MỜI ĐỌC:

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

GỬI ANH ĐẶNG XUÂN XUYẾN, NHÂN ĐỌC BÀI THƠ ‘QUÊ NGHÈO’ - Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Thảo (Cần Thơ)

 

GỬI ANH ĐẶNG XUÂN XUYẾN,

NHÂN ĐỌC BÀI THƠ ‘QUÊ NGHÈO’

*

Anh trai! 

(Tác giả Nguyễn Thị Xuân Thảo)

Em là người miền Tây phương Nam, em ở 1 huyện nhỏ cùa Cần Thơ. Nơi em đang ở không có cổng làng, không có tượng đài... 

Đọc bài thơ “Quê Nghèo” của anh, em như thấy 1 làng quê nghèo Bắc Bộ hiện ra trước mắt mình. Em đồng cảm và xót xa cùng những bức xúc trong lòng của 1 người dân quê giống như anh, bởi quê em cũng nghèo... vậy mà 1 khu tưởng niệm cho 1 soạn giả cải lương được dựng lên rất bề thế, hoành tráng, rộng lớn hàng chục hec-ta đất cùng với đó là hàng chục tỷ đồng (vẫn biết ông có công lớn góp phần vào nền nghệ thuật cải lương Nam Bộ và để đời những vở tuồng đặc sắc... rất đáng được vinh danh... nhưng xây dựng khu tưởng niệm có thật sự là việc làm cấp bách hay không? khi cuộc sống dân quê còn quá bấp bênh, kinh tế eo hẹp, trẻ em mồ côi, người già cơ nhỡ rất nhiều...). Và đâu đó ở những vùng quê nghèo, vùng sâu, vùng xa của miền Tây Nam Bộ cũng xảy ra thực trạng giống như ờ làng quê của anh vậy... Ôi.. nghĩ mà ngán ngẩm cho việc làm của "các quan" anh nhỉ!..

Ta không thể cản ngăn, vì chính bản thân ta cũng mong muốn làng quê trở mình thay đổi và phát triển, nhưng an sinh của người dân còn quá đói khổ, thiếu thốn thì thử hỏi những "tượng đài hiên ngang ngạo nghễ, chiếc cổng làng to đẹp uy nghiêm sừng sững bê tông cốt thép" hàng trăm tỷ đồng kia có mang lại sự no ấm hãnh diện cho người dân quê không? hay đây chỉ là thói đua đòi học làm sang, muốn phô trương chạy theo thành tích của các quan sở tại? những công trình ấy thật sự rất đẹp và khang trang nhưng nó quá đối lập và kệch cỡm với 1 vùng quê "lác đác nhà tranh" với những "phiên chợ còn èo ợt, dăm ba nải chuối, vài mớ rau tươi, mẹt sắn, mẹt ngô... lèo tèo dăm người bán, lẻ tẻ mấy người mua" thì thử hỏi những công trình kia có thật sự cần thiết thực thi cấp bách hay không? nếu không muốn nói là phí phạm trong khi người dân quê cái mặc chưa ấm, cái ăn chưa no "khoai sắn len vào giấc ngủ" cái đói khát khiến "lũ trẻ gầy như con cá mắm, lũ trai mặt mũi mốc meo, con cò con vạc mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình" dù rằng người dân quê rất cần cù, "lam lũ" luôn dành dụm "chắt chiu" những gì làm ra, nhưng cái nghèo khó vẫn "bám đeo đặc quánh" phải chăng do họ bị giam hãm, tù túng trong 1 phạm vi nhất định không được hội nhập với thế giới ngoài kia nên không thể thực hiện được những ước mơ, cũng như sự nghiệp để phát triển, để đổi đời, đổi vận của mình?

Thiết nghĩ "các quan lớn" và những ngài đứng đầu thôn làng khi ra quyết định xây dựng những công trình liệu họ có đi khảo sát cuộc sống người dân không? có trưng cầu ý kiến của người dân hay không? hay chỉ nghe báo cáo khống của cấp dưới xu nịnh, tham ô.... hay do là "quan to" quyền cao chức trọng, 1 tay che trời, ăn trên ngồi trước, sống trong ấm êm, mưa không tới mặt, nắng không tới đầu nên "quan" không nhìn thấy nỗi khốn cùng của dân nghèo hay "quan" cho rằng người quê dân trí thấp nên luôn tự quyết định theo suy tính của quan mà không cần thảo luận ý kiến người dân.?

Thật lòng nói ra thì ngại, không nói thì ấm ức vì quá chán ngán nhiều việc làm của "các quan" bởi phận là những dân nghèo nên đành câm nín... nhưng sâu tận đáy lòng luôn nghĩ: Dù thời cuộc nào, dù là "Quan To"... dẫu có đưa tay che mặt khi nhìn xuống, thì cũng đừng nghĩ là "Sông" bất biến. "Nước" vẫn xanh, những rì rào cũng vẫn không thôi ra "Biển". "Sông" nhìn thấy tất cả mà vẫn dìu đi trong nhẫn nại, bao dung, bởi tha thứ luôn là phẩm chất của những tâm hồn trác tuyệt. Nhưng để có được phút giây thái hòa, thì không thể không lội xuống để biết nóng, lạnh từ đáy sâu, rồi từ đó mà sọi lại mình, nương theo "Nước" mà đi, Khúc hoan ca sẽ hiển lộ, độc tố sẽ được tẩy trừ. Lúc đó hoa trái sẽ thêm hương, "Đất" lành trở dạ, thiên hạ thái bình. "Đạo Trời" đó cũng là đạo của Người cầm cương trị quốc, chỉ một lẽ "yên dân", người người ấm no, hạnh phúc..

Nhưng buồn và tiếc thay chẳng có được mấy Quan chịu lội xuống đề nghe "tiếng nói người dân" anh trai nhỉ!..

Bài thơ Quê Nghèo hay lắm ạ!

Mến chúc anh buổi chiều an vui!


Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Kho sách0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

Thốt Nốt, 22 tháng 09-2021

NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO

Địa chỉ: Thị trấn Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ

.

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ messenger facebook Thao Hieu ngày 22.09.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến       

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét