ nghĩa ra khỏi chữ, bỏ ý nghĩa ra khỏi thi ca, nghĩa là các ông đã bỏ
cả cảm xúc khỏi thơ, thưa ông Thúy. Thế thì trong “CON MẮT THƠ” của Đỗ Lai Thúy
còn đếch gì thơ nữa?
Cho nên bài
viết ca tụng ông Thiều này, cả các bài viết khác của Đỗ Lai Thúy về thơ đều phi
thơ, đều là đánh quả tù mù, làm sai lạc nhận thức của lớp trẻ về thơ. Ông Thúy,
chính là thầy bói mù sờ con voi thơ vậy!
Trần Mạnh
Hảo xin nhái thơ Nguyển Quang Thiều và nhái phương pháp luận kỳ nhông của Đỗ
Lai Thúy mà viết như sau:
Thơ nhái:
“Con thạch sùng cuối cùng sao đêm đứt đuôi
Con lợn lõa lồ tụt quần bóng tối
Lỡm à xã hội nhảy cẩng
Giường chiếu
Hềnh hệch cười khóc
Tí toáy tình ma”
Bình nhái:
Thơ mà còn
hiểu được là thơ đểu. Hãy đuổi cổ nghĩa ra khỏi chữ, hãy tống cổ chữ ra khỏi
nghĩa, còn nghĩa thì hết chữ, còn chữ thì hết nghĩa mới tơ lơ mơ thơ. Phải lấy
con mắt người Maya khi cúng tế để đọc thơ Thiều: không có nghĩa là thế giới bát
ngát của thần linh và của thi ca. Cứt có nghĩa gì không? Thơ có nghĩa gì không?
Làm tình có nghĩa gì không? Khi ta còn hỏi nghĩa là gì thì ta còn bất lực,
không còn đồng bóng ma trơi ma mị liêu trai điên cuồng phi lý nữa.Thơ chấm hết
thế giới. Thơ chấm hết cả sự chấm hết; đó là con đường phi con đường để vào thơ
Thiều. Amen.,.
*.
Sài Gòn,
ngày 25-3-2021
TRẦN MẠNH
HẢO
Địa chỉ: Số nhà 220/22 phố Hồ Văn Huê,
quận Phú
Nhuận, thành phố Sài Gòn
Email: hungdimy@yahoo.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email: khoidinhbang@gmail.com, ngày 04.06.2021.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích
đăng lại.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét