MẶC CẢM TỈNH LẺ VÀ SỰ KHẮC NGHIỆT
MANG DANH NHÀ THƠ
*
(Tôi
viết vì khoa học. Với bài này có lẽ tôi là người đầu tiên tra vấn về tỉnh lẻ)
Mặc cảm tỉnh lẻ là có thật ở khắp nơi trên thế giới, xưa kia
có lẽ người ta hay dùng chữ “quê mùa”. Người Việt đã xác nhận mặc cảm
này thật rõ ràng “giầu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”. Tôi cũng
xuất thân từ một anh nhà quê tỉnh lẻ ở Ninh Bình. Nhưng những người tỉnh lẻ có
một chỗ dựa tuyệt đối, đó là anh chàng Napoleon, không những tỉnh lẻ mà còn là
đảo lẻ, sống trên đảo Corse sơn cùng thuỷ tận, vậy mà là Hoàng đế vĩ đại, chinh
phục khắp nơi, lại còn là một nhà lập hiến hàng đầu… nhưng viên ngọc đó cũng
khiếm khuyết về văn hoá, khi Napoleon nổi giận, ngay đó một cận thần nói “ông
ta thật vĩ đại, nhưng văn hoá thì mọi rợ quá!”
Người Việt theo tôi được biết, có nhiều nguời trọ trẹ tiếng
vùng miền, sang Tây làm việc hay xuất khẩu, khi được hỏi toàn nói “Tôi người
Hà Nội”, đến mức người Tây bảo “sao nước các anh chị toàn người Hà Nội
cả?!” Mặc cảm này phát triển trầm trọng đến mức hộ chiếu của Việt Nam mới
đây không được nhiều nước chấp thuận vì không ghi “nơi sinh”?!
Triết gia Whitehead nói “Không có sự tập trung về thành
phố không có nền văn minh!” Nhà bác học lừng danh thế giới Einstein bảo: “Không
có thành phố không có toán học”, chúng ta biết toán học và hình học khởi
đầu với Pitago khi ông sống ở thủ đô Athen Hy Lạp cần có nhu cầu hoạch định
thành phố. Tất nhiên không có thành phố cũng không thể có nền công nghiệp! Còn
nhà quê là gì? Là phong cảnh! Mà nguyên tắc của việc làm thơ xưa nay là “tức
cảnh sinh tình”, anh ta không có cảnh làm sao có thể có nguồn cảm hứng làm
thơ?! Chúng ta có bao giờ thấy: một vài người lếch thếch từ quê lên tỉnh, hay
từ tỉnh lẻ về phố lớn, họ đeo vài cái đàn trên vai rồi hoà tấu một bản nhạc
không? Làm sao có vì quê lấy đâu ra nơi đào tạo cũng như thầy nhạc. Nhà quê
cũng không có âm nhạc cao cấp, chỉ có vài anh xẩm xoan đeo kính râm chơi nhạc
hiếu?!
Triết gia tổ sư Hy Lạp Platon là người xác định rõ nhất về
mặc cảm tự tôn: “Tôi có ba điều hân hạnh, thứ nhất tôi sinh ra được làm
người, thứ hai tôi là đàn ông chứ không phải đàn bà, thứ ba tôi là người Athen
chứ không phải là nơi khác!” Platon tự hào về triết học và nền văn minh Hy
Lạp, ông nói về thơ tức cảnh sinh tình như sau: “Hãy mời các nhà thơ ra khỏi
Hy Lạp để nước ta xứng đáng là của những người thông thái!”
Triết gia vĩ đại hàng đầu cận hiện đại Hegel đã bàn về mỹ học
như sau: “những người đàn bà trong những thành phố nhỏ”. Có nghĩa “ở
phố nhỏ, ngõ nhỏ nhà tôi ở đó” không bao giờ có bi kịch lớn, nhiều lắm là
giật đồ trộm vặt và mấy anh vô công rồi nghề đá cầu vòng quanh với nhau.
Điều này đã hình thành ở Hy Lạp từ rất sớm. Tối đến tất cả
đàn ông lớn bé đều được phát vé xem bi kịch. Nghĩa đen của nó là “dâng tế
thánh thần” để trở thành công dân ưu tú. Đàn bà và trẻ em gái chỉ được phát
vé xem hài kịch. Bi kịch và Hài kịch đều là những vở có kịch tính. Thơ không có
kịch thì bị vứt bên ngoài. Đó chính là đất sống của những thứ thơ vụn, thơ lẻ
chắp nhặt cảm xúc được chăng hay chớ phải đứng dọc đường đi, chờ người đi qua,
thì ngâm nga xin bố thí!
Mỹ học đàn bà tỉnh lẻ, tức là mấy xẩm xoan đứng bên đường
ngâm nga làm gì có khung sàn kịch tính?! Triết gia Aristote đã chỉ thẳng: loại
làm thơ ngắn đoản ca chỉ là thứ ballard của những kẻ đầu đường xó chợ đốp chát
với nhau.
Thơ với người Á Đông cũng chẳng lớn lao gì hơn, khi người
Trung Hoa xếp dưới đáy của văn hoá: Nho - Y - Lý - Số, rồi mới đến Cầm - Kỳ -
Thi (thơ) - Hoạ. Thơ là áp đáy?!
Giỏi như Homer ở Hy Lạp cũng chỉ là anh hát xẩm thơ. Sự vĩ
đại của ông là lang thang khắp nơi chắp nhặt câu vần để trở nên một tập đại
thành!
Trong cả thế kỷ qua, chứng tỏ sự ấu trĩ về lý trí của cả tỉ
người Hoa khi các ban văn hoá của họ sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm mà không
tìm đâu ra bóng dáng của sử thi. Không có sử thi thì không thể chứng minh mình
là dân tộc lớn (Hegel). Nó chứng tỏ hai yếu kém: 1- Không đủ lãng mạn! 2- Không
đủ cấu trúc lý trí để có khung giàn cốt truyện.
Đấy là sự khắc nghiệt của danh hiệu nhà thơ. Nếu chưa trở
thành một người viết được trường ca, khung giàn hay cốt truyện, thì chỉ là cánh
à ơi ví dầu đoản ca xẩm xoan mua vui mà thôi!
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Trương Ngọc Tuân đọc truyện ngắn
CHÀNG LÙN NỂ VỢ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
Địa chỉ: Số
nhà 100, đường Nguyễn Xiển
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Email: Paulnguyenhoangduc@gmail.com
Điện thoại: 093
427 80 75
..........................................................................................................
- Cập nhật từ messenger Nguyễn Đình
Văn ngày 22.06.2023
- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu
tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của blog trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
tỉnh lẻ lại sống tình cảm hơn thành phố đó
Trả lờiXóa