HỮU
THỈNH, NGUYÊN NGỌC, HOÀNG HƯNG, Ý NHI,
NGUYỄN QUANG THIỀU
VÀ TRUYỀN THÔNG
CHÍNH THỐNG ĐÃ TẠO
RA “THẢM HỌA THƠ”
CHO VIỆT NAM SUỐT
40 NĂM QUA
*
(Tác giả Trần Mạnh Hảo) |
Thành
thực lòng mình, tôi phải cám ơn báo “Văn Nghệ” dưới trào ông Hữu Thỉnh và ông
Nguyễn Quang Thiều kế tiếp làm chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, đã tổ chức và
tổng kết cuộc thi thơ 2019-2020 để cho ra bài đoạt giải cao nhất “Mẹ tôi chửi
kẻ trộm”, kéo theo hàng triệu người trong cộng đồng mạng, cộng đồng Việt quan
tâm đến sự sống còn của nền thơ Việt Nam nói riêng và nền văn học Việt Nam nói
chung, đã lên tiếng phản đối, la ó, chửi rủa ban giám khảo đánh tráo khái niệm,
lấy một bài chưa phải, không phải là thơ ra cho giải thưởng cao nhất về thơ.
Ban lãnh đạo hội nhà văn và báo “Văn Nghệ” đã khiến giọt nước tràn ly, người
Việt không còn chịu đựng được sự đùa dai, sự đánh tráo khái niệm của các ông
nữa, đã nổi giận lên án các ông là bọn lừa đảo, bọn tổ chức thi gà lợn đẹp, lại
trao giải thưởng cho dê.
Thi
thơ, thì phải chọn bài thơ để xét, lại đi chọn cái CÁI BÀI KHÔNG PHẢI LÀ THƠ để
trao giải cao nhất thì sự lừa đảo của các ông chỉ còn cậy vào pháp luật để phân
giải nữa mà thôi :
MẸ
TÔI CHỬI KẺ TRỘM
Thơ
của Tòng Văn Hân giải Nhì (không có giải nhất)
Những
lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ
tôi chửi:
-
Cái đứa trộm gà ơi
Ta
cầu mong cho ngươi
Nuôi
được gà đầy đàn
Lứa
này tiếp lứa khác
Có
nhiều gà nhất bản
Có
nhiều gà nhất mường!
Những
lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ
tôi chửi:
-
Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì
hãy có nhiều lợn
Đàn
tiếp đàn núc ních
Lứa
tiếp lứa không ngừng
Bán
được nhiều tiền nhé !
Từ
thuở bé đến giờ
Hễ
nhà mình mất gà mất lợn
Tôi
đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu
mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không
bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa
Tôi
là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan
sắc không bằng đám bạn
Khéo
léo không bằng người ta
Thế
mà có hẳn bốn nhà
Muốn
được tôi làm con dâu của họ.
*
Tòng
Văn Hân (hết trích thơ Tòng Văn Hân)
Hàng
triệu người trên mạng truyền thông đã lên án ban giám khảo cuộc thi thơ đánh
tráo khái niệm, vì bài trên không có tứ, không có câu nào là câu thơ, toàn là
nói ngô nghê vớ vẩn hệt như anh ngố. Trao giải cho bài này, ban giám khảo đã vô
tình xúc phạm người dân tộc, khẳng định người Thái rất ngô nghê, rất ngố rừng,
rất khù khờ dại dột ư ? Vả, bài trên không hề nhân văn như Hữu Thỉnh & Trần
Đăng Khoa ca ngợi. Nó cũng không phải là bài chửi, mà là bài chúc mừng cho tên
ăn trộm gà, ăn trộm lợn mau giàu, để nó không đi ăn trộm nữa. Ý này là phản
nhân văn, là mong cho bọn tham nhũng (bọn ăn cắp) cứ tham nhũng tới cùng, giàu
hơn nhà nước rồi nó sẽ hết tham nhũng ư ? Nội dung “bài thơ” trên không chỉ
phản nhân văn mà còn vi phạm pháp luật nữa, gián tiếp phản đối quốc sách chống
tham nhũng của tổng bí thơ Nguyễn Phú Trọng.
Ba
nhà thơ dân tộc nổi tiếng: Y Phương, Dương Thuấn, Lương Định lên tiếng trên báo
Tiền Phong cũng nói bài này không phải thơ.
Về
cách viết, “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” giống hệt “bài thơ” “Lịch sử một tấm thảm Thổ
Nhĩ Kỳ” dưới đây của Nguyễn Quang Thiều:
Lịch
sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
Nguyễn
Quang Thiều
Người hướng dẫn:
Được dệt thủ công bởi một người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ
Người mua: Mua lại
từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986
Chủ nhân: Quà tặng
của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm.
Lúc gần sáng tiếng
những cành khô gãy
Những con nai cái
mùa động đực
Chủ nhân bức thảm
87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguội
Những con nai đực
ngùn ngụt
Ngôi nhà như không
bao giờ mở cửa
Một bà già đi tiểu
lần thứ 5, nói:
“Mẹ đau lắm”
21 năm tấm thảm
không thay đổi chỗ treo
Người đàn ông 50
tuổi thường trở về và đứng
Trong ngôi nhà nửa
bóng tối
Tràn ngập tấm thảm
tiếng hô hoán
Và phía sau tấm
thảm
Một lưỡi dao lạnh
lùng đợi
Và một cái chảo
sùng sục sôi
Người hướng dẫn:
Những ngón tay người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ giờ bị liệt
Người mua: Ông già
da đen Cuba đã tự vẫn
Chủ nhân: Tôi chỉ
nhớ gương mặt con trai tôi khi nó mở bức thảm ra
Có một người lúc
nào cũng rét
Đứng nhìn tấm thảm
Hai bàn chân bị
đông cứng trong vũng máu
Ở chân tường
Người hướng dẫn:
(đã bỏ nghề)
Người mua: Hình như
không phải tấm thảm tôi đã mua
Chủ nhân: Tôi nhìn
thấy những người thân đã chết chạy nấp sau những gốc cây trong tấm thảm
Bây giờ là năm thứ
22.
*
(hết
"bài thơ": Tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ của Nguyễn Quang Thiều)
Nguyễn
Quang Thiều tuy không phải người Thái như ông Tòng Văn Hân, nhưng “bài thơ” này
của ông lại giống hệt “bài thơ” của ông người Thái. Cũng là những câu nói ngô
nghê, nhạt nhẽo, dễ dãi, vớ vẩn năng xuống dòng, rất dông dài ba láp, chẳng có
câu nào gọi là thơ. “Bài thơ” “Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” của Nguyễn
Quang Thiều chẳng liên quan gì đến thơ. Nhưng các nhà “Thiều học” như Nguyễn
Chí Hoan, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Hữu Thỉnh, Đặng Thân, Đỗ Lai
Thúy… đã gọi cái bài không phải thơ, không liên quan gì đến thơ này của Nguyễn
Quang Thiều là một “kiệt tác thơ”. Truyền thông chính thống hùa theo gọi Thiều
là cột mốc đổi mới thơ. Thậm chí Nguyễn Chí Hoan (phụ trách ban lý luận phê
bình báo Văn Nghệ) còn viết cả một bài dài trên báo “Văn Nghệ” giải mã bài
“Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ”, gọi nó là thơ viết ra không phải để hiểu, mà
để cảm (!). Nguyễn Chí Hoan kêu gọi phải làm một cuốn từ điển có tên là “giải
mã Nguyễn Quang Thiều” dày ít nhất 200 trang. Người đọc, trước khi đọc siêu thơ
Thiều, phải đọc cuốn từ điển 200 trang cái đã, phải bắt quyết, úm ba la cầu
thần thánh quỷ ma mở ra cho con cái kênh phi hiểu mà đọc thơ thiên tài đại vớ
vẩn, đại dông dài, đại dễ dãi nhạt nhẽo Nguyễn Quang Thiều.
Năm
1994, tôi đã viết bài “Sự mất ngủ của lửa hay là bệnh ngủ của thơ” để phê bình
tập thơ vừa được giải Hội nhà văn của Nguyễn Quang Thiều “Sự mất ngủ của lửa”.
Tiếng Việt có một từ rất hay là “lửa thức”, sao phải õng ẹo, vòng vèo tây tàu
“sự mất ngủ của lửa” vậy? Chẳng lẽ khái niệm “bể khổ” của nhà Phật phải diễn
đạt thành “Sự đau khổ của đại dương” chăng?
Lập
tức, Thiều xổ ra hàng mấy chục “bài thơ” dễ dãi, tầm phào, tục tĩu, lai căng
chẳng dính gì đến thơ cả.
Hoàng
Hưng và dòng truyền thông chính thống liền vồ lấy Thiều, tung hô thứ thơ không
phải thơ của Thiều là cách tân, là ngọn cờ đổi mới.
Hoàng
Hưng, trưởng môn phái trường thơ “háp háp”, cầm ngọn cờ cách tân thơ có tên là
“cởi quần chửi thề” và trao ngọn cờ này cho Thiều.
Dòng
truyền thông chính thống nhảy vào tung hô lá cờ thơ “cởi quần chửi thề’ của
Hoàng Hưng vừa trao cho Thiều phất gió lề phải.
Xin
trích mấy đoạn thơ Hoàng Hưng khai mào cho đàn em “thi bá” Nguyễn Quang Thiều
dậy sóng :
Đây
là thơ Hoàng Hưng :
“Mi
ni mông lông / cởi quần chửi thề / Con gà quay con gà quay”
“Cõi
ám toán vài ba vân mộng áp sát chiều về vô cương tỏa. Dong dỏng thoát y mắt bụi
nứng nảy nồng nây chạng rạng ra ràng còn tấy nứu tanh bành bò quanh thít chặt.
Ôi ong đầu óc cục cựa cùng mình choang choang ngực. tan thây” (trang 17 tập
“Người đi tìm mặt” Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 1993)
Trong
tập “Người đi tìm mặt” của Hoàng Hưng, ta còn có thể tìm thấy ít nhất hai mươi
đoạn “thơ” bậy bạ, tục tĩu, điên loạn, nhảm nhí như vừa trích …
Nguyên
Ngọc, Hoàng Hưng và Ý Nhi đã trao mười mấy giải thơ “Văn Đoàn Độc Lập” dưới
ngọn cờ “cởi quần chửi thề của Hoàng Hưng” mà chúng tôi đã viết 8 bài phê phán.
Hữu
Thỉnh cũng đã trao cho hàng chục tập thơ nhảm nhí, dông dài, dễ dãi bằng các
giải thưởng hàng năm của Hội Nhà Văn mà chúng tôi đã viết 15 bài phê bình phản
đối.
Rõ
ràng Hữu Thỉnh, Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Ý Nhi, Nguyễn Quang Thiều và truyền
thông nhà nước đã phá nát nền thơ Việt Nam, gây ra thảm họa thơ suốt 40 năm
nay…
40
năm qua, tôi đã viết khoảng 50 bài báo, bài phê bình bảo vệ nền thơ Việt, chống
lại sự dễ dãi hóa, nhảm nhí hóa, tục tĩu hóa, ngô nghê hóa, phi hiểu hóa, tầm
bậy hóa thi ca…
Mệt
mỏi quá, tưởng chừng tôi đã bị phái nhảm nhí hóa thi ca kia đè bẹp, thì sự xuất
hiện của bài được giải cao nhất cuộc thi thơ 2019-2020 “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” đã
cứu tôi, khi hàng triệu người Việt Nam bị nhóm Hữu Thỉnh Nguyễn Quang Thiều
chọc giận đã nổi nóng, xông ra cứu nền thơ đang bị ngọn cờ “háp háp”, ngọn cờ
“cởi quần chửi thề” của mấy ông giết thơ dìm chết.
May
quá, cám ơn “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” đã như giọt nước tràn li làm người Việt thức
tỉnh, dậy sóng chống lại bọn phá hoại nền thơ.
Thơ
ơi, cuối cùng em đã thắng!
Xin
cám ơn tất cả.,.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
GÁ TÌNH, thơ của Đặng Xuân Xuyến:
TRẦN MẠNH
HẢO
Địa chỉ: 21/22 Xuân Thủy, phường Thảo Điền,
quận 2, Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Email: cokhicon@gmail.com
Điện thoại: 091 841 00 42
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email: thaiquocmuu1@aol.com, ngày 06.07.2021.
- Ảnh minh họa cho bài viết
được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét