MỜI ĐỌC:

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

NGUYỄN QUANG THIỀU KHÔNG NÊN LÀM THƠ VÔ LỐI - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

 

NGUYỄN QUANG THIỀU

KHÔNG NÊN LÀM THƠ VÔ LỐI

*

(Tác giả Đỗ Hoàng)

Nguyên bản của Nguyễn Quang Thiều - Bài in trên báo Văn nghệ - Bộ mới số số 4 + 5 + 6 (ngày 22 -1 - 2022) Nhâm Dần

ĐƯA CHÁU VỀ QUÊ NỘI

 

Những cơn mưa đã rửa sạch con đường

Rửa sạch những vòm cây, những khu vườn yên tĩnh

Mùa hạ mở, rộng những chân trời khung cửa

Những búp sen hồng thắp sáng ban mai

 

Đó là ngày tôi đưa cháu tôi về quê nội

Để cháu nhận ra dòng sông, dãy núi, cánh đồng

Nhận ra giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt

Nhận ra những mái nhà trầm mặc xuống suy tư

 

Nhận ra hoa, nở cả trong bóng tối

Nhận ra mây bay trên những ưu phiền

Nhận ra gió tự do không bao giờ khuất phục

Nhận ra cuốn sách người ngôn ngữ của lương tri

 

Và tôi bế cháu tôi dưới vầng dương rực rỡ

Người ban tặng cháu tôi những hạt giống vàng

Để gieo xuống cánh đồng người năm tháng

Những mùa màng nhân ái mãi lên xanh.

Tôi đã viết về cái gọi là “thơ Vô lối” của Nguyễn Quang Thiều và những người làm vô lối khác khá nhiều chuyên luận nay không nhắc lại nữa. Chỉ biết rằng “Thơ vô lối” là một quái thai văn chương!

Số tết Nhâm Dần báo Văn nghệ (bộ mới số 4+5+6/22-1-2022) in một ceri của những cây vô lối “gạo cội”: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Inrasa, Phan Hoàng, Mai Văn Phấn, Trần Hùng, Tuyết Nga, Mai Quỳnh Nam, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh… Đọc nghe tởm lợm, buồn nôn! Điển hình là bài “Đưa cháu về quê nội” của Nguyễn Quang Thiều.

Bài này thể hiện rõ “chất vô lối” của Nguyễn Quang Thiều: ồn ào, sáo rỗng, hô khẩu hiệu suông, đại ngôn, thừa chữ, thiếu lời, thiếu ý…

“Những cơn mưa đã rửa sạch con đường

Rửa sạch những vòm cây, những khu vườn yên tĩnh

Mùa hạ mở, rộng những chân trời khung cửa

Những búp sen hồng thắp sáng ban mai

Đó là ngày tôi đưa cháu tôi về quê nội…”

Khổ mở đầu đã lắm lời, lắm chữ mà không đủ ý. Mưa đâu chỉ rửa sạch một con đường, vòm cây, khu vườn yên tĩnh? Kể mưa rửa sạch thì kể bao giờ mới hết! Mưa rửa sạch là đủ, cần gì phải kể những cơn mưa! Vậy có nhiều cơn mưa không rửa sạch (!). Câu này thừa ba chữ: “Những, con, đã”. Tôi đã nói nhiều người làm “vô lối” không hiểu thuật “thôi xao - thôi 推: đẩy , xao 敲 : gõ” một đặc sản trong thơ! Trong “Người đàn bà gánh nước sông” Nguyễn Quang Thiều cũng dùng thừa chữ, thừa lời thiếu ý, như thế - “Đã năm, mười năm, ba mươi năm, nửa đời tôi thấy”. Đây không phải chỉ Nguyễn Quang Thiều kém cõi tiếng Việt mà đám vô lối đều như thế cả. Con đường, vòm cây, khu nhà yên tĩnh có bị bụi bẩn mới nhờ đến mưa rửa sạch. Còn con đường, vòm cây, khu nhà yên tĩnh có bị bụi bẩn đâu mà phải nhờ mưa rửa sạch? Nhất là khu nhà yên tĩnh. Khu nhà yên tĩnh (安靖)là khu nhà an bình, yên ổn thì cần chi mưa rửa nữa, đấy hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng nữa! Nguyễn Quang Thiều không biết nghĩa chữ Hán nên cho mưa rửa cả những nơi sạch sẽ, tốt đẹp (!)

Đó là ngày tôi đưa cháu tôi về quê nội”. Ngày đưa cháu nội về quê nhờ mưa rửa sạch bụi bẩn, còn ngày đưa cháu về quê ngoại thì sao? Thơ viết gì mà hớ hênh, cực đoan vậy!

“Để cháu nhận ra dòng sông, dãy núi, cánh đồnộig

Nhận ra giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt”

Dòng sông, dãy núi, cánh đồng, giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt thì trên cõi Việt này quê đâu chả thế. Cái giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt có gì đặc sắc đâu. Làng nông nghiệp 80% là nông thôn, nông dân, giọng miền quê nào chẳng nồng thơm mùa gặt. Tác giả tưởng rằng chỉ là Chùa có ruộng đồng, có cây lúa (!) Quá chung chung không điển hình.

Hai khổ, khổ gần kết và khổ kết là những câu xiếc chữ, đại ngôn, sáo rỗng, hô khẩu hiệu suông, ba hoa chích chòe “ba voi không ngọt bát xáo”:

Mây bay trên những ưu phiền, gió tự do không bao giờ khuất phục, cuốn sách người ngôn ngữ của lương tri, tôi bế cháu tôi dưới vầng dương rực rỡ, mùa màng nhân ái mãi lên xanh…”

Cũng như đám vô lối khác, Nguyễn Quang Thiều sính dũng chữ Hán chưa Việt hóa: yên tĩnh (安靖), hạ (夏), hồng (紅), hoa (花 hoa ), trầm mặc (沈默), suy tư (推思), khu (区,chân (甄, ưu phiền (憂煩), tự do (自由), khuất phục (屈服), ngôn ngữ (言語), lương tri (良知), nhân ái (仁愛), ban tặng (頒贈),(25 chữ)… Bài vô lối “Đưa cháu về quê nội” gần như bị Hán hóa!

Thời hiện đại hay thời nào cũng thế, thơ có vần, thơ không vần không quan trọng. Miễn là tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi đến người đọc như thế nào. Thơ không vần không mới, nó cũ như trái đất. Ngay cha ông ta từ thuở sơ khai đã làm thơ không vần. Các cụ đặt tên các loại ấy là: cáo, chiếu, biểu, hịch. lệnh, sớ…

«Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông, bờ cõi đã chia

Phong tục Nam Bắc cũng khác… »

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Cáo)

Các thi sĩ hiện đại:

Thời chống Pháp:

“Đằng nớ

Vợ chưa đằng nớ

Tớ còn chờ Độc lập

Cả lũ cười vang trên ruộng bắp

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu!”

(Nhớ - Hông Nguyên)

“Người đẹp như tuyết

Chạm vào thấy nóng

Người đẹp như lửa

Sờ vào thấy mát

Không đói,

Gặp người đẹp cũng đói

Không khát

Gặp người đẹp cũng khát…”

(Lò Ngân Sủn)

“Nhưng em hỡi

Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua sóng gió

Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua thử thách gian lao

Có lẽ nào sánh với tình em!

(Hà Nhật)

“Nhà tôi buồn

Nuôi một con chó

Một hôm nó nói tiếng người:

Con người sống với nhau ác độc lắm!”

(Phỏng theo Thơ hậu hiện đại Thụy Điển - Phạm Viết Đào dịch.

Nguyễn Quang Thiều không biết chữ Hán, nhưng sính dùng chữ Hán, dùng bội thực, chữ chỉ dùng trong ngành chuyên môn, bói toán,chưa Việt hóa bao nhiêu : Càn khôn (乾坤), lịch trình (历程), hữu hạn (有 限),vô hồi (無回 Đào), nhẫn nại (忍耐)…. Chữ ta có trời đất, bước chuyển, chỗ dừng, chịu đựng, không về,…sao không dùng ? Mỗi chữ mỗi câu thơ, người làm thơ tiếng Việt đòi hỏi phải sáng tạo từ mới thuần Việt, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt :

«Một tiếng chim kêu Sáng cả rừng» (Khương Hữu Dụng). Chữ Sáng làm sáng câu thơ, sáng bài thơ. Người đời chỉ nhớ đến chữ Sáng. Đời nhớ Khương Hữu Dụng chỉ một chữ Sáng!

Thuở xưa cha ông ta chỉ dùng chữ Hán (âm Hán Việt).

Ngay đến sau Cách mạng tháng Tám các lớp ấu trò trường làng còn học cửu chương bằng tiếng Hán Việt :

«Nhị nhị thành tứ

Nhị tam thành lục

Thất cửu lục tam

Cửu cửu bát nhất»…

(2x2 = 4

2x3 = 6

7x9 = 63

9 x9 = 81)

Thế nhưng thơ văn tổ tiên viết rất thuần Việt

«Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau »

« Hỏi tên rằng : Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng : Huyện Lâm Thanh cũng gần»

(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

«Thiên địa phong trần

Hồng nha đa truân

(Thuở đất trời nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên)

(Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn)

Thời cận đại :

«Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non»

(Tản Đà)

«Bèo dạt mây trôi

Chốn xa xôi

Em ơi ! Bèo dạt…»

(Dân ca Quan Họ)

Nêu cha ông không giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt, viết như Nguyễn Quang Thiều và đám vô lối bây giờ thì ai đọc (đoạn này lấy lại một phần trong các chuyên luận phê bình thơ Vô lối) !

«Bách niên trong cõi nhân ta

Tài tự, mạng tự khéo là tăng nhau»

Chất vấn rằng : Mã Giám Sinh

Chất vấn rằng : huyện Lâm Thanh cận nhà»

«Bình chuyển, vân di..y ..y

Xứ viễn phương

Muội y , muội vẫn đợi, vẫn vọng…Bình chuyển »

« Thiên địa gió bụi

Hồng nhan nhiều nạn»

Thì còn chi Kiều, Chinh phụ ngâm, dân ca Quan Họ!

Kết lại rằng: Bài “Đưa cháu về quê nội” không một chút rung cảm, người đọc ngỡ như đọc bản tuyên cáo của Tuyên huấn Công an. Tất cả câu chữ vừa lai Tàu.

Ô, vừa nặng nề như đá sỏi.

Cũng viết về thăm quê sao tiền nhân viết cả gần trăm năm mỗi lần đọc, mỗi lần rung cảm:

“U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân

Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần

Lại dẫn chúng tôi về nhận họ

Bên miền quê ngoại của hai thân

 

Tôi nhớ đi qua những rặng đề

Những giòng sông trắng lượn ven đê

Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp

Người xới cà, ngô - rộn bốn bề

 

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu

Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu

Trông U chẳng khác thời con gái

Mắt sáng môi hồng má đỏ au.

 

Tà áo nâu in giữa cánh đồng

Gío chiều cuốn bốc bụi sau lưng

Bóng U như bóng người thôn nữ

Cúi nón mang đi cặp má hồng

 

Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng

Đoàn người về ấp gánh khoai lang

Trời xanh , cò trắng bay từng lớp

Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

 

Tới đầu làng gặp những người quen

Ai cũng khen U nết thảo hiền

Dẫu phải theo chồng thân phận gái

Đường về quê mẹ vẫn không quên.”

(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)

Nguyễn Quang Thiều không nên viết “ thơ Vô lối”. Nếu Nguyễn Quang Thiều và đám Vô lối cứ viết tràn lan thì rất nguy hại cho thơ ca dân tộc! Chí nguy ! Chí nguy!

--------------------------------

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

ĐƯA CHÁU VỀ QUÊ NỘI

Những cơn mưa đã rửa sạch con đường

Rửa sạch vườn cây, khu nhà yên tĩnh

Hạ mở rộng chân trời cửa kín

Bông sen hồng thắp sáng ban mai!

 

Ngày tôi đưa cháu về quê nội

Để cháu nhận ra sông, núi, đồng làng

Nhận ra giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt

Nhận ra ngôi nhà trầm mặc thinh không.

 

Nhận ra hoa nở cả trong bóng tối

Nhận ra mây bay trên những ưu phiền

Nhận ra giá tự do không khuất phục

Nhận ra sách ngôn ngữ thánh hiền.

 

Tôi bế cháu giữa vầng dương rực rỡ

Người ban tặng cháu tôi những hạt giống vàng

Để gieo xuống cánh đồng năm tháng

Nhân ái lên xanh thêm bội mùa màng!

*

Hà Nội ngày 17/1/2022

Đỗ Hoàng

Mời thư giãn với nhạc phẩm PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN

của Nguyễn Văn Đông, qua tiếng hát Tuấn Vũ:

*.

Hà Nội ngày 18/1/2022

ĐỖ HOÀNG

Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.

Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.

Email: donguyenhn@yahoo.com

Điện thoại: 091.336.96.52

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày 21.01.2022.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

..  

1 nhận xét:

  1. Quả thật "Đưa cháu về quê nội" rất lối mòn, sáo rỗng. Nói như các Cụ thì là Thiều đang cố "rặn".

    Trả lờiXóa