NGHĨ
VỀ SỰ BẤT KHẢ TIÊN KIẾN
KHI
ĐỌC THƠ TRẦN YÊN HÒA
Người
viết bài này có lần đọc bất chợt, đọc thoáng qua một vài bài thơ của Trần Yên
Hòa và thoáng gặp hình tượng Em được nhân-cách-hóa từ thiên nhiên: em không
phải người mà là Mùa Thu, và từ đó vẫn mang ý định sẽ có dịp nói nhiều về thiên
nhiên nhân cách hóa trong thơ Trần Yên Hòa. “Ta nghiêng về giải đáp tác giả
Trần Yên Hòa muốn vượt qua thơ lãng mạn tình yêu để hướng về thơ diệu vợi, bởi
từ ngữ Em không phải chỉ về người mà chỉ về thiên nhiên: mùa thu được nhân cách
hóa thành người em hương sắc” (trích trong bài “Mùa Thu Mênh Mông và Mùa thu
Cục Diện Trong Thi Ca Hải Ngoại”, tạp chí Văn Học số 232, ấn hành tại Nam California,
tháng 7&8 năm 2006). Và người viết bài còn có ý định phân biệt dáng vẻ thơ
lãng mạn, thơ siêu thực và thơ diệu vợi lưng chừng giữa siêu thoát và đời
thường. Nhưng khi đọc hết tập thơ mới ấn hành gần đây của Trần Yên Hòa, thi
phẩm “Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng” (do Thế Kỷ xuất bản, Nam California,
năm 2009), thì ý nghĩ phân biệt ba dáng vẻ kể trên (qua hình tượng người em
gái, người tình) đã trở thành bất khả. Vì vậy vấn đề văn chương “Sự Bất Khả
Tiên Kiến Khi Đọc Thơ” xin được nói rõ trong bài này. Nhưng trước tiên, ta cùng
nhau đọc các câu thơ rất đạt của Trần Yên Hòa trong thi phẩm.
Thi
phẩm này của Trần Yên Hòa đa số là thơ tình, hơn nữa tình rất đam mê. Nếu có
nghiêng về thân xác thì ngôn từ được thơ mộng hóa, không dung tục đến mức
“quá lắm” thường được coi như tân kỳ trong thi ca mấy lúc gần đây, chỉ đến mức
“ta gục vào em”, và sau đó là những từ ngữ nâng lên thật cao một cách trịnh
trọng. Đôi khi gục vào em rồi sa đà thêm nữa vào hình ảnh hiện thực của hành vi
nam nữ sát kề nhau, nhưng vẫn là những từ ngữ đẹp. Do đó thơ tình Trần Yên Hòa
dù có vẻ say đắm tự thấy mình “chẻ thành trăm mảnh”, hoặc “thành tro” trong đam
mê tình yêu, vẫn là thi ngữ lãng mạn ca ngợi người tình đã cho mình những giây
phút thần tiên; vẫn là thi ngữ buồn nhẹ nhàng dù cay đắng dành cho tình phù du
của sóng vỗ chân cầu. Nhưng như đã trình bày ở trên, thơ Trần Yên Hòa pha trộn
đủ dáng vẻ: đời thường lãng mạn hay hiện thực tình dục thể xác; hoặc siêu thực
và diệu vợi. Ở đây, là phần giới thiệu những câu thơ đạt, đạt ở từ ngữ thi ca,
chưa bàn về khuynh hướng trộn lẫn:
… Ta gục vào em chẻ thành trăm mảnh
Ta phân thân hồn phách sắp thành tro
(Trích
trong bài: Uyên Ương)
… Khi tỉnh lại nhìn em như mắc lưới
Đời chia xa như ngọn sóng chân cầu
(Trích
trong bài: Nằm Mơ Hoa Cúc)
Sau
đây cũng là những câu thơ đạt về từ ngữ thi ca dành cho tu-từ-pháp nhân cách
hóa. Xin nhắc lại: Trần Yên Hòa đã từng nhân cách hóa mùa thu thành người em
hương sắc, từ đó ta nói thơ anh hướng về diệu vợi hơn là người em đời thường.
Nếu cứ tiên kiến thơ Trần Yên Hòa nhắm tới khuynh hướng muốn vượt lãng mạn để
đi vào diệu vợi, thì nhân cách hóa dưới đây đưa ta quay về hành vi thân gần đời
thường giữa nam nữ. Chưa bàn tới khuynh hướng trộn lẫn, ở đây ta nhấn mạnh các
từ ngữ thi ca độc sáng của nhân cách hóa: bóng núi là thân xác người nữ “tràn
qua anh”, ngọn sóng là “chân dài” của em “trườn qua anh”. Đọc đoạn thơ này, ta
chưa vướng vào bình phẩm khuynh hướng tình dục hay khuynh hướng siêu thực, mà
chỉ vướng vào bình phẩm cái hay của phép tu từ nhân cách hóa, tức là ta đang
bàn từ ngữ đạt của thi ca. Mỹ từ pháp là phép tu từ làm cho đẹp câu văn chương,
cho nên mỹ cảm làm cho ta vượt qua ám ảnh hình tượng tình dục, có khác nào
trước bức tranh loã thể nhưng vô cùng đẹp, đẹp ngọc ngà của thân thể trời cho
người nữ, đẹp săn chắc của thân thể trời cho người nam. Người thưởng thức như
đứng trước tác phẩm nghệ thuật chứ không phải đang đứng trước hình hài. Tương
tự như lúc này đây, ta đang bàn về từ ngữ thi ca nhân cách hóa (em là núi, anh
là biển mặn), chứ chưa bàn về lòng đam mê sắc tướng:
… Nằm trước biển, anh mơ em là núi
Phủ tràn anh sừng sững một hình hài
Trước núi thẳm, em dịu dàng biển mặn
Trườn qua anh ngọn sóng tấp chân dài
(Trích
trong bài: Em, Bài Thơ Anh)
… cũng có thể biển làm em ngây ngất
biển vờn quanh phủ dụ tình em
em sẽ thấm những mệt nhoài cát lấp
phù sinh là một cõi mê man
(Trích
trong bài: Đứng Bên Đời Đợi Gió)
Cũng
đang bàn về từ ngữ thi ca, vậy bây giờ ta thử rẽ vào cảnh quang thân mật trong
thi phẩm nói về đời sống gần gũi của mái nhà thân thương nơi đồng quê, hoặc
chuyện đời ngang trái. Những điều này có rất nhiều trong thi ca người khác,
nhưng sao đọc thơ Trần Yên Hòa ta cảm thấy nó vừa quen vừa lạ. Truy ra, ta nhận
ra cái lạ ở chỗ trái khuấy thường lệ: đáng lẽ anh thì chính em về trễ giữa đêm
khuya; và khói đốt đồng trong trưa nắng thì lại hiện ra vào lúc hoàng hôn trên
tỉnh lộ; và đáng lẽ em bước ra làm anh cay đắng thì chỉ làm anh dửng dưng như
đã không hề quen em. Toàn những điều trái khuấy thường lệ thường tình. Phải
chăng do đó thơ Trần Yên Hòa làm ta bắt gặp giây phút là lạ; không phải bàng
hoàng như một điều thật lạ; cũng không phải dửng dưng vô tình của vạn sự lướt
qua không trì kéo lưu tâm nào. Vừa quen vừa lạ, cũng như mây vẫn trôi trên bầu
trời bỗng như khác lạ ngày khai trường đối với em bé lần đầu đi học ( ta đang
nhắc tới một đoạn văn của Thanh Tịnh); hoặc như còn một chút gì để nhớ khi mà
có em trên phố núi đìu hiu (ta đang nhắc tới thơ Vũ hữu Định); hoặc như em đã
ra đi thì mùa thu đẹp trong vườn Luxembourg không còn nữa (ta đang nhắc tới một
bản nhạc của Phạm Trọng Cầu). Cùng một cảm thức điều lạ trong cái quen khi ta
đọc các câu thơ dưới đây của Trần Yên Hòa; có một liên tưởng đến khói đốt đồng
trong văn Võ Phiến; có một chút liên tưởng đến bài thơ “Không Tiếng” của Mai
Thảo nói về một bóng người đơn độc sáng đi tối về không ai hay; có một chút
liên tưởng đến thơ Thái Can bật lên thành tiếng khóc vì biết em đi chẳng bao
giờ còn trở lại:
… Kêu hoài hủy tên em, anh thức đợi
Em có về thì gõ cửa đêm nay
(Trích
trong bài: Em Có Về)
… Tôi chở em trên những hoàng hôn tỉnh lộ
Trông khói đốt đồng bay tản mạn như mây
(Trích
trong bài: Em, và Mỹ Tho, và Tôi)
… Em bước chân ra giữa vùng cương tỏa
Còn ta đứng nhìn một thuở không quen
(Trích
trong bài: Phượng Hề)
Những
câu thơ đạt do từ ngữ, do phép tu từ, đã trích dẫn ở trên, tuy chưa đề cập đến
khuynh hướng tâm hồn, nhưng qua đó ta cũng thấy tiềm tàng ba khuynh hướng: lãng
mạn đời thường, siêu thoát hoặc siêu thực, và diệu vợi thiên về mỹ cảm. Quả
thực, thơ Trần Yên Hòa có khuynh hướng đi về diệu vợi, nhưng những dấu vết
thuộc về thơ siêu thoát hoặc siêu thực thì không lộ diện nhiều. Trọn tập thơ
“Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng”, chỉ một thi ảnh có thể xếp vào thơ siêu
thực. Nhưng dấu vết siêu thực ấy đã vội rơi vào khuynh hướng lãng mạn đời
thường, lại còn ngã vào khuynh hướng hiện thực của xác thân với “vòm cổ nỏn”,
với “vòng tay ôm trọn”. Ta đã thấy mái tóc siêu thực phà trong ánh sáng, và
dáng lược là bay trong tinh khôi, như một thiên thần. Hai câu thơ tiếp theo thì
thiên thần bị níu kéo vào cuộc ân ái trần gian. Cho nên sự phân biệt khuynh
hướng là điều bất khả khi đọc thơ Trần Yên Hòa:
… Tóc tự trời cùng mây phà ánh sáng
Bay trong tinh khôi em dáng lược là
Vòm cổ nỏn như một trời hồng ngọc
Anh vòng tay ôm trọn mảng kiêu sa
(Trích
trong bài: Nằm Mơ Hoa Cúc)
Để
có thể chứng minh sự trộn lẫn khuynh hướng siêu thực và đời thường một lần nữa,
và lần này thì ngược lại từ hiện thực thăng lên siêu thoát. Có thể nói đây là
một biện chứng thăng hoa, từ khổ đau trở thành thánh thiện. Từ da thịt đam mê,
da thịt mướt, da thịt ngời ngời, rồi một đời chờ đợi như đã hóa đá vì người
chồng đi tù tội lâu năm mỏi mòn, và cuối cùng thì nàng đã chết: lòng chịu đựng
hy sinh đã biến da thịt thành thánh nữ. Một biện chứng từ thấp lên cao có vẻ
như thí nghiệm trộn lẫn trần tục da thịt và siêu thoát. Có điều làm ta thắc mắc
tại sao tác giả không dùng từ ngữ “nàng” hay “người em gái”, mà lại dùng từ ngữ
“da thịt”, phải chăng tác giả muốn cho ta biết thiếu phụ có lòng hy sinh cao
đẹp ấy vốn là gái giang hồ. Cũng chưa hết, da thịt sau khi thăng hoa thành
thánh nữ, tác giả còn nói rõ da thịt ấy bây giờ mở phơi thành rong rêu dưới
lòng đất, không còn riêng cho ai nữa. Ta chợt liên tưởng đến bài hát “Em Đã Cho
Tôi Bầu Trời” của Trịnh Công Sơn, đại ý: em chết đi, “từ đây tôi có em đời đời,
từ đây không có ai phụ người.” Lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát xuất từ
“biến thái của lòng ghen tuông”, còn thơ Trần Yên Hòa phát xuất từ “biến thái
của lòng hối tiếc đã trót coi nàng chỉ là da thịt”:
… Em nguyên vẹn bài thơ da thịt ấy
Rải xuống đời hy vọng cháy đam mê
… Da thịt mướt như suối nguồn ẩn hiện
Một mùa xuân trổ nụ dáng thiên thần
… Có một thuở anh qua Trương Minh Giảng
Thấy nhấp nhô da thịt hiện ngời ngời
… Đến một lúc em bắt đầu hóa đá
Anh tàn xương trong trại cải tạo buồn
Ôi da thịt đã oằn mình thánh nữ
Khi trở về đành nắm lấy tay không…
(Trích
trong bài: Thịt Da Ấy)
Trở
lại với ý nghĩ “thiên nhiên được nhân cách hóa thành người em hương sắc” trong
thơ Trần Yên Hòa, một lần nữa ta bắt gặp ở thi phẩm này. Tác giả trình bày rõ
điều này ngay trong bài thơ đầu tiên trong tập thơ, nhưng đâu có thiên nhiên
nào thể hiện “vành môi thơm”. Cũng đâu có biển nào dù được gọi là em mà biểu
hiện được hành vi “mắt liếc” và “đếm gió” thổi qua. Cho nên nhân cách hóa thiên
nhiên đó đẩm chất hiện thực của con người bằng xương bằng thịt. Và phượng đỏ
mùa hạ ẩn tàng bóng dáng một người thật mang tên Phượng mà ngay ở nhan đề tập
thơ tác giả đã nêu ra. Cho nên nhân-cách-hóa trong thơ Trần Yên Hòa trộn lẫn
tình yêu đời thường, con người đời thường, không phải hoàn toàn là những mùa
màng đẹp đẽ của thiên nhiên:
… Em đến bên ta áo tà lụa bạch
Vành môi thơm hương đọng sơ nguyên
… Em bóng sắc trở về ta ánh sáng
Mùa xuân qua, mùa hạ đỏ, theo về
… Ta hát khúc uyên ương trên đồi cọ
Giữa mùa thu trùng điệp ánh sao rừng
… Em muôn trùng ta vẫy gọi trăm năm
Em phượng đỏ ngát màu mùa hạ ấy…
(Trích
trong bài: Uyên Ương)
… Gió sẽ về bên em, biển lộng
như giấc mơ ngoan tha thiết gọi mời
em sẽ đếm trăm ngàn lời gió thổi
bay qua tình anh mắt liếc, môi cười
(Trích
trong bài: Đứng Bên Đời Gọi Gió)
Càng
rõ ràng là người em lãng mạn đời thường, không phải siêu thực, hoặc chỉ là
thiên nhiên nhân cách hóa, khi tác giả nói rõ người em có xuất xứ Mộ Đức Quảng
Nam hay Mỹ Tho Tiền Giang. Càng phàm trần hơn nữa khi tác giả dùng những từ ngữ
thật gợi hình về thân xác như “tơ nỏn lông măng”, như “ngực trần săn cứng” hay
“bộ ngực vun cao, hằng hằng”. Từ ngữ hằng hằng ở đây khá tân kỳ; vì hằng hằng
thường dành cho cát bãi, dành cho sa mạc; vậy mà tác giả mượn nó để diễn tả cảm
giác ngây ngất choáng ngợp. Phải chăng tân kỳ là do sự hoán đổi vị trí cách
dùng thường lệ? Tác giả đôi khi muốn thơ mình bình dị trong những hình ảnh thân
thương làng xóm Miền Nam với “trái mù u rơi rụng giữa hồn qưê”, hoặc Miền Trung
với “người con gái của cội nguồn xa xưa”, nhưng thơ anh lai vãng những thi ảnh
thân xác vượt tính bình dị; do đó càng củng cố cho lập luận không thể sắp đặt
một phạm trù tiên kiến khi bàn thơ Trần Yên Hòa như nhân cách hóa diệu vợi -
lãng mạn đời thường- siêu thoát- bình dị. Thơ Trần Yên Hòa trộn lẫn nhiều dáng
vẻ:
… Theo quân đổ xuống Đức Quang
Gặp em ánh mắt chảy tràn tim anh
(Trích
trong; Bài Cho Cô Gái Mộ Đức)
… Ta gục vào em chẻ thành trăm mảnh
Ta phân thân hồn phách sắp thành tro
(Trích
trong bài: Uyên Ương)
… Khi tỉnh lại nhìn em như mắc lưới
Đời chia xa như ngọn sóng chân cầu
(Trích
trong bài: Nằm Mơ Hoa Cúc)
Sau
đây cũng là những câu thơ đạt về từ ngữ thi ca dành cho tu-từ-pháp nhân cách
hóa. Xin nhắc lại: Trần Yên Hòa đã từng nhân cách hóa mùa thu thành người em
hương sắc, từ đó ta nói thơ anh hướng về diệu vợi hơn là người em đời thường.
Nếu cứ tiên kiến thơ Trần Yên Hòa nhắm tới khuynh hướng muốn vượt lãng mạn để
đi vào diệu vợi, thì nhân cách hóa dưới đây đưa ta quay về hành vi thân gần đời
thường giữa nam nữ. Chưa bàn tới khuynh hướng trộn lẫn, ở đây ta nhấn mạnh các
từ ngữ thi ca độc sáng của nhân cách hóa: bóng núi là thân xác người nữ “tràn
qua anh”, ngọn sóng là “chân dài” của em “trườn qua anh”. Đọc đoạn thơ này, ta
chưa vướng vào bình phẩm khuynh hướng tình dục hay khuynh hướng siêu thực, mà
chỉ vướng vào bình phẩm cái hay của phép tu từ nhân cách hóa, tức là ta đang
bàn từ ngữ đạt của thi ca. Mỹ từ pháp là phép tu từ làm cho đẹp câu văn chương,
cho nên mỹ cảm làm cho ta vượt qua ám ảnh hình tượng tình dục, có khác nào
trước bức tranh loã thể nhưng vô cùng đẹp, đẹp ngọc ngà của thân thể trời cho
người nữ, đẹp săn chắc của thân thể trời cho người nam. Người thưởng thức như
đứng trước tác phẩm nghệ thuật chứ không phải đang đứng trước hình hài. Tương
tự như lúc này đây, ta đang bàn về từ ngữ thi ca nhân cách hóa (em là núi, anh
là biển mặn), chứ chưa bàn về lòng đam mê sắc tướng:
… Nằm trước biển, anh mơ em là núi
Phủ tràn anh sừng sững một hình hài
Trước núi thẳm, em dịu dàng biển mặn
Trườn qua anh ngọn sóng tấp chân dài
(Trích
trong bài: Em, Bài Thơ Anh)
… cũng có thể biển làm em ngây ngất
biển vờn quanh phủ dụ tình em
em sẽ thấm những mệt nhoài cát lấp
phù sinh là một cõi mê man
(Trích
trong bài: Đứng Bên Đời Đợi Gió)
Cũng
đang bàn về từ ngữ thi ca, vậy bây giờ ta thử rẽ vào cảnh quang thân mật trong
thi phẩm nói về đời sống gần gũi của mái nhà thân thương nơi đồng quê, hoặc
chuyện đời ngang trái. Những điều này có rất nhiều trong thi ca người khác,
nhưng sao đọc thơ Trần Yên Hòa ta cảm thấy nó vừa quen vừa lạ. Truy ra, ta nhận
ra cái lạ ở chỗ trái khuấy thường lệ: đáng lẽ anh thì chính em về trễ giữa đêm
khuya; và khói đốt đồng trong trưa nắng thì lại hiện ra vào lúc hoàng hôn trên
tỉnh lộ; và đáng lẽ em bước ra làm anh cay đắng thì chỉ làm anh dửng dưng như
đã không hề quen em. Toàn những điều trái khuấy thường lệ thường tình. Phải
chăng do đó thơ Trần Yên Hòa làm ta bắt gặp giây phút là lạ; không phải bàng
hoàng như một điều thật lạ; cũng không phải dửng dưng vô tình của vạn sự lướt
qua không trì kéo lưu tâm nào. Vừa quen vừa lạ, cũng như mây vẫn trôi trên bầu
trời bỗng như khác lạ ngày khai trường đối với em bé lần đầu đi học ( ta đang
nhắc tới một đoạn văn của Thanh Tịnh); hoặc như còn một chút gì để nhớ khi mà
có em trên phố núi đìu hiu (ta đang nhắc tới thơ Vũ hữu Định); hoặc như em đã
ra đi thì mùa thu đẹp trong vườn Luxembourg không còn nữa (ta đang nhắc tới một
bản nhạc của Phạm Trọng Cầu). Cùng một cảm thức điều lạ trong cái quen khi ta
đọc các câu thơ dưới đây của Trần Yên Hòa; có một liên tưởng đến khói đốt đồng
trong văn Võ Phiến; có một chút liên tưởng đến bài thơ “Không Tiếng” của Mai
Thảo nói về một bóng người đơn độc sáng đi tối về không ai hay; có một chút
liên tưởng đến thơ Thái Can bật lên thành tiếng khóc vì biết em đi chẳng bao giờ
còn trở lại:
… Kêu hoài hủy tên em, anh thức đợi
Em có về thì gõ cửa đêm nay
(Trích
trong bài: Em Có Về)
… Tôi chở em trên những hoàng hôn tỉnh lộ
Trông khói đốt đồng bay tản mạn như mây
(Trích
trong bài: Em, và Mỹ Tho, và Tôi)
… Em bước chân ra giữa vùng cương tỏa
Còn ta đứng nhìn một thuở không quen
(Trích
trong bài: Phượng Hề)
Những
câu thơ đạt do từ ngữ, do phép tu từ, đã trích dẫn ở trên, tuy chưa đề cập đến
khuynh hướng tâm hồn, nhưng qua đó ta cũng thấy tiềm tàng ba khuynh hướng: lãng
mạn đời thường, siêu thoát hoặc siêu thực, và diệu vợi thiên về mỹ cảm. Quả
thực, thơ Trần Yên Hòa có khuynh hướng đi về diệu vợi, nhưng những dấu vết
thuộc về thơ siêu thoát hoặc siêu thực thì không lộ diện nhiều. Trọn tập thơ
“Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng”, chỉ một thi ảnh có thể xếp vào thơ siêu
thực. Nhưng dấu vết siêu thực ấy đã vội rơi vào khuynh hướng lãng mạn đời
thường, lại còn ngã vào khuynh hướng hiện thực của xác thân với “vòm cổ nỏn”,
với “vòng tay ôm trọn”. Ta đã thấy mái tóc siêu thực phà trong ánh sáng, và
dáng lược là bay trong tinh khôi, như một thiên thần. Hai câu thơ tiếp theo thì
thiên thần bị níu kéo vào cuộc ân ái trần gian. Cho nên sự phân biệt khuynh
hướng là điều bất khả khi đọc thơ Trần Yên Hòa:
… Tóc tự trời cùng mây phà ánh sáng
Bay trong tinh khôi em dáng lược là
Vòm cổ nỏn như một trời hồng ngọc
Anh vòng tay ôm trọn mảng kiêu sa
(Trích
trong bài: Nằm Mơ Hoa Cúc)
Để
có thể chứng minh sự trộn lẫn khuynh hướng siêu thực và đời thường một lần nữa,
và lần này thì ngược lại từ hiện thực thăng lên siêu thoát. Có thể nói đây là
một biện chứng thăng hoa, từ khổ đau trở thành thánh thiện. Từ da thịt đam mê,
da thịt mướt, da thịt ngời ngời, rồi một đời chờ đợi như đã hóa đá vì người
chồng đi tù tội lâu năm mỏi mòn, và cuối cùng thì nàng đã chết: lòng chịu đựng
hy sinh đã biến da thịt thành thánh nữ. Một biện chứng từ thấp lên cao có vẻ
như thí nghiệm trộn lẫn trần tục da thịt và siêu thoát. Có điều làm ta thắc mắc
tại sao tác giả không dùng từ ngữ “nàng” hay “người em gái”, mà lại dùng từ ngữ
“da thịt”, phải chăng tác giả muốn cho ta biết thiếu phụ có lòng hy sinh cao
đẹp ấy vốn là gái giang hồ. Cũng chưa hết, da thịt sau khi thăng hoa thành
thánh nữ, tác giả còn nói rõ da thịt ấy bây giờ mở phơi thành rong rêu dưới
lòng đất, không còn riêng cho ai nữa. Ta chợt liên tưởng đến bài hát “Em Đã Cho
Tôi Bầu Trời” của Trịnh Công Sơn, đại ý: em chết đi, “từ đây tôi có em đời đời,
từ đây không có ai phụ người.” Lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát xuất từ
“biến thái của lòng ghen tuông”, còn thơ Trần Yên Hòa phát xuất từ “biến thái
của lòng hối tiếc đã trót coi nàng chỉ là da thịt”:
… Em nguyên vẹn bài thơ da thịt ấy
Rải xuống đời hy vọng cháy đam mê
… Da thịt mướt như suối nguồn ẩn hiện
Một mùa xuân trổ nụ dáng thiên thần
… Có một thuở anh qua Trương Minh Giảng
Thấy nhấp nhô da thịt hiện ngời ngời
… Đến một lúc em bắt đầu hóa đá
Anh tàn xương trong trại cải tạo buồn
Ôi da thịt đã oằn mình thánh nữ
Khi trở về đành nắm lấy tay không…
(Trích
trong bài: Thịt Da Ấy)
Trở
lại với ý nghĩ “thiên nhiên được nhân cách hóa thành người em hương sắc” trong
thơ Trần Yên Hòa, một lần nữa ta bắt gặp ở thi phẩm này. Tác giả trình bày rõ
điều này ngay trong bài thơ đầu tiên trong tập thơ, nhưng đâu có thiên nhiên
nào thể hiện “vành môi thơm”. Cũng đâu có biển nào dù được gọi là em mà biểu
hiện được hành vi “mắt liếc” và “đếm gió” thổi qua. Cho nên nhân cách hóa thiên
nhiên đó đẩm chất hiện thực của con người bằng xương bằng thịt. Và phượng đỏ
mùa hạ ẩn tàng bóng dáng một người thật mang tên Phượng mà ngay ở nhan đề tập
thơ tác giả đã nêu ra. Cho nên nhân-cách-hóa trong thơ Trần Yên Hòa trộn lẫn
tình yêu đời thường, con người đời thường, không phải hoàn toàn là những mùa
màng đẹp đẽ của thiên nhiên:
… Em đến bên ta áo tà lụa bạch
Vành môi thơm hương đọng sơ nguyên
… Em bóng sắc trở về ta ánh sáng
Mùa xuân qua, mùa hạ đỏ, theo về
… Ta hát khúc uyên ương trên đồi cọ
Giữa mùa thu trùng điệp ánh sao rừng
… Em muôn trùng ta vẫy gọi trăm năm
Em phượng đỏ ngát màu mùa hạ ấy…
(Trích
trong bài: Uyên Ương)
… Gió sẽ về bên em, biển lộng
như giấc mơ ngoan tha thiết gọi mời
em sẽ đếm trăm ngàn lời gió thổi
bay qua tình anh mắt liếc, môi cười
(Trích
trong bài: Đứng Bên Đời Gọi Gió)
Càng
rõ ràng là người em lãng mạn đời thường, không phải siêu thực, hoặc chỉ là
thiên nhiên nhân cách hóa, khi tác giả nói rõ người em có xuất xứ Mộ Đức Quảng
Nam hay Mỹ Tho Tiền Giang. Càng phàm trần hơn nữa khi tác giả dùng những từ ngữ
thật gợi hình về thân xác như “tơ nỏn lông măng”, như “ngực trần săn cứng” hay
“bộ ngực vun cao, hằng hằng”. Từ ngữ hằng hằng ở đây khá tân kỳ; vì hằng hằng
thường dành cho cát bãi, dành cho sa mạc; vậy mà tác giả mượn nó để diễn tả cảm
giác ngây ngất choáng ngợp. Phải chăng tân kỳ là do sự hoán đổi vị trí cách
dùng thường lệ? Tác giả đôi khi muốn thơ mình bình dị trong những hình ảnh thân
thương làng xóm Miền Nam với “trái mù u rơi rụng giữa hồn qưê”, hoặc Miền Trung
với “người con gái của cội nguồn xa xưa”, nhưng thơ anh lai vãng những thi ảnh
thân xác vượt tính bình dị; do đó càng củng cố cho lập luận không thể sắp đặt
một phạm trù tiên kiến khi bàn thơ Trần Yên Hòa như nhân cách hóa diệu vợi -
lãng mạn đời thường- siêu thoát- bình dị. Thơ Trần Yên Hòa trộn lẫn nhiều dáng
vẻ:
… Theo quân đổ xuống Đức Quang
Gặp em ánh mắt chảy tràn tim anh
(Trích
trong; Bài Cho Cô Gái Mộ Đức)
… Anh làm người tình xa lơ xa lắc
Biết Mỹ Tho tự thuở yêu người
(Trích
trong bài: Gởi Mỹ Tho)
… Ta gục vào em ngực trần săn cứng
Để trăm năm giờ, phút, đợi, trông, chờ
(Trích
trong bài: Uyên Uơng)
… Gió sẽ tung áo em bay ngược
cho anh được nhìn tơ nỏn lông măng
thân thể em hiện nguyên hình, áo mỏng
bờ ngực vun cao như cát, hằng hằng
(Trích
trong bài: Đứng Bên Đời Gọi Gió)
Liên
hệ đến thơ Đinh Hùng: tập “Mê Hồn Ca” thể hiện sự đồng điệu ở thi ngữ siêu thực
thuộc cõi thần bí; còn tập “Đường Vào Tình Sử” thể hiện sự đồng điệu ở thi ngữ
bình dị đời thường. Nhà phê bình Đặng Tiến thì thấy sự thống nhất của hình ảnh
người em có “vóc dáng vô thể” trong thơ Đinh Hùng. Vô thể, vì người em trong
thơ của ông không cụ thể là nhân vật có thực, chỉ là bóng ảo, bằng chứng là ta có
thể lấy bất cứ đoạn thơ nào nói tới người em từ bài này hoán đổi qua người em
trong bài thơ khác, thì người em của Đinh Hùng cứ vẫn là người tình huyễn mộng
tồn tại trong một thế giới nào khác, quả là một “Nhan Sắc không có Chân Dung;
những tên mơ hồ như Huyền Diệu, Nữ Chúa Sầu” (Đặng Tiến, trong bài” Vũ Trụ Đinh
Hùng”, tạp chí Văn số 91, Sài Gòn, số ra ngày 1 tháng 10 năm 1967). Trở về
người em diệu vợi nhân cách hoá trong thơ Trần Yên Hòa, người em hoàn toàn xa
phàm tục ấy không đứng riêng, mà pha trộn với người em lãng mạn và người em
hiện thực. Vì vậy, sau khi đọc toàn tập thơ Trần Yên Hòa, ta như được nhắc nhở
một vấn đề văn chương: Sự bất khả tiên kiến về khuynh hướng một tác giả nào nếu
ta chỉ biết thoáng qua vài bài thơ của họ.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài phê bình,
cảm nhận thơ0
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
BỎ YÊU, thơ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
TRẦN VĂN NAM
Địa chỉ: Walnut, California,
Hợp Chủng
Quốc Hoa Kỳ.
.................................................................................................
- Cập nhật từ email: thaiquocmuu1@aol.com, ngày 06.07.2021.
- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn:
internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét