‘NHỮNG
SAI SÓT KHÔNG ĐÁNG CÓ’
CỦA
KIỀU MAI SƠN:
NÓI
THÊM ĐỂ RÕ HƠN
*
Vũ Thị Hương Mai giới thiệu
Tác giả Từ Khôi, Nguồn: congannhandan
(Cập
nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả)
Ngày
16/3, trên Báo Văn nghệ Công an có bài viết: “Sách về Thái sư Lê Văn
Thịnh: Những sai sót không đáng có” (báo điện tử đăng ngày 17-3) của
tác giả Kiều Mai Sơn. Nội dung bài viết phân tích một số sai sót trong sách “Thái
sư Lê Văn Thịnh (1050 – 1096): cuộc đời và thời đại” (Nhà xuất Khoa học
xã hội, 2016) do Hội Sử học Hà Nội biên soạn.
Là
người đã đọc cuốn sách này, và cũng từng tìm hiểu về nhân vật Thái sư Lê Văn
Thịnh trong nhiều năm, và còn chuẩn bị xuất bản một cuốn sách về Thái sư Lê Văn
Thịnh, tôi xin có một số trao đổi và cung cấp thêm một số tư liệu xung quanh
bài viết của tác giả Kiều Mai Sơn và về nhân vật Thái sư Lê Văn Thịnh.
Thứ
nhất, cuốn sách “Thái sư Lê Văn Thịnh (1050 - 1096): cuộc đời và thời đại”
có sai sót về chính tả khi viết sai tên triều vua từ “Duy Tân” thành “Duy
Tâm”. Gần đây, tôi đến đền Hiệp Sơn nằm trên núi Thiên Thai thờ Thái sư Lê
Văn Thịnh thì thấy đền chỉ còn lưu giữ được hai đạo sắc. Một đạo sắc phong vào
năm Tự Đức năm thứ 10 (1857), và một đạo vào năm Duy Tân thứ 3 (1909).
Thứ hai,
cuốn sách đề cập đến bài viết của Phó Giáo sư Tống Trung Tín khi viết sai về
năm xảy ra vụ án hồ Dâm Đàm là năm 1906. Và cho đó là theo sử cũ. Kiều Mai Sơn
dẫn sách “Đại Việt sử ký toàn thư” về năm xảy ra vụ án.
Thế
nhưng, Kiều Mai Sơn lại dẫn sai và cho rằng năm xảy ra vụ án là năm Ất Hợi
(1095) và tới năm 1096 thì Lê Văn Thịnh bị đày đi Thao Giang. Bạn đọc có thể
kiểm chứng lại sách “Đại Việt sử ký toàn thư” sẽ thấy vụ án xảy
ra vào tháng 3 năm 1096. Còn trong sách “Đại Việt sử lược” lại
viết vụ án xảy ra vào tháng 11. Tại sao hai bộ sử lớn lại “vênh” nhau về thời
gian xảy ra vụ án? Hai khoảng thời gian cách nhau hơn nửa năm, nhưng đều có
hình thái thời tiết tạo ra sương mù trên hồ Dâm Đàm (hồ Tây) thời đó.
Kiều
Mai Sơn viết: “Trang 159, viết về chùa Bảo Tháp, Phó Giáo sư Tống Trung Tín
khẳng định: “Chắc chắn, chùa này thời Lý là tháp cho nên địa danh làng có tên
là làng Bảo Tháp”. Đây là khẳng định võ đoán, không có cơ sở”. Tôi đồng
tình với Kiều Mai Sơn khi cho rằng là một nhà khảo cổ, Phó Giáo sư Tống Trung
Tín nên dựa vào khảo cổ để khẳng định chùa Bảo Tháp trước kia là tháp.
Theo
nghiên cứu của tôi thì mới đây, trong quá trình phá chùa Bảo Tháp (có tên là
Thiên Thư tự) cũ để xây dựng chùa mới ra khoảnh đất liền cạnh đã không phát
hiện dấu vết của kiến trúc tháp. Phó Giáo sư Tống Trung Tín viết chùa Bảo Tháp
theo truyền thuyết dân gian là nơi nhà ở của Thái sư Lê Văn Thịnh là có cơ sở.
Tại
đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh liền cạnh chùa hiện vẫn còn bức đại tự: “Lê
trạng nguyên cố trạch”. Dịch nghĩa là: “Nhà cũ của trạng nguyên họ Lê”.
Và một tấm bia đề: “Thái sư tự bi ký”. Nghĩa là: “Bia ký chùa Thái sư”.
Dân
gian truyền rằng, sau vụ án thì nhà cửa của Thái sư phải “hóa gia vi tự”
(chuyển nhà thành chùa). Phải chăng, sau khi vụ án xảy ra thì nhà cửa của Thái
sư bị tịch thu, sung công?
Về tên
làng Bảo Tháp, theo tôi không phải dựa vào chùa Bảo Tháp trước là tháp, mà có
thể là dựa vào tháp chùa Đông Lâm hoặc chùa Tĩnh Lự đều trên dãy núi Đông Cứu
(Thiên Thai). Căn cứ theo văn bia chùa Thiên Thai thì tên làng Bảo Tháp có niên
đại từ trước năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754).
Trong
bài báo, Kiều Mai Sơn dẫn lời Giáo sư Phan Huy Lê viết sai thành chùa Đồng Lâm.
Về chùa Đông Lâm và Tĩnh Lự trên núi Đông Cứu, sách “Đại Việt sử lược”
viết: “Năm 1055 vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Đông Lâm và Tĩnh Lự ở
núi Đông Cứu”. Vậy là, chùa Tĩnh Lự được khởi dựng trước chùa Phật Tích
(1057) 2 năm, chùa Dạm (1086) 31 năm.
Có hay
không ngôi tháp của chùa Đông Lâm trên núi Thiên Thai? Tôi khẳng định là có.
Căn cứ dựa vào một số bia hiện còn lưu tại chùa Thiên Thư. Bia “Cứu lĩnh sơn
thượng đỉnh Thiên Thai tự bi ký”, nghĩa: Bài ký bia chùa Thiên Thai trên đỉnh
núi Đông Cứu, có đoạn: “Bảo Tháp trên đỉnh núi Đông Cứu, xã Đông Cứu, huyện
Gia Định, phủ Thuận An, vốn có dấu tích của ngôi tháp đời trước, có ngôi chùa
cổ nguy nga, do lâu ngày mà đổ nát chỉ còn nền đấy”.
Thậm
chí tấm bia Bảo Tháp sơn Thiên Thai tự sãi vãi bi ký (Bia ký về sự đóng góp của
các sãi vãi chùa Thiên Thai, núi Bảo Tháp) còn viết: “Tháp chùa của núi Bảo
Tháp do Cao Vương thời Đường tạo ra đấy. Bỗng chốc, trải qua gió mưa, rường cột
bị đổ nát, đến nay đã hơn tám trăm năm rồi”.
Căn cứ
vào nội dung một số văn bia thì chùa Bảo Tháp xưa được gọi bằng các tên: “Thái
sư tự” (Chùa Thái sư), “Thiên Thư tự”, “Thiên Thai tự”. Một số văn bia khác
cũng vào thời Cảnh Hưng còn gọi núi là Bảo Tháp.
Bàn về
tượng xà thần tại đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Kiều Mai Sơn đã dẫn lời của Giáo sư
Phan Huy Lê: “Còn tượng đá tạm gọi tượng xà thần hiện đặt tại đền thờ Lê Văn
Thịnh vốn ở chùa Đồng Lâm trên núi Thiên Thai sau bị quân Pháp phá xây lô cốt,
ủi xuống chân núi và tìm thấy năm 1993. Tượng này không liên quan đến Lê Văn
Thịnh và cần nghiên cứu gắn liền với chùa Đồng Lâm. Trong nguồn gốc văn hóa của
đạo Phật ở đây”.
Tôi
thấy ý kiến của Giáo sư Phan Huy Lê là không có cơ sở. Thứ nhất, không có một
căn cứ nào để khẳng định tượng xà thần là của chùa Đông Lâm (Đông Lâm chứ không
phải Đồng Lâm). Thứ hai, nếu tượng xà thần bị quân Pháp ủi xuống chân núi để
xây dựng lô cốt thì tại sao những thế hệ người cao tuổi ở thôn Bảo Tháp lại
không biết gì về gốc tích pho tượng?
Vì
thời gian xây dựng lô cốt trên núi Thiên Thai cùng lắm là vào năm 1947? Và ủi
kiểu gì tài đến mức qua bao gập ghềnh, cây cối để dừng lại trước cổng đền thờ
Thái sư? Và các cụ thôn Đông Cứu phát hiện pho tượng rồng đá này gần gốc cây
bàng trước cửa đền vào năm 1991 chứ không phải năm 1993.
Còn về
năm sinh, năm mất của Thái sư Lê Văn Thịnh, cuốn sách “Thái sư Lê Văn
Thịnh (1050 - 1096): cuộc đời và thời đại” ghi năm sinh,
năm mất như vậy là không chuẩn xác. Bài báo của Kiều Mai Sơn phân tích và đưa
ra ý kiến của Giáo sư Phan Huy Lê: “ông sinh ra, lớn lên và hoạt động khoảng
nửa sau thế kỷ XI” là đúng.
Trong
quá trình nghiên cứu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Thái sư Lê Văn Thịnh,
tôi nhận thấy theo thần tích và lời kể của dân làng quanh vùng có đền thờ Thái
sư Lê Văn Thịnh thì đều thống nhất ông sinh năm Dần. Nhưng có nơi kể ông sinh
năm Mậu Dần (1038), có nơi kể ông sinh năm Canh Dần (1050). Còn mốc năm mất
1096 thì sai vì đó chỉ là mốc năm xảy ra vụ án. “Đại Việt sử ký toàn thư”
viết sau khi vụ án xảy ra, ông bị đày lên Thao Giang.
Như
vậy, Thái sư Lê Văn Thịnh và dòng họ không bị tru di tam tộc như vụ án Lệ Chi
Viên (cách quê Thái sư khoảng 3km) kinh thiên động địa xảy ra đối với dòng họ
đại công thần Nguyễn Trãi năm 1442. Từ mấy trăm năm trước, tại Đình Tổ ở huyện
Thuận Thành, cách quê hương Đông Cứu của Thái sư Lê Văn Thịnh khoảng 20km đã có
ngôi đình thờ ông làm Thành hoàng làng và bên hồ sen rìa làng có ngôi mộ đất.
Người dân kể đó là mộ của Thái sư Lê Văn Thịnh. Ông mất trên đường mãn hạn tù
về quê. Hiện tại ngôi mộ đã được xây dựng khang trang.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài phê bình,
cảm nhận thơ0
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Khề Khà
Truyện đọc truyện ngắn
"CÔ" SƯỚNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét