SỰ QUY CHỤP VÔ LỐI VÀ CÁI ĐẦU
NON KÉM CỦA TRẦN THANH CẢNH
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian vừa qua là rất sâu sát, cụ thể,
nhiều đổi mới, nền nếp, bài bản, khoa học, quyết liệt và hiệu quả, với phương
châm: “Không chịu tác động của tổ chức, hay cá nhân nào”.”Không ngừng,
không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Công
tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã để lại nhiều dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng
tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn thể xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân
dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; được bè bạn quốc tế ghi nhận. Nhân dân
tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực. Tất nhiên, chỉ có các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị, bất mãn, tiêu cực hằn học chế độ là luôn xuyên tạc, chống phá, phủ
nhận mọi kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu
cực với các luận điệu cho rằng “đấu đá nội bộ”, “phe cánh” làm “chùn
bước” những người dám nghĩ, dám làm, “làm chậm sự phát triển
đất nước.”.
Mấy ngày vừa qua, mạng xã hội
loan tải bài viết có cái tit là câu hỏi bỏ lửng: “Vì Sao?” của
tác giả có bút danh Trần Thanh Cảnh. Tôi chỉ thấy buồn cười khi chỉ vì một câu
hỏi của một “em gái xinh tươi” mà làm cho Trần Thanh Cảnh “cứng
họng không trả lời nổi?”. Mở đầu tác giả bày trò trích dẫn câu hỏi của một
“em gái xinh tươi”, rằng: “Anh ơi, vì sao các quan nước mình ai cũng giàu
thế mà vẫn cứ đục khoét, cứ tham nhũng mãi là sao? Của cải họ tích lũy được ăn
mấy đời đã hết được đâu?”. Và càng đáng buồn hơn nữa khi về nhà
ngẫm nghĩ rồi mà Trần Thanh Cảnh vẫn không lý giải cho đến nơi đến chốn, nên
mới cố tình chụp mũ rằng:“ Nhưng về nhà, cứ suy nghĩ mãi: Ngoài lỗi thể chế
hỏng nên sinh ra những con người vận hành bộ máy quản lý điều hành đất nước
(quan lại các cấp) hư hỏng, thì còn nguyên nhân nào nữa đây, khiến cho con
người ta tha hóa đến cùng cực như vậy?”. Điều đó càng cho thấy sự yếu kém
trong tư duy và não trạng bệnh hoạn của Trần Thanh Cảnh.
Ai cũng biết rằng, tham nhũng,
tiêu cực là hiện tượng xã hội, cũng là căn bệnh trầm kha có tính lịch sử, gắn
liền với nhà nước và quyền lực trong xã hội phân chia giai cấp. Nói một cách
khác đi, tham nhũng, tiêu cực tồn tại song hành với nhà nước. Còn nhà nước thì
còn tham nhũng tiêu cực. Tham nhũng, tiêu cực tồn tại ở mọi quốc gia trên
thế giới, nó hiện diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt
chế độ chính trị, trình độ phát triển, và Việt Nam không ngoại lệ. Song, tại
Việt Nam, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là một trụ cột trong công
cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Vậy mà Trần Thanh Cảnh dám
hồ đồ quy chụp rằng: “Ngoài lỗi thể chế hỏng”, tôi xin
hỏi ngược lại Trần Thanh Cảnh,“thể chế Việt Nam hư hỏng, con người vận hành
bộ máy quản lý điều hành đất nước hư hỏng”, thì làm sao Việt Nam tồn
tại được hơn 90 năm và làm sao Việt Nam quan hệ đối tác được với 193 nước,
trong đó có 7 quốc gia hàng đầu trên thế giới có quan hệ “Đối tác Chiến
lược Toàn diện”? Câu hỏi này, chắc khó hơn nhiều câu hỏi của “em
gái xinh tươi”phải thế không Trần Thanh Cảnh? Và nếu đổ cho lỗi thể
chế thì vì sao cựu Tổng thống Hoa Kỳ ông Donald Trump, tỷ phú năm trong tốp 500
người giàu nhất thế giới (giá trị ròng 4,4 tỷ USD năm 2024) mà tập đoàn Trump
Organization vi phạm 17 tội danh, trong đó có gian lận thuế suốt 15 năm và làm
sai lệch hồ sơ kinh doanh? Và ông Zine al-Abidine Ben Ali, cựu Tổng thống
Tunisia một trong 5 nguyên thủ quốc gia tham nhũng nhất thế giới; cựu Tổng
thống Nigeria ông Sani Abacha được “vinh dự xếp thứ tư” trong
5 nguyên thủ quốc gia tham nhũng nhất thế giới; xếp thứ ba là ông Mobutu Sese
Seko, cựu Tổng thống Zarie (Cộng hòa Dân chủ Conggo); xếp thứ hai là ông
Ferdinand Marcos, cựu Tổng thống Philippines. Còn “bậc thầy về tham
nhũng nhất lịch sử hiện đại” phải dành cho ông Mochamed Suharto, cựu
Tổng thống Indonesia. Điểm danh sơ sơ đó thôi để cho Trần Thanh Cảnh biết nhé!
Để phòng chống tham nhũng, tiêu
cực hiệu quả thì phải thiết lập bằng được cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không
thể tham nhũng”, cơ chế phát hiện, xử lý hiệu quả để “không
dám tham nhũng” và cơ chế bảo đảm đãi ngộ hợp lý để “không
cần, không muốn tham nhũng”.Trong thời gian vừa qua, chúng ta không phủ
nhận có một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, tham nhũng, tiêu cực, hối lộ, nhận hối lộ “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân, coi nhẹ lợi
ích tập thể, cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân, làm tổn hại thanh danh và
uy tín của Đảng, làm giảm niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, đã được cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe và xử lý nghiêm minh,
công tác này đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Trong đó, có nhiều
cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị khai trừ Đảng, bị
truy tố trước pháp luật về những sai phạm trong quá trình công tác với tinh
thần quyết liệt. Nhưng Trần Thanh Cảnh là cố tình “vơ đũa cả nắm”,
là giọng điệu của các thế lực thù địch, phản động, “ba que xỏ lá” khi
viết: “Những kẻ có trách nhiệm lèo lái con thuyền đất nước đang tận
dụng cơ hội, ra sức đục khoét mọi thứ để có thể “đóng con tàu riêng” của chúng,
chạy đi tìm miền đất hứa, bỏ lại con thuyền lớn tổ quốc chìm trong bão
tố!” và càng không thể là biểu tượng của đất nước, con người Việt Nạm
như Trần Thanh Cảnh mô tả một cách thô bỉ, đểu cáng: “Một hình ảnh mang
tính biểu tượng cao về tình hình nước Việt hiện thời: Bọn quan tham, bọn gian
thương… đang ra sức đục khoét, vơ vét, đánh quả rồi âm thầm chuyển tiền ra nước
ngoài, để rồi cả bầu đoàn thê tử sẽ bỏ nước đi như đàn chuột, ra nước ngoài
cùng nhau gậm nhấm mớ của cải của dân vừa ăn cắp được!”.
Không biết có phải do đọc và
viết văn nhiều quá hay sao mà Trần Thanh Cảnh không phân biệt được “kẻ
trộm cắp” và “kẻ tham ô, tham nhũng” mà lại viết ra
câu văn lởm khởm, chê trách khi dùng từ “tham nhũng”: “Phải gọi rõ ra,
bọn tham nhũng chính là bọn kẻ cắp! Chứ dùng từ THAM NHŨNG, nghe có vẻ uyển
ngữ! ĂN CẮP của dân của nước, thế thôi. Gọi chính xác ngắn gọn, và xử lý cho
chính xác, ngắn gọn: BÙM”! Tuy có những nét giống nhau giữa hai loại
tội phạm “ăn cắp” và “tham ô, tham nhũng” vì đều là một dạng ăn cắp, ăn trộm
lấy của người khác làm của mình, nhưng cơ bản hai loại tội phạm này là khác
nhau về “đối tượng tác động”: Tội trộm cắp tài sản là “tài sản đang do
người khác quản lý” còn tội tham ô, tham nhũng là “tài sản do
người phạm tội quản lý”. Mặt khác, “chủ thể hành động” là khác nhau: Tội
trộm cắp thì “chủ thể hành động là bất kỳ ai miễn là người đó chịu
trách nhiệm hình sự.”. Còn “chủ thể hành động của tội tham ô,
tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn”. Chính vì vậy, tham ô, tham
nhũng mới được gọi là “giặc nội xâm” vì chúng ngấm ngầm phá
hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng. Trần Thanh Cảnh phải nhớ rằng: Mục tiêu
chung của chiến lược phòng chống tham nhũng tiêu cực đến năm 2030 của Đảng và
Nhà nước Việt Nam là: “Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực góp phần
xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị phát
triển kinh tế xã hội, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát do
tham nhũng, tiêu cực”. Muốn xử lý cán bộ, đảng viên có chức, có
quyền khi có những hành vi, vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu
cực cần phải thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, sai phạm đến đâu, xử lý đến
đó, phải làm cho đối tượng tâm phục, khẩu phục, mang đậm tính nhân văn. Phòng
chống tham nhũng, tiêu cực không thể một sớm, một chiều. Tham nhũng, tiêu cực
có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị, trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ
hiện hành. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng về kinh tế
được tiến hành kiên quyết, nghiêm minh; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
được tăng cường, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm minh các sai phạm, từng bước
siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính
trị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Không thích
thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót, nhưng
buộc phải làm. Như Bác Hồ từng dạy: Cắt một vài cành sâu, mọt để cứu cả cây”.
Kiên quyết, kiên trì rà soát, sàng lọc, đưa những cán bộ, đảng viên thoái hóa,
biến chất ra khỏi Đảng và bộ máy chính trị các cấp với phương châm:”có vào,
có ra, có lên, có xuống” dành cho cán bộ quản lý cấp cao đã và đang
nhận được niềm tin, kỳ vọng rất lớn của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân. Chứ không đơn giản như cách xử lý của Trần Thanh Cảnh:“Có lẽ chỉ thế,
chỉ có thể là “bùm”! Bùm tất, không sót kẻ nào mới mong chấm dứt được cái quốc
nạn này, cô em gái xinh tươi của anh à!”. Thật đáng thương và nực cười cho
lối suy diễn hồ đồ cùng sự quy chụp vô lối của cái đầu non kém Trần Thanh Cảnh.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Quang Lập0
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bình Phương0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hưng Hải0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bàng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Bạn đọc cảm nhận về
thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận bài
thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận về
một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc
truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân
Xuyến:
Ngô Nguyễn giới thiệu
Tác giả: Tống
Hoàng Linh - nguồn: ivanlevanlan
Ảnh minh họa sưu tầm
từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét