MỜI ĐỌC:

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

VÌ SAO NHỮNG KẺ NHƯ NGUYỄN XUÂN DIỆN TÔN THỜ BẢO ĐẠI - Tác giả: Nguyễn Thành Tâm ; Trần Chí Cường giới thiệu

 


VÌ SAO NHỮNG KẺ NHƯ NGUYỄN XUÂN DIỆN

TÔN THỜ BẢO ĐẠI

 

Thói sùng bái thần tượng đã đẩy giới chống cộng đến nhiều phát ngôn và hành động kỳ quặc. Chẳng hạn, họ cùng lúc tôn thờ ba nhân vật chính của các chính thể cũ ở miền Nam – là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu – dù ba ông này đã lần lượt lật đổ nhau bằng những biện pháp không có gì phù hợp với cả tinh thần dân chủ lẫn đạo đức. Trong khuynh hướng tôn thờ Bảo Đại, suốt chuỗi ngày nghỉ lễ độc lập 02/09, nhà chống cộng Nguyễn Xuân Diện đã đăng một loạt bài viết ca ngợi Bảo Đại và các nhân vật trong triều đình của ông ta. Trong khi Xuân Diện cong đít tôn Bảo Đại thành bậc “thánh hoàng” “thương dân thương nước”, qua đó phủ nhận sự cần thiết của cuộc Cách mạng Tháng Tám và bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/09/1945, các lập luận và bằng chứng mà ông ta đưa ra không hề cho phép đi đến các kết luận vững chắc.

Trước hết, hãy xem xét một bài đăng của Nguyễn Xuân Diện vào ngày 01/09. Ông Diện viết: “Năm 1945, sau khi tuyên bố thoái vị, Vua Bảo Đại đã bàn giao cho Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa toàn bộ hơn 3.000 bảo vật triều Nguyễn mà cơ quan lưu giữ hiện nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trong đó có hàng trăm ấn bằng vàng (có ấn nặng 10kg), 94 cuốn sách bằng vàng và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và mỹ thuật. Lần thứ hai, cựu hoàng Bảo Đại đã bàn giao 175 triệu USD vẫn còn nằm trong ngân hàng quốc gia Việt Nam do chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp quản cộng với 33 tấn vàng trong ngân hàng Pháp từ thời đế quốc Việt Nam cũng được chính quyền Ngô Đình Diệm đòi về từ ngân hàng Pháp. Khi ra nước ngoài sống, cựu hoàng Bảo Đại không đem theo bất cứ tài sản nào trong quốc khố ngoại trừ một số bảo vật của hoàng gia”. Dưới phần comment, Diện và các fan nhận xét rằng Bảo Đại không mang tài sản gì ra nước ngoài, nên là một vị vua giản dị yêu nước thương dân, thay vì “ăn chơi trác tán tới mức lũng đoạn ngân khố quốc gia rồi tiêu hết cả tiền thuế”.

Nhưng đây có phải là sự thật? Dường như Nguyễn Xuân Diện đã tảng lờ một thực tế quan trọng khác, rằng Bảo Đại nức tiếng ăn chơi từ khi đi du học bên Pháp cho đến khi về nước làm vua – giai đoạn ông ta vẫn còn nắm toàn bộ tài sản của triều đình Huế. Cụ thể, khi còn ở Paris du học, ông được người Pháp đánh giá là một chàng trai “ăn mặc chau truốt”, “phù hợp với những thú vui ở Paris hơn là hoạt động chính trường”. Trong cuốn “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam”, sử gia Daniel Granclemen cho biết “Bảo Đại là người say mê chơi ô tô, ở tuổi 16 đã sở hữu trong tay nhiều kiểu ôtô”, bao gồm “những chiếc xe tốc độ cao để đi vào các đường phố Paris hay đi trên đường cao tốc từ Cannes đến Deauville”. Khi về nước làm vua, Bảo Đại vẫn tiếp tục thú vui sưu tầm xa xỉ phẩm, và rời Huế vào mỗi mùa mưa để lên Đà Lạt nghỉ mát, nhằm tránh thời tiết ẩm thấp. Khi đó, Việt Nam vẫn còn là một nước thuộc địa sống bằng nông nghiệp, lại bị bóc lột tài nguyên bởi Pháp, nên những thú vui xa xỉ của Bảo Đại đương nhiên đáng được xem là một khoản chi quá đáng trong ngân khố quốc gia. Và với việc Bảo Đại rời kinh đô đi nghỉ mát trong suốt mùa mưa, không thể xem ông ta là một vị vua làm tròn trách nhiệm lãnh đạo đất nước.

Sự vô trách nhiệm của Bảo Đại thực ra có thể giải thích được. Suy cho cùng, Bao Đại chỉ là một vị vua bù nhìn do Pháp dựng nên, tất cả quyền lực và trách nhiệm đối với Việt Nam đều nằm trong tay người Pháp. Từ nhỏ đến lớn, ông ta chưa từng tìm được cho mình một chút độc lập khỏi tay người Pháp, chứ đừng nói đến chuyện chịu trách nhiệm về nước Việt Nam. Cụ thể, trong thời gian Bảo Đại du học, thực dân Pháp đã cấm ông tiếp xúc với những thầy giáo được triều đình Huế cử sang để dạy ông Nho học và lịch sử Việt Nam, khiến sau này ông phải thú nhận rằng mình “hoàn toàn không biết gì về lịch sử triều đại và quá trình Việt Nam bị Pháp thâu tóm”. Khi về nước làm vua, Bảo Đại phát biểu trong triều bằng tiếng Pháp, dẫn đến việc xúc phạm cả các quan chức lớn tuổi thấm nhuần Hán học lẫn những quan chức trẻ có tinh thần dân tộc, từ đó làm triều đình Huế thêm rã hàng và bản thân ông thêm lệ thuộc vào những người thân Pháp. Trong thời gian Bảo Đại làm vua, viên Khâm sứ Trung Kỳ do Paris bổ nhiệm có quyền phủ quyết mọi quyết định của Nhà vua ngay cả đối với quyết định ít quan trọng nhất, vì vậy ngôi vua của Bảo Đại chỉ là tấm bình phong che giấu sự cai trị của thực dân Pháp mà thôi. Trước thời Bảo Đại, triều đình Huế ở Trung Kỳ còn được tự chủ ngân sách, chứ đến thời ông ta, thì mọi khoản thuế đều do nhà nước bảo hộ Pháp phân bổ, thu và tự ý sử dụng. Tất cả những người Bảo Đại đã gặp từ khi về nước – những người phục vụ, những người lính hộ vệ hoàng cung, những nhạc công và vũ nữ Nhã Nhạc Cung Đình – đều chỉ sống bằng một khoản lương có chữ ký duyệt của một quan chức bảo hộ, đều được trả lương bởi người Pháp. Tóm lại, Bảo Đại không phải làm gì ngoài việc làm một bức bình phong, nên ông ta mới bỏ việc để đi chơi suốt mùa mưa mà không gây đảo lộn.

Nếu Bảo Đại thật sự dùng ngân sách cho dân cho nước thay vì cho bản thân (và nếu ông ta có quyền làm việc đó!), thì tại sao triều đình Huế có thể để một triệu người Việt Nam chết đói vào năm 1945? Chỉ cần đặt vấn đề này ra thôi, ta cũng thấy góc nhìn của Nguyễn Xuân Diện có sự méo mó.

Sau cùng, nên nhớ rằng trong suốt thời gian làm vua, Bảo Đại cũng là một viên chức được người Pháp trả lương bằng ngân sách của triều đình Huế. Ông ta có tài sản riêng gồm nhiều dinh thự, máy bay, xe hơi…, và đã tiếp tục sống xa hoa bằng tiền bán số tài sản này sau khi sang Pháp. Không những thế, ông ta còn nhận được từ chính phủ Pháp số tiền trợ cấp hằng tháng là 8.000 franc. Dù vậy, vì tiếp tục lối sống xa hoa, ông đã dần dần tiêu hết số tài sản này vào năm 1972, để rồi phải sống dựa vào một nhân tình kém mình 30 tuổi tên Monique Baudot.

Vì sao giới chống cộng đem Bảo Đại ra làm thần tượng? Có thể họ đã thất bại trong việc vạch ra tương lai, nên phải sống dựa vào những hào quang trong quá khứ. Cũng có thể vì họ có nhiều điểm chung với Bảo Đại: sống lưu vong, tiêu tiền nước ngoài, hào nhoáng nhưng rỗng ruột, và làm bù nhìn cho phương Tây. Cũng buồn cười, khi họ tôn thờ phong kiến và thực dân mà mở mồm ra là nhân danh dân chủ.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Cuộc chiến tranh Biên giới 1979l

- Vị Xuyên ơi! Nỗi đau không quên!l

- Gạc Ma - Nỗi đau không được quên!l

- Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sửl

- Không được quên tội ác của bá quyền Trung Quốcl

- Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năml

- Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược: Hoàng Sa năm 1974l

- Vạch trần dã tâm thâm đọc của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đôngl

- Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974l

- Những tấm bản đồ do Trung Quốc và Nhật Bản phát hành không ăn cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Naml

.

Mời thưởng thức nhạc phẩm ĐẤT NƯỚC

của Phạm Minh Tuấn, qua tiếng hát Tùng Dương:

Trần Chí Cường giới thiệu

Tác giả: Nguyễn Thành Tâm - nguồn: nhanquyen

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét