TÔI TỪNG ĐI
HẦU ĐỒNG VÌ TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP
VÀ NÊN NHÌN
NHẬN VIỆC NÀY RA SAO?
Ngày
1/12/2016 (theo giờ Việt Nam), Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn
hóa phi vật thể 2003 của UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu của
Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tôi thấy cũng
vui cho dân tộc mình sau nhiều chục năm, tín ngưỡng này chưa được nhìn nhận
đúng mức và có chút định kiến với nó.
Tôi
là người không am tường lĩnh vực này nhưng quả thật, trong đời mình cũng đã có
vài lần được chứng kiến, thậm chí còn là người sắm lễ để cầu Thánh Mẫu ban phúc
,mong cho tai qua nạn khỏi do gặp tai nạn nghề nghiệp vào năm 2008 như trong 2
bài viết gần đây tôi đã đưa lên Fb hôm 4/12. Đó là kỉ niệm buồn nhưng cũng
không phải cúi đầu mà đi trong cuộc đời làm báo của mình vốn không ít oan
nghiệt (bị kỷ luật cách chức vì liên quan đến trách nhiệm duyệt bài vụ PMU 18
sau khi bắt nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã có phản ứng lại cơ quan pháp luật, “gây
ảnh hưởng không tốt trong xã hội”- nói như kiểu của cơ quan có trách nhiệm
thường phán....
Là
người không mê tín nhưng do nhiều người mách bảo ,đồng thời, trong một tâm
trạng rối bời, tôi cũng không còn làm chủ về tâm lý để có thể" tự trị
bệnh" cho chính bản thân. Hơn nữa, cũng là để cho vợ tôi khỏi trách sau
này là" coi thường", là "không chịu nghe lời" khi lâm"
trọng bệnh" cho nên tôi cũng chấp nhận nghe theo. Với phương châm: "Đông
-Tây y kết hợp... thờ cúng" hy vọng "có thờ có thiêng, có kiêng có
lành". Dù cũng khó nói bởi nó có gì đó hơi mê tín dị đoan, khó tin...
Tôi
có cậu bạn thân, luôn coi như em, làm bác sĩ ở Bệnh viện K (Quán Sứ, Hà Nội).
Khi hay tin tôi bị thu thẻ nhà báo do thấy VTV đọc, nên cậu bổ nhào sang hỏi
thăm tình hình của tôi. Anh vốn là Đại ân nhân của gia đình tôi khi cha tôi
được anh chăm sóc vào lúc ông bị ung thư với những nghĩa cử rất đặc biệt, dù
ban đầu anh cũng không hề quen biết gì chúng tôi. Ấy vậy mà khi biết cha tôi là
người cùng quê (chỉ là hàng huyện) với anh, thế nhưng mỗi khi cha tôi từ bên
Bệnh viện Hữu nghị sang Bệnh viện K chiếu xạ, anh đều chạy xuống cầu thang rồi
cõng cha tôi lên thăm khám, điều trị (do ông đang mệt mà giờ đi sang đó chữa
trị thì không làm chủ được). Thật đúng là quá hy hữu trong thời buổi đó (khoảng
đầu những năm 2000) lại có một thày thuốc đáng quý như thế. Và thế là chúng tôi
trở thành anh em thân thiết cũng là như vậy.
Anh
kể cho tôi nghe, em gái anh làm ở một ngân hàng. Hồi đầu năm nay, cô ấy trong
lúc tác nghiệp đã đếm thiếu tiền khách giao thế nào đó nên sinh hoảng loạn dù
số tiền cũng chỉ có 1 cọc chục triệu đồng. Do ngân hàng của cô em này có thân
thiết, tín nhiệm với thày Quân ở Kiến Xương, Thái Bình nên chẳng hiểu thế nào
cô lại nghĩ đến chuyện gọi điện hỏi thày xem sao?
Thày
Quân nói qua điện thoại, bảo rằng không mất đâu, nó vẫn ở quanh bàn đó thôi, soát
lại xem nó có rơi đâu không? Mười triệu đúng không? Thày lại còn hỏi ngược dù
cô không hề nói cho thày cụ thể trước đó.
Thật
là kì lạ, số tiền nói trên quả đúng là không thiếu như đã nhận từ khách. Rồi
anh chân tình khuyên tôi nên sắm lễ xuống Thái Bình nhờ thày xem giúp vận hạn
có qua được không?
Do
bị sức ép từ bà xã và gia đình, chúng tôi lên đường tức thì theo địa chỉ của cô
em nói trên. Tôi có dặn cậu em về nói với em gái là đừng giới thiệu gì về anh
với thày Quân này cả nhé!
Khi
xuống gặp thày và làm lễ xin được giải hạn. Nhìn thày, tôi đã cảm nhận ở người
này có gì rất dị tướng. Ở nông thôn, vốn rất nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ (thày kể
về mình như thế), lại phải đi ở mướn kiếm miếng cơm qua ngày mà sao chân thày
trắng toát và tay thì mềm như bún vậy?
Thày
coi tướng và mệnh tuổi của tôi cùng vợ tôi rồi phán đến giật thót cả người,
thái dương tôi đã lấm tấm mồ hôi khi thày bảo: Bác bị oan, bác cũng chỉ vì vạ
miệng và do liên quan đến một người nào trong cơ quan bác có tên là "Chiếng"
(thày nói giọng hơi đầy lưỡi khiến tôi nghe mãi mấy lần mới đoán ra). Tôi nghĩ,
liệu có thể là "Chiến", anh Nguyễn Việt Chiến nhà mình chăng? Nói rồi
thày lại tiếp: Hoặc người tên là Tuấn? Hai anh này ở Chùa Bộc (nói thế thì
không phải) nhưng lại gần đúng vì anh Việt Chiến (và cơ quan tôi cũng có cả
người tên Tuấn) làm ở toà soạn báo Thanh niên tại Hà Nội thì trụ sở của chúng
tôi đặt ở 218 phố Tây Sơn, cách phố chùa Bộc chỉ độ trăm mét. Tức là chỉ cần
sang ngã tư bên đường là tới.
Nghe
vậy làm sao tôi không khỏi lạnh gáy, dù rất khó tin nổi, nay cũng phải tin vì
không tin mới là lạ!
Thày
khuyên tôi nên sắm cái lễ để về thày giải hạn, mong được bình an và tai qua nạn
khỏi. Tôi nhận lời ra về và quay lại lần sau theo như đã hẹn lịch.
Cả
một buổi chiều ngồi làm theo thày hành lễ, người tôi vốn đang mỏi mệt càng thấy
mệt hơn và cũng đầy ngỡ ngàng trước những gì thày thể hiện .
Xong
việc lần đó, cuối năm âm lịch, tôi theo mọi người khuyên nên lại xuống tạ ơn
thày và mong thày khấn phù hộ cho tôi sau thoát nạn là bình an...
Thực
ra, lúc này mọi việc cũng đã kết thúc, không xấu hơn và đã cho thấy, thực sự
đây là một vụ án không giống ai. Người thực thi nó cũng không muốn làm mà do
phải làm theo lệnh thượng cấp chứ trong lòng những người mà tôi quen biết, thậm
chí thân thiết ấy, họ cũng quá hiểu tôi chịu oan đến độ nào. Chính vì thế, hôm
giáp tết Âm lịch, lãnh đạo Cục A25 cũng cử người có trách nhiệm đến thăm anh
Việt Chiến và cá nhân tôi như một sự chia sẻ chân tình (riêng anh Việt Chiến
thì còn đặc biệt hơn tôi là có cả Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra Bộ CA
xuống tận nhà thăm, động viên, tặng quà Tết ngay ngày hôm sau anh được đặc xá
ra tù). Tuy cũng chẳng vui gì nhưng dù sao cũng bớt giận các anh bởi chính họ cũng
đâu có lỗi gì với chúng tôi. Chuyện gì đã qua thì hãy cho qua. Tôi nghĩ thế!
Tôi
có khoe anh Trí Dũng chuyện này (lúc đó anh Dũng là Cục phó Cục Báo chí, bộ
Thông tin Truyền thông) rằng mình lần đầu tiên nhận được thiệp chúc tết kèm
phong bì 500 ngàn của Tổng cục An ninh do chính em trai anh mang đến. Anh ấy
tủm tỉm nói vui: "Tôi khuyên ông nên ép plastic cái tờ tiền ấy rồi treo
lên làm kỷ niệm trong đời làm báo của ông!"
Tôi
bảo, anh nói muộn quá, em để lẫn nó trong túi quần hoặc tiêu mất rồi!
Nhưng
cũng thật kỳ lạ. Chính cái hôm mà tôi xuống làm lễ giải hạn và tạ ơn thày Quân,
chính thày Quân lại nói: Những người trước đây họ đã xử bác mấy tháng trước, họ
cũng rất thương bác và quý bác. Rồi sẽ có người phải đến gặp bác cho mà coi...
Chuyện
mà thày nói, càng về sau này, tôi càng nghiệm ra rằng thày nói không sai. Nhưng
đây là chuyện rất tế nhị, tôi xin miễn kể thêm. Hy vọng rồi có lúc thuận lợi
hơn, tôi sẽ viết tiếp.
Lúc
vợ chồng tôi chào thày Quân để ra về sau lễ tạ đó, tôi thành thật hỏi thày, đại
ý rằng thày có biết tôi là ai không? Thày bảo, biết chứ, bác là người bị oan mà!
Nhưng
cũng chỉ có câu nói đó, không gì hơn. Song, ngoài cái ý đó, thày dặn: Bác thoát
hiểm cũng là nhờ bác có được hồng phúc của tổ tiên. Ở dưới quê, bác cũng luôn
là người rất có trách nhiệm với quê hương và luôn chăm sóc mồ mả tổ tiên các cụ
cho nên được các cụ đỡ cho nhiều lắm. Nếu không, kỳ này bác khó qua nổi. Chỉ có
điều, thày khuyên tôi từ nay trở đi, mỗi dịp làm lễ cúng Ông Công Ông Táo, bác
nên mua quần áo mũ mão hàng mã về hoá cho các cụ. Lâu nay bác đã không làm điều
này.
Thày
nói vậy khiến tôi giật mình vì thấy quả không sai . Tôi không thích mấy thứ đó
vì cho là hình thức , mê tín và lãng phí ... Đến lúc này thì đúng là khiếp quá!
Trên
báo Tiền phong tôi đọc mới rồi, theo Phó Giáo sư Ngô Đức Thịnh, người từng có
hàng chục năm nghiên cứu về thờ Mẫu, tín ngưỡng dân gian thuần Việt này đã xuất
hiện rất sớm trong lịch sử, hướng tới cuộc sống thực tại của con người với ước
vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với nhiều hình
tượng người phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu
Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là người mẹ của Thánh
Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu...
Trong
đời sống hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu được cộng đồng biết tới qua khái
niệm "hầu đồng" – hình thức diễn xướng chủ yếu của tín ngưỡng này.
Thực tế, trong quá khứ, cũng đã có một thời gian dài tín ngưỡng thờ Mẫu và diễn
xướng hầu đồng không được phép vận hành vì các biến tướng liên quan tới dị
đoan.
Tuy
nhiên, nhiều năm gần đây, tín ngưỡng này đã được nhìn nhận lại với quan điểm đa
chiều hơn, trong đó, những yếu tố về văn hóa truyền thống, âm nhạc và nghệ
thuật diễn xướng được giới chuyên môn đánh giá khá cao. Với việc được vinh danh
lần này, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể của
Nhân loại thứ 11 mà Việt Nam sở hữu.
Riêng
tôi, tín ngưỡng có thể giúp cho con người ta có một chỗ dựa, một niềm tin nào
đó có thể ít nhiều có ích. Chí ít, trong lúc vô vọng trước một thực tế đáng
buồn, nó sẽ giúp người ta vượt qua khó khăn để trụ vững trước cuộc đời còn
nhiều oan trái, bất lực, tuyệt vọng... như một chỗ dựa tinh thần.
----------
https://www.facebook.com/quoc.phong.5/posts/921953374572186
*
Nhà
báo QUỐC PHONG
Địa chỉ: Báo Thanh Niên 218 phố Tây Sơn
quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ messenger facebook Ngô Thanh Tuấn ngày 10.12.2016.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét